Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

30 tháng Bảy, 2018: Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán Người

30 tháng Bảy, 2018: Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán Người
© Vatican Media

30 tháng Bảy, 2018: Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán Người

Đức Thánh Cha và Tòa Thánh tiếp tục trợ giúp các nạn nhân một cách không mệt mỏi

30 tháng Bảy, 2018 06:00
Hôm nay 30 tháng Bảy, 2018: Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán Người Đức Thánh Cha Phanxico và Tòa Thánh tiếp tục thúc bách phải chấm dứt nạn buôn bán người kinh hoàng này.

Ngày này do Liên Hợp quốc khởi xướng. Đức Thánh Cha Phanxico đề cập đến vấn đề sau Kinh Truyền tin giữa trưa 29 tháng Bảy, 2018, trước một đám đông khoảng 25.000 khách hành hương trong Quảng trường Thánh Phê-rô:

“Cơn đại dịch này biến những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trở thành nô lệ cho những mục tiêu bóc lột lao động và tình dục, buôn bán nội tạng con người, sống lang thang và bị ép buộc phạm pháp, cả ở đây trong Roma này. Những con đường di cư thường bị các kẻ buôn bán và bóc lột người sử dụng, để tìm thêm các nạn nhân buôn người mới. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người phải lên án những bất công và kiên quyết chống lại tội ác kinh hoàng này.”

Theo Liên Hợp quốc buôn bán người là một tội ác bóc lột phụ nữ, trẻ em, và đàn ông cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có cưỡng bức lao động và tình dục. Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có 21 triệu người là nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức trên toàn thế giới. Con số ước tính này cũng bao gồm những nạn nhân của tình trạng buôn người để bóc lột sức lao động và tình dục. Trong khi vẫn chưa biết chính xác có bao nhiêu người trong số các nạn nhân này đã bị bán, ước tính cho biết hiện tại có hàng triệu trường hợp nạn nhân bị bán trên thế giới.

30 tháng Bảy, 2018: Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán Người

LHQ cho biết mọi quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi nạn buôn bán người, bất kể đó là quốc gia quê hương của các nạn nhân, quốc gia trung chuyển, hoặc quốc gia điểm đến của các nạn nhân. Trẻ em chiếm gần một phần ba trong tổng số các nạn nhân buôn người trên khắp thế giới, theo Báo cáo Toàn cầu về Nạn Buôn người của Văn phòng Liên Hợp quốc về Ma túy và Tội phạm. Ngoài ra, báo cáo nói rằng phụ nữ và các em gái chiếm 71 phần trăm trong số các nạn nhân bị buôn bán.

Năm 2010, Đại Hội đồng đã thông qua Chương trình Hành động Toàn cầu Chống lại nạn Buôn bán Người, thúc giục các chính phủ trên toàn thế giới đưa ra những biện pháp hợp tác và kiên quyết để đánh bại tai họa này. Chương trình kêu gọi sự hợp nhất trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người vào trong các chương trình mở rộng của LHQ để đẩy mạnh sự phát triển và củng cố an ninh trên toàn thế giới. Một trong những điều khoản quan trọng trong Chương trình là việc thành lập một Quỹ Thiện nguyện cho các nạn nhân buôn người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em.

Đồng thời, Tòa Thánh thẳng thắn thể hiện sự quan ngại của mình về nạn buôn người. Ngày 28-29 tháng Năm, 2018, tại các buổi họp của Phiên họp thứ I của Supplementary Human Dimension Meeting (SHDM) thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), họp tại Vienna, Đức ông Janusz S. Urbańczyk, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại OSCE, nhấn mạnh đến hai yếu tố chính:

1) “Tăng cường giáo dục và nỗ lực nâng cao ý thức, trong đó gồm giáo dục về nhân quyền, và phát triển và áp dụng các chương trình trao quyền nhằm đáp ứng cho những nhu cầu cụ thể của phụ nữ, nam giới, thiếu nhi và thanh thiếu niên nam nữ, để nâng cao khả năng nhận biết, ngăn chặn và chống lại với nạn buôn người trong các cộng đồng.”

2) “Thúc đẩy những chương trình liên kết đa ngành và xây dựng khả năng đa quốc gia để tăng cường những biện pháp ngăn ngừa nạn buôn người dưới mọi hình thức, với sự chú ý đặc biệt đến những yếu tố khiến con người dễ rơi vào tai họa này.”

Chính Đức Thánh Cha Phanxico đã can dự theo cách riêng của ngài để đến với những nạn nhân của tình trạng buôn người, đón tiếp nhiều người tại Vatican.

Ngày 12 tháng Hai, 2018 đối với 110 người đã thoát được nạn buôn người thật sự là một ngày đáng nhớ nhất theo ý nghĩa tích cực khi họ được Đức Thánh Cha Phanxico tiếp trong Đại sảnh Clementine của Điện Tông tòa ở Vatican.

Những người có mặt đến Roma để tham dự Lễ Kỷ niệm Ngày Quốc tế Cầu nguyện và Suy tư chống nạn Buôn người ngày 8 tháng Hai. Ngày 8 tháng Hai là ngày lễ Kính Thánh Josephine Bakhita, bổn mạng của các nạn nhân buôn người.

30 tháng Bảy, 2018: Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán Người

Theo Vatican News đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha gặp gỡ các nạn nhân buôn người trùng với dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế này, và thông điệp của ngài rất rõ ràng và kiên định: “Cha chưa bao giờ bỏ qua một dịp để lên án tội ác chống lại nhân loại này.”

Trong phần trả lời các câu hỏi của những người có mặt, Đức Thánh Cha cho rằng việc thiếu hành động để giải quyết nạn buôn người không chỉ do sự thờ ơ đối với vấn đề, nhưng còn là sự thiếu thiện ý của một số người đứng trước vấn đề đó. Phần lớn thách đố nằm trong cuộc chiến chống lại các tổ chức tội phạm và nạn tham nhũng.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội giáo khác cùng với Đức Thánh Cha bày tỏ tính khẩn thiết phải giải quyết cuộc khủng hoảng về buôn người.

“Chúng tôi làm điều này vì ích lợi của các nạn nhân và những người đã thoát được, và chúng tôi sẽ không chùn bước,” Đức Hồng y Vinh sơn Nichols, Tổng Giám mục Westminster và là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Anh và Wales và là chủ tịch của “Nhóm Thánh Santa,” nói trong một phỏng vấn với ZENIT ngày 10 tháng Hai, 2018.

Đức Thánh Cha Phanxico động viên công việc của Nhóm Thánh Marta ngày 9 tháng Hai, 2018, trong một diễn từ trước các thành viên trong Đại sảnh Clementine của Điện Tông tòa Vatican. Được thành lập năm 2014, nhóm hoạt động chống lại nạn buôn người và nô lệ.

“Kinh nghiệm cho thấy những hình thức nô lệ hiện đại vượt xa hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng trước đây, thậm chí – thật là một điều đáng xấu hổ – nó nằm ngay trong những giới giàu có nhất trong xã hội chúng ta,” Đức Thánh Cha nói. “Là những nhà lãnh đạo trong ngành chấp pháp, nghiên cứu và chính sách công, và hỗ trợ mục vụ, anh chị em góp phần rất quan trọng trong việc giải quyết những nguyên nhân và hậu quả của tai họa thời hiện đại này, nó tiếp tục gây ra những đau khổ không kể xiết cho con người.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/8/2018]


Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 24/7-5/8, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 24/7-5/8, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 24/7-5/8, 2018



24 tháng Bảy: Cầu nguyện không bao giờ là vô hiệu: nó luôn mang đến một điều gì đó mới mẻ và không sớm thì muộn cũng sẽ trổ sinh hoa trái.

26 tháng Bảy: Ông bà là kho tàng của gia đình Xin hãy chăm sóc cho ông bà: yêu thương họ và để họ nói chuyện với con cái của anh chị em!

29 tháng Bảy: Nên thánh không chỉ mang ý nghĩa tinh thần: nó cũng là đôi chân dẫn đưa chúng ta đến với anh chị em của chúng ta, và là đôi tay cho phép chúng ta giúp đỡ họ.

30 tháng Bảy: Hãy lắng nghe tiếng kêu khóc của rất nhiều anh chị em của chúng ta đã bị các tổ chức tội phạm buôn bán và bóc lột. Họ không phải là những món hàng. Họ là con người, và họ phải được đối xử như là con người. #EndHumanTrafficking @M_RSection

31 tháng Bảy: Trước khi giúp đỡ tha nhân, chúng ta cần phải có sự gặp gỡ riêng tư với Thiên Chúa: chúng ta cần thời gian cầu nguyện và lắng nghe Lời Người.

1 tháng Tám: Mọi thành viên của Giáo hội có bổn phận nên thánh, qua cách chăm sóc cho anh em.

2 tháng Tám: Bác ái là hình thức hiệu quả nhất của việc làm chứng nhân, vì qua nó mọi người nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa.

3 tháng Tám: Vượt trên tất cả, đời sống của một người Ki-tô hữu là một câu trả lời đầy lòng biết ơn cho người Cha vô cùng quảng đại.

4 tháng Tám: Hãy hỗ trợ cho các linh mục của anh chị em qua tình bạn và lòng yêu mến.

5 tháng Tám: Thánh Thể là “vé đặt trước” của chúng ta trên nước Thiên Đàng: Chúa Giê-su dẫn đưa chúng ta trên hành trình tiến đến cuộc sống trường sinh.



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 6/8/2018]