Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Các nhà khảo cổ có thể đã khám phá ra vị trí Chúa Giê-su thực hiện “phép lạ đàn heo”

Các nhà khảo cổ có thể đã khám phá ra vị trí Chúa Giê-su thực hiện “phép lạ đàn heo”

Aleteia-tiếng Tây ban nha
17 tháng Bảy, 2017
Các nhà khảo cổ có thể đã khám phá ra vị trí Chúa Giê-su thực hiện “phép lạ đàn heo”

Một phiến đá cẩm thạch được phát hiện với một câu khắc bằng tiếng Hê-brơ có thể cho thấy vị trí chính xác của biến cố này.

Tin mừng Mác-cô tường thuật việc Chúa Giê-su đến khu vực phía đông bắc Biển hồ Ga-li-lê, vùng Khi-nê-rê:
Đức Giê-su và các môn đệ sang tới bờ bên kia Biển Hồ, vùng đất của dân Ghê-ra-sa. Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người. Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá đập vào mình. Thấy Đức Giê-su tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: "Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi! " Thật vậy, Đức Giê-su đã bảo nó: "Thần ô uế kia, xuất khỏi người này! " Người hỏi nó: "Tên ngươi là gì? " Nó thưa: "Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm." Nó khẩn khoản nài xin Người đừng đuổi chúng ra khỏi vùng ấy. Ở đó có một bầy heo rất đông đang ăn bên sườn núi. Đám thần ô uế nài xin Người rằng: "Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia." Người cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo -chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó.
Gần đây, một nhóm các nhà khảo cổ khám phá ra một phiến đá cẩm thạch trong vùng bờ biển Khi-nê-rê, có một dòng chữ khắc bằng tiếng Hê-brơ có thể cho biết vị trí chính xác của biến cố này, được gọi là “phép lạ đàn heo.” Theo nhóm khảo cổ này, có thể biến cố đã xảy ra trong vùng Kursi, một thị trấn nằm trong vùng đất Gadarenes (hay Ghê-ra-sa), nằm ở phía nam Cao nguyên Golan.
“Sự có mặt của những người Do thái định cư gần bờ biển phía đông của Biển hồ Ga-li-lê là một hiện tượng lạ,” Haim Cohen giải thích, ông là một nhà nghiên cứu tại Đại học Haifa. Thật ra, sự có mặt này được khám phá do sự giảm sút mực nước biển cho phép các nhà nghiên cứu tìm thấy một cầu tàu nằm ẩn dưới mực nước và cạnh nó là vùng định cư Kursi. Phiến đá 1.500 tuổi được tìm thấy bên trong một tòa nhà có lẽ được dùng như một hội đường.
Phiến đá cẩm thạch soi sáng cho vấn đề. Với kích thước 1,40 m và 70 cm, trên mặt có một dòng chữ khắc bằng tiếng Hê-brơ trong đó các chuyên gia có thể nhận dạng được hai từ “amen” và “marmaria,” từ này có thể dịch sang hoặc là “Mary,” “cẩm thạch” hoặc “rabbi.” Cũng như đọc thấy trong Primeros CristianosIsrael En Línea, theo Giáo sư Mijal Artzi, toàn văn bản “bao gồm tám dòng; không có quá nhiều từ ngữ trong tiếng Hê-brơ được khắc trên phiến đá. Một giả định cho rằng người mà bản khắc này nói đến có một sức ảnh hưởng vô cùng lớn với người dân địa phương.”

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/07/2017]


Tòa Thánh với LHQ: ‘Các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp ngăn ngừa bạo lực, thăng tiến đạo đức’

Tòa Thánh với LHQ: ‘Các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp ngăn ngừa bạo lực, thăng tiến đạo đức’

Tòa Thánh với LHQ: ‘Các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp ngăn ngừa bạo lực, thăng tiến đạo đức’
Theo Đức Tổng Giám mục Auza, những nhà lãnh đạo tôn giáo, như Thánh Teresa Calcutta, hình chụp trong một Thánh Lễ ở Roma năm 1997, ‘giúp ngăn ngừa sự kích động bạo lực và thăng tiến đạo đức.’ - EPA
15/07/2017 12:05
(Vatican Radio) Tòa Thánh khen ngợi một chương trình hành động của LHQ cho các nhà lãnh đạo tôn giáo để ngăn ngừa sự kích động bạo lực và có thể dẫn đến những tội ác tàn bạo, và nói rằng họ cũng làm thăng tiến những xã hội hòa bình và bao dung.
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, nói rằng Tòa Thánh “không thể hỗ trợ từng mục tiêu trong tất cả 177 mục tiêu” của chương trình nhưng nói rằng Tòa Thánh sẽ thể hiện “một bước đi chủ đạo, thực tế” hướng đến một xã hội và văn hóa tốt hơn.
Ngài nói rằng ơn thiên triệu của các nhà lãnh đạo và các cộng đồng tôn giáo “là thực hiện và khơi nguồn cảm hứng cho những hoạt động nhắm mục đích giúp xây dựng các xã hội biết đặt nền tảng trên sự tôn trọng sự sống và nhân phẩm, bác ái, huynh đệ, nó vượt xa hơn cả lòng khoan dung và sự đoàn kết.”
Cho dù trọng tâm đặt vào những nhà lãnh đạo tôn giáo, Đức Tổng Auza nói rằng “trách nhiệm ban đầu” bảo vệ “những người vô tội khỏi các hoạt động thù nghịch” thuộc về các chính phủ quốc gia.
Nhưng ngài nói rằng sự ra đời của chương trình là “một sự thừa nhận khiêm nhường của cộng đồng quốc tế rằng những người đang bị kích động bạo lực bởi những động lực mạo danh tôn giáo sẽ không mang tính thuyết phục hiệu quả như mong muốn qua cách lập luận muôn thuở của những người được cho là không theo tôn giáo hoặc bởi chủ nghĩa duy vật kinh tế.”
Đức Tổng Giám mục Auza kết luận, các nhà lãnh đạo tôn giáo, ngoài việc giúp ngăn  ngừa bạo lực, ban đầu thúc đẩy “sự thăng tiến đạo đức và từ đó xây dựng nên những xã hội hòa bình và bao dung trong đó những tội ác tàn bạo không thể chấp nhận được, hơn thế nữa, là không thể tưởng tượng được.”
Dưới đây là toàn văn bài tham luận:
Tham luận của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc
Khởi động Kế hoạch Hành động cho các Nhà Lãnh đạo Tông giáo và Những Nhà Hoạt động để ngăn ngừa sự Kích động Bạo lực có thể dẫn đến những Tội ác Tàn bạo
Liên Hợp quốc, New York, 14 tháng Bảy 2017
Kính thưa quý ngài, thưa quý vị đồng trình bày tham luận,
Thưa quý vị,
Tôi rất vui mừng được có mặt trong buổi khởi động Chương trình Hành động này, với mục đích giúp “hiểu rõ hơn, làm cụ thể hơn và khuyến khích tiềm năng của những nhà lãnh đạo tôn giáo để ngăn ngừa sự kích động và bạo lực mà nó có thể dẫn đến, đồng thời kết hợp công cuộc của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong những nỗ lực rộng lớn hơn để ngăn ngừa những tội ác tàn ác.” (p. 3).
Kết quả của ba năm làm việc căng thẳng, Kế hoạch trước hết được nhắm đến cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và những nhà hoạt động, nhưng cũng đưa ra những đề nghị chi tiết cho các Nhà nước và các tổ chức thuộc chính phủ, các tổ chức dân sự, và truyền thông, ý thức được rằng việc ngăn ngừa sự diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh trừng sắc tộc và những tội ác chống lại nhân loại đòi hỏi những đóng góp và cộng tác của mỗi người chúng ta và của tất cả các cộng đồng và tổ chức.
Trong khi Tòa Thánh không thể hỗ trợ từng mục trong tất cả 177 kết quả nhắm đến gồm có trong chín nhóm khuyến nghị theo chủ điểm của Kế hoạch và 35 mục tiêu, kế hoạch tổng thể trình bày một bước đi trọng đại, thực tế hướng tới thăng tiến một văn hóa và xã hội phù hợp với điều mà Tài liệu Kết luận của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 gọi là Trách nhiệm Bảo vệ.
Tôi xin chia sẻ vắn tắt ba vấn đề.
Trước hết, tôi xin nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong Kế hoạch nói rằng “các Chính phủ phải có trách nhiệm ban đầu bảo vệ công dân thoát khỏi những tội ác tàn bạo, cũng như những sự kích động của chúng.” Điều này phù hợp với các Mục 138 và 139 trong Kết luận của Hội nghị Thượng Đỉnh Thế giới 2005, trong đó trình bày trách nhiệm bảo vệ ban đầu rơi vào chính phủ các quốc gia, nhưng không mang tính độc quyền. Sau đó cộng đồng quốc tế được kêu gọi, “theo mức độ phù hợp, khuyến khích và giúp các Nhà nước thực thi trách nhiệm này.” Sự khuyến khích và giúp đỡ này có thể dưới nhiều hình thức, trong đó điều tôi muốn nhắc lại là trách nhiệm kìm chế tránh kích động sự căng thẳng và xung đột ở những Nhà nước thứ ba có thể châm ngòi cho vấn đề, hay tệ hơn nữa thành mảnh đất nảy sinh những tội ác do thù hận như đã nói đến.
Gần đây đã có những chú ý đến vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong việc ngăn ngừa các tội ác hung tàn — và đây là điểm đáng mừng, vì các nhà lãnh đạo tôn giáo có nhiều điều để đóng góp — nhưng, cuối cùng, chính các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức rõ ràng không có những phương tiện để chặn đứng những sự hung tàn. Họ có thể tác động đến thái độ và tâm lý, nhưng họ không sở hữu những phượng tiện và nguồn lực để chặn đứng những sự tàn sát hàng loạt mà chỉ có các Nhà nước mới sở hữu, như các cơ quan hành pháp và các lực lượng vũ trang. Tôi thật sự rất mừng về sự đánh giá nổi bật vai trò hữu ích của các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhưng vấn đề quan trọng là phải duy trì sức tập trung chính vào trách nhiệm ban đầu của các chính phủ quốc gia và cộng đồng quốc tế hành động và bảo vệ những người vô tội khỏi những hành động hung tàn.
Vấn đề thứ hai là, như Kế hoạch nhấn mạnh, “các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động có thể” — và tôi muốn nhấn mạnh thêm nữa — “đóng một vai trò đặc biệt có sức thuyết phục” trong việc ngăn ngừa những sự hung tàn, “vì họ có khả năng tạo sức ảnh hưởng đến hành vi của những người theo họ và chia sẻ cùng một niềm tin.”
Đáng buồn, sức ảnh hưởng này đã bị lạm dụng bởi một số nhà lãnh đạo tôn giáo sử dụng sai uy quyền và sức ảnh hưởng của họ để khuyến khích hoặc biện minh cho những sự tàn ác. Nhưng điều tích cực là, chúng ta đã nhìn thấy ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo tôn giáo lên án những lạm dụng đó, nhấn mạnh rằng bạo lực chống lại người khác nhân danh Chúa là một sự báng bổ  kinh khủng chống lại Danh Thiên Chúa và là một sự báo hại lớn nhất cho chính tôn giáo đó.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các cộng đồng được kêu gọi phải giữ vững tinh thần Trách nhiệm Bảo vệ bằng cách gắn kết vào công cuộc đối thoại liên tôn và thúc đẩy hòa bình trong các cộng đồng của họ. Sứ mạng của họ là thực hiện và khơi gợi cảm hứng cho những hành động nhắm mục tiêu giúp xây dựng những xã hội biết đặt nền tảng trên sự tôn trọng sự sống và nhân phẩm, bác ái, huynh đệ, nó vượt xa hơn cả lòng khoan dung và sự đoàn kết.
Kế hoạch đưa ra cho các nhà lãnh đạo tôn giáo nhiều sự thuận lợi và những điều kiện tốt nhất để dự phòng cho những người đến những nơi thờ phụng chỉ mang một nửa sự thật mà những nhà tư tưởng có thể sử dụng để kích động họ thù ghét hơn là yêu thương, tấn công hơn là phục vụ tha nhân. Sự ra đời của chương trình hướng trực tiếp đến các nhà lãnh đạo tôn giáo là một sự thừa nhận khiêm nhường của cộng đồng quốc tế rằng những người đang bị kích động bạo lực bởi những động lực mạo danh tôn giáo sẽ không mang tính thuyết phục hiệu quả như mong muốn qua cách lập luận muôn thuở của những người được cho là không theo tôn giáo hoặc bởi chủ nghĩa duy vật kinh tế. Hơn thế, họ cần những tranh luận tôn giáo có giá trị cho thấy rằng những cách giải thích sách thánh xui giục bạo lực của những người cực đoan là không trung thực với văn bản và với Thiên Chúa mà họ tuyên bố phục vụ; họ cần những phản đề đầy thuyết phục gieo trồng những hạt giống hòa bình và tiêu diệt những mầm mống bạo lực.
Hiện tượng bạo lực có động lực từ tôn giáo là một thách đố đặc biệt liên quan đến sự biện hộ và bảo vệ sự Tự do của Tôn giáo hoặc Niềm tin. Hiểu được những động lực nằm ở gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố và bạo lực rất phức tạp và đòi hỏi sự suy xét và phân tích thật cẩn thận, và còn phải cẩn thận nhiều hơn khi có một chiều kích tôn giáo trong đó. Chỉ các nhà lãnh đạo tôn giáo mới được đặt vào vị trí để đưa ra những suy xét đó. Đức Giáo hoàng Phanxico đã giúp đặt ra những không gian cho sự suy xét này để các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể đóng góp vào cuộc tranh luận nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố có động lực thuộc tôn giáo.
Nhận thấy rõ ràng  chiều kích tôn giáo trong một số cách diễn đạt của chủ nghĩa bạo lực đầy nguy hiểm, và chúng ta có thể hiểu được sự miễn cưỡng của các chính phủ và các cơ quan quốc tế khi làm việc này. Vì thế, sự đóng góp quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo tôn giáo cho sự tranh luận này là giúp mọi người hiểu rằng việc nhận biết chiều kích tôn giáo của một số chủ nghĩa bạo lực, hay đúng hơn là sự xuyên tạc tôn giáo cho những mục đích bạo lực, không có nghĩa là đánh đồng tôn giáo, hay là một tôn giáo nào đó, hay toàn bộ một cộng đồng tôn giáo, với bạo lực.
Trong bài diễn văn ngày 28 tháng Tư trước các tham dự viên của Hội nghị Hòa bình Quốc tế ở Cairo, Đức Giáo hoàng Phanxico đã nhấn mạnh rằng “tôn giáo không phải là một vấn đề nhưng là một phần của giải pháp.” Để “chống lại một cách hiệu quả hành động độc ác của những người khích động thù hận và bạo lực,” ngài nói, “chúng ta cần phải đồng hành với giới trẻ, giúp họ trên con đường trưởng thành và dạy họ cách đáp lời lại cho những luận lý gây bất hòa của tội ác bằng cách kiên trì hoạt động vì sự phát triển của sự tốt lành, … mỗi ngày biến không khí bị ô nhiễm với lòng thù hận thành khí ô-xi của tình huynh đệ.”
Đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo thực hiện công việc này, ngài nói, điều quan trọng là tôn giáo không “được chuyển sang cho lãnh vực hoạt động riêng tư, dường như nó không phải là một chiều kích quan trọng của nhân vị và xã hội,” vì những khuynh hướng thế tục hóa có thể châm thêm dầu cho những ngọn lửa đang bị nhóm lên bởi những người muốn dùng những động cơ tôn giáo hướng đến mục đích cuối cùng là bạo lực. Chỉ bó khuôn tôn giáo vào phạm vi tình thân của con người có nguy cơ tạo nên sự phát triển một văn hóa bất khoan dung, đây là một lý do tại sao các nhà cầm quyền quốc gia phải nhận biết và phải bảo đảm sự tự do tôn giáo như là một quyền con người căn bản bất biến.
Đức Giáo hoàng Phanxico tiếp tục nói ở Cairo, thiện ích chung xuất phát từ tôn giáo phải được trân trọng và thúc đẩy để các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể “lật lớp mặt nạ ngụy trang như là sự thánh thiêng theo chủ đích, … tố giác nhưng vi phạm về nhân vị và nhân quyền, … cố gắng biện minh cho mọi hình thức thù địch nhân danh tôn giáo, và … lên án những cố gắng này như là các bức tranh biếm họa ngẫu thần Thiên Chúa.”
Điểm thứ ba và là điểm cuối cùng liên quan đến tầm quan trọng của sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo vào cuộc đối thoại liên tôn đầy ý nghĩa, nó là trọng tâm của khuyến nghị chủ đề thứ năm.
Đây là điều Đức Giáo hoàng Phanxico đã nhấn mạnh cả bằng lời nói và hành động kể từ ngày được bầu chọn năm 2013. “Đối thoại liên tôn,” ngài viết trong tông huấn vạch ra con đường cho triều đại của ngài, “là một điều kiện cần thiết cho hòa bình trên thế giới.” Ngài nói rất tỉ mỉ về tính thuyết phục đó vào tháng Một trong bài diễn từ hàng năm trước ngoại giao đoàn đến trình ủy nhiệm thư tại Tòa Thánh. Ngài mô tả cách thức đối thoại liên tôn, ngoài những hoa trái trực tiếp xuất phát từ điều đó cho các tín hữu, cung cấp cho các dân tộc trên thế giới một ví dụ điển hình để thảo luận những sự khác biệt của họ, phát triển lòng tôn trọng lẫn nhau trên những cách nhìn, và đồng hành với nhau hướng đến hòa bình và những mục tiêu chung.
Những người với động lực tôn giáo, được đánh động bởi tiếng gọi của Thiên Chúa để tôn trọng phẩm giá của người khác được Thiên Chúa trao ban và yêu thương tha nhân, ngài nói, có một trách nhiệm đặc biệt để thể hiện cho mọi người thấy cách trao đổi về những vấn đề sâu thẳm nhất và quan trọng nhất và làm việc với lòng tôn trọng trên những gì có thể chia rẽ. Ngoài ra, họ cho những người trung thành thấy cách chống lại với sự bất công và tìm ra gốc rễ của những nguyên nhân cá nhân và xã hội của sự bất hòa có thể dẫn đến chiến tranh, để loại bỏ bạo lực và báo thù trong việc chứng minh quyền của một người, để vượt qua sự ích kỷ và lòng thù hận tích tụ lại do thiếu lòng tha thứ, và để thực hiện những mối phúc thương xót để xây dựng một văn hóa hòa bình.
Đó là lý do vai trò và công cuộc của các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tín hữu nói chung, và đặc biệt là đối thoại liên tôn, là vô cùng quan trọng không chỉ trong việc ngăn ngừa sự kích động bạo lực giữa những người đồng đạo dễ bị ảnh hưởng, nhưng còn trong việc thăng tiến đạo đức và từ đó xây dựng những xã hội hòa bình và bao dung trong đó những tội ác tàn bạo không thể chấp nhận được, hơn thế nữa, là không thể tưởng tượng được.
Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/07/2017]