Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Chiếc xe hơi cuối cùng của Đức Gioan Phaolo II sẽ được bán đấu giá

Chiếc xe hơi cuối cùng của Đức Gioan Phaolo II sẽ được bán đấu giá

07 tháng Tám, 2018
Chiếc xe hơi cuối cùng của Đức Gioan Phaolo II sẽ được bán đấu giá

Ngài sở hữu nó khi còn là Tổng Giám mục Krakow, trước khi được bầu chọn lên Ngai tòa Phê-rô

Một nhà bán đấu giá của Mỹ đang chuẩn bị bán chiếc xe cuối cùng thuộc sở hữu cá nhân của Đức Hồng y Karol Wojtyła, tổng giám mục Krakow.

Công ty mô tả trên website, đó một chiếc Ford Escort thuộc dòng sedan 1975, thuộc sở của một người sau đó trở thành Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Từ khi ngài lên ngai năm 1978 trở về sau, chiếc xe được để trong các garage của Vatican, trước khi được bán đấu giá năm 1996 để gây quỹ bác ái.

Từ đó chiếc xe sang tay hai lần. Người chủ sở hữu đầu tiên giữ nó suốt 9 năm trước khi chia tay nó năm 2005. Sau đó nó thuộc sở hữu một người Texas, John M. O’Quinn, sở hữu nó cho đến khi chết vì tai nạn năm 2009. Chiếc xe là một món đồ sưu tập đầy tự hào, theo báo cáo của nhà bán đấu giá Hoa kỳ.

Giá bán của chiếc xe hiện nay được ước tính khoảng từ $150.000 đến $300.000 (từ €128.000 đến €256.000) mặc dù xe thiếu radio (vì thánh nhân người Ba lan muốn như vậy). Việc bán đấu giá sẽ diễn ra khoảng từ 30 tháng Tám đến 2 tháng Chín.

Tháng Năm vừa qua, một chiếc Lamborghini dâng tặng cho Đức Thánh Cha Phanxico cũng được bán để giúp cho các Ki-tô hữu Trung Đông. Cuộc bán đấu giá thu về €715.000, một cái giá cao hơn nhiều so với giá trị ước tính ban đầu là khoảng €300.000. Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn (ACN) nhận 70% số tiền trong khi ba tổ chức khác nhận mỗi tổ chức 10%.
SAINT JOHN PAUL II,CAR
1/8
SAINT JOHN PAUL II,CAR
2/8
SAINT JOHN PAUL II,CAR
3/8
SAINT JOHN PAUL II,CAR
4/8


SAINT JOHN PAUL II,CAR
5/8
SAINT JOHN PAUL II,CAR
6/8
SAINT JOHN PAUL II,CAR
7/8
SAINT JOHN PAUL II,CAR
8/8
[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/8/2018]


TIẾP KIẾN CHUNG: Các Điều Răn (IV)

TIẾP KIẾN CHUNG: Các Điều Răn (IV)
© Vatican Media

TIẾP KIẾN CHUNG: Các Điều Răn (IV)

‘Tất cả đều xuất phát từ sự bất tài và trên hết phải tín thác vào Thiên Chúa, tìm mọi sự an toàn của chúng ta trong Ngài, để Ngài tặng ban cho chúng ta chiều sâu cho những khát khao của chúng ta’

08 tháng Tám, 2018 13:32
Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được bắt đầu lúc 9:30 trong Đại sảnh Phaolo VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm tín hữu và khách hành hương từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục loạt giáo lý về Các Điều Răn, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung phân tích về sự sùng bái ngẫu thần (Trích đoạn Sách Thánh: Sách Xuất hành 32:7-8).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

* * *

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta lại tiếp tục suy tư về các Giới răn, phân tích rộng hơn về chủ điểm sự sùng bái ngẫu thần, mà chúng ta đã nói đến trong tuần trước. Hôm nay chúng ta lại tiếp nối chủ đề đó vì nó rất quan trọng và cần phải biết. Và chúng ta lấy ví dụ về ngẫu thần nổi bật nhất đó là con bê vàng, mà Sách Xuất hành nói đến (32:1-8) — và chúng ta vừa lắng nghe trích đoạn. Chương này có một bối cảnh rất rõ ràng: sa mạc, nơi dân Chúa đang chờ ông Môi-sê, ông đã lên núi để lãnh nhận những chỉ thị của Chúa.

Sa mạc là gì? Đó là nơi mà tính mong manh và sự bất an thống trị — trong sa mạc chẳng có gì –, nơi đó thiếu nước uống, lương thực và nơi trú ngụ. Sa mạc là hình ảnh của đời sống con người, với tình trạng chẳng có gì chắc chắn và cũng chẳng có một sự bảo đảm vững chãi nào. Sự bất an đó làm nảy sinh ra những lo lắng trong con người mà Chúa Giê-su đã nói đến trong Tin mừng: “Ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây?” (Mt 6:31). Chúng là những sự lo lắng căn bản của con người. Và trong sa mạc làm nổi lên những lo lắng đó. Và một số chuyện xảy ra trong sa mạc đó khơi mào cho việc sùng bái ngẫu thần: “Dân thấy ông Môi-sê lâu quá không xuống núi” (Xh 32:1). Ông ở trên đó suốt 40 ngày và người ta bắt đầu mất kiên nhẫn. Thiếu chỗ cậy dựa, đó là ông Môi-sê: người lãnh đạo, người đứng đầu, người dẫn dắt uy tín, và điều này trở nên quá sức chịu đựng. Rồi người ta đòi phải có một vị thần hữu hình để họ có thể nhận biết và được hướng dẫn — đây là cái bẫy mà con người thường rơi vào. Và họ nói với ông Aaron: “Hãy làm cho chúng tôi một vị thần để dẫn đầu chúng tôi!” “Hãy làm cho chúng tôi một người đứng đầu, một người dẫn dắt chúng tôi.” Để thoát khỏi tính mong manh — tính mong manh của sa mạc — bản tính con người muốn tìm đến một tôn giáo “tự tạo”: nếu Thiên Chúa không hiện ra cho con người nhìn thấy, họ liền tạo ra một vị thần theo cách của họ. “Trước một ngẫu thần người ta đang liều lĩnh đi theo một tiếng gọi khiến họ đánh mất những sự an toàn của họ, vì các tượng thần ‘có miệng nhưng không nói’ (Tv 115:5). Như vậy chúng ta hiểu rằng tượng thần chỉ là một cái cớ để đặt bản thân con người vào trung tâm của thực tại, vào sự tôn thờ công trình của bàn tay con người” (Tông huấn Lumen Fidei,13).

Aaron không thể phản đối lại yêu cầu của dân chúng và ông đã tạo ra một con bê bằng vàng. Con bê có hai ý nghĩa trong vùng Cận Đông cổ đại: một mặt nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và dư dật, và mặt khác là nguồn năng lượng và sức mạnh. Nhưng trước hết nó được làm bằng vàng, vì thế nó là biểu tượng của sự sung túc, sự thành công, quyền lực và tiền bạc. Chúng luôn là những cám dỗ dai dẳng! Như vậy chúng ta thấy ý nghĩa con bê vàng là gì rồi: là tượng trưng của mọi khát khao tạo ra sự ảo tưởng về tự do nhưng thực tế lại bắt con người làm nô lệ, vì ngẫu thần luôn luôn bắt con người làm nô lệ. Con người chạy theo sự mê hoặc của nó. Sự mê hoặc của con rắn thôi miên con chim nhỏ, và con chim chịu đứng im không thể di chuyển, và con rắn vồ lấy. Ông Aaron đã không thể chống lại họ.

Tuy nhiên, tất cả đều xuất phát từ sự bất tài và trên hết phải tín thác vào Thiên Chúa, tìm mọi sự an toàn của chúng ta trong Ngài, để Ngài tặng ban cho chúng ta chiều sâu cho những khát khao của chúng ta. Điều này giúp chúng ta vượt qua được những yếu đuối, những sự bất an và mong manh. Cậy dựa vào Thiên Chúa làm chúng ta trở nên mạnh mẽ trong sự yếu đuối, trong sự bất an và trong cả những sự mong manh. Không lấy Chúa làm cùng đích, chúng ta dễ dàng rơi vào sự sùng bái ngẫu thần, và trở nên hài lòng với những sự vỗ về giả tạo. Nhưng đây là một cám dỗ mà chúng ta luôn đọc thấy trong Sách Thánh. Và anh chị em hãy suy nghĩ kỹ về điều này: Thiên Chúa chẳng phải tốn nhiều công sức để giải thoát dân Người ra khỏi Ai-cập. Người làm việc đó bằng những dấu chỉ của quyền năng và tình yêu. Tuy nhiên, công trình vĩ đại của Thiên Chúa đó là gỡ bỏ Ai-cập ra khỏi tâm hồn của dân Người, cụ thể là tháo bỏ sự tôn thờ ngẫu thần ra khỏi tâm hồn của họ. Và Thiên Chúa vẫn tiếp tục hoạt động để tháo bỏ nó ra khỏi tâm hồn chúng ta. Đây là công trình vĩ đại của Thiên Chúa: tháo bỏ “Ai-cập kia” mà chúng ta cứ mang theo trong tâm hồn, đó là sự mê hoặc của ngẫu thần.

Khi chúng ta đón chào Thiên Chúa nơi Đức Giê-su Ki-tô, Đấng mặc dù vô cùng giàu sang nhưng đã trở nên nghèo hèn cho chúng ta (x. 2 Cr 8:9), thì chúng ta khám phá ra rằng việc nhận biết những yếu đuối của con người không phải là điều hổ thẹn của đời sống con người, nhưng là điều kiện để mở lòng ra trước Ngài là Đấng thật sự đầy quyền uy. Và rồi ơn cứu độ của Chúa sẽ đi qua cánh cửa của sự yếu đuối của chúng ta (x. 2 Cr 12:10); chính qua sự bất toàn mà con người đi vào mối tình phụ tử của Thiên Chúa. Sự tự do của con người xuất phát từ việc Thiên Chúa là Chúa duy nhất của đời mình. Và điều này giúp chúng ta biết chấp nhận tính mỏng giòn của mình và chối bỏ những ngẫu thần trong tâm hồn.

Người Ki-tô hữu chúng ta hãy hướng mắt nhìn lên Đức Ki-tô chịu đóng đinh (x. Ga 19:37), Đấng trở nên yếu đuối, bị khinh chê và bị nghiền nát. Tuy nhiên, dung nhan của Thiên Chúa đích thực, vinh quang của tình yêu được thể hiện nơi Ngài, không phải là vinh quang hào nhoáng bề ngoài. Ngôn sứ Isaia nói: “Người phải mang thương tích để chúng ta được chữa lành” (53:5). Thật vậy chúng ta được chữa lành bởi sự yếu đuối của một người đó là Thiên Chúa, bởi những thương tích của Người. Và từ những yếu đuối của chúng ta, chúng ta có thể mở lòng để đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Sự chữa lành của chúng ta đến từ Người là Đấng trở nên nghèo hèn, Đấng chấp nhận thất bại, Đấng mang lấy sự mong manh của chúng ta cho đến cùng để lấp đầy nó bằng tình yêu và bằng sức mạnh. Người đến để tỏ lộ tình phụ tử của Thiên Chúa; trong Đức Ki-tô sự mỏng giòn của chúng ta không còn là lời nguyền nữa, nhưng trở thành một nơi để gặp gỡ với Chúa Cha và là nguồn mạch của sức mạnh từ trên cao.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/8/2018]