Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Cậu bé mời Đức Thánh Cha Phanxico đi hành hương – và đây là câu trả lời của ngài

Cậu bé mời Đức Thánh Cha Phanxico đi hành hương – và đây là câu trả lời của ngài

Cậu bé mời Đức Thánh Cha Phanxico đi hành hương – và đây là câu trả lời của ngài
Đức Thánh Cha Phanxico tại buổi Tiếp kiến chung trong Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 15 tháng Ba, 2017. Credit: Daniel Ibanez/CNA.
Loreto, Ý, 23 tháng Bảy, 2017 / 03:57 chiều (CNA/EWTN News).- Cậu bé Andrea người Ý chín tuổi tham gia chuyến “Hành hương Hân hoan” đến Thánh điện Đức Mẹ Loreto, Ý, hồi tháng trước.
Cậu bé quá xúc động với trải nghiệm đến mức cậu đã viết một lá thư về chuyến đi gửi tới Đức Thánh Cha Phanxico, mời Đức Thánh Cha cùng tham gia với cậu và những thiếu nhi khác trong chuyến hành hương năm tới.
Và Đức Thánh Cha có câu trả lời thật ngạc nhiên, để ngỏ một cánh cửa về khả năng có thể xảy ra trong lá thư trả lời.
Đức Thánh Cha viết, “Cảm ơn con về lời mời con gửi tới cha cùng đi hành hương với các con, được ở cùng với thiếu nhi là niềm vui lớn nhất của cha. Có một câu cách ngôn nói rằng: ‘Đừng bao giờ nói không bao giờ.’ Vì thế chúng ta hãy phó thác giấc mơi này trong tay của Chúa Quan phòng.”
Lá thư của Andrea gửi tới Đức Thánh Cha Phanxico đứng tên chính cậu và 130 thiếu nhi khác cùng đi đến Thánh Điện Mẹ Maria ở Loreto từ 22-26 tháng Sáu. Lá thư được đăng lại trên nhiều nguồn truyền thông của Ý.
Chuyến hành hương được tổ chức bởi đại hội Roma-Lazio thuộc Liên đoàn Vận tải Quốc gia Ý đưa Bệnh nhân đến Lộ đức và các Thánh điện Quốc tế (UNITALSI) với mục đích giáo dục cho thiếu nhi về tầm quan trọng của cầu nguyện và sự gần gũi với Thiên Chúa, đồng thời cho các trẻ có thời gian chơi đùa, vui vẻ, và kết bạn.
“Chúng con gồm hơn 130 thiếu nhi, và nhiều bạn bị bệnh, những bạn khác ngồi xe lăn và các bạn khác nữa đi một mình và có các dì phước đi cùng,” Andrea viết trong thư, và cậu bé nói thêm rằng các em cầu nguyện cho Đức Thánh Cha hàng ngày.
Andrea cũng gửi kèm một ảnh chụp nhóm thiếu nhi, và xin Đức Thánh Cha ban phép lành.
Đức Thánh Cha Phanxico trả lời rằng “Cha thật vui nhận được thư của con và biết được về chuyến đi đầy ý nghĩa mà chúng con cùng trải nghiệm với UNITALSI trong suốt chuyến Hành hương Hân hoan đến Loreto cho thiếu nhi.”
Đức Thánh Cha viết trong thư hồi âm, “Cảm ơn con đã gửi tấm ảnh chụp chung, trong đó cha nhìn thấy rất nhiều thiếu nhi, và chúng con trông thật dễ thương. Khi cha nhìn từng khuôn mặt của chúng con trong ảnh, cha cầu nguyện với Đức Bà Loreto cho chúng con, và cha ban phép lành cho chúng con, cùng với cha mẹ của chúng con, những người thiện nguyện, những linh mục và những người lãnh đạo của UNITALSI.”

[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/07/2017]


Ý nghĩa những cử chỉ của bàn tay trong ảnh thánh

Ý nghĩa những cử chỉ của bàn tay trong ảnh thánh

Daniel Esparza

12 tháng Sáu, 2016
Ý nghĩa những cử chỉ của bàn tay trong ảnh thánh
Dreamstime
Khi ngắm nhìn những ảnh thánh, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ảnh Chúa Ki-tô và các thánh đều có những cử chỉ bàn tay cách này hoặc cách khác? Mỗi cử chỉ có một ý nghĩa đặc biệt, nhưng cũng chẳng trách chúng ta không thường xuyên hiểu được ý nghĩa: chúng được “viết” bằng tiếng Hy lạp! Người Hy lạp và Roma cổ đại phát triển một bộ mã cử chỉ bàn tay từ xa xưa và khá phức tạp, đều được sử dụng bởi các nhà hùng biện và diễn giả, khi họ diễn thuyết tại nơi họp chợ hoặc Viện nguyên lão, trong suốt bài diễn thuyết của họ, hay thậm chí trong lớp học. Những cử chỉ dĩ nhiên thường đi theo với các nhà hùng biện lúc đó được mọi người hiểu. Nghĩa là, những cử chỉ đó rất phổ biến và hầu hết mọi người đều hiểu. Nhưng chúng ta thì không. Vì vậy chúng ta cần một chút giúp đỡ để giải mã chúng.
Ý nghĩa những cử chỉ của bàn tay trong ảnh thánh
Public Domain
Không có gì ngạc nhiên khi những họa sĩ Ki-tô giáo đầu tiên dùng bộ lưu trữ những cử chỉ của bàn tay trong các bức vẽ Đức Ki-tô, các thánh và thiên thần. Ví dụ, trong các bức ảnh Truyền tin, Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel thường có cử chỉ giơ bàn tay của ngài lên giống như các diễn giả Roma thường làm khi ra dấu họ sắp bắt đầu một câu nói quan trọng. Nghĩa là, đó là dấu hiệu đưa ra trước đoạn mở đầu bài diễn thuyết của họ. Truyền thống này quá ăn sâu trong văn hóa Roma cổ đại nên chúng ta thậm chí có thể nhì thấy những cử chỉ như vậy trong bức ảnh Truyền tin còn tồn tại đến ngày nay.
Ý nghĩa những cử chỉ của bàn tay trong ảnh thánh
Public Domain
Ý nghĩa của cử chỉ bàn tay này, được gắn chặt với nhà hùng biện cổ xưa, cũng là một chủ đề xuyên suốt trong ảnh thánh mô tả Đức Ki-tô giơ tay của Ngài lên giống như cách của các diễn giả Hy lạp và Roma cổ đại. Như vậy đã quá rõ, còn hơn ai hết, Ngài có điều rất quan trọng để nói, đúng không các bạn?
Tuy nhiên, cử chỉ bàn tay này còn nhiều mức độ ý nghĩa hơn nữa và đáng phải nghiên cứu kỹ. Đặc biệt trong những ảnh của Đức Ki-tô, những biểu trưng liên quan đến các cử chỉ của bàn tay còn phức tạp hơn nhiều.
Theo nguyên tắc, trong cách trình bày ảnh thánh trường phái Công giáo Byzantine hoặc Chính thống giáo, tay phải của Chúa Giê-su được thể hiện giơ lên theo tư thế ban phúc lành. Cử chỉ tay như vậy cũng được các linh mục dùng để ban phép lành cho mọi người trong phụng vụ, và vì lý do này các thánh thuộc hàng giáo sĩ cũng được miêu tả với cử chỉ giơ tay phải như vậy.
Ý nghĩa những cử chỉ của bàn tay trong ảnh thánh
Public Domain
Trong môn ảnh tượng học Chính thống giáo Hy lạp, cũng như trong ảnh tượng học Ki-tô giáo tiên khởi, cử chỉ của bàn tay ban phép lành thực ra tạo hình thành các ký tự IC XC, viết tắt của các từ Hy lạp chỉ về Chúa Giê-su (IHCOYC) Ki-tô (XPICTOC) trong có gồm ký tự đầu tiên và ký tự cuối cùng của mỗi từ. Bàn tay ban phép lành mô phỏng, với những cử chỉ, rằng Danh Thánh Chúa Giê-su, “Danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.”
Ý nghĩa những cử chỉ của bàn tay trong ảnh thánh

Public Domain
Ngoài sự tạo hình các ký tự, cử chỉ ban phép lành được Đức Ki-tô thực hiện cũng truyền tải những chân lý. Ba ngón tay ra dấu chữ I X cũng biểu trưng cho Chúa Ba Ngôi, sự Hợp nhất của Một Thiên Chúa trong ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần. Dấu chỉ khum của ngón cái và ngón đeo nhẫn chạm vào nhau tạo thành hình chữ C, nhưng cũng là biểu tượng cho Ngôi Lời Nhập Thể, sự kết hiệp của nước trời và thụ tạo nhân loại trong ngôi vị của Đức Ki-tô.
Lần tới khi bạn xem kỹ một ảnh thánh. Sẽ có những thông điệp cho bạn đọc, bây giờ bạn đã biết được một ít ngôn ngữ.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/07/2017]