Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

GruntXIII | CC BY-SA 4.0

 

V. M. Traverso

13 tháng Tám, 2020


Từ Paris đến Brasilia, những cửa sổ kính màu là một trong những nét đặc trưng nổi bật nhất của kiến trúc Công giáo


Kính màu là kính được tô màu cho phép ánh sáng đi vào qua các cửa sổ nhà thờ tạo nên những màu sắc tuyệt đẹp, bắt nguồn từ thời Trung cổ. Theo hầu hết các sử gia, kính màu được phát minh bởi các tu sĩ và nghệ sĩ tài năng nấu tan chảy thủy tinh trong nhiệt độ cao với các loại muối kim loại, một kỹ thuật cho phép kính có những gam màu khác.

Ngày nay, cửa sổ kính màu là một trong những nét đặc trưng nổi bật nhất của kiến trúc Công giáo trên toàn thế giới, đặc biệt ở Pháp và Bắc Âu, là nơi các kiến trúc sư đã xây dựng các cửa sổ lớn hơn, so với những cửa sổ ở Nam Âu, nhưng một số nhà thờ vô cùng nổi bật. Hãy xem các ảnh dưới để khám phá một số nhà thờ có kính màu đẹp nhất trong thế giới Công giáo.

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

Đền thờ Sainte Chapelle, Paris, Pháp

Ít được biết đến hơn so với Nhà thờ Đức Bà hoặc Nhà thờ Chartres, đền thờ nhỏ này của Pháp đã thắng trong cuộc thi cửa sổ kính màu đẹp nhất của Pháp. Được xây dựng vào thế kỷ 13, đền thờ ước tính có 6.500 bộ vuông (hơn 1.981 mét) kính màu miêu tả những cảnh trong kinh thánh, được khôi phục vào năm 2015.

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

Nhà thờ Santuário Dom Bosco, thủ đô Brasília, Brazil

Được kiến trúc sư Carlos Alberto Naves xây dựng năm 1963, nhà thờ theo phong cách tân thời này có 80 cửa sổ kính màu tạo ra ánh sáng màu xanh lam thanh tú. Những cửa sổ của nhà thờ thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm và nhận được danh hiệu là một trong “Bảy kỳ quan” của di sản văn hóa Brasilia.

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

Nhà thờ Chính tòa Reims, thuộc thành phố Reims, Pháp

Nổi tiếng khắp thế giới về vẻ đẹp của các cửa sổ kính màu, Nhà thờ Chính tòa Reims có lịch sử kính màu lâu đời từ lúc thành lập vào thế kỷ 13. Thật đáng tiếc, chỉ còn lại ít tấm kính màu nguyên thủy, nhưng sự tận tụy của các nghệ sĩ thế kỷ 20 như Marc Chagall tái tạo lại nghệ thuật kính màu đã duy trì vị trí của nhà thờ Reims nằm trong số những tòa kiến trúc kính màu đẹp nhất thế giới cho đến bây giờ.

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

Nhà thờ Sint-Petrus-en-Pauluskerk, thành phố Ostend, Bỉ

Kiến trúc hình tháp này được xây dựng năm 1899 theo phong cách pha Gô-tích trên vị trí của một ngôi nhà thờ trước đó. Người kiến trúc sư được truyền cảm hứng một phần bởi Nhà thờ Chính tòa Cologne. Nhà thờ sở hữu những cửa sổ kính màu tinh xảo tạo nên một trò chơi màu sắc bên trong nhà thờ.

Một số nhà thờ kính màu đẹp nhất thế giới

Nhà thờ Chính tòa Chartres, thành phố Chartres, Pháp

Nổi tiếng về nét đẹp tinh tế của phần ngoại thất, Nhà thờ Chính tòa Chartres cũng sở hữu một số cửa sổ kính màu đẹp nhất trong kiến trúc Gôtích. Những cửa sổ hình hoa hồng ở trung tâm cũng như tấm ngăn ở dưới bằng kính màu tạo ra vô vàn vùng sáng màu xanh, tím, và đỏ tạo ra tông màu xanh lam thanh tú bên trong Nhà thờ.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/8/2020]


TOÀN VĂN HUẤN TỪ TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Nếu chúng ta không chăm sóc cho nhau, chúng ta không thể chữa lành thế giới

TOÀN VĂN HUẤN TỪ TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Nếu chúng ta không chăm sóc cho nhau, chúng ta không thể chữa lành thế giới

© Vatican Media

TOÀN VĂN HUẤN TỪ TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Nếu chúng ta không chăm sóc cho nhau, chúng ta không thể chữa lành thế giới

‘Xin Chúa “lấy lại ánh sáng đôi mắt chúng ta” để tái khám phá ý nghĩa là những thành viên của gia đình nhân loại’

12 tháng Tám, 2020 09:41

ZENIT STAFF

 
Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9.25 trong Thư viện của Điện Tông tòa Vatican. Đức Thánh Cha bắt đầu một loạt bài giáo lý mới về việc chữa lành thế giới. Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu. Buổi tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh. Dưới đây là bản dịch (ND: tiếng Anh) không chính thức của Vatican:


***

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Đại dịch đã là lộ rõ sự mong manh và mối liên kết giữa mọi người với nhau như thế nào. Nếu chúng ta không chăm sóc cho nhau, bắt đầu với những người bé mọn nhất, với những người bị ảnh hưởng nhất, kể cả tạo vật, thì chúng ta không thể chữa lành thế giới.

Thật đáng tán dương nỗ lực của quá nhiều người đã và đang làm chứng cho tình yêu của con người và của Kitô giáo đối với anh em, cống hiến bản thân cho những bệnh nhân thậm chí nguy hiểm cho cả sức khỏe của họ. Họ là những anh hùng! Tuy nhiên, coronavirus không phải là căn bệnh duy nhất phải chống lại, hơn thế đại dịch đã soi rọi ánh sáng vào những căn bệnh xã hội rộng lớn hơn. Một trong những căn bệnh này đó là cái nhìn méo mó về con người, một cái nhìn cố tình lờ đi phẩm giá và mối tương quan của con người. (la sua refers to person, not his or her) Có những lúc chúng ta nhìn người khác như những đồ vật để sử dụng và vứt bỏ. Quả thật cách nhìn này làm đui mù và thúc đẩy văn hóa loại bỏ đầy hung hăng và theo cá nhân chủ nghĩa, nó biến con người thành món hàng tiêu dùng (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, 53; Tông huấn Laudato Si’, [LS], 22).

Thay vì vậy, dưới ánh sáng của đức tin chúng ta biết rằng Thiên Chúa nhìn con người theo cách khác. Người tạo dựng nên chúng ta không phải như những món đồ vật nhưng là những con người được yêu thương và có khả năng yêu thương; Người đã tạo dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Người (xem St 1:27). Bằng cách này Người đã trao ban cho chúng ta một phẩm giá duy nhất, kêu gọi chúng ta sống trong sự kết hiệp với Người, trong sự kết hiệp với anh chị em của chúng ta, với sự tôn trong tất cả tạo vật. Trong sự kết hiệp, trong sự hài hòa, chúng ta có thể nói như vậy. Tạo vật là sự hài hòa mà chúng ta được kêu gọi để sống trong đó. Và trong sự kết hiệp này, trong sự hài hòa này trở thành sự kết hiệp, Thiên Chúa ban cho chúng ta khả năng sinh sản và bảo vệ sự sống (xem St 1:28-29), canh tác và gìn giữ đất đai (xem St 2:15; LS, 67). Rõ ràng là người ta không thể sinh sản và bảo vệ sự sống mà không có sự hòa hợp; nó sẽ bị phá hủy.

Chúng ta có một ví dụ cho cái nhìn theo cá nhân chủ nghĩa đó, cái nhìn không hòa hợp, trong các Tin mừng, đó là lời xin của người mẹ của Giacôbê và Gioan với Chúa Giêsu (x. Mt 20:20-38). Bà ấy muốn những đứa con của mình được ngồi bên tả và bên hữu của đức vua mới. Nhưng Chúa Giêsu đưa ra một tầm nhìn khác: đó là sự phục vụ và dâng hiến sự sống của bản thân cho người khác, và Ngài khẳng định điều đó bằng cách ngay lập tức lấy lại đôi mắt sáng cho hai người đàn ông và làm cho họ trở thành môn đệ của Ngài (xem Mt 20:29-34). Tìm cách trèo cao trong cuộc sống, đứng trên người khác, là phá hủy sự hòa hợp. Nó là luận lý của sự thống trị, của sự thống trị người khác. Sự hòa hợp thì khác: nó là sự phục vụ.

Vì vậy, chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta đôi mắt biết chú ý đến anh chị em, và đặc biệt là những người đau khổ. Như các môn đệ của Chúa Giêsu chúng ta không muốn thờ ơ hoặc theo cá nhân chủ nghĩa. Đây là hai thái độ rất khó ưa đi ngược lại với sự hòa hợp. Người thờ ơ: tôi nhìn theo hướng khác. Người theo cá nhân chủ nghĩa: chỉ nhìn ra ngoài để tìm tư lợi. Sự hòa hợp được xây dựng bởi Thiên Chúa yêu cầu rằng chúng ta phải nhìn vào nhau, nhìn vào nhu cầu của người khác, vào các vấn đề của người khác, trong tình liên đới. Chúng ta chân nhận nhân phẩm trong mỗi con người, bất kể sắc tộc là gì, ngôn ngữ hoặc điều kiện như thế nào. Sự hòa hợp đưa anh chị em đến sự chân nhận nhân phẩm, đến sự hòa hợp được Thiên Chúa tạo nên, với con người được đặt vào trung tâm.

Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng phẩm giá này là bất khả xâm phạm, vì nó “được tạo dựng ‘theo hình ảnh của Thiên Chúa’” (Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 12). Nó là nền móng của tất cả đời sống xã hội và quyết định những nguyên tắc hoạt động của nó. Trong văn hóa hiện đại, quy chiếu gần nhất đối với nguyên tắc về phẩm giá bất khả xâm phạm của con người là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, là tuyên ngôn mà Thánh Gioan Phaolô II gọi là một “mốc lịch sử trên hành trình dài và đầy khó khăn của con người,” (1) và như là “một trong những cách thể hiện cao nhất của lương tâm con người. (2) Các quyền không những thuộc phạm vi cá nhân, nhưng cũng thuộc xã hội; nó là của các dân tộc, các quốc gia. (3) Thật vậy, con người với phẩm giá riêng của mình, là hữu thể xã hội, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Một Chúa Ba Ngôi. Chúng ta là những hữu thể xã hội; chúng ta cần phải sống trong sự hòa hợp xã hội này, nhưng khi có sự ích kỷ thì tầm nhìn của chúng ta không tiến đến được người khác, không tiến đến cộng đồng, nhưng chỉ tập trung vào bản thân, và điều này làm cho chúng ta trở nên xấu xí, khó chịu và ích kỷ, tàn phá sự hòa hợp.

Nhận thức mới này về phẩm giá của mỗi con người có những tác động quan trọng đối với xã hội, kinh tế và chính trị. Nhìn đến anh chị em của chúng ta và toàn thể tạo vật như một món quà đón nhận từ tình yêu thương của Chúa Cha truyền cảm hứng cho hành động ân cần, quan tâm và ngạc nhiên. Theo cách này, người tín hữu xem người lân cận của mình như anh chị em, chứ không phải là người xa lạ, nhìn đến họ đầy lòng trắc ẩn và cảm thông, không khinh thường hay thù địch. Ngắm nhìn thế giới dưới ánh sáng của đức tin, với sự trợ giúp của ân sủng, chúng ta cố gắng phát triển khả năng sáng tạo và lòng nhiệt thành của mình để giải quyết những thử thách trong quá khứ. Chúng ta hiểu được và phát triển những khả năng của mình như là trách nhiệm từ đức tin này thúc đẩy, (4) như những món quà của Thiên Chúa để phục vụ nhân loại và tạo vật.

Trong khi tất cả chúng ta đều làm việc để tìm ra cách chữa trị một loại virus tấn công tất cả mọi người không phân biệt ai, thì đức tin thúc đẩy chúng ta cam kết một cách nghiêm túc và tích cực để chống lại sự thờ ơ trước những vi phạm phẩm giá con người.

Văn hóa thờ ơ đi kèm với văn hóa loại bỏ: những thứ không ảnh hưởng đến tôi, tôi không quan tâm. Đức tin luôn đòi hỏi chúng ta phải để bản thân được chữa lành và hoán cải thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân, bất kể là cá nhân mỗi người hay tập thể; chẳng hạn chủ nghĩa cá nhân của đảng phái.

Xin Chúa “phục hồi lại đôi mắt sáng của chúng ta” để tái khám phá ý nghĩa là những thành viên của gia đình nhân loại. Và ước mong đôi mắt sáng này được chuyển thành những hành động của lòng trắc ẩn và tôn trọng cụ thể cho mỗi người và và biến thành sự chăm sóc và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

________________

1 Diễn từ tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc (2 tháng Mười 1979).

2 Diễn từ tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc (5 tháng Mười 1995).

3 Cf.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 12/8/2020]