Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Ngày Giới Trẻ Thế Giới Châu Á 2017 đặt trọng tâm và tính hiệp nhất trong sự đa dạng

Ngày Giới Trẻ Thế Giới Châu Á 2017 đặt trọng tâm và tính hiệp nhất trong sự đa dạng

Ngày Giới Trẻ Thế Giới Châu Á 2017 đặt trọng tâm và tính hiệp nhất trong sự đa dạng
Indonesia đa văn hóa - RV
04/04/2017 13:12
Ngày Giới Trẻ Thế Giới Châu Á (AYD), một sự kiện chính của Giáo hội Công giáo Châu Á, sẽ diễn ra ở sân khấu chính không đầy 4 tháng nữa ở Yogyakarta, ‎Indonesia‎. Ước tính khoảng 3000 bạn trẻ từ 29 quốc gia Châu Á sẽ đến thành phố trung tâm Javanese, ‎ từ 30 tháng Bảy - 9 tháng Tám, ‎‏2017‏‎, cho lần AYD thứ 7 với chủ đề, “Tuổi Trẻ Châu Á Mừng Vui: Sống Tin mừng trong Châu Á đa văn hóa!”‎
Ban Giới trẻ thuộc Phòng Giáo dân và Gia đình (OLF) của Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) và quốc gia chủ nhà sẽ tổ chức buổi họp mặt. AYD là kết quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới được Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II khởi xướng năm 1985. AYD đầu tiên được tổ chức ở Hua Hin, Thái lan năm 1999, sự kiện tầm cỡ châu lục được tổ chức trong khoảng thời gian 2, 3 và 5 năm một lần. AYD gần đây nhất được tổ chức ở Daejeon, Nam Hàn, trong đó có sự tham dự của Đức Thánh Cha Phanxico. AYD thứ 7 ở Yogyakarta là lần đầu tiên Indonesia chủ tọa sự kiện tầm mức châu lục.
Các nhà tổ chức đã lên kế hoạch sự kiện 11 ngày thành 3 phần, trong đó 30 tháng Bảy – 6 tháng Tám là sự kiện AYD chính. Nó sẽ được bắt đầu với “Những Ngày trong các Giáo phận” (DID), từ 30 tháng Bảy - 2 tháng Tám, trong đó những người tham dự sẽ được tiếp đón bởi 11 giáo phận trong số 37 giáo phận của Indonesia. “Trong các giáo phận này, người tham sự sẽ học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm đức tin với những người từ các quốc gia khác,” Cha Antonius Haryanto giải thích, cha là chủ tịch của ‎AYD ‎‎2017. Nhiều hoạt động khác như Chầu Thánh Thể, cầu nguyện, trò chơi, chia sẽ chứng ngôn và những phiên thảo luận khác như vậy sẽ được tổ chức “để hợp nhất những người tham dự như là một dân tộc Công giáo,” Cha ‎Haryanto nói, cũng là thư ký điều hành của Ủy ban Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Indonesia ‎‎(KWI), nói với Đài phát thanh Vatican.
Sau những ngày trong các giáo phận, tất cả các người tham dự sẽ tập trung về Yogyakarta, 2-6 tháng Tám, tham dự những sự kiện chính của AYD. Lần này sẽ gồm những sự kiện và hoạt động như hội thảo chia sẻ nhóm, trò chơi, trình bày văn hóa của những quốc gia tham dự, cầu nguyện nhóm, tôn thờ, xưng tội và Thánh Lễ bế mạc vào ngày cuối cùng 6 tháng Tám.
Trong suốt sự kiện AYD chính, các giám mục, linh mục và giáo dân phục vụ như những hướng dẫn viên, cố vấn và điều phối viên cho giới trẻ trong quốc gia của họ sẽ ở lại tham dự Buổi họp Thừa Tác vụ Giới trẻ Châu Á (AYMM)‎‏‎, 6‎‏-‏‎9 tháng Tám. Họ sẽ được cung cấp tài liệu giúp họ hướng dẫn và khuyến khích giới trẻ của họ phát triển và đóng góp choh xã hội và Giáo hội của họ.
Với khoảng 17.000 hòn đảo rải rác trải rộng trên diện tích khoảng 1,9 triệu cây số vuông, Indonesia là đất nước đảo quốc lớn nhất trên thế giới. Nó là quê hương của khoảng 12% loài động vật hữu nhũ trên thế giới, 16% loài bò sát và lưỡng cư của thế giới, 17% các loài chim và 25% tổng số cá toàn cầu, làm cho nó trở thành khu vực phong phú về hệ sinh thái nhất của thế giới chỉ sau vùng Amazon.   ‎
Một điều cũng thú vị đáng lưu ý là Indonesia là một quốc gia đông người Hồi giáo nhất của thế giới, mặc dù chính thức nó là một nhà nước thế tục. Với dân số ước chừng 258 triệu người, Indonesia là một quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới. Trên 85% dân số là người Hồi giáo, Ki-tô giáo chiếm gần 13%. Công giáo có khoảng 3,5%. Tuy nhiên chính phủ chỉ công nhận sáu tôn giáo chính thức (Hồi giáo, Thệ phản giáo, Công giáo, Ấn giáo, Phật giáo và Khổng giáo), Hiến pháp ‎Indonesian bảo đảm sự tự do tông giáo, nhà nước được xây dựng trên Pancasila hay 6 nguyên tắc chính, niềm tin vào một Thượng đế, một xã hội công bằng và văn minh, sự đoàn kết đất nước, dân chủ và công bằng xã hội.
Đại đa số người Hồi giáo Indonesian là người ôn hòa, nhưng những biến cố gần đây cho thấy quốc gia cũng không nằm ngoài mối đe dọa ngày càng lớn của chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo trong dân chúng. Các cấp chính quyền dân tộc rất lo lắng và đang hành động. “Những sự kiện của chúng tôi thúc đẩy lòng khoan dung và tôn trong khi sống trong một quốc gia đa văn hóa,” Cha Haryanto nói. “Đây là lý do Chính quyền ‎Indonesia chào đón và hỗ trợ sự kiện này, vì điều này cũng đi xuôi theo dòng sứ mạng chiến đấu chống lại vấn đề hiện tại của chủ nghĩa cấp tiến và cực đoan,” cha nói với đài phát thanh Vatican, liên quan đến AYD 2017. “‎Indonesia sống theo hệ tư tưởng Pancasila, với khẩu hiệu “Bhinneka Tunggal Ika” – ý nghĩa đơn giản là “hợp nhất trong sự đa dạng”.  Cha nói rằng “quốc gia đã tồn tại hơn 72 năm, với 1128 nhóm sắc tộc với những truyền thống khác nhau, 746 ngôn ngữ dân tộc, và hàng ngàn hòn đảo hợp nhất với nhau trong những mục tiêu thịnh vượng chung, nhân đạo và hòa bình thế giới.” Đức Giám mục Pius Riana Prapdi giáo phận Ketapang, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ cho thấy rằng sự đa dạng của AYD “là một tài sản làm ích lợi cho chúng ta.” Sự đa dạng trong các quốc gia Châu Á quả thật phải trở thành gia sản chính cho Giới trẻ Công giáo để đối mặt với những thách đố,” Đức Giám mục ‎Prapdi nói. ‎
Trong suốt những ngày trong các giáo phận, giới trẻ Châu Á sẽ ở trong các gia đình “với nền tảng văn hóa, nhóm sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau,” Cha Haryanto nói.  Ở Yogyakarta, những người tham dự sẽ ở trong các chủng viện và dòng tu, và cũng sẽ có cơ thưởng thức “nhiều loại món ăn khác nhau của ‎Indonesia.” “Mỗi người tham dự sẽ đóng góp vào các khoản chi phí, gồm các bữa ăn và chi phí đi lại,” ngài nói.
“Chúng tôi gắn kết rất chặt với truyền thông số và truyền thông xã hội,” vì sự thật là giới trẻ rất thạo truyền thông, cha ‎Haryanto giải thích. Ngài nói, ngoài ra những nhà tổ chức “đã mời một số vận động viên, diễn viên, nhân vật của công chúng nổi tiếng” để khuyến khích họ tham gia vào các sự kiện trong thời gian dẫn đến AYD 2017 từ 30 tháng Bảy-6 tháng Tám.
Xin truy cập vào các trang truyền thông của AYD 2017:: Web: www.asianyouthday.org; Facebook: Asian Youth Day 2017; Instagram: @asianyouthday2017; Twitter: @ayd2017; YouTube: Asian Your Day 2017.

[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 06/04/2017]



Tòa Thánh: ‘Khủng hoảng di cư, buôn người một sự khủng hoảng của nhân loại’

Tòa Thánh: ‘Khủng hoảng di cư, buôn người một sự khủng hoảng của nhân loại’

Tòa Thánh: ‘Khủng hoảng di cư, buôn người một sự khủng hoảng của nhân loại’
Đức ông Janusz Urbańczyk, Đại diện Thường trực của Tòa Thánh tại Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) - RV
05/04/2017 09:32
(Vatican Radio)  Đại diện thường trực của Vatican tại Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Đức ông Janusz Urbańczyk, đã phát biểu tại ba phiên hội thảo khác nhau tại “Hội Nghị Liên Minh Chống Buôn Người Lần Thứ 17.”
Hội nghị đang diễn ra ở Vienna và trọng tâm của Hội nghị về việc buôn bán trẻ em.
Đức ông Urbańczyk đã diễn thuyết tại các phiên hội thảo về “Buôn Người Đe Dọa Trẻ Em trong vùng Khủng Hoảng,” “Hướng Đến Những Hệ Thống Bảo Vệ Trẻ Em Hiệu Quả để Chống Lại Nạn Buôn Người,” và “Hướng Đến: Những Hướng Dẫn cho việc Phát Triển Chính Sách và Áp Dụng.”
Trọng tâm thông điệp của Tòa Thánh là kêu gọi sự chú ý đến khủng hoảng di cư hiện tại như một “cuộc khủng hoảng của nhân loại.”
Theo lời của Đức Thánh Cha Phanxico, “Tòa Thánh mong muốn nhắc lại một lần nữa rằng sự khủng hoảng hiện tại về dòng di cư và tị nạn trước hết là một sự khủng hoảng của nhân loại. Như vậy, điều quan trọng là tất cả các nhân tố chính phải hiểu rằng ‘Người di cư không phải là một sự nguy hiểm, họ đang bị nguy hiểm’.”
Đức ông Urbańczyk cũng thúc giục nâng cao sự hợp tác giữa các chính phủ và những tổ chức phi chính phủ, cũng như với những thành viên của khu vực tư nhân.
“Điều vô cùng cấp bách là đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết với các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan và hiểu được bối cảnh của sự nghèo đói và tình trạng thiếu an toàn tại những nơi tình hình bóc lột thường nảy sinh. Cũng phải hợp tác kịp thời với khu vực tư nhân, đặc biệt với các công ty quốc gia và địa phương, cũng như những công ty đa quốc gia, để họ có thể thông qua những hoạt động nghiêm ngặt và luật ràng buộc.”
Đức Thánh Cha Phanxico hôm thứ Hai đã gửi một thông điệp đến hội nghị: bấm vào đây để đọc.

Dưới đây là ba phát biểu riêng biệt:

PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC ÔNG JANUSZ URBAŃCZYK, ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRỰC CỦA TÒA THÁNH, HỘI NGHỊ LIÊN MINH CHỐNG BUÔN NGƯỜI LẦN THỨ 17
“NẠN BUÔN NGƯỜI VÀ NHỮNG ÍCH LỢI TỐT NHẤT CỦA TRẺ EM”
Vienna, 3 tháng Tư 2017
Phiên hội thảo 1: Buôn người những đe dọa cho trẻ em trong các vùng khủng hoảng
Thưa bà Chủ tịch,
Phái đoàn Tòa Thánh mong muốn bày tỏ lòng tri ân với Quyền Chủ tịch của nước Áo và Bà Đại sứ Madina Jarbussynova, Đại diện Đặc biệt và Điều Phối viên cho Cuộc chiến Chống Buôn Người, đã triệu tập Hội nghị này về “Nạn Buôn Người và những Ích lợi Tốt nhất của Trẻ em.” Và cũng như những diễn giả trước, tôi xin cảm ơn những thành viên phiên hội thảo vì những đóng góp to lớn của quý vị.
Để mở đầu, Tòa Thánh mong muốn nhắc lại một lần nữa rằng sự khủng hoảng hiện tại về dòng di cư và tị nạn, như lời của Đức Giáo hoàng Phanxico, trước hết là một sự khủng hoảng của nhân loại. Như vậy, điều quan trọng là tất cả các nhân tố chính phải hiểu rằng ‘Người di cư không phải là một sự nguy hiểm, họ đang bị nguy hiểm.” Nhận thấy rằng dòng người di cư và tị nạn chưa từng xảy ra trước đây quả thật đặt ra những thách thức rất lớn, liên quan đến vấn đề an ninh, giữa các Chính phủ và trong các Chính phủ, và liên quan đến vấn đề hội nhập trong các xã hội tiếp nhận, Tòa Thánh lo lắng rằng người di cư sẽ trở thành một công cụ cho chính trị, chứ không phải là mục tiêu cho sự giúp đỡ chân thành và có phối hợp của chúng ta.
Hơn nữa, cần phải nhấn mạnh rằng sự dai dẳng của những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng di cư hiện tại trên khắp thế giới, chúng là những “nhân tố đẩy mạnh” sự gia tăng di cư, chắc chắn bắt buộc ngày càng nhiều trẻ em phải di cư, và nhiều em trong số đó trở thành nạn nhân. Thật vô cùng đáng tiếc rằng vẫn có quá nhiều em không có người lớn đi kèm nằm trong số người di cư thiếu sự bảo vệ hợp pháp vào những quốc gia quá cảnh của OSCE, và vì thế thật vô cùng nghịch lý, các em tìm thấy những kẻ buôn người là con đường hiển nhiên đạt được một cuộc sống tốt hơn và an toàn hơn. Đức Giáo hoàng Phanxico đã dành trọn sứ điệp Ngày Thế Giới Người Di Cư và Tị Nạn 2017 cho di dân trẻ em, vì - như ngài nói - các em không được bảo vệ theo ba cách: các em là trẻ em, các em là người nước ngoài và các em không có biện pháp để tự bảo vệ mình.
Liên quan đến vấn đề này, tôi muốn nhân cơ hội này để tái khẳng định hai khái niệm căn bản chúng ta phải ghi nhớ, xét đến nội dung chủ đề của Hội nghị này đề nghị với chúng ta, cụ thể là “những lợi ích tốt nhất cho trẻ em.” Trước hết, chúng ta phải hoàn toàn tôn trọng quyền của mỗi em được sống với gia đình. Như Đức Giáo hoàng luôn nhấn mạnh, chúng ta phải nhìn đến những nguyên nhân gốc rễ mỗi khi chúng ta đứng trước một trẻ em bị ngược đãi, bị bán hoặc bị quấy rối; chúng ta phải nhìn đến tình trạng của gia đình các em và tự vấn chúng ta lý do tại sao vẫn có thể, trong thế kỷ “tiến bộ” của chúng ta, có những con người vô liêm sỉ xúc phạm đến sự sống của một đứa trẻ, bóc lột những em bé trai và bé gái, dẫn đưa các em vào con đường mại dâm hay vào vũng bùn nhơ của khiêu dâm.
Chúng ta đang chứng kiến thực tại của những thiếu niên nam và nữ bị bắt làm nô lệ lao động trẻ em hoặc binh sĩ trẻ em, tham gia vào đường dây ma túy hoặc buôn bán nội tạng, nhận nuôi bất hợp pháp hay bị ép buộc kết hôn hoặc chạy trốn khỏi xung đột và bách hại, có nguy cơ bị cô lập và bị bỏ rơi. Giải quyết tình hình này có nghĩa “phải tìm ra và thông qua những giải pháp lâu dài. Vì đây là một hiện tượng phức tạp, vấn nạn di dân trẻ em phải được giải quyết từ ngọn nguồn của nó. Chiến tranh, những vi phạm nhân quyền, tham nhũng, đói nghèo, mất cân bằng môi trường và những thảm họa, tất cả là những nguyên nhân của vấn đề này,” nó thường đặt cha mẹ vào vị trí không thể bảo đảm sự an toàn cho con cái của họ. Sự liên quan mật thiết khác là quyền và nghĩa vụ được giáo dục phù hợp, trước hết trong gia đình, cũng như trong trường học.
Tuy nhiên chúng ta biết rõ rằng có quá nhiều khu vực trên thế giới nơi mà nền giáo dục cơ bản vẫn là một đặc quyền cho một số ít và không phải là một quyền được công nhận. Chỉ qua sự đào tạo phù hợp cho con người trọn vẹn, không chỉ thuần túy kiến thức, thì trẻ em “phát triển là những con người đúng nghĩa và là những chủ nhân cho tương lai của các em và tương lai của những quốc gia của các em. Nơi đâu trẻ em nằm trong nguy cơ bị bóc lột và bị buôn bán, nơi đó những khu tiếp nhận bảo vệ phải được xây dựng. Những khu tiếp nhận như vậy phải tái tạo được môi trường giống như gia đình để bảo đảm sự giáo dục, rèn luyện và bảo vệ. Thứ hai, cho dù tất cả chúng ta cam kết bảo vệ nhân phẩm, thực tại lạnh lùng của thành tựu tài chính vẫn giữ “nguồn sức mạnh lớn nhất thúc đẩy sự bóc lột và lạm dụng trẻ em. Nếu hành động nghiêm khắc và hiệu quả không được đưa ra để chống lại những kẻ hưởng lợi từ sự lạm dụng như vậy, chúng ta sẽ không thể nào chặn đứng được những hình thức đa dạng của nô lệ nơi trẻ em là những nạn nhân.”
Thật vô cùng kinh hoàng biết rằng tình trạng nô lệ của con người, và đặc biệt của trẻ em, đã trở nên một “ngành kinh doanh béo bở” cho những kẻ buôn người, mà ở một số vùng trên thế giới, có cả Châu Âu, thu được lợi nhuận tài chính còn lớn hơn cả buôn lậu vũ khí hay thuốc phiện. Chúng ta cũng phải ghi nhớ trong đầu rằng việc buôn người được tổ chức chặt chẽ đều có sự liên kết mật thiết với tham nhũng, trong đó có sự thông đồng của các viên chức địa phương với 1 Thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxico cho Ngày Thế giới người Di cư và Tị nạn 2017: “Di Dân Trẻ Em, Không Được Bảo Vệ và Không Có Tiếng Nói.”
Vì thế, cộng đồng quốc tế, trong đó có Tổ chức của chúng ta (kết hợp với các quốc gia ban đầu), phải áp dụng những phương tiện sẵn sàng để loại trừ những nguyên nhân gốc rễ của các hoàn cảnh như vậy, cụ thể là sự nghèo đói, tham nhũng, xung đột và bạo lực bắt buộc con người phải chạy trốn và rơi vào làm mồi cho cho điều mà Đức Giáo hoàng Phanxico nhiều lần tố cáo là “những tội ác thực sự chống lại nhân loại.” Như Phái đoàn của chúng tôi đã trình bày trước đây, “những tội ác này phải được nhận biết bởi tất cả những nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị và xã hội, và bởi pháp luật quốc gia và quốc tế.”
Điều này đòi hỏi một “quan điểm biết nhìn xa đủ khả năng đưa ra những chương trình thích hợp cho những khu vực chịu sự bất công và mất ổn định xấu nhất, để việc tiếp cận được với sự phát triển thực sự có thể bảo đảm đến với mọi người. Sự phát triển này phải thúc đẩy những điều tốt - [những ích lợi tốt nhất] - cho các em trai và em gái, các em là niềm hy vọng của nhân loại.”
Xin cảm ơn bà Chủ tịch.
Phiên hội thảo 2: Hướng Đến Những Hệ Thống Bảo Vệ Trẻ Em Hiệu Quả để Chống Lại Nạn Buôn Người
Thưa ông Chủ tịch,
Phong trào di cư không dứt mà chúng ta đang chứng kiến trong kỷ nguyên này kéo sự chú ý của chúng ta đến tình trạng không được bảo vệ của người di cư. Trong số đó có rất nhiều trẻ em không có người đi kèm, hoàn cảnh khó khăn của các em là một trong những thảm kịch rõ ràng nhất mà nhân loại hiện đang chứng kiến. Quá nhiều trong số các em đang là hoặc có nguy cơ trở thành nạn nhân của việc buôn bán tàn nhẫn con người và của sự bóc lột hèn hạ và ác độc nhất. Chúng tôi đưa ra ba đề nghị nhằm bảo vệ những trẻ em này:
1) Cung cấp những hỗ trợ để bảo đảm tất cả mọi trẻ em được đăng ký trong quốc gia nơi các em sinh ra.
Gốc tích của hầu hết những trẻ em này đều có thể truy nguyên về những quốc gia nơi các hệ thống đăng ký không đến được với những vùng hẻo lánh. Vì thế nó rất khó khăn để đăng ký cho tất cả các trẻ em sinh trong các quốc gia đó theo cách chính thức. Ngay cả những gia đình cũng thường phải đối mặt với những khó khăn khách quan. Vì thiếu học và vì những điều kiện bất lợi khác, họ thậm chí không tìm cách đăng ký khai sinh cho con cái của họ. Chúng tôi đề nghị rằng các tổ chức quốc tế, với sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại địa bàn, cung cấp sự hỗ trợ cho các cấp chính quyền trung ương và địa phương, để bảo đảm việc mở rộng hệ thống những văn phòng đăng ký, để những con người ‘ẩn’ này – những người chưa được đăng ký, rất dễ trở thành nạn nhân của các các kẻ tội phạm – có thể tránh được nguy cơ rơi vào tình trạng bị lãng quên. Việc này đã đạt được ở một số quốc gia Châu Phi, nhờ các tổ chức liên hệ với Giáo hội Công giáo, cùng với sự trợ giúp của các chính quyền địa phương, đã đạt được những kết quả rõ ràng. Có sổ đăng ký góp phần bảo đảm rằng những quyền căn bản được tôn trọng và thường giúp thuận tiện tiếp cận được với những dịch vụ đó, chẳng hạn giáo dục và y tế, hỗ trợ con người phát triển.

2) Cần có những hiệp ước quốc tế
Những hiệp ước quốc tế nhắm rõ ràng đến việc bảo vệ quyền của trẻ em phải được khẳng định và được áp dụng tốt hơn. Đặc biệt, phải gia tăng những nỗ lực giải quyết các yếu tố làm cho trẻ em có nguy cơ rơi vào mọi hình thức buôn bán và bóc lột ở tầm mức quốc gia và quốc tế. Điều quan trọng là phải có những chương trình thông tin về quyền của trẻ em, trong các gia đình, các cộng đồng và chính nơi những trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em có nghĩa là tạo ra những điều kiện để bảo đảm rằng các em có thể thấy mình được bảo vệ trong gia đình, trong bối cảnh xã hội và giáo dục và quốc gia.

3) Xây dựng những mạng lưới hiệu quả để chống lại việc bán và bóc lột trẻ em.
Phái đoàn của tôi tin rằng để giải quyết được tai họa hiện tại này và bảo đảm cho sự bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn, những em sống trong các hoàn cảnh ở bên lề, cần phải xây dựng một mạng lưới hiệu quả để đối lại với tình trạng tội phạm, buôn người và bóc lột. Những câu chuyện thương tâm của các em trai và em gái bị rơi vào những mạng lưới của nhóm buôn người kêu gọi mọi người phải nhận lấy trách nhiệm. Những trách nhiệm này phải được chia sẻ ở nhiều cấp độ khác nhau.
Một mạng lưới hiệu quả bao gồm các giới chức dân sự, các tổ chức quốc gia và phi chính phủ quốc tế và những tổ chức quốc tế có thể đạt hiệu quả tốt trong một mạng lưới liên kết thống nhất và thăng tiến nhân phẩm đích thực và hiệu quả. Cuối cùng, trong Giáo hội Công giáo, mạng lưới liên kết Talitha Kum được xây dựng bởi các nữ tu trên tầm mức quốc tế và lan rộng ra trên khắp thế giới. Đó là một mạng lưới liên kết giải cứu, hỗ trợ và bảo vệ cho các nạn nhân, cũng như những chương trình thông tin, đào tạo và giáo dục và đưa ra một số trợ giúp cho những người trở về với quốc gia quê quán.
Trong ba năm qua, mạng lưới liên kết này đã chọn ngày 8 tháng Hai là Ngày Quốc tế Cầu nguyện và Suy tư chống lại Nạn buôn người. Ngày này đưa ra một cơ hội cho thấy rằng chúng ta có thể thông tin, giáo dục, bảo vệ, chào đón và cung cấp sự trợ giúp qua một mạng lưới liên kết vững chắc. Tiêu đề năm nay mang tính biểu tượng, và phải trở thành phương châm hướng dẫn công việc cho Liên minh năm nay: “Chúng là trẻ em, không phải nô lệ!”
Xin cảm ơn ông Chủ tịch
Phiên hội thảo 3: Hướng Đến: Những Hướng Dẫn cho việc Phát Triển Chính Sách và Áp Dụng
Thưa ông Chủ tịch,
“Hãy làm lộ mặt những gì ẩn giấu.”
Khẩu hiệu này tóm tắt mục tiêu của những hướng dẫn phải nhắm đến điều gì. Trong bối cảnh này, sự nghiên cứu cẩn thận hiện tượng phải được ưu tiên như một sự cấp bách để hiểu rõ được những đặc điểm chung của nhiều câu chuyện khác nhau về sự bóc lột, để quyết định có thể và phải đặt những can thiệp hiệu quả vào đâu.
Hiểu chính xác hiện tượng này và những cách hành động của chúng tạo tính khả thi cho việc thông qua những chính sách và những quy tắc hợp với thực tế hơn, cũng như bắt đầu một hành động ủng hộ hiệu quả hơn. Sự hợp tác vững chắc giữa các lực lượng chính trị và cảnh sát, những cơ quan điều tra quốc gia và các tổ chức phi chính phủ là rất cần thiết, và phải đưa ra thêm nhiều sự hợp tác quốc tế hiệu quả hơn, để nó có thể chứng minh chặn được các kênh mà những trẻ em này bị bắt buộc phải sử dụng, thậm chí khi các em đến một quốc gia trung chuyển hoặc đích đến.
Các chính sách và hành động phải nhắm đến đặc điểm của những di dân trẻ em không được bảo vệ và rất mong manh, các em với cuộc sống bị đánh dấu bởi những hình thức bị bóc lột có thể sẽ theo chân các em suốt cuộc đời. Chúng ta cũng đừng quên rất nhiều trẻ em không có người đi kèm đã biến mất khỏi mạng lưới liên kết bảo vệ mà các chính phủ cung cấp cho các em, thậm chí ngay trong khu vực của chúng ta. Khi các em biến mất, các em thường rơi vào những vùng đen tối mà từ đó cơ quan chấp pháp phải chiến đấu để tách các em ra, nếu họ may mắn tìm được các em ngay từ đầu.
Phải chú ý rất đặc biệt đến những người lợi dụng và bóc lột nạn nhân trẻ em, tới những người đang xâm phạm các em, tới những người đang cướp đi tuổi nhỏ và sự thơ ngây của các em. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng đó chưa phải là cách duy nhất để đối phó với những kẻ buôn người và những tội phạm như vậy, đây mới chỉ là điểm khởi đầu căn bản. Cũng phải chú ý thật kỹ đến những con đường khác nhau qua đó việc buôn bán trẻ em luồn lách vào những điều được xem như hành động hợp pháp trong các xã hội của chúng ta. Bất kỳ hình thức “nhu cầu” nào, sự thành tựu kinh tế hay quá thiếu chú ý làm cho việc buôn bán người có cơ hội phát triển cần phải được đặt vấn đề. Bằng cách này, hình thức nhu cầu này không chỉ bị giảm bớt; mà chúng ta cũng có thể đạt những bước đi quan trọng trong việc loại trừ “nhu cầu trao đổi thương mại” này.
Vì thế, điều vô cùng cấp bách là đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết với các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan và hiểu được bối cảnh của sự nghèo đói và tình trạng thiếu an toàn tại những nơi tình hình bóc lột thường nảy sinh. Cũng phải hợp tác kịp thời với khu vực tư nhân, đặc biệt với các công ty quốc gia và địa phương, cũng như những công ty đa quốc gia, để họ có thể thông qua những hoạt động nghiêm ngặt và luật ràng buộc.
Cuối cùng, điều hết sức có ý nghĩa là nhận ra tính cần thiết của sự thay đổi văn hóa. Phải làm sao làm thấm nhuần trong lương tâm mọi người, cá nhân và tập thể, những giá trị chung đã được trình bày rất rõ trong Tuyên Ngôn về Nhân Quyền, những giá trị không chỉ là nền tảng của tất cả mọi hoạt động chính trị và những nguyên tắc ràng buộc pháp luật, nhưng còn phải cung cấp nền tảng căn bản của mọi chương trình giáo dục và đào tạo cho cá nhân.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch

[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/04/2017]