Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Trong số266 giáo hoàng trên Ngai tòa Phê-rô, có bao nhiêu vị đã được phong thánh?

Trong số 266 giáo hoàng trên Ngai tòa Phê-rô, có bao nhiêu vị đã được tuyên thánh?

07 tháng Tám, 2018
Trong số266 giáo hoàng ngồi trên Ngai tòa Phê-rô, có bao nhiêu vị đã được phong thánh?
Shutterstock

Khoảng một phần ba trong số những Đấng Kế nhiệm Thánh Phê-rô đã chính thức được tuyên thánh.

Trong số 266 giáo hoàng mà chúng ta có kể từ Thánh Phê-rô (kể cả Đức Phanxico), có 81 vị đã được công nhận là thánh trong giáo hội hoàn vũ. 35 vị giáo hoàng đầu tiên đều được tuyên thánh; trong đó 31 vị tử đạo. Khi Đức Phaolo VI được tuyên phong hiển thánh vào tháng Mười tới nay, ngài sẽ là vị giáo hoàng thứ 82 được tuyên thánh. Những vị được tuyên thánh gần đây nhất là Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolo II, năm 2014.

Thật thú vị, trong số 81 thánh giáo hoàng đó, chỉ có bảy vị được tuyên thánh kể từ sau thế kỷ XI. Liên quan đến con số đó, chúng ta phải nhớ rằng trong suốt 1.000 năm đầu của Giáo hội, có rất ít tiến trình điều tra phong thánh chính thức cho một thánh nhân.

Bảy vị đó là:

Đức Giáo hoàng Benedict IX (#142); Đức Giáo hoàng Gregory VII (#156); Đức Giáo hoàng Gregory X (#193); Đức Giáo hoàng Pius V (#224); Đức Giáo hoàng Pius X (#256); Đức Giáo hoàng Gioan XXII (#260); và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II (#262).

Sau thiên niên kỷ thứ nhất, Giáo hội bắt đầu phát triển một tiến trình điều tra theo từng bước những nhân đức của người được trình án tuyên thánh. Ngày 4 tháng Bảy năm 973, Đức Giáo hoàng Benedict VI tuyên phong hiển thánh Đức Giám mục Ulrich của thành phố Augsburg. Thánh Ulrich là vị thánh đầu tiên được tuyên phong bởi một giáo hoàng.

Năm 1243, Đức Giáo hoàng Gregory IX khẳng định rằng chỉ có giáo hoàng mới có thẩm quyền tuyên bố một người là thánh. Điều này vẫn còn được giữ cho đến nay, nhưng vẫn phải lưu ý đến vai trò đặc biệt của đức giáo hoàng trong trường hợp tuyên phong thánh khác, được gọi là “equivalent canonization,” đó là khi giáo hoàng chuẩn y sự sùng kính đối với một thánh nhân đã trở nên phổ biến rộng rãi trong Giáo hội. Đây là trường hợp của tu sĩ Dòng Tên Pierre Faber (1506-1546) được Đức Thánh Cha Phanxico công nhận năm 2013, hoặc trường hợp của Hildegard thuộc thị trấn Bingen, được Đức Giáo hoàng Benedict XVI công nhận.

Giáo luật 1917 quy định rằng một vụ án tuyên thánh chỉ có thể được mở 50 năm sau khi người đó qua đời. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II rút ngắn thời gian lại còn 5 năm. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đó được bỏ qua hay rút ngắn hơn, như Đức Benedict XVI đã thực hiện sau khi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II qua đời.

Khoảng thời gian chờ đợi trung bình cho một người được tuyên thánh sau khi qua đời là khoảng 180 năm. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II được tuyên thánh 9 năm sau khi qua đời.

Chúng ta hãy gặp gỡ một số đức giáo hoàng đã được tuyên thánh và vẫn nổi bật lên xuyên suốt các thế kỷ như mẫu gương bảo vệ, và có lúc hy sinh để bảo vệ, Giáo hội của chính Đức Ki-tô thành lập.

Đức Giáo hoàng #2: Thánh Linus (67-76) Thánh Linus kế nhiệm ngay sau Thánh Phê-rô. Ngai tòa được trao cho Thánh Linus bởi hai Thánh Phê-rô và Thánh Phaolo, sau khi Giáo hội Ki-tô giáo được thiết lập ở Roma. Trách vụ thật được trao phó cho Thánh Linus phần nào đó không rõ ràng vì phẩm trật Giáo hội vẫn đang được thiết lập. Chúng ta biết rằng Thánh Linus đã chịu tử đạo và ngài được an táng gần với Thánh Phê-rô. Tên của ngài được nhắc đến trong Lễ quy Roma. Thánh Phaolo cũng nói đến Thánh Linus trong Thư thứ Hai của ngài gửi Timôthê

Đức Giáo hoàng #3: Thánh Cletus (76-90) Thánh Giáo hoàng Cletus cũng còn được gọi là Anacletus. Truyền thống kể rằng Thánh Cletus phân chia Roma thành 25 giáo xứ và truyền chức cho một số linh mục. Thánh Cletus cũng được nhắc đến trong Lễ quy Roma. Không có tài liệu nào cho biết Thánh Cletus chịu tử đạo và được chôn gần với vị tiền nhiệm là Thánh Giáo hoàng Linus.

Đức Giáo hoàng #4: Thánh Clement I (88-99) Ngài sinh năm 35 và trở thành giáo hoàng khoảng thời gian từ năm 88 đến 90. Ngài được chính Thánh Phê-rô tấn phong. Thánh Phaolo có nhắc đến Thánh Clement trong các thư của ngài như là một “người cộng tác,” như vậy rõ ràng Thánh Clement có góp phần rất lớn trong việc hình thành Giáo hội tiên khởi.

Thánh Clement được gọi là Tông Phụ đầu tiên. Tông Phụ là những vị sống trong thế kỷ thứ I và thứ II và đã được học tập từ chính Mười Hai Tông Đồ.

Thánh Giáo hoàng Clement, đều biết Thánh Phê-rô và Thánh Phaolo, viết rất nhiều về những gì hai vị đại tông đồ này đã nói. Trong số những bài viết của ngài, chúng ta tìm được lời dạy rằng các Tông đồ có quyền để phong chức cho các tân giám mục, từ đó đặt nền tảng cho phẩm trật Giáo hội.

Thánh nhân chịu tử đạo bằng cách bị nhận chìm dưới biển năm 99.

Đức Giáo hoàng #64: Thánh Gregory I (590-604) aka Thánh Gregory Cả: Khi Đế quốc Roma gần đi đến chung cuộc các vị giáo hoàng tại vị không tỏ sự thất vọng. Các ngài chấp nhận rằng mục đích cuối cùng cho sứ mạng của các ngài là hoán cải những chiến binh ngoại giáo và xây dựng một giáo hội Ki-tô giáo hòa bình. Một trật tự xã hội mới được khai sinh.

Trên khắp Đế quốc Roma đổ nát, các kho của cải tích trữ của các bộ lạc man di đã chiếm đoạt. Châu lục bị xáo trộn. Đến đời Đức Giáo hoàng Gregory I, một con người kiệt xuất, đời sống thiêng liêng sâu thẳm, và năng lượng dư tràn, Đức Gregory thiết lập hệ thống giáo triều và được áp dụng suốt thời Trung Cổ.

Sinh trong một gia đình giàu có ở Roma, ngài trở thành quận trưởng của thành phố và rồi đột nhiên từ bỏ thế giới vật chất. Ngài dành tài sản của mình để thành lập các tu viện và thậm chí biến tòa nhà như lâu đài của ngài thành một tu viện. Ngài sống một đời khổ hạnh, và khi được yêu cầu ngài đã nhận làm đại diện giáo hoàng đến Constantinople. Khi ngai tòa Phê-rô bị trống năm 590, người dân Roma gây áp lực để ngài Gregory chấp nhận vị trí. Ngài đã nhận lời và trước khi qua đời ngài đã đặt nền móng cho thế giới Ki-tô giáo trung cổ.

Thánh Giáo hoàng Gregory I được gọi là “Cha đẻ của phụng tự Ki-tô giáo” vì thời gian và nỗ lực ngài dành ra để sửa lại nghi lễ phụng tự Roma (Bình ca Gregorian được lấy theo tên của ngài). Ngài là Tiến sĩ Giáo hội.

Đức Gregory Cả là bổn mạng của các nhạc sĩ, ca sĩ, sinh viên và giáo viên.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/8/2018]


Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland

Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland

10 tháng Tám, 2018
Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland


Tấm ảnh mang một ý nghĩa rất phong phú giúp chúng ta chiêm ngắm về vẻ đẹp của đời sống gia đình.

Trong những chuẩn bị cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Dublin, Ireland, các nhà tổ chức đặt vẽ một bức ảnh Thánh Gia đặc biệt để làm trọng tâm cho đại hội. Trong suốt năm vừa qua bức ảnh này đã chu du khắp nước Ireland và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người vì vẻ đẹp của tấm ảnh.

Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland

1/5

Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland

2/5

Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland

3/5

Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland

4/5

Bức ảnh Thánh Gia tuyệt mỹ cho Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Ireland

5/5

Bức ảnh được xây dựng theo phong cách “tranh bộ ba” truyền thống, với ba tấm ảnh chính và hai cánh cửa để bảo vệ tấm ảnh. Bức ảnh được thực hiện bởi nghệ sĩ tranh tượng hình Mihai Cucu, với sự hỗ trợ của các Nữ tu Redemptoristine thuộc Tu viện Thánh An-phong-sô, đường Iona, Dublin.

Phía ngoài của hai cánh cửa là ảnh các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael và Gabriel, cúi mình tôn thờ và phục vụ Thiên Chúa.

Phía dưới hai cánh cửa của tấm ảnh là dòng chữ Latinh “Amoris Laetitia,” tựa đề của Tông huấn hậu Thượng Hội đồng của Đức Thánh Cha Phanxico nói về “niềm vui của tình yêu.” Tài liệu này sẽ là tiêu điểm của những thảo luận tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới.

Mở hai cánh cửa sẽ thấy tấm ảnh chính mô tả Gia đình Thánh. Theo các nhà tổ chức, “Khi hai cánh cửa của bức ảnh được mở ra chúng ta nhìn thấy chính giữa là Gia đình Thánh gồm Chúa Giê-su, Mẹ Maria và Thánh Giu-se đang ngồi tại bàn ăn, đang dùng bữa chung và chia sẻ đức tin. Đức tin truyền đạt trong gia đình của các ngài. Thực tại Chúa-ở-cùng-chúng-ta phải được truyền đạt trong gia đình chúng ta và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Hình ảnh các ngài ngồi bên bàn làm gợi nhớ đến Ba Thiên Thần (Three Angels) trong bức họa nổi tiếng của thế kỷ XV mô Thiên Chúa Ba Ngôi của Andrei Rublev. Hôn nhân Ki-tô giáo đôi khi được ví như Ba Ngôi Thiên Chúa, như là một sự kết hiệp của việc cho đi và đón nhận tình yêu đó là trao tặng sự sống. Thật vậy, gia đình được kêu gọi phải trở nên ‘bức ảnh sống ’ của Chúa Ba Ngôi Cực Thánh.”

Ngoài ra, “Thánh Gia dành một chỗ tại bàn cho chúng ta. Các ngài mời chúng ta cùng chung bàn với các ngài. Các ngài không phải là người xa lạ với những thử thách của đời sống gia đình. Chính các ngài là những người tị nạn, chạy trốn khỏi bạo lực của Hê-rô-đê. Các ngài đã trải qua những lo lắng rất lớn. Vì thế, bánh không men và rau đắng của bữa tiệc Lễ Vượt qua tượng trưng cho những sự buồn phiền và thử thách của dân tộc Israel khi còn là nô lệ cũng là tượng trưng cho những thử thách và những hy sinh chịu đựng và yêu thương trong mỗi gia đình chúng ta. Sự có mặt của bánh không men và ly rượu trên bàn của các ngài nhắc chúng ta nhớ đến Bí tích Thánh Thể.”

Ở hai bên cánh của bức ảnh trung tâm là hai tấm ảnh mô tả các cảnh trong Tin mừng. Cánh trái mô tả việc con gái ông Dai-rô được sống lại và cánh phải mô tả Tiệc cưới Cana. Cả hai chương này phản ánh tình yêu của Chúa Giê-su dành cho đời sống gia đình và những khó khăn mà các gia đình phải gánh chịu.

Khi bức ảnh được hoàn tất, một lời cầu nguyện đặc biệt được soạn thảo để nói lên nội dung ẩn chứa của bức ảnh và mời gọi mọi người chiêm ngắm nó hãy đọc nó bằng tinh thần cầu nguyện, dâng những lời cầu của họ cho gia đình. Dưới đây là một phần ngắn của lời cầu nguyện (ND: tạm dịch):

Ước mong bức ảnh này giúp chúng con hướng về Gia đình Thánh

Các đấng mời gọi chúng con đến chung bàn

Ước mong bức ảnh này giúp chúng con biết chiêm ngưỡng Tin mừng giải thoát

và tìm thấy trong Tiệc cưới tại Cana

và việc con gái của ông Dai-rô được sống lại

cái nhìn của lòng thương xót vô hạn của Người

trên những lo lắng của đời sống hôn nhân và gia đình

Xin cho những ai cầu nguyện trước ảnh này

tìm được sự an ủi của ơn sủng của Người

và sự trợ giúp của Người cho những thiếu thốn mỗi ngày của họ.

Chúng con cầu xin nhờ tình yêu vô cùng của Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con. Amen.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/8/2018]