Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Đức Thánh Cha Phanxico, Chúc mừng kỷ niệm lần thứ 6 ngày lên ngôi Giáo hoàng của người!

Đức Thánh Cha Phanxico, Chúc mừng kỷ niệm lần thứ 6 ngày lên ngôi Giáo hoàng của người!

Đức Thánh Cha Phanxico, Chúc mừng kỷ niệm lần thứ 6 ngày lên ngôi Giáo hoàng của người!

Với lời ‘Buonasera’ nổi tiếng của ngài, lời đầu tiên trong cương vị Giáo hoàng của ngài: ‘Và bây giờ chúng ta bắt đầu hành trình này’

13 tháng Ba, 2019 09:59
Hôm nay, 13 tháng Ba năm 2019 đánh dấu kỷ niệm ngày bầu chọn đức Jorge Mario Bergoglio là Đức Thánh Cha Phanxico. Trích trong bộ lưu trữ của Zenit là bản dịch lời chào ngắn gọn của Đức Thánh Cha Phanxico từ trên ban công trung tâm của Quảng trường Thánh Phê-rô sau cuộc bầu chọn ngài là người Kế nhiệm của Thánh Phê-rô.


* * *


Anh chị em thân mến, chào (buổi tối) anh chị em!

Anh chị em biết rằng nhiệm vụ của Mật Nghị là chọn một vị giám mục cho Roma. Dường như các đức hồng y huynh đệ của cha đã phải đi đến gần như tận cùng thế giới để kiếm tìm ngài. Nhưng chúng ta ở đây rồi. Cha cảm ơn sự chào đón của anh chị em. Cộng đoàn giáo phận Roma đã có một giám mục. Cảm ơn anh chị em!

Nhưng trước hết, cha muốn đọc một kinh cầu nguyện cho Đức Giám mục nghỉ hưu của chúng ta, Đức Benedict XVI. Tất cả chúng ta cùng cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban ơn lành cho ngài, xin Đức Mẹ luôn gìn giữ ngài … 

[Lạy Cha chúng con … Kính mừng Maria … Sáng danh]

Và bây giờ chúng ta bắt đầu hành trình này, [cùng nhau] là giám mục và người dân. Hành trình này của Giáo hội Roma, đứng đầu tàu của các Giáo hội trong tình bác ái. Đó là một hành trình của tình huynh đệ, của sự yêu thương, của sự tin tưởng giữa chúng ta. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới, để một tình huynh đệ vĩ đại có thể được tạo ra. Cha hy vọng rằng hành trình này của Giáo hội, mà chúng ta bắt đầu hôm nay, và hành trình mà Đức Hồng y đại diện đang hiện diện ở đây sẽ hỗ trợ cha, sẽ trổ sinh nhiều hoa trái cho việc rao giảng phúc âm của thành phố xinh đẹp này.

Và bây giờ cha ban phép lành cho anh chị em. Nhưng trước khi cha thực hiện, cha xin anh em một điều: trước khi đức giám mục ban phép lành cho dân, cha xin anh chị em hãy cầu xin Chúa, xin Người ban ơn lành cho cha … lời cầu nguyện của người dân xin ơn lành đổ xuống trên giám mục của họ. Chúng ta hãy dành một chút thinh lặng để anh chị em dâng lời cầu nguyện cho cha.”

[Thinh lặng, Đức Thánh Cha cúi đầu] [Đức Hồng y nói: “Thưa Đức Thánh Cha, Francesco …”]

“Bây giờ cha ban phép lành cho anh chị em và cho toàn thế giới, cho tất cả mọi người thiện chí.”

[Phép lành của Đức Thánh Cha]

Anh chị em thân mến,

Bây giờ cha phải rời đi. Cảm ơn sự chào đón của anh chị em. Hãy cầu nguyện cho cha. Và chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau. Ngày mai cha muốn đi cầu nguyện với Đức Mẹ, xin mẹ gìn giữ Roma. Chúc anh chị em ngủ ngon và nghỉ ngơi an lành.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/3/2019]


Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 6 (58-62)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 1
Thượng Hội đồng - Vatican Media

Tài liệu gồm nhiều phần và TRI KHOAN trích đăng từng phần nhỏ. Bải đăng cuối cùng sẽ kèm theo bản PDF toàn bộ tài liệu. Nếu quý vị cần toàn bộ tài liệu có thể download trong bài đăng cuối. Cảm ơn quý vị)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức)

‘Mọi ơn gọi khác nhau đều quy về một tiếng gọi chung duy nhất là nên thánh, đó là sự viên mãn của tiếng gọi đến với niềm vui yêu thương vang lên trong tâm hồn của mỗi người trẻ’

15 tháng Một, 2019 12:47

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican tài liệu đúc kết của thượng hội đồng giám mục về giới trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi, diễn ra vào tháng Mười, 2018.


* * *

Tài liệu Đúc kết của Thượng Hội đồng Giám mục


về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định Ơn gọi



Bài đăng 6 (Số 58 - 62):


**************

PHẦN II

“Mắt họ liền mở ra”

58. “Rồi bắt đầu từ ông Môi-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn." Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.” (Lc 24:27-31).

Sau khi lắng nghe họ, Chúa đề cập đến một “câu nói” sắc bén và dứt khoát, đầy uy quyền và làm biến đổi hai người lữ khách. Bằng cách này, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, Chúa bước vào nơi ở của họ, Người ở lại với họ và Người chia sẻ bánh sự sống: Người là dấu chỉ Thánh Thể cuối cùng cho phép hai môn đệ được mở mắt.

Một Lễ Ngũ Tuần mới

Hoạt động của Chúa Thánh Thần

59. Chúa Thánh Thần làm bừng cháy tâm hồn, làm sáng tỏ đôi mắt và thức tỉnh đức tin của hai người lữ khách. Người hoạt động ngay từ khi bắt đầu công trình sáng tạo thế giới để chương trình của Chúa Cha tóm lại mọi điều trong Đức Ki-tô có thể đạt đến sự kiện toàn. Người hành động mọi lúc, mọi nơi, trong nhiều bối cảnh và văn hóa khác nhau, kêu gọi cam kết cho công bằng, tìm kiếm sự thật, can đảm hy vọng ngay giữa những khó khăn và đau khổ. Do đó Thánh Phaolô nói rằng “cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết” (Rm 8:22). Khát khao đời sống trong sự yêu thương và sự thao thức tốt lành được tìm thấy trong tâm hồn của người trẻ là một phần của niềm khao khát lớn lao về sự viên mãn của niềm tin nơi tất cả thọ tạo. Trong mỗi người trẻ, kể cả những người không biết Đức Ki-tô, Thần Khí sáng tạo vẫn hoạt động để dẫn dắt họ đến với cái đẹp, sự thiện và sự thật.

Thần Khí làm Giáo hội trẻ trung

60. Tuổi trẻ là một giai đoạn xác thực và độc đáo trong cuộc sống, mà chính Chúa Giêsu đã trải qua, từ đó Ngài thánh hóa nó. Sứ điệp cho Người Trẻ của Công đồng Vatican II (7 tháng Mười Hai năm 1965) trình bày Giáo hội như là “tuổi trẻ thật sự của trần gian,” mang trong mình “khả năng mừng vui với những gì đang mở ra, cho đi bản thân một cách vô điều kiện, canh tân chính mình và một lần nữa lên đường cho những cuộc chinh phục mới.” Với sự tươi mới và đức tin của họ, người trẻ giúp thể hiện khuôn mặt này của Giáo hội, trong đó chúng ta nhìn thấy một hình ảnh phản chiếu của “Đấng Hằng sống vĩ đại, Đức Ki-tô là Đấng muôn đời trẻ trung.” Đó không phải là vấn đề tạo ra một Giáo hội mới cho người trẻ, nhưng là cùng với họ tái khám phá sự tươi trẻ của Giáo hội, mở lòng chúng ta đón nhận ơn sủng của một ngày lễ Ngũ tuần mới.

Thần khí trong đời sống của người tín hữu

61. Ơn gọi của người Ki-tô hữu là đi theo Đức Ki-tô, đi qua nguồn nước của Bí tích Rửa tội, lãnh nhận dấu ấn của Bí tích Thêm sức và trở thành một phần Thân thể của Người qua Bí tích Thánh Thể. “Vì vậy, Chúa Thánh Thần đến, ban đầu qua nước và sau đến lửa, và anh chị em được hòa trộn vào bánh là Thân thể của Chúa Ki-tô (Thánh Augustine, Bài giảng 227). Trong hành trình nhập môn Ki-tô giáo, trên tất cả chính nhờ Bí tích Thêm sức cho phép người tín hữu được sống lại trải nghiệm Lễ Ngũ Tuần của một sự tuôn đổ mới từ Chúa Thánh Thần cho sự phát triển và sứ mạng. Điều quan trọng là phải tái khám phá tính phong phú của Bí tích này, để nắm bắt mối liên kết của nó với ơn gọi riêng của mỗi người được rửa tội và với thần học đặc sủng, để quan tâm nhiều hơn đến cách nó được thể hiện theo thừa tác vụ, để nó không trở thành thời gian mang tính nghi thức và vô nghĩa. Mỗi hành trình ơn gọi đều có Chúa Thánh Thần là vai chính: Ngài là “người thầy tâm hồn”, Đấng mà chúng ta nên noi theo sự dẫn dắt của Người.

Một trải nghiệm đích thực của Thiên Chúa

62. Điều kiện đầu tiên cho sự phân định ơn gọi trong Thần Khí là một trải nghiệm đích thực về niềm tin vào Đức Ki-tô, Đấng đã chết và sống lại, nhớ rằng đức tin không phải là một ánh sáng phá tan mọi bóng tối của chúng ta, nhưng là một ngọn đèn dẫn những bước đi của chúng ta trong đêm tối và đủ cho hành trình” (Phanxico, Thông điệp Lumen Fidei, 57). Trong các cộng đoàn Ki-tô giáo đôi khi chúng ta có nguy cơ đưa ra một hữu thần thuyết đạo đức và trị liệu, ngay cả khi không có chủ ý, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người về sự an toàn và thoải mái, thay vì một cuộc gặp gỡ sống động với Thiên Chúa dưới ánh sáng Tin Mừng và sức mạnh của Thần Khí. Nếu đúng là cuộc sống chỉ được đánh thức bởi sức sống, thì rõ ràng là người trẻ cần gặp gỡ các cộng đoàn Kitô giáo thực sự bắt nguồn từ tình bạn với Đức Ki-tô, Người dẫn chúng ta đến với Chúa Cha trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/2/2019]