Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Đức Thánh Cha nói về sự hiệp nhất và năng lực nói tiên tri trong lễ các Thánh Phêrô và Phaolô

Đức Thánh Cha nói về sự hiệp nhất và tính ngôn sứ trong lễ các Thánh Phêrô và Phaolô

Đức Thánh Cha nói về sự hiệp nhất và năng lực nói tiên tri trong Lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô

Làm phép các dây Pallium sẽ được trao cho Hồng y niên trưởng Hồng y đoàn và các Tổng Giám mục chính tòa đã được sắc phong năm trước


29 tháng Sáu, 2020 14:01

Đức Thánh Cha tập trung vào những từ ngữ then chốt là sự hiệp nhất và năng lực nói tiên tri trong bài giảng Lễ ngày 29 tháng Sáu năm 2020, đại Lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô. Thánh Lễ cử hành trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô tại Bàn thờ Ngai tòa, với sự tham dự của một số lượng giới hạn các tín hữu trong bối cảnh những giới hạn sức khỏe trong đại dịch.

Bao gồm cả nghi thức làm phép các dây pallium sẽ được trao cho Hồng y niên trưởng Hồng y đoàn và các Tổng Giám mục chính tòa đã được sắc phong năm trước.

Về sự hiệp nhất, Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong ngày lễ này Giáo hội mừng kính “hai cá nhân rất khác nhau: Thánh Phêrô, một ngư phủ trải qua ngày tháng giữa những con thuyền và chài lưới, và Thánh Phaolô, một người Biệt phái uyên bác giảng dạy trong các hội đường. Khi đi rao giảng, Thánh Phêrô giảng cho người Do Thái, và Thánh Phaolô giảng cho người dân ngoại. Và khi những lối đi của hai vị chạm nhau, các ngài tranh luận sôi nổi …” Nhưng, các ngài rất gần gũi và được hiệp nhất trong Chúa.

Về năng lực nói tiên tri, Đức Thánh Cha Phanxico nhắc lại câu hỏi thử thách của Chúa Giêsu với Phêrô: “Anh em bảo Thầy là ai?” và lời khẳng định mang tính tiên tri của Phêrô rằng Ngài Thiên Chúa. Lời tuyên xưng của Thánh Phêrô dẫn đến việc Chúa Giêsu nói Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh trên Thánh Tông đồ, từ đó biến đổi hướng đi của đời sống của ngài.

Cũng vậy, Saun bị ngã ngựa và bị mù và gặp gỡ Chúa trong hoàn cảnh dẫn đưa ngài trở thành Phaolô, một người thầy vĩ đại và một nhà rao giảng phúc âm.

Đức Thánh Cha nói, “Ngày nay chúng ta cần năng lực nói tiên tri, nhưng là năng lực nói tiên tri đích thực: không phải những người nói suông hứa hẹn những điều không thể, nhưng là những chứng tá cho thấy Tin mừng là có thể. Những gì cần thiết không phải là các buổi trình diễn phép lạ. Điều làm cho cha buồn khi cha nghe có người nói, ‘Chúng tôi muốn một Hội thánh nói tiên tri’. Được. Nhưng các bạn đang làm gì để Hội thánh có thể nói tiên tri? Chúng ta cần những đời sống thể hiện phép lạ của tình yêu của Thiên Chúa.”

Dưới đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha, của Vatican (bản tiếng Anh)


Trong ngày Lễ của hai Thánh Tông đồ của Kinh thành này, cha muốn chia sẻ với anh chị em hai từ ngữ then chốt: sự hiệp nhất và khả năng nói tiên tri.

Đức Thánh Cha nói về sự hiệp nhất và tính ngôn sứ trong lễ các Thánh Phêrô và Phaolô

Sự hiệp nhất. Chúng ta cùng mừng kính hai cá nhân rất khác nhau: Thánh Phêrô, một ngư phủ trải qua ngày tháng giữa những con thuyền và chài lưới, và Thánh Phaolô, một người Biệt phái uyên bác giảng dạy trong các hội đường. Khi đi rao giảng, Thánh Phêrô giảng cho người Do Thái, và Thánh Phaolô giảng cho người dân ngoại. Và khi những lối đi của hai vị chạm nhau, các ngài tranh luận sôi nổi, như Thánh Phaolô không ngại ngùng thừa nhận trong một lá thư của ngài (x. Gl 2:11). Tóm lại, hai ngài là hai con người rất khác nhau, nhưng các ngài nhìn nhau như anh em, như mọi việc diễn ra trong các gia đình gắn bó với nhau, có thể vẫn có những tranh cãi thường xuyên nhưng vẫn có sự yêu thương không bao giờ cạn. Tuy nhiên sự gần gũi kết nối Phêrô và Phaolô không đến từ những khuynh hướng tự nhiên, nhưng đến từ Thiên Chúa. Người không đòi chúng ta thích nhau, nhưng phải yêu thương nhau. Người là Đấng liên kết chúng ta, không làm tất cả chúng ta trở nên giống nhau. Người hiệp nhất chúng ta trong những khác biệt của chúng ta.

Bài đọc một hôm nay đưa chúng ta đến với cội nguồn của sự hiệp nhất này. Nó kể lại Hội thánh vừa được khai sinh đã trải qua thời khắc khủng hoảng như thế nào: Hêrôđê giận dữ và một cuộc bách hại khốc liệt nổ ra, và Thánh Tông đồ Giacôbê bị giết. Và bây giờ Phêrô bị bắt. Cộng đoàn dường như mất người đứng đầu, mọi người đều lo sợ cho sự sống của mình. Nhưng ngay trong thời khắc đen tối đó, không ai bỏ chạy, không ai nghĩ đến việc cứu thoát cho mạng sống của riêng mình, không ai bỏ rơi người khác, nhưng tất đều hiệp nhất trong lời cầu nguyện. Từ việc cầu nguyện, họ kín múc được sức mạnh, từ việc cầu nguyện sinh ra sự hiệp nhất mạnh mẽ hơn bất kỳ mối đe dọa nào. Văn bản kể rằng “đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12:5). Sự hiệp nhất là kết quả của lời cầu nguyện, vì cầu nguyện là cho phép Chúa Thánh Thần can thiệp, mở rộng tâm hồn chúng ta với hy vọng, rút ngắn những khoảng cách, và giữ vững chúng ta với nhau trong những lúc khó khăn.

Chúng ta chú ý đến một điểm khác: tại thời điểm đen tối, không ai kêu ca về tội ác của Hêrôđê và sự bắt bớ của ông ta. Không ai lăng mạ Hêrôđê – và chúng ta rất có thói quen lăng mạ những người chịu trách nhiệm. Đó là việc vô nghĩa, thậm chí là mệt mỏi, vì người Kitô hữu không lãng phí thời gian than phiền về thế giới, về xã hội, về mọi việc không đi theo đúng hướng. Kêu ca chẳng thay đổi được điều gì. Chúng ta nhớ rằng kêu ca là cánh cửa thứ hai đóng chặt ngăn cản Chúa Thánh Thần, như cha đã nói trong Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đầu tiên là tính tự kỷ ái mộ, thứ hai là sự ngã lòng, thứ ba là tính bi quan. Tính tự kỷ ái mộ khiến bạn luôn ngắm nhìn mình trong gương; ngã lòng đưa đến việc kêu ca và bi quan là nghĩ rằng mọi sự đều đen tối và ảm đạm. Ba thái độ này khóa chặt cánh cửa của Chúa Thánh Thần. Những người Kitô hữu thời đó không bật ra những lời oán thán; thay vì vậy họ cầu nguyện. Trong cộng đoàn đó, không người nào nói: “Nếu Phêrô cẩn thận hơn thì chúng ta đã chẳng rơi vào hoàn cảnh này.” Không một người nào. Nói theo cách của con người thì có những lý do để chỉ trích Phêrô, nhưng chẳng ai chỉ trích ngài. Họ không than phiền về Phêrô; họ cầu nguyện cho ngài. Họ không nói xấu Phêrô sau lưng ngài; họ nói với Thiên Chúa. Chúng ta hôm nay hãy tự hỏi mình: “Chúng ta có đang bảo vệ sự hiệp nhất của chúng ta, bảo vệ sự hiệp nhất trong Giáo hội, bằng lời cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện cho nhau không?” Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cầu nguyện nhiều hơn và kêu ca bớt đi, nếu chúng ta có miệng lưỡi an bình hơn? Việc tương tự đã xảy ra cho Phêrô trong ngục: bây giờ cũng như xưa kia, rất nhiều cánh cửa khóa kín sẽ được mở ra, không biết bao xiềng xích trói buộc sẽ bị bật tung. Chúng ta sẽ kinh ngạc, cũng như người tớ gái nhìn thấy Phêrô tại cổng mà không mở, nhưng lại chạy vào, quá đỗi sửng sốt vì vui mừng nhìn thấy Phêrô (x. Cv 12:10-17). Chúng ta hãy xin ơn có khả năng cầu nguyện cho nhau. Thánh Phaolô thúc giục người Kitô hữu hãy cầu nguyện cho nhau, đặc biệt cho những người lãnh đạo (x. 1 Tm 2:1-3). “Nhưng ông thống đốc này thì …”, và có rất nhiều tính từ. Cha sẽ không đề cập đến chúng, vì đây không phải là thời gian cũng chẳng phải nơi để nói đến những tính từ chống lại những người lãnh đạo mà chúng ta nghe thấy. Hãy để Thiên Chúa xét xử họ; chúng ta hãy cầu nguyện cho những người lãnh đạo! Chúng ta hãy cầu nguyện: vì họ cần lời cầu nguyện. Đây là một nhiệm vụ mà Chúa đã trao phó cho chúng ta. Chúng ta có thực hiện không? Hay chúng ta chỉ trích, lăng mạ, và chẳng làm gì cả? Thiên Chúa muốn rằng khi chúng ta cầu nguyện chúng ta cũng sẽ ý thức về những người không suy nghĩ giống như chúng ta, những người đóng sầm cửa trước mặt chúng ta, những người mà chúng ta thấy khó tha thứ. Chỉ có lời cầu nguyện mới mở được những xiềng xích trói buộc, như chuyện đã xảy ra cho Phêrô; chỉ có cầu nguyện mới mở ra được con đường cho sự hiệp nhất.

Đức Thánh Cha nói về sự hiệp nhất và tính ngôn sứ trong lễ các Thánh Phêrô và Phaolô

Hôm nay chúng ta làm phép các dây pallium sẽ được trao cho vị Hồng y niên trưởng của Hồng y đoàn và các vị Tổng Giám mục Chính tòa được sắc phong năm ngoái. Dây pallium là một biểu tượng của sự hiệp nhất giữa con chiên và người chủ chăn, là người vác con chiên trên vai, như Chúa Giêsu, để không bao giờ bị chia cách khỏi nó. Ngày nay cũng vậy, theo một truyền thống tốt đẹp, chúng ta hiệp nhất theo một cách đặc biệt với Thượng phụ Đại kết Constantinople. Thánh Phêrô và Anrê là anh em, và khi có thể, chúng ta thực hiện những cuộc viếng thăm huynh đệ vào những ngày lễ của các ngài. Chúng ta thực hiện điều đó không phải vì tính ngoại giao, nhưng như là phương tiện cho hành trình cùng nhau tiến đến mục tiêu mà Chúa đã chỉ ra cho chúng ta: là mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn. Hôm nay chúng ta không thể thực hiện được việc này vì sự khó khăn của việc đi lại do coronavirus, nhưng khi cha đến viếng di cốt của Thánh Phêrô, trong sâu thẳm tâm hồn cha cảm nhận được hiền huynh thân yêu Bartholomew. Các ngài ở đây, cùng với chúng ta.

Từ ngữ thứ hai là khả năng nói tiên tri. Hiệp nhất và khả năng nói tiên tri. Các Tông đồ được Chúa Giêsu thử thách. Thánh Phêrô nghe thấy câu hỏi của Chúa Giêsu: “Anh em bảo Thầy là ai?” (x. Mt 16:15). Ngay lúc đó ngài nhận ra rằng Chúa không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì, nhưng là quyết định riêng tư của Phêrô để đi theo Người. Cuộc đời của Phaolô biến đổi sau một thách đố tương tự từ Chúa Giêsu: “Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Cv 9:4). Chúa lay động đến tận tâm can của Thánh Phaolô: còn hơn cả việc khiến ông ngã ngựa trên đường đi Đamát, Người làm vỡ tan ảo tưởng của Phaolô cho mình là một người chân chính nhiệt thành với tôn giáo. Do đó, Saun kiêu hãnh biến thành Phaolô, một cái tên có nghĩa là “nhỏ bé”. Những thách đố và biến đổi được tiếp nối bằng những lời tiên tri: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16:18); và với Phaolô: “Người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Israel” (Cv 9:15). 

Khả năng nói tiên tri được sinh ra khi chúng ta cho phép bản thân được đánh động bởi Thiên Chúa, không phải khi chúng ta lo lắng giữ cho mọi việc êm đềm và trong tầm kiểm soát. Khả năng nói tiên tri không sinh ra từ những suy nghĩ của tôi, từ tâm hồn khép kín của tôi. Nó được sinh ra nếu chúng ta cho phép bản thân được đánh động bởi Thiên Chúa. Khi Tin mừng lật đổ những sự vững chắc, thì năng lực nói tiên tri sinh ra. Chỉ người nào mở rộng lòng trước những điều ngạc nhiên của Chúa thì có thể trở thành một ngôn sứ. Và đó chính là Phêrô và Phaolô, những ngôn sứ nhìn về tương lai. Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là “Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Phaolô, là người suy nghĩ về cái chết sắp đến của mình: “Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi” (2 Tm 4:8).

Ngày nay chúng ta cần năng lực nói tiên tri, nhưng là năng lực nói tiên tri đích thực: không phải những người nói suông hứa hẹn những điều không thể, nhưng là những chứng tá cho thấy Tin mừng là có thể. Những gì cần thiết không phải là các buổi trình diễn phép lạ. Điều làm cho cha buồn khi cha nghe có người nói, “Chúng tôi muốn một Hội thánh nói tiên tri”. Được. Nhưng các bạn đang làm gì để Hội thánh có thể nói tiên tri? Chúng ta cần những đời sống thể hiện phép lạ của tình yêu của Thiên Chúa. Không phải là vũ lực, nhưng là tính chính trực. Không phải là chuyện ba hoa, nhưng là lời cầu nguyện. Không phải là những bài diễn thuyết, nhưng là sự phục vụ. Anh chị em muốn một Giáo hội nói tiên tri? Vậy thì hãy bắt đầu phục vụ và thinh lặng. Không là lý thuyết, nhưng là chứng tá. Chúng ta sẽ không trở nên giàu có, nhưng thay vào đó là yêu thương người nghèo. Chúng ta sẽ không tích trữ cho bản thân, nhưng hy sinh vì người khác. Không tìm kiếm danh tiếng của thế gian này, của việc làm hài lòng mọi người – ở đây chúng ta nói: “hài lòng Chúa và quỷ dữ,” hài lòng mọi người –; không, đây không phải là lời tiên tri. Chúng ta cần niềm vui của thế giới sẽ đến. Không phải những chương trình mục vụ tốt hơn dường như tự có hiệu quả của riêng nó, dường như chúng là các bí tích; những chương trình mục vụ hiệu quả. Không. Chúng ta cần những mục tử dâng hiến đời sống: những người yêu của Chúa. Đó là cách Thánh Phêrô và Phaolô rao giảng về Chúa Giêsu, như là những người yêu của Chúa. Khi chịu đóng đinh, Thánh Phêrô không nghĩ đến bản thân mà nghĩ về Chúa, và xem mình không xứng đáng được chết như Chúa Giêsu, ngài đã yêu cầu được đóng đinh ngược. Trước khi bị chém đầu, Thánh Phaolô chỉ nghĩ đến việc dâng hiến mạng sống; ngài viết rằng ngài muốn được “đổ máu ra làm lễ tế” (2 Tm 4:6). Đó là lời tiên tri. Không phải những lời nói. Đó là lời tiên tri, lời tiên tri thay đổi lịch sử.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã nói tiên tri với Thánh Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.” Cũng có một lời tiên tri tương tự cho chúng ta. Câu đó được tìm thấy trong quyển sách cuối cùng của Kinh Thánh, trong đó Chúa Giêsu hứa với những chứng nhân trung thành “một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới” (Kh 2:17). Cũng như Chúa đã biến Simon thành Phêrô thì Người cũng kêu gọi mỗi người chúng ta, để biến chúng ta thành những viên đá sống động để xây dựng một Hội thánh mới và một nhân loại mới. Luôn có những người phá hủy sự hiệp nhất và bóp nghẹt lời sứ ngôn, nhưng Chúa tin chúng ta và Người hỏi anh chị em: “Con có muốn trở thành một người xây dựng tình hiệp nhất không? Con có muốn trở thành một ngôn sứ của nước Thiên đàng của Ta trên trần gian không ?” Thưa anh chị em, chúng ta hãy để Chúa Giêsu thúc bách chúng ta, và tìm lòng can đảm để thưa với Người: “Vâng, này con đây!”

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/6/2020]


Coronavirus: Đức Thánh Cha Phanxico tặng 35 máy trợ hô hấp

Coronavirus: Đức Thánh Cha Phanxico tặng 35 máy trợ hô hấp
© Vatican Media

Coronavirus: Đức Thánh Cha Phanxico tặng 35 máy trợ hô hấp

Trong những tuần lễ vừa qua

29 tháng Sáu, 2020 14:39
 
Để trợ giúp tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do coronavirus hiện nay, trong những tuần qua Đức Thánh Cha Phanxico đã tặng thêm 35 máy trợ hô hấp cho 13 quốc gia.

Một thông báo được công bố bởi Bác ái Tông tòa giải thích rằng qua sự trợ giúp này Đức Thánh Cha “bày tỏ cụ thể sự gần gũi của ngài với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là những nước có hệ thống y tế khó khăn hơn.”

Thông báo cũng nói rằng các máy trợ hô hấp được trao tặng thông qua những Tòa Khâm sứ tại các quốc gia như sau: 4 cho Haiti, 2 cho Cộng hòa Dominican, 2 cho Bolivia, 4 cho Brazil, 3 cho Colombia, 2 cho Ecuador, 3 cho Honduras, 3 cho Mexico, 4 cho Venezuela, 2 cho Cameroon, 2 cho Zimbabwe (thông qua Hội đồng Giám mục địa phương), 2 cho Bangladesh và 2 cho Ukraine.


Những đóng góp của Đức Thánh Cha

Đây là một sáng kiến khác của Đức Thánh Cha Phanxico trong số nhiều sáng kiến được thực hiện trong thời gian đại dịch này. Vào ngày 23 tháng Tư, Ngày Lễ Thánh George, tên của ngài, Đức Thánh Cha đã gửi những máy trợ hô hấp và một số thiết bị bảo vệ cá nhân đến các bệnh viện của giáo phận Lecce, ở vùng Apulia của Ý.

Ngoài ra, năm máy trợ hô hấp đã được gửi đến thành phố Suceava, ở Romania, và ba máy đến Madrid, Tây Ban Nha, quốc gia mà Đức Thánh Cha đã gửi tặng máy trợ hô hấp vào tháng Ba.

Quỹ Khẩn cấp của Bộ các Giáo hội Đông phương được thành lập ngày 18 tháng Tư, và Đức Thánh Cha đã gửi mười máy trợ hô hấp đến Syria và ba máy đến Nhà thương Thánh Giuse ở Giêrusalem, góp phần cung cấp những bộ chẩn đoán cho Gaza và Nhà thương Thánh gia của Bêlem.

Nhà thương của Bergamo, một trong những thành phố của Ý bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, đã nhận được 60.000 euro vào đầu tháng Tư và đồ vệ sinh đã được gửi đến nhà dưỡng lão vào giữa tháng đó.

Đức Giám mục Roma cũng thúc đẩy việc thành lập Quỹ Khẩn cấp trong các Hội Giáo hoàng Truyền giáo, với quỹ ban đầu là 750.000 đô la Mỹ được phân bổ cho các quốc gia truyền giáo.

Ngoài ra, thông qua Bộ các Giáo hội Đông phương, gần đây Đức Thánh Cha đã tặng 2.500 bộ xét nghiệm COVID-19 cho Bộ Y tế Gaza, vì trong vùng này rất khó biết được số lượng những người bị ảnh hưởng, do thiếu các xét nghiệm.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/6/2020]


Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Trong giờ Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi sống đời sống trọn vẹn với Đức Kitô

Trong giờ Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi sống đời sống trọn vẹn với Đức Kitô
© Vatican Media

Trong giờ Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi sống đời sống trọn vẹn với Đức Kitô

‘Chúa Giêsu kêu yêu cầu các môn đệ của Ngài thực hiện các đòi hỏi của Tin mừng một cách nghiêm túc, thậm chí cả khi phải có những hy sinh và cố gắng’

28 tháng Sáu, 2020 12:32

Hôm nay Đức Thánh Cha Phanxico nhắc lại những lời thách đố trong chương 10 của Thánh Mátthêu, trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài rằng đi theo Ngài đòi hỏi phải có hy sinh. Thật vậy, như Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu, nó đòi phải đặt Đức Kitô trên cả gia đình.

Những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha trước giờ đọc Kinh Truyền tin buổi trưa với đám đông “giãn cách xã hội” tập trung trong Quảng trường Thánh Phêrô. Dưới đây là toàn văn huấn từ, của Vatican (bản tiếng Anh).


******

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin mừng Chúa nhật này (x. Mt 10:37-42) vang lên mạnh mẽ lời mời gọi sống kết hiệp với Chúa trọn vẹn và không đắn đo. Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ của Ngài thực hiện những đòi hỏi của Tin mừng một cách nghiêm túc, thậm chí cả khi phải có những hy sinh và cố gắng.

Đòi hỏi đầu tiên mà Ngài gửi đến những người đi theo Ngài là hãy đặt lòng yêu mến Ngài trên cả tình cảm gia đình. Ngài nói: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, [...] Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy” (c. 37). Chắc chắn Chúa Giêsu không có ý xem thường tình yêu dành cho cha mẹ và con cái, nhưng Ngài biết rằng những mối ràng buộc gia đình, nếu được đặt lên hàng đầu, có thể đi lệch hướng khỏi những điều tốt lành thật sự. Chúng ta đã nhìn thấy điều này: một số hình thức hủ hóa trong các chính phủ xuất phát từ tình yêu dành cho gia đình lớn hơn tình yêu dành cho đất nước, và thế là họ đưa các thành viên gia đình vào các vị trí. Với Chúa Giêsu cũng tương tự như vậy: khi tình yêu lớn hơn Ngài thì điều đó không tốt. Tất cả chúng ta đều có thể đưa ra nhiều ví dụ liên quan đến vấn đề này, đó là chưa nói đến những tình huống trong đó tình cảm gia đình bị trộn lẫn với những lựa chọn đối nghịch lại với Tin mừng. Ngược lại, khi tình yêu dành cho cha mẹ và con cái được truyền cảm hứng và được làm tinh sạch bởi lòng yêu mến Thiên Chúa, thì nó sẽ hoàn toàn tốt lành và sinh hoa kết trái tốt đẹp cho chính gia đình và còn vượt xa hơn thế. Chúa Giêsu nói câu này với ý như vậy. Cũng vậy, chúng ta nhớ lại cách Chúa Giêsu quở trách các luật sĩ khiến cho cha mẹ của họ thiếu những thứ cần thiết cho họ với cái cớ là dâng lên bàn thờ, là dâng cho Giáo hội. Ngài trách mắng họ! Lòng yêu mến Chúa Giêsu thật sự đòi hỏi một tình yêu thương đích thực đối với cha mẹ và con cái, nhưng đặt việc tìm kiếm ích lợi cho gia đình trên hết luôn luôn dẫn đến con đường sai lệch.

Rồi Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy” (c. 28). Điều này có nghĩa là đi theo Ngài trên con đường chính Ngài đã đi, không tìm những con đường tắt. Không có tình yêu thương thật sự nào mà không có thập giá, nghĩa là không có cái giá phải trả đối với cá nhân. Và rất nhiều người mẹ, rất nhiều người cha hy sinh nhiều điều cho con cái của họ, và mang lấy những hy sinh, những thập giá thật sự, nhưng vì họ yêu thương chúng. Và khi được mang lấy cùng với Chúa Giêsu, thập giá không còn đáng sợ vì Ngài luôn luôn ở bên chúng ta để hỗ trợ chúng ta trong giờ phút thử thách khó khăn nhất, để ban cho chúng ta sức mạnh và lòng can đảm. Cũng như không cần phải lo lắng níu kéo lấy mạng sống của riêng mình với thái độ hoảng sợ và ích kỷ. Chúa Giêsu răn dạy:

“Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” – nghĩa là, vì yêu, vì yêu mến Chúa Giêsu, vì yêu thương tha nhân, để phục vụ người khác (c. 39). Đây là nghịch lý của Tin mừng. Nhưng về vấn đề này, chúng ta có nhiều, nhiều tấm gương. Tạ ơn Chúa! Chúng ta nhìn thấy điều đó trong những ngày này, không biết bao nhiêu người, không biết bao nhiêu người, đang mang những thập giá để giúp đỡ người khác, họ hy sinh để giúp đỡ người khác đang thiếu thốn trong đại dịch này … Nhưng luôn luôn cùng với Chúa Giêsu thì có thể làm được. Sự viên mãn của cuộc sống và niềm vui được tìm thấy qua cách cho đi bản thân cho Tin mừng và cho tha nhân, qua sự rộng mở, chào đón, và thiện hảo.

Khi làm như vậy, chúng ta trải nghiệm được sự quảng đại của Chúa và lòng tri ân. Chúa Giêsu nhắc chúng ta điều này: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, [...] Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, [...] người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (cc. 40-42). Tấm lòng quảng đại của Chúa xét đến ngay cả hành động nhỏ bé nhất của sự yêu thương và phục vụ cho anh chị em của chúng ta. Trở lại trong những ngày vừa qua, cha được nghe từ một linh mục quá xúc động vì trong giáo xứ của ngài, một thiếu nhi đến gặp ngài và nói, “Thưa cha, đây là số tiền tiết kiệm của con; không nhiều lắm. Chúng dành cho người nghèo, cho những người cần đến vì đại dịch.” Một điều nhỏ bé, nhưng lại là sự vĩ đại. Nó là một thái độ dễ lan truyền giúp mọi người chúng ta biết tri ân những người chăm sóc cho nhu cầu của chúng ta. Khi một người nào đó phục vụ chúng ta, chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta xứng đáng với mọi thứ. Không. Nhiều dịch vụ được thực hiện một cách nhưng không. Hãy nghĩ đến công việc của những người thiện nguyện, nó là một trong những điều lớn lao nhất về xã hội nước Ý. Những người thiện nguyện … và có bao nhiêu người trong số họ đã hy sinh mạng sống trong đại dịch này. Họ làm vì yêu, đơn giản để phục vụ. Lòng tri ân, trước hết sự cảm kích là thái độ tốt lành, nhưng nó cũng là nét đặc trưng của một người Kitô hữu. Nó là một dấu chỉ đơn sơ nhưng đích thực của Nước Thiên Chúa, là vương quốc của tình yêu nhưng không và lòng biết ơn.

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, Đấng yêu thương Chúa Giêsu hơn cả sự sống và là Đấng theo chân Ngài đến thập giá, giúp chúng ta luôn biết trình diện trước mặt Chúa với tâm hồn sẵn sàng, cho phép Lời Người xét xử thái độ và những chọn lựa của chúng ta.

__________________________________________

Sau Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha tiếp tục:

Anh chị em thân mến,

Thứ Ba tới, ngày 30 tháng Sáu, Hội nghị lần thứ tư của Liên minh Châu Âu và Liên Hợp quốc để “hỗ trợ cho tương lai của Syria và khu vực” sẽ diễn ra. Chúng ta cầu nguyện cho cuộc họp quan trọng này, để nó có thể cải thiện hoàn cảnh bi thảm của người dân Syria và những dân tộc lân cận, đặc biệt là người Li Băng, trong bối cảnh của những khủng hoảng xã hội chính trị và kinh tế thậm chí đã trở nên khó khăn hơn vì đại dịch. Hãy nghĩ đến thực tế có nhiều trẻ nhỏ đang bị đói, các bé chẳng có gì để ăn. Ước mong rằng các nhà lãnh đạo có thể xây dựng hòa bình.

Cha cũng kêu gọi mọi người cầu nguyện cho dân tộc Yemen, đặc biệt là trẻ em, các bé đang chịu đau khổ do hậu quả của cuộc khủng hoảng nhân đạo vô cùng nghiêm trọng, và cho những người bị ảnh hưởng bởi các trận lũ lụt nặng nề trong miền tây Ukraine; ước mong họ có thể trải nghiệm sự an ủi của Chúa và sự giúp đỡ của anh em của họ.

Cha gửi lời chào đến tất cả anh chị em từ Roma và anh chị em hành hương đến từ nước Ý và nhiều quốc gia khác. Cha có thể nhìn thấy quốc kỳ của Đức, của Ba Lan và nhiều cờ khác. Đặc biệt, cha chào những anh chị em đã tham dự Lễ theo nghi thức Công gô sáng nay ở Roma, cầu nguyện cho nước Cộng hòa Dân chủ Công gô. Người Công gô rất tuyệt vời.

Cha chúc anh chị em một Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng! Và Cha sẽ gặp anh chị em ngày mai Lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/6/2020]


Chỉ có 3 ngày sinh nhật được cử hành trong lịch phụng vụ

Chỉ có 3 ngày sinh nhật được cử hành trong lịch phụng vụ

Chỉ có 3 ngày sinh nhật được cử hành trong lịch phụng vụ

24 tháng Sáu, 2020

Các thánh thường được kính nhớ vào ngày chết của các ngài (ngày tái sinh của các ngài trong đời sống vĩnh hằng), nhưng có những ngoại lệ.


Giáo hội kính nhớ những ngày lễ các thánh trong suốt năm phụng vụ, và ngày lễ thường đánh dấu ngày vị thánh qua đời và bước vào cuộc sống trường sinh. (Một ngoại lệ đáng chú ý là lễ Thánh Gioan Phaolô II, được cử hành ngày 22 tháng Mười, kỷ niệm ngày ngài được bầu chọn lên ngôi giáo hoàng; hay lễ các thánh Zelie và Louis Martin, được cử hành vào ngày kỷ niệm kết hôn của các ngài.)

Tuy nhiên, Giáo hội kính nhớ ba ngày sinh nhật trong phụng vụ: sinh nhật Chúa Giêsu (25 tháng Mười Hai); sinh nhật Mẹ Maria (8 tháng Chín); và sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả (24 tháng Sáu).

Sinh nhật của Chúa Giêsu rõ ràng là ngày lễ trung tâm của người Công giáo, vì nó đánh dấu ngày thế giới đến để chiêm ngưỡng dung nhan của Thiên Chúa trở thành người phàm. Đó là lễ được bổ sung bởi một lễ khác trước đó chín tháng, Lễ Truyền tin ngày 25 tháng Ba, là thời điểm chúng ta kỷ niệm giây phút Nhập thế thật sự diễn ra, khi Chúa Giêsu được thụ thai trong lòng Mẹ Maria.

Việc cử hành ngày sinh nhật của Đức Mẹ cũng là một gia tài cho người Công giáo. Và cũng giống như lễ Giáng sinh được liên kết với một ngày lễ trước đó chín tháng, thì kỷ niệm sinh nhật Đức Trinh nữ vào ngày 8 tháng Chín hướng về chín tháng trước đó, ngược về ngày 8 tháng Mười Hai — khi chúng ta mừng thời khắc mẹ được thụ thai trong cung lòng thân mẫu Mẹ là Thánh Anna. Mẹ Maria là tinh tuyền. Mẹ là Vô nhiễm Nguyên tội.

Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả cũng mang tính biểu tượng phong phú. Ở đây chúng ta lại nhìn thấy mối tương quan của các ngày: sinh nhật Thánh Gioan sáu tháng trước canh thức Giáng sinh vì Thiên thần Gabrien nói với Mẹ Maria rằng người chị họ của Mẹ đã mang thai được sáu tháng, có nghĩa là Gioan lớn hơn Chúa Giêsu sáu tháng.

Dĩ nhiên, Gioan được sự chăm sóc đặc biệt của Mẹ Maria — cùng với thân mẫu của ngài. Vừa chịu thai Chúa Con bởi phép Chúa Thánh Thần, “Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con (tức là Gioan Tẩy giả) trong bụng nhảy lên.” Bà Êlisabét kể cho người em họ những gì xảy ra: “Tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.”

Truyền thống Giáo hội cho rằng trong cuộc gặp gỡ trước khi chào đời của hai người anh em họ này, Gioan đã được tràn đầy Chúa Thánh Thần và do đó khi sinh ra ông đã được thanh tẩy khỏi tội nguyên tổ. (Chúng ta đọc được trong Luca 1:15 cách Thiên thần Gabrien nói với cha của Gioan là ông Dacaria rằng điều này sẽ xảy ra: “Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần.”)

Trong loạt ảnh dưới đây, bạn có thể nhìn thấy những phế tích pháo đài của Hêrôđê, nơi mà truyền thống cho rằng Gioan Tẩy giả đã bị chặt đầu.

Chỉ có 3 ngày sinh nhật được cử hành trong lịch phụng vụ

Các hang động được tìm thấy trong khắp vùng Machaerus. Người ta tin rằng Thánh Gioan Tẩy giả bị nhốt ở một trong các hang này.

Chỉ có 3 ngày sinh nhật được cử hành trong lịch phụng vụ

Những ngọn đồi đá bao quanh Machaerus và con đường dẫn về cung điện.

Chỉ có 3 ngày sinh nhật được cử hành trong lịch phụng vụ

Quang cảnh từ trên đồi của Bờ Tây ở Machaerus trong một ngày mây mờ hiếm hoi.

Chỉ có 3 ngày sinh nhật được cử hành trong lịch phụng vụ

Quang cảnh những gì còn lại của Cung điện Hoàng gia tại Machaerus, địa điểm Salome nhảy múa trước Vua Hêrôđê và Gioan Tẩy giả bị chặt đầu.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/6/2020]


Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter ngày 21-25/6/2020


Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter ngày 21-25/6/2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter ngày 21-25/6/2020


21 tháng Sáu: Các con giới trẻ thân yêu, chúng ta hãy xin ơn có một tâm hồn mới qua sự chuyển cầu của thánh bổn mạng của các con #Thánh Aloysius Gonzaga, một người thanh niên can đảm không bao giờ trốn tránh phục vụ người khác, tới mức hy sinh mạng sống để chăm sóc cho các nạn nhân đại dịch. Xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta!

21 tháng Sáu: Trong Tin mừng Chúa nhật này (Mt 10:26-33) Chúa Giêsu mời gọi chúng ta không sợ hãi, hãy mạnh mẽ và vững tin trước những thách đố của cuộc đời, vì ngay cả khi chúng ta đi vào dòng nước ngược thì đời sống chúng ta vẫn được nghỉ ngơi vững chắc trong bàn tay của Chúa, Đấng yêu thương và chăm sóc chúng ta.

22 tháng Sáu: Lời Chúa được ban tặng cho chúng ta như Lời sự sống, nó biến đổi, canh tân, và không xét đoán để kết án, nhưng chữa lành và lấy sự tha thứ là mục tiêu. Lời là ánh sáng cho những bước đi của chúng ta!

23 tháng Sáu: Thiên Chúa tạo dựng chúng ta cho tình liên đới, cho tình huynh đệ. Hơn bao giờ hết, hiện nay khuynh hướng tập trung mọi sự vào bản thân, khiến cho xã hội theo chủ nghĩa cá nhân trở thành nguyên tắc dẫn đường, đã chứng minh là hão huyền. Chúng ta phải cẩn thận! Khi sự khẩn cấp qua đi chúng ta có thể dễ dàng rơi trở lại ảo vọng này.

24 tháng Sáu: Sự chào đời của #Thánh Gioan Tẩy Giả cho hai cha mẹ cao tuổi dạy chúng ta rằng Thiên Chúa không căn cứ vào lập luận và những khả năng giới hạn của con người chúng ta. Chúng ta phải học cách tin tưởng, biết thinh lặng trước mầu nhiệm của Chúa, và chiêm ngưỡng công trình của Người trong sự khiêm nhường và thinh lặng.

24 tháng Sáu: #Lời cầu nguyện trỗi lên từ sự vững tin rằng cuộc sống không phải là một điều tình cờ đến với chúng ta, nhưng là một mầu nhiệm huyền diệu truyền cảm hứng thi ca, âm nhạc, lòng biết ơn, lời ngợi khen, thậm chí là lời than phiền và khẩn xin cho chúng ta. #GeneralAudience

24 tháng Sáu: Trong những thời gian khó khăn này, công việc của anh chị em nhân viên hàng hải hoặc ngư phủ càng trở nên quan trọng hơn. Hôm nay cha muốn gửi đến anh chị em một thông điệp của hy vọng, vỗ về và an ủi.

25 tháng Sáu: Chúng ta hãy bắt đầu trở lại từ rất nhiều tấm gương của tình yêu quảng đại, cho đi nhưng không, mà trong những tháng qua đã cho thấy không biết bao nhiêu sự gần gũi, chăm sóc, và hy sinh cần có để nuôi dưỡng tình huynh đệ và sự chung sống. Bằng cách này, chúng ta sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng này.




[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/6/2020]


Người cha dượng, cha nuôi, và cha ruột, Thánh Thomas More là gương mẫu cho tất cả những người cha

Người cha dượng, cha nuôi, và cha ruột, Thánh Thomas More là gương mẫu cho tất cả những người cha

Người cha dượng, cha nuôi, và cha ruột, Thánh Thomas More là gương mẫu cho tất cả những người cha

19 tháng Sáu, 2020

Thánh Thomas More được nhớ đến vì lòng trung thành với lương tâm của ngài, nhưng tấm gương làm cha của ngài đôi khi không được chú ý.

Là bổn mạng của các luật sư và giới công chức, hôm nay Thánh Thomas More được vinh danh như một vị tử đạo của thế kỷ 16. Cũng như các tín hữu trong thời của ngài, nhiều người tiếp tục nhìn vào tấm gương vị tha của thánh nhân như một thành viên đầy quyền lực của chính phủ Anh, nhưng tấm gương lớn về vai trò làm người cha của ngài thường không được chú ý và bị coi thường.

Năm nay, lễ Thánh Thomas More rơi vào ngày tiếp theo sau Ngày của Cha. Thật phù hợp để chúng ta nhớ đến vai trò khó khăn của thánh nhân, vì một người cha buộc phải lựa chọn cho việc thỏa hiệp lương tâm của mình giữa một ông vua chuyên chế hoặc phục tùng Thiên Chúa.


Cam kết hôn nhân 

Nhiều người biết về Thánh Thomas More từ bộ phim đoạt giải Hàn lâm năm 1966, A Man for All Seasons, làm nổi bật những ngày cuối đời của thánh nhân.

Cương vị làm cha bắt đầu bằng một cam kết mạnh mẽ đối với sự thánh thiện của hôn nhân, một điều mà Thánh More thể hiện mẫu gương theo cách mạnh mẽ nhất – bằng việc bảo vệ sự thánh thiện của hôn nhân ngay cả cho đến khi chết.

Khi vua Henry VIII và vợ không thể mang thai một đứa con trai, nhà vua đã thỉnh cầu giáo hoàng vô hiệu hóa cuộc hôn nhân. Giáo hoàng từ chối — ngài không thể hủy bỏ một cuộc hôn nhân hợp lệ — điều đã khiến vua Henry ly khai Giáo hội Anh khỏi Giáo hội Công giáo, mở đường cho việc ly dị và tái hôn của ông.

Áp lực gia tăng ở Anh để thể hiện sự hân hoan đối với người vợ mới của nhà vua, và nhà vua yêu cầu cả vương quốc phải tuyên thệ thừa nhận tính hợp pháp của cuộc hôn nhân thứ hai của ông và nhà vua là người đứng đầu “giáo hội” mới.

Để trung thành với giáo hoàng và giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân, Thánh More biết rằng ngài không thể thề. Ngài đã từ chức rời bỏ vị trí đầy quyền lực của ngài là đại chưởng ấn, một trong những chức vụ cao cấp nhất trong chính phủ Anh. Khi ngài từ chối ký lời thề của vua, ngài bị bắt và bị giam trong Tháp Luân Đôn, không lâu sau đó bị xử tử vì tiếp tục cống hiến cho sự thánh khiết và bất khả phân ly của hôn nhân.


Phân định cương vị làm cha

Sự tận hiến mạnh mẽ của Thánh More cho sự thánh khiết của hôn nhân chiếm một phần không nhỏ trong lời cầu nguyện phân định cương vị làm cha của ngài, điều đã bắt đầu trước khi ngài kết hôn.

Là một người Công giáo nhiệt thành, Thánh More đã dành một phần tuổi trẻ để phân định đời sống tu trì, thậm chí còn đi xa tới mức dành vài ba tháng trong một tu viện của Dòng Thánh Brunô. Nhưng Thánh More nhận ra ngài chỉ được kêu gọi làm một người cha tinh thần – ngài có một tình yêu sâu sắc với đời sống gia đình đã thúc đẩy ngài nhận ra rằng Chúa gọi ngài tiến đến với ơn gọi hôn nhân.

Một năm sau khi rời tu viện Thánh Brunô, More kết hôn với người vợ đầu là Jane, có bốn người con với bà. Rõ ràng kinh nghiệm của thánh nhân khi phân định đời sống tu trì với các tu sĩ Dòng Brunô đã giúp chuẩn bị cho ngài trở thành một người cha tốt lành và thánh thiện – là người thể hiện sự dâng hiến cho vợ mình, người mà ngài đã có một đời hôn nhân hạnh phúc, và là ngài trở thành người chăm sóc cho những nhu cầu thể xác và tinh thần cho bốn đứa con của ngài.


Theo những bước chân Thánh Giuse

Cuộc hôn nhân của Thánh More với bà Jane ngắn ngủi khi bà qua đời sau chỉ sáu năm kết hôn. Không lâu sau, ngài kết hôn với một người phụ nữ tên Alice, tin rằng những đứa con nhỏ của ngài cần một người mẹ để giúp nuôi dạy chúng. Alice cũng là một góa phụ và có một con gái từ cuộc hôn nhân trước. More và Alice không có con với nhau, nhưng Thánh More noi theo gương của Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu. Ngài chào đón đứa con gái của Alice như con ruột của mình, đối xử với bé không khác gì bốn đứa con riêng của ngài với Jane.

Cam kết với cương vị làm cha của Thánh More thậm chí mở rộng hơn nữa. Ngài nhận nuôi con gái một người hàng xóm sau cái chết của mẹ bé, và cũng nhận nuôi một bé gái khác, nâng tổng số con của ngài lên tới bảy.

Khi ngài bị tống ngục, vợ con của ngài sẽ đến thăm ngài, thậm chí cố gắng thuyết phục ngài chiều theo yêu cầu của vua để ngài có thể trở về nhà. Nhẹ nhàng từ chối, và thay vào đó thúc giục gia đình mạnh mẽ trong đức tin và chạy trốn khỏi đất nước. Một trong những người con gái nuôi của ngài, Margaret Clement, là người con duy nhất hiện diện trong phúc tử đạo của ngài. 


Thiên Chúa là trên hết

Những lời cuối cùng của Thánh More là một lời tuyên xưng hùng hồn: “Tôi là một người phục vụ trung thành của nhà vua, và Thiên Chúa là trên hết.”

Hôm nay, một loạt video mới, Into the Breach, đề cập đến tầm quan trọng của cương vị làm cha. Được sản xuất bởi Dòng Hiệp sĩ Columbus, một tập phim giải thích “Văn hóa của chúng ta tấn công vào cương vị làm cha bằng cách cố làm cho nó không còn thích hợp.”

Nhưng chứng tá của Thánh Thomas More minh họa cho những gì các người đàn ông Công giáo cần phải cố gắng trong công việc và đời sống gia đình của họ, và tại sao cương vị làm cha lại trở nên thích hợp hơn bao giờ hết trong thế giới ngày nay. Là một công chức, một người chồng và một người cha của bảy đứa con, Thánh More thật đáng được kính trọng và ngưỡng mộ. Nhưng ngài luôn biết rằng vai trò chính là một người cha của mình là làm gương về đời sống Kitô hữu cho con cái của ngài – một vai trò mà trong trường hợp của riêng ngài, đòi hỏi ngài phải đối mặt với một trong nhà cầm quyền quyền lực nhất trái đất và hiến dâng mạng sống là một vị tử đạo … và trở thành thánh nhân.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/6/2020]


Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Lời cầu nguyện của Vua Đavít

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Lời cầu nguyện của Vua Đavít

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Lời cầu nguyện của Vua Đavít

‘Được Thiên Chúa ưu ái ngay từ khi còn nhỏ, vua được chọn cho một sứ mạng duy nhất sẽ đóng vai trò trung tâm trong lịch sử của dân Chúa và đức tin của chúng ta’

24 tháng Sáu, 2020 16:19

Tiếp Kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9.25 trong Thư viện của Điện Tông tòa Vatican.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, tập trung vào chủ đề: “Lời cầu nguyện của Vua Đavít” (Tv 18: 2-3, 29, 33).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu.

Buổi Tiếp Kiến chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

Dưới đây là bản dịch của Vatican (tiếng Anh):


***

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trên hành trình giáo lý về việc cầu nguyện, hôm nay chúng ta gặp Vua Đavít. Được Thiên Chúa ưu ái ngay từ khi còn nhỏ, vua được chọn cho một sứ mạng duy nhất sẽ đóng vai trò trung tâm trong lịch sử của dân Chúa và đức tin của chúng ta. Trong các Tin mừng, một số lần Chúa Giêsu được gọi là “con vua Đavít”; thật ra, cũng giống vua, Ngài sinh ra ở Bêlem. Theo những lời hứa, Đấng Mêxia sẽ xuất thân từ dòng dõi Vua Đavít: một vị vua hoàn toàn như lòng Chúa mong muốn, hoàn toàn vâng phục Đức Chúa, hành động của vua trung thành thể hiện chương trình cứu độ của Người (xem Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2579).

Câu chuyện của vua Đavít bắt đầu trên những ngọn đồi chung quanh Bêlem, nơi vua chăn đàn chiên của cha mình là Giêse. Vua vẫn còn là một cậu bé, là con út với nhiều anh trai. Tới mức khi tiên tri Samuen, làm theo lệnh truyền của Chúa, đi tìm vị vua mới, thì gần như cha của cậu đã quên đứa con trai út của mình (xem 1 Sm 16:1-13). Lúc đó cậu đang làm việc ngoài đồng: chúng ta có thể nghĩ đến cậu như một người làm bạn với gió, với những âm thanh của thiên nhiên, với những tia nắng mặt trời. Cậu chỉ có một người bạn đồng hành để an ủi linh hồn: chiếc đàn hạc của cậu; và trong suốt những ngày dài trải qua trong cô độc, cậu rất thích chơi đàn và ca hát dâng lên Đức Chúa, cậu cũng chơi với chiếc ná của mình.

Vì vậy, trước hết Đavít là một mục đồng: một người chăm sóc cho các con vật, người bảo vệ chúng trước những mối hiểm nguy đang đến, người cung cấp cho chúng thức ăn bổ dưỡng. Theo thánh ý của Chúa, khi vua Đavít phải chăm sóc cho dân tộc của ông, thì mọi việc ông làm sẽ không có gì khác. Đây là lý do tại sao hình ảnh của người chăn chiên thường xuất hiện trong Kinh Thánh. Ngay cả Chúa Giêsu cũng miêu tả Ngài là “người mục tử nhân lành,” với thái độ rất khác so với kẻ làm thuê; Ngài hiến mạng sống thay cho đàn chiên, Ngài hướng dẫn chúng, Ngài biết từng con chiên (xem Ga 10:11-18).

Đavít học được rất nhiều từ công việc trước đây của nhà mình. Vì vậy, khi tiên tri Nathan quở trách vua về trọng tội của vua (xem 2 Sm 12:1-15), Vua Đavít ngay lập tức hiểu rằng vua đã là một người chăn chiên xấu, rằng vua đã tước đoạt từ một người đàn ông khác con chiên duy nhất mà người đó yêu quý, rằng nhà vua không còn là một người phục vụ khiêm nhường nữa, nhưng là một con người tham lam quyền lực, một kẻ xâm phạm cướp bóc và làm hại người khác.

Một đặc điểm tiêu biểu thứ hai trong ơn gọi của Đavít là tâm hồn của một thi sĩ. Từ quan sát nhỏ này, chúng ta có thể luận ra rằng Đavít không phải là một người thiếu óc thẩm mỹ, như trường hợp thường xảy ra với những cá nhân buộc phải sống thời gian dài cách ly khỏi xã hội. Ngược lại, vua là một người nhạy cảm yêu âm nhạc và ca hát. Cây đàn hạc của vua luôn đồng hành với ông: thỉnh thoảng cất lên bài tụng ca niềm vui của Thiên Chúa (xem 2 Sm 6:16), lúc khác lại diễn tả lời ta thán, hoặc thú tội của riêng mình (xem Tv 51:3).

Thế giới hiện ra trước mắt vua không phải là một khung cảnh im lặng: khi những điều mở ra trước mắt vua thì vua quan sát thấy một mầu nhiệm lớn hơn. Đó chính là nơi sự cầu nguyện trỗi lên: từ niềm vững tin rằng cuộc sống không phải là một điều tình cờ đến với chúng ta, nhưng là một mầu nhiệm huyền diệu truyền cảm hứng thi ca, âm nhạc, lòng biết ơn, lời ngợi khen, thậm chí là lời ca thán và khẩn xin cho chúng ta.. Khi một con người thiếu chiều kích thi sĩ đó, chúng ta có thể nói là khi tính thơ bị mất đi, thì tâm hồn của người đó trở nên khuyết tật. Do đó, truyền thống nói rằng Vua Đavít là người nghệ sĩ vĩ đại qua những tác phẩm Thánh vịnh. Nhiều Thánh vịnh ngay từ đầu đã có sự liên hệ rõ ràng đến đức vua Israel, và về một số biến cố cao quý trong cuộc đời của ngài.

Vì thế, vua Đa vít có một ước mơ: đó là trở thành một người chăn chiên tốt lành. Đôi lúc vua sống đúng theo trách vụ đó, có những lúc khác thì ít hơn; tuy nhiên, điều quan trọng là trong bối cảnh lịch sử của ơn cứu độ, thì vua là một sứ ngôn của một vị Vua khác, là Đấng ông chỉ công bố và báo trước.

Hãy nhìn đến Đavít, hãy suy nghĩ về Đavít. Thánh thiện và tội lỗi, bị bắt bớ và là người bắt bớ, là nạn nhân và là kẻ sát nhân, đó là một nghịch lý. Đavít bao gồm tất cả trong điều này. Và chúng ta cũng đã để lại những biến cố trong cuộc đời thường đối chọi nhau; trong vở kịch cuộc đời, tất cả mọi người thường phạm tội vì sự mâu thuẫn. Có một sợi chỉ vàng đan kết suốt cuộc đời của vua Đavít: lời cầu nguyện của vua. Đó là tiếng nói không bao giờ bị dập tắt. Đavít thánh nhân cầu nguyện: Đavít tội nhân cầu nguyện: Đavít bị bắt bớ cầu nguyện; Đavít là kẻ bắt bớ cầu nguyện. Thậm cả Đavít kẻ sát nhân cầu nguyện. Đây là sợi chỉ vàng chạy xuyên suốt cuộc đời của ngài. Một con người cầu nguyện. Đó là tiếng nói không bao giờ bị câm lặng. Bất kể nó mang âm hưởng của sự hân hoan hay kêu cầu thì vẫn cùng là một lời cầu nguyện, chỉ có âm hưởng của nó thay đổi. Khi làm như vậy, Vua Đavít dạy chúng ta hãy để mọi sự đi vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa: niềm vui cũng như sai phạm, yêu thương cũng như đau khổ, tình bạn cũng như đau bệnh. Mọi sự đều có thể trở thành một lời dâng lên với “Ngài” là Đấng luôn lắng nghe chúng ta.

Đavít, người hiểu được sự cô độc, thực sự lại không bao giờ cô đơn! Cuối cùng, đây là sức mạnh của việc cầu nguyện trong tất cả những người dành không gian cho nó trong cuộc sống của họ. Cầu nguyện trao cho anh chị em sự cao quý, và Đavít là cao quý vì ông cầu nguyện. Nhưng ông là một kẻ sát nhân cầu nguyện; ông sám hối và sự cao quý trở lại với ông nhờ lời cầu nguyện. Cầu nguyện trao cho chúng ta sự cao quý. Nó có khả năng bảo đảm mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng là Bạn đường thật sự trên hành trình của mỗi người nam và nữ, giữa hàng ngàn nghịch cảnh cuộc đời, tốt hay xấu: nhưng luôn luôn cầu nguyện. Tạ ơn Chúa. Lạy Chúa con đang sợ. Lạy Chúa xin hãy giúp con. Chúa ơi, xin tha thứ cho con. Niềm tin tưởng của Đavít quá lớn đến nỗi khi vua bị bắt bớ và phải chạy trốn, vua đã không để cho ai bảo vệ mình: “Nếu Chúa hạ nhục tôi theo cách như vậy, Người biết Người đang làm gì,” vì tính cao quý của cầu nguyện đặt chúng ta trong bàn tay của Chúa. Đôi bàn tay đã bị thương tích vì yêu: đôi bàn tay vững chắc nhất mà chúng ta có.


Lời chào bằng tiếng Anh

Cha gửi lời chào các tín hữu nói tiếng Anh đang hiệp thông với chúng tôi qua phương tiện truyền thông. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Chúa đổ trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!


Lời chào bằng tiếng Tây Ban nha

Trong lời chào với các tín hữu nói tiếng Tây Ban nha, Đức Thánh Cha nhắc đến trận động đất lớn tấn công phía nam Mexico ngày hôm qua, gây thương vong và thiệt hại rất lớn. Ngài nói, “Chúng ta cầu nguyện cho tất cả mọi người. Xin sự trợ giúp của Chúa và của anh em ban cho họ sức mạnh và sự hỗ trợ. Thưa anh chị em, cha rất gần gũi với anh chị em.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/6/2020]


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Tàu Bệnh viện Giáo hoàng Phanxico tiếp tục hoạt động và trao tặng các giỏ lương thực căn bản trong vùng Amazon

Tàu Bệnh viện Giáo hoàng Phanxico tiếp tục hoạt động và trao tặng các giỏ lương thực căn bản trong vùng Amazon

Tàu Bệnh viện Giáo hoàng Phanxico tiếp tục hoạt động và trao tặng các giỏ lương thực căn bản trong vùng Amazon

22 tháng Sáu, 2020

Trung tâm y tế di động phục vụ hàng trăm ngàn người trong những cộng đồng ven sông của Brazil, và việc chăm sóc này chưa bao giờ trở nên cần thiết hơn hiện nay.

Tàu bệnh viện Giáo hoàng Phanxico đã phải tạm dừng hoạt động khi bắt đầu đại dịch COVID-19, vì những cảng sông của khu vực Amazon bị đóng cửa như một biện pháp cần thiết để giảm sự lây lan của coronavirus. Tuy nhiên, hiện đã được khoảng một tháng kể từ ngày bệnh viện di động quay trở lại những vùng nước của Sông Amazon để phục vụ các cộng đồng ven sông ở phía tây Pará (Brazil). Tại đó, tàu cung cấp những giỏ thức ăn và bộ dụng cụ vệ sinh cho các gia đình đã bị cô lập hơn vì cuộc khủng hoảng sức khỏe thế giới.

Đức Giám mục Bernardo Bahlmann thuộc giáo phận Óbidos, Pará, giải thích rằng các dịch vụ đã được kích hoạt lại với sự hỗ trợ cấp cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học São Francisco ở Bragança Paulista, São Paulo:

“Chúng tôi khởi động trở lại vì chúng tôi nhận thấy rằng ở vùng nông thôn, nơi virus chưa tiến đến, có rất nhiều người gặp các vấn đề về sức khỏe vì họ không thể lên thành phố. Trước hết, vì việc đó không được phép, nên theo một cách nói; tốt nhất bạn hãy luôn ở nhà. Tiếp đến, mọi người bắt đầu có nhu cầu vì có những người bị bệnh (tiểu đường, tim mạch ... ); họ vốn đã không có thuốc điều trị và ngày càng ít thức ăn. Vì những vấn đề đó, chúng tôi quyết định chiếc tàu có thể tiếp tục những hoạt động của nó trong khu tự trị này. Những việc này được thực hiện theo thỏa thuận với Ban Giám sát Y tế của chính phủ và Bộ Y tế. Vì vậy, con tàu đi đến một số địa điểm trong khu tự trị Óbidos, và thật may mắn, chúng tôi thấy virus gây bệnh COVID-19 chưa xuất hiện.”

Quà tặng của Đức Thánh Cha Phanxico

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe, các gia đình còn nhận được những giỏ thực phẩm và bộ dụng cụ vệ sinh cơ bản của Đức Giáo hoàng Phanxico tặng. Đức Giám mục Bahlmann nói, “Nhiều người đã bị đói.”

Những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi virus

Khi tàu bệnh viện hoạt động trở lại, các bác sĩ và nhân viên y tế không làm việc trực tiếp với những người bị nhiễm COVID-19, nhưng Đức cha Bahlmann hy vọng rằng tình trạng này sẽ thay đổi, vì con tàu sẽ sớm đến thăm các cộng đồng trong vùng lãnh thổ Amazon nơi coronavirus đang lây lan.

Mặc dù biên giới giữa các bang Pará và Amazonas bị đóng cửa, nhưng nó rất khó kiểm soát sự đi lại lén lút của người dân vì có rất nhiều các con sông trong khu vực. Nhiều người phải dựa vào cách di chuyển này để mua sắm và để được chăm sóc y tế. Vì thế, việc đảm bảo cung cấp những nhu cầu cơ bản cho người dân trong vùng Amazon đồng thời bảo vệ họ khỏi virus là một thách thức lớn. Tuyến đường sông chính trong khu vực, là chính con sông Amazon, bao gồm các thành phố là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch ở Brazil — trong đó có Manaus và Belém, thành phố thủ phủ của bang Amazonas và Pará.

Ngoài ra, còn có sự quan tâm về việc tàu bệnh viện sẽ đến thăm các cộng đồng bản địa. Đức Giám mục Bahlmann đề cập đặc biệt là những ngôi làng thuộc vùng truyền giáo Tiryó, cách hơn 300 dặm về phía bắc của giáo phận Óbidos, trên biên giới giáp với Suriname. Trong số 1.300 người bản địa sống ở khu vực Brazilina của cộng đồng và thêm 1.000 người sống ở biên giới phía Suriname, virus đang lây lan và có một số trường hợp được xác nhận là COVID-19.

Những chuyến đi của tàu bệnh viện

Trong những điều kiện bình thường, tàu bệnh viện Giáo hoàng Phanxico thực hiện 2 hoặc 3 chuyến đi mỗi tháng, mỗi chuyến kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Được trang bị chủ yếu cho việc kiểm tra sức khỏe cơ bản, con tàu phục vụ khoảng một ngàn cộng đồng ven sông thuộc 12 thành phố trong Pará dọc theo sông Amazon. Từ tháng 8 năm 2019 đến cuối tháng 5 năm 2020, Tàu Bệnh viện Giáo hoàng Phanxico đã thực hiện 43.094 lượt thăm khám bệnh, mang lại lợi ích cho khoảng 700.000 người sống trên bờ con sông lớn nhất Trái đất.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/6/2020]