Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Myanmar: Yêu thương và Hòa bình, khẩu hiệu của Chuyến thăm của Giáo hoàng

Myanmar: Yêu thương và Hòa bình, khẩu hiệu của Chuyến thăm của Giáo hoàng

Chuyến thăm đầu tiên của một Giáo hoàng Roma
28 tháng Tám, 2017
Myanmar: Yêu thương và Hòa bình, khẩu hiệu của Chuyến thăm của Giáo hoàng
Logo Trip To Myanmar
Thông cáo được Văn phòng Tòa Thánh công bố cho biết, “Chuyến thăm của Đức Thánh Cha của chúng ta là để thúc đẩy Tình yêu thương và Hòa bình ở Myanmar.”
Thật vậy, khẩu hiệu của chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến Myanmar (27-30 tháng Mười Một, 2017) là “Yêu thương và Hòa bình.”
Thông cáo trình bày, “Hòa bình của Ki-tô giáo được thiết lập trên sự Yêu thương. Không thể có hòa bình nếu không có sự yêu thương. Yêu thương, điều mà người dân Myanmar xem trọng nhất, sẽ mở ra con đường đến hòa bình. Chuyến thăm của Đức Thánh Cha là để thúc đẩy Tình Yêu thương và Hòa bình ở Myanmar”.
Dưới đây là bài miêu tả chính thức và ý nghĩa của logo:
Hình của logo là một trái tim. Nền tảng chung của Ki-tô giáo và Phật giáo là Yêu thương. Chính vì khái niệm này đã tạo ra sự tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau giữa người Ki-tô hữu và Phật giáo.
Dải ruy-băng tạo thành hình trái tim là hai lá cờ: một là cờ của Vatican (vàng và trắng) và bên kia là cờ Myanmar (vàng, xanh lá và đỏ).
Bản đồ Myanmar được vẽ đa màu sắc giống như một cầu vồng. Nó tượng trưng cho tính đa sắc tộc của Myanmar; quốc gia có tám bộ tộc lớn và 135 nhóm sắc tộc khác với nhiều ngôn ngữ, thổ ngữ và văn hóa khác nhau.
Đức Thánh Cha với con chim bồ câu nói rằng Đức Thánh Cha là sứ giả của hòa bình.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/08/2017]


Bangladesh: Hòa bình và Hòa hợp, Khẩu hiệu của chuyến thăm của Đức Thánh Cha

Bangladesh: Hòa bình và Hòa hợp, Khẩu hiệu của chuyến thăm của Đức Thánh Cha

31 năm sau chuyến thăm của Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II
28 tháng tám, 2017
Bangladesh: Hòa bình và Hòa hợp, Khẩu hiệu của chuyến thăm của Đức Thánh Cha
Logo Trip To Bangladesh
Khẩu hiệu của chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến Bangladesh (30 tháng Mười Một - 2 tháng Mười Hai, 2017) là “Hòa bình và Hòa hợp”, bằng tiếng Bangla là “Shomprity & Shanti”.
“Thực tại đồng thời là khát vọng của SỰ HÒA HỢP giữa các tôn giáo, văn hóa, dân tộc, xã hội, lịch sử, di sản và truyền thống ở Bangladesh. Thực tại của HÒA BÌNH đã trải qua, cũng như được mong mỏi cho tương lai, với một viễn cảnh hòa hợp con người và phát triển tinh thần ở Bangladesh”, bản thông cáo chính thức cho biết đồng thời cũng giải thích ý nghĩa của logo.
Ý nghĩa của logo:
Chim Hòa Bình: Biểu tượng của Đức Thánh Cha Phanxico, đại sứ của sự hòa hợp và hòa bình cho vùng đất này và tinh thần tự do của ngài. Sự hiện diện của ngài là một sự vui mừng cho dân tộc và cho Giáo hội. Con chim được vẽ có những ruy-băng sặc sỡ đặc trưng cho tinh thần lễ hội.
Thập giá và quốc hoa Shapla: Thập giá tượng trưng cho sự hiện diện của Đức Ki-tô và tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Người dân Bangladesh đa văn hóa và đa tôn giáo cùng chung sống trong tinh thần hòa hợp đặt nền tảng trên sự ràng buộc chung, và nó được trình bày bằng Quốc hoa Shapla. Nó cũng tượng trưng cho sức sống và niềm hy vọng và cũng trình bày rằng đức tin của chúng ta rất sống động cho dù chúng ta chỉ là một con số nhỏ. Con chim và bông hoa cũng tượng trưng cho Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Các màu sắc: xanh lá, đỏ, và vàng là màu của dân tộc Bangladesh và của Vatican. Sự tổng hợp các màu sắc này tượng trưng cho sự đoàn kết và tình bạn lâu dài giữa Vatican và Bangladesh, ghi nhớ rằng Vatican là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận sự Độc lập của Bangladesh năm 1971. Màu xanh dương của chữ viết tượng trưng cho hòa bình và nguồn nước trong xanh của các con sông ở Banladesh.

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/08/2017]


Đức Thánh Cha đến Myanmar và Bangladesh (27 tháng Mười Một - 2 tháng Mười Hai, 2017)

Đức Thánh Cha đến Myanmar và Bangladesh (27 tháng Mười Một - 2 tháng Mười Hai, 2017)

Thông cáo của ông Greg Burke
28 tháng Tám, 2017
Đức Thánh Cha đến Myanmar và Bangladesh (27 tháng Mười Một - 2 tháng Mười Hai, 2017)
Aung San Suu Kyi, May 4, 2017 © L'Osservatore Romano
Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến Myanmar (27-30 tháng Mười Một, 2017), và Bangladesh (30 tháng Mười Một - 2 tháng Mười Hai, 2017),
Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một Giáo hoàng đến Myanmar và là chuyến thăm thứ hai của một Giáo hoàng đến Bangladesh, 31 năm sau chuyến thăm của Đức Gio-an Phao-lô II tháng Mười Một năm 1986.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Greg Burke, công bố một thông cáo sáng thứ Hai, 28 tháng Tám, 2017, nói rằng, “chào đón lời mời của các nguyên thủ hai quốc gia và các Giám mục, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ thực hiện chuyến Tông du đến Myanmar từ 27-30 tháng Mười Một, 2017, thăm các thành phố Yangon và Nay Pyi Taw, và đến Bangladesh từ 30 tháng Mười Một - 2 tháng Mười Hai, 2017, thăm thành phố Dhaka. Chương trình của chuyến đi sắp được công bố.”
Ở Burma (dân số khoảng 51 triệu người) người Công giáo chiếm 1 phần trăm dân số, với ba Tổng Giáo phận: (Mandalay, Taunggyi, Yangon) và 13 giáo phận.
Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Giáo phận Yangon, 68 tuổi, thuộc dòng Salesian Thánh Gio-an Bosco, được Đức Thánh Cha Phanxico nâng lên bậc Hồng y ngày 14 tháng Hai, 2015. Ngài là Hồng y đầu tiên của Myanmar.
Ở Bangladesh (khoảng 156 triệu dân), Hồi giáo là quốc giáo: 90 phần trăm là người Hồi, 8 phần trăm là người Ấn giáo, hai phần trăm đại diện cho các tôn giáo khác. Ki-tô giáo chiếm khoảng một phần trăm, một nửa số đó là người Công giáo — một cộng đoàn nhỏ với khoảng 350.000 người.
Ngày 19 tháng Mười Một, 2016, Đức Thánh Cha Phanxico đã trao chức Hồng y đầu tiên cho Đức Hồng y Patrick D’Rozario của Bangladesh, Tổng Giám mục Giáo phận Dhaka, 73 tuổi. Ngài là thệ sĩ của Tu hội Thánh Giá.
Vatican cũng tiết lộ logo của chuyến đi đến Myanmar:
Logo Trip to Myanmar
Và logo của chuyến đi đến Bangladesh:
Logo Trip to Bangladesh
Virginia M. Forrester

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/08/2017]


Những tượng Mẹ Maria vượt qua Siêu bão Harvey

Những tượng Mẹ Maria vượt qua Siêu bão Harvey

28 tháng Tám, 17
Những tượng Mẹ Maria không vượt qua Siêu bão Harvey
Ngoài những tàn phá trên diện tích rộng do lũ lụt và gió, Siêu bão Harvey, quét qua Houston cuối tuần vừa rồi, cũng gây ra nhiều vụ hỏa hoạn khi nó đi qua.
Theo tường thuật của CNN, gia đình Roja đã phải di tản khỏi nhà của họ trên vùng đất thuộc phía tây Corpus Christi khi siêu bão Harvey ập đến, và tuyệt vọng khi hay tin nó đã bị thiêu rụi trong lửa.
Nhưng có hai thứ vẫn còn nguyên vẹn không hề bị ảnh hưởng: các bức tượng Mẹ Maria Đồng Trinh.
“Một số người thì trách cứ Chúa và người khác thì đổ tội cho siêu bão, nhưng điều duy nhất còn lại vẫn đứng vững đó là những sự thánh thiêng,” Natali Rojas nói với cộng tác viên KRIS của CNN. “Anh có thể thấy đó bức tượng này là điều duy nhất thoát qua cơn bão.”
Những tượng Mẹ Maria không vượt qua Siêu bão Harvey
Bức Tượng Mẹ Maria Đồng Trinh thoát khỏi ngọn lửa thiêu rụi căn nhà trong trận siêu bão Harvey. Credit: KRIS 6 News.
Chị tìm được một tượng Mẹ Maria Đồng Trinh khổ lớn và một tượng khổ nhỏ bằng bàn tay của chị.
“Tôi đào bới xung quanh khu vực này đề tìm xem còn gì không nhưng tất cả những gì tôi tìm được chỉ là Mẹ Maria Đồng Trinh.”
Ông Jesus Rojas, cha của Natali nói, “Tôi đã chịu đựng nhiều trong đời … chúng tôi đang cố gắng cho các gia đình khác thấy cách sống mạnh mẽ, cách đặt niềm tin vào Thiên Chúa, và giữ mọi người luôn gắn kết trong gia đình.”
Ông Jesus nói thêm rằng họ rất tri ân công việc của phòng cứu hỏa đã chiến đấu với những ngọn lửa ngay cả trong khi cơn bão đang tiến vào.
Chị Natali nói rằng chị tạ ơn vì gia đình của chị đã di tản, và Mẹ Maria Đồng Trinh là một dấu chỉ của hy vọng cho gia đình của chị giữa sự hoang tàn.
Chị nói “Hãy tạ ơn vì những gì bạn có, lắng nghe những lời cảnh báo, ôm trọn lấy con cái của  bạn, tạ ơn Chúa cho hôm nay và hôm qua, và cầu nguyện cho một ngày mai tươi sáng hơn.”
Quý vị xem toàn bộ bản tin video ở dưới:




[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/08/2017]