Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Những vụ cháy nghi vấn tại các nhà thờ trong miền tây Canada

Những vụ cháy nghi vấn tại các nhà thờ trong miền tây Canada

Những vụ cháy đáng ngờ tại các nhà thờ trong miền tây Canada

Jackan | Shutterstock

John Burger 

29/06/21


Các cuộc điều tra vẫn tiếp tục, vì những vụ cháy nổ có thể liên quan đến việc phát hiện ra những ngôi mộ không được đánh dấu tại các trường nội trú cũ cho người bản địa.

Một nhà thờ Công giáo ở tỉnh Alberta dường như là trường hợp mới nhất trong một chuỗi các vụ tấn công nhằm vào các nhà thờ ở miền tây Canada. Cảnh sát Hoàng gia Canada thuộc miền đông Calgary cho biết họ đang điều tra một vụ hỏa hoạn dường như được cố tình đốt hôm thứ Hai tại nhà thờ, trên đất của người Siksika bản địa.

Trong một diễn biến khác, National Post đưa tin Cảnh sát Hoàng gia ở New Hazelton thuộc miền tây bắc tỉnh British Columbia cho biết một đám cháy đã được báo cáo vào sáng sớm thứ Bảy trên vùng đất Gitwangak First Nation. Đây là một nhà thờ Anh giáo bị bỏ hoang, và ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt với thiệt hại rất ít và không có người bị thương. Một cuộc điều tra đang được tiến hành.

Ở miền nam British Columbia, bốn nhà thờ Công giáo — hai nhà thờ gần thị trấn Osoyoos và Oliver, một nhà thờ bên ngoài Hedley, và một ở Chopaka — đã bị thiêu rụi trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng Sáu đến ngày 26 tháng Sáu.

Các nhà thờ Công giáo ở các thành phố Saskatoon và Edmonton cũng bị phá hoại bằng sơn đỏ trong tuần qua.

Các đám cháy và sự phá hoại xảy ra sau việc phát hiện ra những gì được cho là hài cốt của trẻ em trong những ngôi mộ không được đánh dấu tại các trường nội trú cho người bản địa cũ ở thành phố Kamloops, B.C. và ở đông nam tỉnh Saskatchewan.

Nhiều trường học nội trú, trong hệ thống do chính phủ Canada thiết lập, được điều hành bởi các dòng tu Công giáo. Những người lãnh đạo các dân tộc bản địa ở Canada nói rằng các trường học được sử dụng để đồng hóa người bản địa. Một số người nói rằng trẻ em buộc phải trở lại Công giáo và phải từ bỏ ngôn ngữ và văn hóa bản xứ của mình. Đã có những cuộc gọi, gồm cả cuộc gọi từ Thủ tướng Justin Trudeau, yêu cầu Giáo hoàng Phanxicô đưa ra lời xin lỗi chính thức.

Hôm thứ Sáu, Guardian đưa tin Dòng Truyền giáo Mẹ Maria Vô nhiễm, dòng đã điều hành 48 trường học nội trú, bao gồm cả hai trường học cũ nơi tìm thấy những ngôi mộ không được đánh dấu của các trẻ em bản địa, cho biết họ sẽ công bố tất cả các tài liệu thuộc quyền sở hữu của họ.

Hôm thứ Ba, Hội đồng Giám mục Công giáo Canada đã thông báo rằng một phái đoàn gồm những người Bản địa sẽ đến yết kiến Đức Giáo hoàng Phanxicô tại Rôma từ ngày 17 đến ngày 20 tháng Mười Hai để “thúc đẩy các cuộc gặp gỡ đối thoại và hàn gắn có ý nghĩa”.

“Đức Giáo hoàng Phanxicô cam kết lắng nghe trực tiếp từ các Dân tộc Bản địa, bày tỏ sự gần gũi chân thành của ngài, giải quyết tác động của việc thuộc địa hóa và vai trò của Giáo hội trong hệ thống trường nội trú, với hy vọng trả lời cho sự đau khổ của các Dân tộc Bản địa và những ảnh hưởng của sự tổn thương tinh thần liên thế hệ đang diễn ra, một thông báo từ Hội đồng Giám mục cho biết. “Các Giám mục Canada vô cùng trân trọng tinh thần cởi mở của Đức Thánh Cha trong việc mở rộng lời mời gặp gỡ riêng từng nhóm trong ba nhóm đại biểu – First Nations, Métis và Inuit – cũng như buổi gặp gỡ cuối cùng với tất cả các đại biểu vào ngày 20 tháng Mười Hai năm 2021.”

Phái đoàn sẽ bao gồm những Người Cao niên và “Những người gìn giữ tri thức”, những người đã theo học tại các trường nội trú và thanh thiếu niên trên khắp đất nước, cùng với một nhóm nhỏ các Giám mục và những người lãnh đạo dân Bản địa.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/6/2021]


Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô: Lễ trọng hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô: Lễ trọng hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ

Thánh lễ và làm phép dây Pallium cho các Đức Tổng Giám mục Chính tòa
Lễ trọng hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô


Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô

Thứ Ba, 29 tháng Sáu, 2021

_____________________________


Hai vị đại Tông đồ của Tin mừng và là hai rường cột của Giáo hội: Phêrô và Phaolô. Hôm nay chúng ta cử hành kỷ niệm hai ngài. Chúng ta cùng nhau có cái nhìn kỹ hơn về hai chứng nhân đức tin này. Trung tâm câu chuyện không phải là những tài năng và khả năng của họ; trung tâm đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô đã thay đổi cuộc đời họ. Họ đã trải nghiệm một tình yêu chữa lành họ và giải thoát họ. Sau đó, họ trở thành những tông đồ và thừa tác viên về sự giải thoát cho người khác.

Phêrô và Phaolô được tự do vì họ đã được giải thoát. Chúng ta cùng suy gẫm về điểm trung tâm này.

Phêrô, một ngư phủ đến từ Galilê, được giải thoát khỏi cảm giác bất xứng và kinh nghiệm cay đắng của sự thất bại, nhờ tình yêu thương vô điều kiện của Chúa Giêsu. Dù là một người đánh cá lành nghề, rất nhiều lần giữa đêm khuya, ông đã nếm trải nỗi cay đắng thất vọng vì không đánh bắt được gì (xem Lc 5: 5; Ga 21: 5) và khi nhìn vào lưới trống không của mình, ông đã muốn gác mái chèo của mình. Dù mạnh mẽ và nóng nảy, nhưng Phêrô thường đầu hàng trước nỗi sợ hãi (xem Mt 14,30). Dù là một môn đệ nhiệt thành của Chúa, nhưng ông vẫn tiếp tục suy nghĩ theo những tiêu chuẩn thế gian, và do đó không hiểu và không chấp nhận ý nghĩa của thập giá Chúa Kitô (xem Mt 16:22). Ngay cả khi nói rằng mình đã sẵn sàng hy sinh mạng sống cho Chúa Giêsu, thì chỉ một nghi ngờ cho rằng ông là một trong các môn đệ của Chúa Kitô đã khiến ông hãi hùng chối bỏ Thầy (xem Mc 14: 66-72).

Nhưng Chúa Giêsu vẫn yêu thương Phêrô và sẵn sàng mạo hiểm với ông. Ngài động viên Phêrô không bỏ cuộc, thả lưới một lần nữa, bước đi trên mặt nước, tìm thấy sức mạnh để chấp nhận sự yếu đuối của mình, bước theo Ngài trên con đường của thập giá, hiến mạng sống cho anh chị em mình, để chăn dắt đoàn chiên của mình. Bằng cách này, Chúa Giêsu giải thoát Phêrô khỏi sự sợ hãi, khỏi những tính toán chỉ dựa trên các điều quan tâm của thế gian. Ngài đã cho ông lòng can đảm để mạo hiểm trong tất cả mọi thứ và niềm vui trở thành ngư phủ chài lưới người. Chính Phêrô là người được Chúa Giêsu kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em mình (xem Lc 22,32). Như chúng ta nghe trong Tin Mừng, Ngài đã trao cho ông chìa khóa để mở những cánh cửa dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa và quyền bính để cầm buộc và tháo cởi: để ràng buộc anh chị em của ông với Chúa Kitô và tháo cởi những nút thắt và xiềng xích trong cuộc đời họ (xem Mt 16,19).

Tất cả những điều đó chỉ có thể xảy ra – như chúng ta đã nghe trong bài đọc một – vì chính Phêrô đã được giải thoát. Những xiềng xích trói buộc ông làm một tù nhân đã bị vỡ tan, và như buổi đêm khi dân Israel được giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, ông được gọi hãy hối hả trỗi dậy, thắt dây lưng và xỏ dép để đi ra ngoài. Rồi Chúa đã mở những cánh cửa trước mặt ông (xem Cv 12: 7-10). Ở đây chúng ta nhìn thấy một lịch sử mới của việc mở cửa, giải phóng, những xiềng xích bị phá vỡ, cuộc xuất hành ra khỏi ngôi nhà nô lệ. Phêrô có kinh nghiệm về Lễ Vượt Qua: Chúa đã giải thoát cho ông.

Thánh Tông đồ Phaolô cũng trải nghiệm được sự tự do của Đức Kitô mang đến. Ông được giải phóng khỏi hình thức nô lệ áp bức nhất, đó là sự nô lệ cho cái tôi. Từ Saun, là tên của vị vua đầu tiên của Israel, ông trở thành Phaolô, có nghĩa là “nhỏ bé”. Ông cũng được giải thoát khỏi lòng nhiệt thành tôn giáo đã khiến ông trở thành một người sốt sắng bảo vệ các truyền thống của cha ông (xem Gl 1:14) và là một kẻ bắt bớ tàn khốc đối với người Kitô hữu. Được giải thoát. Việc tuân giữ theo tôn giáo chính thức và sự quyết tâm bảo vệ truyền thống, thay vì khiến ông mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và của anh chị em mình, đã khiến ông trở nên cứng lòng: ông là một người theo phái chính thống. Thiên Chúa đã giải thoát ông khỏi điều này, nhưng Ngài không cất khỏi ông những yếu đuối và gian khổ để làm cho sứ mạng loan báo Tin Mừng của ông thêm hiệu quả: sự căng thẳng của việc tông đồ, sự đau yếu về thể xác (xem Gl 4, 13-14); bạo lực và bách hại, đắm tàu, đói khát, và như chính ông nói với chúng ta, như một cái dằm đâm vào da thịt đau đớn (xem 2 Cr 12, 7-10).

Từ đó, Thánh Phaolô nhận ra rằng “những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1 Cr 1,27), để chúng ta có thể làm được mọi sự nhờ Đấng ban sức cho chúng ta (xem Pl 4:13), và không điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Người (xem Rm 8,35-39). Vì lý do này, vào cuối đời – như chúng ta nghe trong bài đọc hai – Thánh Phaolô đã có thể nói: “Có Chúa đứng bên cạnh,” và “Ngài sẽ cứu tôi khỏi mọi sự tấn công của sự dữ” (2 Tm 4:17). Phaolô có kinh nghiệm về Lễ Vượt Qua: Chúa đã giải thoát cho ông.

Anh chị em thân mến, Giáo hội nhìn đến hai con người phi thường của đức tin này và nhìn thấy hai vị Tông đồ đã giải phóng sức mạnh của Tin Mừng trong thế giới của chúng ta, chỉ vì trước hết chính các ông đã được giải thoát nhờ sự gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Giêsu không xét đoán họ hay làm nhục họ. Thay vào đó, Ngài chia sẻ cuộc sống của họ với tình thương yêu và sự gần gũi. Ngài hỗ trợ các ông bằng lời cầu nguyện của mình, và thậm chí có những lúc khiển trách các ông để khiến các ông thay đổi. Với Phêrô, Chúa Giêsu nhẹ nhàng nói: “Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin” (Lc 22,32). Và với Phaolô: “Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Cv 9: 4). Ngài cũng làm như vậy với chúng ta: Ngài bảo đảm với chúng ta về sự gần gũi của Ngài bằng cách cầu nguyện và chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha, và nhẹ nhàng khiển trách chúng ta mỗi khi chúng ta đi lạc đường, để chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh mà trỗi dậy và tiếp tục hành trình.

Chúng ta cũng đã được Chúa chạm đến; chúng ta cũng đã được giải thoát. Tuy nhiên, chúng ta cần được giải thoát hết lần này đến lần khác, vì chỉ một Giáo hội được giải thoát mới là Giáo hội khả tín. Như Phêrô, chúng ta được kêu gọi cho phép mình được giải thoát khỏi cảm giác ngã lòng trước việc thả lưới có lúc thất bại của chúng ta. Để được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi làm tê liệt chúng ta, khiến chúng ta tìm kiếm nơi ẩn náu trong những sự an toàn của bản thân, và cướp mất lòng can đảm của chúng ta để nói lời tiên tri. Như Phaolô, chúng ta được kêu gọi cho phép mình được giải thoát khỏi sự phô trương bề ngoài giả hình, thoát khỏi sự cám dỗ muốn thể hiện mình bằng sức mạnh của thế gian hơn là bằng sự yếu đuối để tạo không gian cho Thiên Chúa, thoát khỏi tính tôn giáo khiến chúng ta trở nên cứng nhắc và thiếu linh hoạt; thoát khỏi những liên kết đáng ngờ với quyền lực, và thoát khỏi nỗi sợ hãi bị hiểu lầm và bị tấn công.

Thánh Phêrô và Phaolô để lại cho chúng ta hình ảnh một Giáo hội được giao phó trong tay chúng ta, nhưng được Chúa hướng dẫn với sự trung tín và tình yêu dịu dàng, vì chính Ngài là Đấng hướng dẫn Giáo hội. Một Hội Thánh yếu đuối, nhưng tìm thấy sức mạnh trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Hình ảnh của một Giáo hội được giải thoát và có khả năng mang đến cho thế gian sự giải thoát mà bản thân thế gian không thể trao tặng: sự giải thoát khỏi tội lỗi và cái chết, thoát khỏi sự buông xuôi, khỏi cảm giác bất công và mất hy vọng đã chà đạp lên đời sống của những người nam và nữ của thời đại chúng ta.

Hôm nay trong lễ này và cả về sau, chúng ta hãy đặt câu hỏi rằng các thành phố của chúng ta, những xã hội của chúng ta và thế giới của chúng ta cần giải thoát tới mức độ nào? Phải phá vỡ bao nhiêu xiềng xích và phải mở ra bao nhiêu cánh cửa đã đóng chặt bấy lâu nay! Chúng ta có thể giúp mang đến sự giải thoát này, nhưng chỉ khi nào chúng ta trước hết cho phép bản thân được giải thoát bởi sự mới mẻ của Chúa Giêsu, và bước đi trong sự tự do của Chúa Thánh Thần.

Hôm nay, các vị Tổng Giám mục anh em của chúng ta nhận dây pallium. Dấu hiệu của sự hiệp nhất với Phêrô nhắc lại sứ mệnh của người mục tử hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Chính khi hiến mạng sống của mình, người mục tử được giải thoát, trở thành phương cách để mang lại sự giải thoát cho anh chị em của mình. Hôm nay, chúng ta cũng có sự tham dự của một Phái đoàn từ Tòa Thượng phụ Đại kết, được hiền huynh Bartholomew thân yêu của chúng ta cử đến nhân dịp này. Sự hiện diện chào đón của anh em là một dấu hiệu quý giá cho sự hiệp nhất trên hành trình giải phóng của chúng ta thoát khỏi những khoảng cách làm chia cắt những người tin Đức Kitô. Cảm ơn sự hiện diện của anh em.

Chúng tôi cầu nguyện cho anh em, cho tất cả các Mục tử, cho Giáo hội và cho tất cả chúng ta: xin được Chúa Kitô giải thoát, để chúng ta có thể trở thành những tông đồ giải thoát trên khắp thế giới.



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/6/2021]


Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27 tháng 6, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 27 tháng 6, 2021

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô


Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 27 tháng Sáu, 2021

_______________________________________


Anh chị em thân mến, Buongiorno!

Hôm nay trong bài Tin Mừng (xem Mc 5,21-43) Chúa Giêsu gặp hai hoàn cảnh bi đát nhất của chúng ta là cái chết và bệnh tật. Ngài đã giải thoát hai người khỏi những hoàn cảnh đó: một bé gái vừa chết khi người cha của em đi cầu xin sự giúp đỡ của Chúa Giêsu; và một người phụ nữ, bị băng huyết nhiều năm. Chúa Giêsu để cho bản thân Ngài được chạm đến sự đau khổ và cái chết của chúng ta, và Ngài thực hiện hai dấu chỉ chữa lành để cho chúng ta biết rằng sự đau khổ và cái chết đều không có lời nói cuối cùng. Ngài nói với chúng ta rằng chết không phải là hết. Ngài đã đánh bại kẻ thù này, là kẻ thù mà tự bản thân chúng ta không thể giải phóng cho mình.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này khi bệnh tật vẫn là trung tâm của các bản tin, chúng ta sẽ tập trung vào dấu chỉ khác đó là việc chữa lành người phụ nữ. Còn hơn cả sức khỏe của chị ấy, tình cảm của chị đã bị tổn hại. Tại sao? Chị ấy bị mất máu, và vì vậy theo quan niệm của thời đó, chị bị coi là không sạch. Chị là một người phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội; chị không thể có những mối quan hệ ổn định; chị ta không thể có chồng; chị không thể có một gia đình, và không thể có những mối tương quan xã hội bình thường, bởi vì chị ấy “không sạch”, một căn bệnh khiến chị trở nên “ô uế”. Chị sống một mình, với một trái tim bị thương tổn. Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là gì? Bệnh lao? Đại dịch? Không. Căn bệnh lớn nhất của cuộc đời là thiếu tình yêu; là không thể yêu thương. Người phụ nữ tội nghiệp này bị bệnh, vâng, vì mất máu, nhưng hậu quả là thiếu thốn tình yêu, vì chị ấy không thể ở với người khác. Và sự chữa lành giá trị nhất là những tình cảm. Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm được nó? Chúng ta hãy nghĩ về tình cảm của mình: chúng bị bệnh tật hay có sức khỏe tốt? Chúng có bị bệnh tật không? Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng.

Câu chuyện về người phụ nữ vô danh này – chúng ta hãy gọi chị như vậy, “người phụ nữ vô danh” –, là người mà tất cả chúng ta có thể tìm thấy chính mình trong đó, là một mẫu gương. Văn bản nói rằng chị ấy đã chạy chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau, “đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác” (câu 26). Chúng ta cũng vậy, không biết bao nhiêu lần chúng ta đã lao mình theo những phương thuốc sai lầm để làm thỏa mãn sự thiếu thốn tình yêu của chúng ta? Chúng ta nghĩ rằng thành công và tiền bạc làm cho chúng ta hạnh phúc, nhưng tình yêu không thể mua bán; nó là miễn phí.

Chúng ta giấu mình trong cái ảo, nhưng tình yêu thì hữu hình. Chúng ta không chấp nhận bản thân con người thật chúng ta và chúng ta giấu mình sau những vẻ bên ngoài giả tạo, nhưng tình yêu không phải là hình thức bên ngoài. Chúng ta tìm kiếm những giải pháp từ các pháp sư và từ các thầy pháp, để rồi thấy mình chẳng có tiền bạc và cũng không có bình an, giống như người phụ nữ đó. Cuối cùng, chị đã chọn Chúa Giêsu và chen mình vào đám đông để chạm đến áo của Chúa Giêsu. Nói cách khác, người phụ nữ đó tìm cách tiếp xúc trực tiếp, được chạm đến người của Chúa Giêsu. Đặc biệt trong thời gian này, chúng ta hiểu được sự tiếp xúc và các mối quan hệ quan trọng như thế nào. Điều tương tự với Chúa Giêsu: đôi khi chúng ta bằng lòng với việc tuân giữ một số giới luật và lặp đi lặp lại những lời kinh – nhiều khi giống như con vẹt –, nhưng Chúa chờ đợi chúng ta đến gặp gỡ Ngài, mở lòng ra với Ngài, vì như người phụ nữ đó, chúng ta chạm vào áo của Ngài để được chữa lành. Bởi vì, khi trở nên mật thiết với Chúa Giêsu, chúng ta được chữa lành trong tình cảm của mình.

Chúa Giêsu muốn điều đó. Thật vậy, chúng ta đọc thấy rằng, ngay cả khi bị đám đông xô đẩy, Ngài vẫn nhìn xung quanh để tìm xem ai đã chạm vào Ngài. Các môn đệ nói: “Thầy xem, đám đông chen lấn Thầy như thế…”. Không: “Ai đã chạm vào tôi?”. Đây là cái nhìn của Chúa Giêsu: có rất nhiều người, nhưng Ngài đi tìm một khuôn mặt và một tâm hồn tràn đầy niềm tin. Chúa Giêsu không nhìn tổng quát như chúng ta, nhưng Ngài nhìn vào từng cá nhân. Ngài không dừng lại ở những vết thương và sai lầm của quá khứ, nhưng vượt ra ngoài những tội lỗi và định kiến. Tất cả chúng ta đều có một lịch sử, và mỗi người chúng ta, trong thầm kín của mình, đều biết rõ những điều xấu xa trong lịch sử của chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu nhìn đến nó để chữa lành nó. Còn chúng ta, chúng ta thích nhìn những vấn đề xấu xa của người khác. Không biết bao nhiêu lần khi chúng ta nói chuyện, chúng ta lại rơi vào tình trạng buôn chuyện, tức là nói xấu người khác, “phê bình” người khác. Nhưng hãy xem: đây là chân trời nào của cuộc sống? Không như Chúa Giêsu là Đấng luôn luôn nhìn đến cách cứu thoát chúng ta; Ngài nhìn đến ngày hôm nay; thiện chí không phải là lịch sử xấu xa mà chúng ta mang. Chúa Giêsu vượt lên trên tội lỗi. Chúa Giêsu vượt ra ngoài những định kiến. Chúa Giêsu không dừng lại ở những vẻ bên ngoài, nhưng đi vào trong tâm hồn. Và Ngài chữa lành chị ta, người đã bị mọi người từ chối, một người phụ nữ ô uế. Ngài dịu dàng gọi chị “Này con” (câu 34) – phong cách của Chúa Giêsu là gần gũi, nhân hậu và dịu dàng: “Này con …” – và Ngài khen ngợi đức tin của chị ta, phục hồi lại sự tự tin cho chị.

Thưa anh chị em, anh chị em đang ở đây, hãy để Chúa Giêsu nhìn đến và chữa lành tâm hồn anh chị em. Cha cũng phải làm điều này: để cho Chúa Giêsu nhìn vào tâm hồn cha và chữa lành nó. Và nếu anh chị em đã cảm nhận được ánh mắt dịu dàng của Ngài nhìn đến anh chị em, hãy bắt chước Ngài và làm như Ngài đã làm. Hãy nhìn xung quanh: anh chị em sẽ nhìn thấy nhiều người sống bên cạnh anh chị em cảm thấy bị thương tổn và cô đơn; họ cần cảm thấy được yêu thương: hãy thực hiện từng bước. Chúa Giêsu yêu cầu anh chị em có một cái nhìn không dừng lại ở vẻ bên ngoài, nhưng là cái nhìn đi vào tâm hồn: một cái nhìn không phán xét, nhưng chào đón – chúng ta hãy ngừng phán xét người khác – Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta một cái nhìn không phán xét. Vì chỉ tình yêu mới hàn gắn cuộc đời. Xin Đức Mẹ là Đấng An ủi của những người đau khổ giúp chúng ta có thể xoa dịu những người với trái tim bị tổn thương mà chúng ta gặp trên hành trình của mình. Và đừng phán xét; đừng phán xét về thực tại cá nhân, xã hội của người khác. Thiên Chúa thương yêu tất cả mọi người! Đừng phán xét; hãy để người khác sống và cố gắng tiếp cận họ với tình yêu thương.


_____________________________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến! Hôm nay gần đến Lễ Các Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, cha xin anh chị em cầu nguyện cho Giáo Hoàng. Hãy cầu nguyện theo một cách đặc biệt: Giáo hoàng cần lời cầu nguyện của anh chị em! Cảm ơn anh chị em. Cha biết anh chị em sẽ làm như vậy.

Nhân Ngày cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông hôm nay, cha mời mọi người khẩn xin lòng thương xót và sự bình an của Chúa cho khu vực đó. Xin Chúa trợ giúp cho nỗ lực của những người đang cố gắng đối thoại và chung sống huynh đệ ở Trung Đông, nơi đức tin Kitô giáo được khai sinh và sống động, bất kể những đau khổ. Xin Chúa luôn ban cho những dân tộc thân yêu đó sự bình an, sự kiên trì và lòng can đảm.

Cha đảm bảo sự gần gũi với những người dân ở miền Tây Nam Cộng hòa Séc đã bị một cơn bão lớn tấn công. Cha cầu nguyện cho những người đã qua đời và người bị thương, và những người đã phải rời bỏ ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng của họ.

Cha gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em đến từ Rôma, từ nước Ý và các quốc gia khác. Cha nhìn thấy người Ba Lan, người Tây Ban Nha…. Có rất nhiều anh chị em ở đó và ở kia…. Ước mong chuyến viếng Mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô củng cố tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với Giáo hội trong anh chị em.

Cha chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng. Arrivederci!



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/6/2021]


Những vị thánh từng là vận động viên

Những vị thánh từng là vận động viên


Những vị thánh từng là vận động viên

Fair Use | Public Domain

Meg Hunter-Kilmer

26/06/21


Thể thao có thể là một công cụ tuyệt vời khi chúng ta tìm cách phát triển tính kỷ luật và lòng nhiệt thành.

Thật là một thách thức trong thế giới ngày nay khi theo đuổi tình yêu đối với thể thao mà không cho phép thể thao trở thành trung tâm cuộc sống của một người, hoặc thậm chí của cuộc sống của cả gia đình. Người vận động viên cũng như người hâm mộ có thể bị cám dỗ tìm kiếm sắc thái của họ trong cách thể hiện của họ hoặc cách thể hiện của đội mình yêu thích. Nhưng các thánh đã từng là vận động viên cho chúng ta thấy rằng có thể cân bằng giữa tình yêu đối với thể thao với đời sống tập trung vào cầu nguyện và phục vụ. Họ cũng nhắc nhở chúng ta rằng những người có sở thích bình thường đều có thể là thánh — và thể thao có thể là một công cụ tuyệt vời khi chúng ta tìm cách phát triển tính kỷ luật và lòng nhiệt thành.

Thánh Joseph Mukasa Balikuddembe (1860-1885) sinh ra tại Uganda ngày nay và trở thành một người hầu trong triều đình của nhà vua, nơi cậu trở lại đạo Công giáo và cuối cùng được chọn làm người đứng đầu cộng đoàn Công giáo. Giống như Thánh Charles Lwanga (người tiếp nối cậu làm người đứng đầu nhóm thiếu niên Công giáo phục vụ trong triều), Balikuddembe là một đô vật tài năng. Cậu cũng nổi tiếng là một người chạy nhanh và có sức bền dẻo dai, thường chạy khoảng 40 dặm (hơn 64 km) để đến với các tân tòng ở những vùng xa. Khi cậu phản đối quyết định của nhà vua về việc giết một giám mục Anh giáo, cậu đã xin được phép (ngày hôm sau) để chạy theo những người hành quyết và tạm dừng cuộc hành quyết. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng cậu đã đến quá muộn. Cậu đã thất bại không cứu được người bị kết án và chẳng bao lâu sau cậu cũng bị giết.

Tôi tớ Chúa Rosa Giovannetti (1896-1929) là một giáo lý viên người Ý và là một người chơi cello tài năng đã đi lưu diễn khắp nước Ý để tổ chức các buổi hòa nhạc phúc lợi hỗ trợ cho những người di cư và tị nạn mà cô phục vụ. Cô cũng chơi đàn piano và yêu thích môn bơi lội, lặn, đua thuyền, thậm chí thỉnh thoảng còn tham gia các cuộc thi bơi lội. Ngoài 30 tuổi, Rosa bị một căn bệnh về da đau đớn khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của cô khi 33 tuổi.

Chân phước Alberto Marvelli (1918-1946) là một cử nhân trẻ người Ý có bằng kỹ sư. Là một vận động viên chuyên, Alberto là một tay bơi lội và đá bóng xuất sắc (thường xuyên ghi bàn ở vị trí tiền đạo), đồng thời chơi cả bóng chuyền và bóng bàn. Tuy nhiên, chính việc chạy xe đạp của cậu lại chứng minh mang đến hiệu quả cao nhất; là một người lãnh đạo trong Công giáo Tiến hành, Alberto đi khắp nơi để quyên góp thực phẩm và quần áo, sau đó phân phát tất cả cho người nghèo — thậm chí cho luôn cả đôi giày hoặc chiếc xe đạp của mình nếu thấy có người cần. Cậu cũng hoạt động như một thành viên của cuộc kháng chiến, giải thoát những người bị Đức Quốc xã bắt giữ và bị giam trong các trại tập trung bằng cách phá khóa các toa tàu mà họ đang ở trong đó. Sau chiến tranh, Alberto được giao nhiệm vụ phân chia nhà ở và sau đó tranh cử vào vị trí chính trị. Anh đang đạp xe đến một cuộc họp bầu cử thì bị một chiếc xe tải đụng và thiệt mạng; sau khi chết, anh được bầu chọn vào vị trí.

Đấng Đáng kính Maria Orsola Bussone (1954-1970) là một thiếu nữ người Ý chơi guitar và yêu ca hát, đặc biệt là nhạc pop. Cô cũng yêu các môn thể thao, đặc biệt là môn trượt patin, trượt tuyết, bơi lội và chạy xe đạp. Là một thành viên của phong trào Focolare, Maria đã tham gia vào việc truyền giáo và phát triển cảm thức mạnh mẽ về vẻ đẹp của sự đau khổ khi nó được kết hợp với Thập giá. Cô bị điện giật khi sấy tóc lúc mới 15 tuổi.

Thánh Dulce Pontes (1914-1992) là một nữ tu người Brazil, người được đề cử giải Nobel vì công cuộc của chị với người nghèo. Là một người hâm mộ của đội bóng Ypiranga, cô thiếu nữ Dulce đã đến sân vận động để cổ vũ họ vào Chủ nhật hàng tuần cùng với cha cô. Nhưng cô không giới hạn tình yêu của mình dành cho môn bóng đá trong việc xem; Dulce cũng chơi bóng đá, cả trong trong tuổi thơ và sau này khi bước vào đời tu, chơi với trẻ em trên đường phố để mang lại niềm vui cho cuộc sống khó khăn của chúng. Dulce cũng xây dựng các bệnh viện và những bếp ăn yêu thương và chơi đàn accordion để giúp vui cho người lao động.

Tôi tớ Chúa Guido Schäffer (1974-2009) là một bác sĩ và chủng sinh người Brazil. Anh đã dành thời gian đến thăm người nghèo và chăm sóc y tế cho họ, tổ chức các nhóm cầu nguyện cho bạn bè, và lướt sóng ở gần nhà anh tại Copacabana. Theo một người bạn, Guido nói rằng “lướt trên một con sóng là một trải nghiệm hoàn hảo vì giống như được Chúa ôm lấy”. Anh đã gần hoàn thành lớp chủng sinh khi anh và một vài người bạn đi lướt sóng như một loại tiệc chia tay đời độc thân cho một người bạn sẽ kết hôn vào ngày hôm sau. Họ cùng nhau cầu nguyện trước khi đi, nhưng Guido sau đó bị ngã khỏi ván lướt, ván đánh trúng cổ và khiến anh bất tỉnh; anh đã chết đuối trước khi bạn bè kéo được xác anh vào bờ.

Đấng Đáng kính Matteo Farina (1990-2009) là một vận động viên và một nhạc sĩ trẻ, chơi guitar và yêu thích môn hóa học. Anh hy vọng trở thành một kỹ sư môi trường, nhưng được chẩn đoán bị ung thư não năm 13 tuổi và qua đời sáu năm sau. Trong thời gian bị bệnh, cậu chịu đựng với niềm vui và tiếp tục ôm lấy Chúa Giêsu như một thiếu niên bình thường — giữa việc luyện tập trong ban nhạc và những buổi hẹn hò với bạn gái. Trong nhiều năm, cậu tham gia vào môn karate, bóng rổ, thể dục dụng cụ, bóng đá, quần vợt và bóng chuyền.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/6/2021]


Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường của nước Cộng hòa Ba Lan nhân dịp phiên họp thứ XLII của Hội nghị FAO

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường của nước Cộng hòa Ba Lan nhân dịp phiên họp thứ XLII của Hội nghị FAO

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường của nước Cộng hòa Ba Lan,
Nhân dịp phiên họp thứ XLII của Hội nghị FAO

[Rôma, 14-18 tháng Sáu, 2021]


Kính gửi Ngài MICHAŁ KURTYKA
Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường
của nước Cộng hòa Ba Lan
Chủ tịch Hội nghị FAO lần thứ XLII

Thời điểm hiện tại, vẫn bị đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe, kinh tế và xã hội do Covid-19 gây ra, cho thấy rằng công việc mà FAO thực hiện nhằm tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt, chúng tiếp tục là những thách thức lớn của thời đại chúng ta. Bất kể những thành tựu đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua, nhiều anh chị em của chúng ta vẫn chưa được tiếp cận với nguồn dinh dưỡng cần thiết, cả về số lượng và chất lượng.

Năm ngoái, số người có nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, và những người cần được hỗ trợ cấp thời để tồn tại, đã vượt đến con số cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tình hình này có thể trở nên xấu hơn trong tương lai. Những cuộc xung đột, các hiện tượng thời tiết cực đoan, những cuộc khủng hoảng kinh tế, cùng với cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại là nguồn gốc của nạn đói và sự đói nghèo cho hàng triệu người. Do đó, để giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng gia tăng này, điều quan trọng là phải áp dụng các chính sách có thể giải quyết những nguyên nhân thuộc cơ cấu đã gây ra chúng.

Để đưa ra giải pháp cho những điều cần thiết này, điều quan trọng trên tất cả là bảo đảm rằng các hệ thống lương thực có tính linh hoạt, toàn diện, bền vững và có khả năng cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người. Theo quan điểm này, sự phát triển của một nền kinh tế tuần hoàn mang lại ích lợi, bảo đảm nguồn tài nguyên cho tất cả mọi người, ngay cả cho các thế hệ tương lai, và nó thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo. Yếu tố cơ bản để phục hồi sau cuộc khủng hoảng đang hoành hành chúng ta là một nền kinh tế lấy thước đo là con người, không chỉ nhắm đến lợi nhuận, mà bám chặt vào ích chung, tuân theo đạo đức và tôn trọng môi trường.

Việc tái thiết các nền kinh tế sau đại dịch mang đến cho chúng ta cơ hội để đảo ngược dòng chảy mà chúng ta đã đi theo cho đến nay, và đầu tư vào một hệ thống lương thực toàn cầu có khả năng chống lại các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Điều này bao gồm việc thúc đẩy một nền nông nghiệp bền vững và đa dạng, trong đó đánh giá đúng vai trò quý giá của việc canh tác gia đình và của cộng đồng nông thôn. Trên thực tế, thật là một nghịch lý khi chính những người sản xuất ra lương thực lại bị thiếu hoặc chịu sự khan hiếm lương thực. Ba phần tư người nghèo trên thế giới sống ở các vùng nông thôn và chủ yếu dựa vào nông nghiệp để kiếm sống. Tuy nhiên, do thiếu khả năng tiếp cận thị trường, quyền sở hữu đất đai, nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng và công nghệ, những người anh chị em này của chúng ta là những người dễ bị tổn thương nhất với tình trạng mất an ninh lương thực.

Tôi đánh giá cao và động viên những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đảm bảo rằng mỗi quốc gia có thể thiết lập các cơ chế cần thiết để đạt được sự tự chủ về lương thực cho mình, thông qua các mô hình phát triển và tiêu thụ mới, cũng như qua các hình thức tổ chức cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học địa phương (xem Tông huấn Laudato si', cs. 129 , 180). Việc sử dụng tiềm năng đổi mới để hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ và giúp họ nâng cao năng lực và tính linh hoạt có thể giúp ích rất nhiều. Ở góc độ này, công việc mà quý ngài đang thực hiện có tầm quan trọng đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, để bắt đầu sự phục hồi, bước căn bản là thúc đẩy một nền văn hóa quan tâm, sẵn sàng đối mặt với xu hướng vứt bỏ của chủ nghĩa cá nhân và hung hăng, đang hiện hữu trong xã hội của chúng ta. Trong khi một số gieo rắc những căng thẳng, đụng độ và sự hiểu lầm, ngược lại, chúng ta được mời gọi xây dựng một nền văn hóa hòa bình hướng tới các sáng kiến bao trùm mọi khía cạnh của cuộc sống con người và giúp chúng ta loại bỏ thứ virus thờ ơ với lòng kiên nhẫn và quyết tâm.

Các bạn thân mến, chỉ đơn thuần xây dựng các chương trình thì không đủ để tạo động lực cho hành động của cộng đồng quốc tế; cần phải có những hành động cụ thể như một điểm quy chiếu cho sự thuộc về phổ quát của gia đình nhân loại và quảng bá tình huynh đệ. Những hành động tạo điều kiện cho việc xây dựng một xã hội thúc đẩy giáo dục, đối thoại và bình đẳng.

Trách nhiệm cá nhân dẫn đến trách nhiệm tập thể, điều này khuyến khích gia đình các quốc gia thực hiện những cam kết cụ thể và hiệu quả. Điều cần thiết là “chúng ta không chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, những lợi ích đặc quyền. Chúng ta xem sự thử thách này như một cơ hội để chuẩn bị tất cả mọi người cho ngày mai, không loại trừ bất kỳ ai: tất cả mọi người. Vì nếu không có cái nhìn tổng quan thì không người nào có tương lai” (Bài giảng Lễ Lòng Chúa Thương xót, 19 tháng Tư, 2020).

Thưa ngài Chủ tịch Hội nghị, tôi xin gửi lời chào thân ái tới ngài, và tới ngài Tổng Giám đốc FAO, cùng các vị Đại diện của các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế khác, cũng như các vị đại biểu khác, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ngài vì nỗ lực của ngài. Bằng những cơ cấu và thể chế của mình, Tòa thánh và Giáo hội Công giáo ủng hộ công cuộc của Hội nghị này và đồng hành với quý ngài trong việc cống hiến cho một thế giới công bằng hơn, để phục vụ những anh chị em không có khả năng tự vệ và thiếu thốn của chúng ta.

Thân ái,

Phanxicô

Vatican, 14 tháng Sáu, 2021

___________________________________________________________

from L'Osservatore Romano , Year CLXI n. 132, Monday 14 June 2021, p.12


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/6/2021]


Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican

Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican

Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican

Các tù nhân của nhà tù Rôma yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican, trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican./ Vatican Media


Hannah Brockhaus

Vatican City, 21 tháng Sáu, 2021 / 05:05 am


Các tù nhân của nhà tù Rôma đã yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô sáng Thứ Hai tại Vatican, trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican.

Vatican cho biết một nhóm khoảng 20 tù nhân đã yết kiến Đức Giáo hoàng Phanxicô trước 9 giờ sáng ngày 21 tháng Sáu, tại khu nhà Casa Santa Marta nơi ở của ngài.

Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican

Cùng đi với họ có giám đốc nhà tù, cha tuyên úy, và các nhân viên. Sau đó, họ đến Bảo tàng Vatican, mở cửa trở lại cho du khách vào ngày 3 tháng Năm./ Vatican Media

Những người đến yết kiến Đức Giáo hoàng Phanxicô là các tù nhân của một nhà tù an ninh thấp, là một phần của khu phức hợp Rebibbia nằm ở ngoại ô phía đông của Rôma. Nhà tù giúp cho những người mắc chứng rối loạn do nghiện ngập và có một trung tâm điều trị và chương trình cho những tù nhân lệ thuộc chất gây nghiện.

Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican
Nhà tù với sức chứa 163 người, hiện có 70 tù nhân./ Vatican Media.

Vào tháng Ba năm ngoái, khi bắt đầu bùng phát dịch coronavirus ở Ý, chính phủ Ý đã cấm đến thăm các tù nhân.

Một số tù nhân tại khu nhà tù phức hợp Rebibbia đã nổi loạn để phản đối quyết định này, và vị tuyên úy của nhà tù nói rằng nỗi lo sợ về virus đã góp phần làm tình hình căng thẳng.

Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican
Ở những nơi khác trong nước Ý, các tù nhân bắt đầu phóng hỏa, bắt con tin, và đột kích các phòng y tế của nhà tù. Ít nhất 12 tù nhân đã thiệt mạng ở Ý trong ba ngày do hậu quả của những cuộc bạo loạn./ Vatican Media.

Theo trang web của Bộ Tư pháp, các chuyến thăm của gia đình vẫn bị tạm hoãn theo những quy định về COVID-19 của Ý.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ sáng qua truyền hình vào ngày 11 tháng Ba năm 2020 cho các tù nhân sau cuộc bạo loạn.

Ngài nói, “Hôm nay tôi muốn cầu nguyện một cách đặc biệt cho những người đang ở trong tù, cho những anh chị em của chúng ta… họ đang đau khổ, và chúng ta phải gần gũi họ trong lời cầu nguyện, xin Chúa giúp họ và an ủi họ trong thời điểm khó khăn này.”

Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô thường thể hiện sự quan tâm của mình đối với các tù nhân./ Vatican Media.

Năm 2020, ngài đã chọn một cha tuyên úy trong tù để viết bài suy niệm cho các Chặng Đàng Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh.

Trước khi bùng phát dịch coronavirus, truyền thống của Đức Phanxicô là cử hành Lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh trong một nhà tù hoặc trại giam ở Rôma. Trong thánh lễ, đức giáo hoàng rửa chân cho các tù nhân.

Các tù nhân yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trước khi đến thăm các Bảo tàng Vatican
Năm 2016, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ cho các tù nhân và gia đình của họ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô/ Vatican Media.

Ngài động viên các vị khách hãy có hy vọng, và nói rằng lòng thương xót của Chúa “mời gọi chúng ta liên tục nhìn về phía trước và chiến thắng sự ràng buộc của chúng ta với sự dữ và tội lỗi nhờ niềm tin và sự phó thác nơi Ngài.

Khoảng 1.000 tù nhân và cựu tù nhân từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự Thánh lễ, cùng với khoảng 3.000 thành viên gia đình, nhân viên nhà tù, và các vị tuyên úy.

Các tù nhân tham dự buổi yết kiến thuộc mọi thành phần, bao gồm trẻ vị thành niên, những người bị quản thúc tại gia, và những người với các mức án tù khác nhau.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/6/2021]


Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Mattia Villardita, một thanh niên 28 tuổi người Ý, hóa trang thành Người Nhện, tham dự buổi tiếp kiến chung tại Vatican, ngày 23 tháng 6 năm 2021./ Pablo Esparza/CNA.

Hannah Brockhaus

Vatican City, 23 tháng Sáu, 2021 / 05:35 am


Những người tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô vào thứ Tư, và những người theo dõi qua truyền hình trực tiếp, đã rất ngạc nhiên khi thấy ngồi giữa đám đông là một người đàn ông mặc trang phục bó sát màu đỏ và xanh được trang trí bằng một mạng nhện màu bạc.

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?
Tại sao có mặt Người Nhện ở Vatican?/ Vatican Media.

Người đàn ông trong bộ đồ hóa trang là Mattia Villardita, 28 tuổi, người Ý, hóa thành nhân vật trong truyện tranh để thăm những bệnh nhi tại các bệnh viện trên khắp đất nước.

Anh nói với CNA, “Tôi cố gắng làm dịu bớt phần nào sự đau khổ của các bệnh nhi trong bệnh viện.”

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Villardita đã có mặt tại buổi tiếp kiến chung ngày 23 tháng Sáu, được tổ chức trong sân San Damaso, để gặp Đức Giáo hoàng Phanxicô và tặng ngài chiếc mặt nạ Người Nhện của mình./ Vatican Media.

“Tôi là người Công giáo và tôi rất vui vì trải nghiệm này,” Villardita nói sau đó, và cho biết rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô đã biết anh là ai và về “sứ mệnh” của anh.

Anh nói, “Ngài bảo tôi hãy chụp nhiều ảnh selfie với các trẻ em trong quảng trường.”

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Năm ngoái, Villardita đã được phong tặng Huân chương Cavalier của nước Cộng hòa Ý, một vinh dự được tổng thống Ý phong tặng cho anh ta vì những hành động của anh như một “người hùng hàng ngày”./ Hannah Brockhaus/CNA.

Peter Parker nói với CNA rằng ngoài đời thực anh có một công việc làm ban ngày, nhưng anh dùng thời gian rảnh rỗi của mình hóa trang và đi thăm các nhà thương.

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Và tại sao lại là Người Nhện?/ Hannah Brockhaus/CNA.

Anh giải thích, “Đó là nhân vật yêu thích của tôi từ khi còn bé.”

Anh nói, “Tất cả điều này bắt đầu từ một câu chuyện cá nhân. Tôi đã từng là một bệnh nhân suốt 19 năm trong Bệnh viện Nhi Gaslini ở Genoa, bởi vì tôi sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh.”

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Khi còn nhỏ, Villardita đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và mất nhiều tháng để hồi phục trong phòng bệnh./ Hannah Brockhaus/CNA.

Anh giải thích, “Và kinh nghiệm đó đã giúp tôi hỗ trợ những bệnh nhi và gia đình của họ.”

Villardita đã khởi động dự án “Superheroes in the Ward” (Siêu anh hùng trong bệnh viện” của anh hai năm trước. Một số bạn bè tình nguyện cùng với anh ấy, cũng hóa trang thành các nhân vật nổi tiếng.

Tại sao Người Nhện có mặt tại buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô?

Và người hâm mộ Người Nhện đã không để đợt bùng phát COVID-19 năm ngoái làm anh chậm bước. Khi nước Ý thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, anh xây dựng một dịch vụ video thoại để các trẻ em vẫn có thể gặp và nói chuyện với siêu anh hùng yêu thích của các em./ Hannah Brockhaus/CNA.

Anh đã thực hiện hơn 1.400 cuộc gọi video trước khi đích thân trở lại bệnh viện vào tháng Mười Hai.

Khi bắt tay với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Người Nhện bán thời gian này đã trình bày với ngài về sự đau khổ của các trẻ em và gia đình của các em mà anh chứng kiến hàng ngày.

Giây phút đó “rất, rất cảm động,” anh nói.





[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/6/2021]


Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 23 tháng Sáu, 2021

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 23 tháng Sáu, 2021

Tiếp Kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 23 tháng Sáu, 2021


Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra trong sân San Damaso của Điện Tông tòa Vatican. Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha bắt đầu một hành trình giáo lý mới, tập trung vào Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát - 1. Giới thiệu (Bài đọc Kinh Thánh: Gl 1: 2-5).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

*****

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Thư gửi tín hữu Galát - 1. Giới thiệu Thư gửi tín hữu Galát

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sau hành trình dài tập trung nói về việc cầu nguyện, hôm nay chúng ta bắt đầu một hành trình giáo lý mới. Cha hy vọng rằng với hành trình cầu nguyện đó, chúng ta đã thành công trong việc cầu nguyện tốt hơn một chút, cầu nguyện nhiều hơn một chút. Hôm nay, cha muốn suy gẫm về một số chủ đề do Thánh Tông đồ Phaolô gợi ra trong Thư gửi tín hữu Galát. Đó là một Thư rất quan trọng, cha thậm chí có thể nói nó mang tính quyết định, không những để hiểu rõ hơn về Thánh Tông đồ, mà trên hết là để xem xét một số chủ đề mà ngài đề cập rất sâu sắc, cho thấy vẻ đẹp của Tin Mừng. Trong Thư này, Thánh Phaolô đưa ra nhiều điểm tham khảo về tiểu sử cho phép chúng ta hiểu về sự trở lại của ngài và quyết định dâng cuộc đời để phụng sự Chúa Giêsu Kitô. Ngài cũng đề cập đến một số chủ đề rất quan trọng đối với đức tin, chẳng hạn như sự tự do, ân sủng và lối sống Kitô giáo, là những chủ đề rất có tính thời sự vì chúng đề cập đến nhiều khía cạnh của đời sống Giáo hội ngày nay. Bức thư này rất mang tính thời sự. Nó dường như được viết cho thời đại của chúng ta.

Đặc điểm đầu tiên nổi lên trong Thư này là công cuộc truyền giáo vĩ đại được thực hiện bởi Thánh Tông đồ, ngài đã đến thăm các cộng đoàn ở Galát ít nhất hai lần trong các chuyến đi truyền giáo của ngài. Thánh Phaolô nói chuyện với các Kitô hữu của vùng lãnh thổ đó. Chúng ta không biết chính xác ngài đang đề cập đến khu vực địa lý nào, cũng như không thể nói chắc chắn về ngày ngài viết Thư này. Chúng ta chỉ biết rằng người Galát là một dân tộc Celt cổ đại, sau nhiều thăng trầm, họ đã định cư trong khu vực rộng lớn của Anatolia, nơi có thủ phủ là thành Ancyra, ngày nay là Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh Phaolô chỉ kể rằng, do bệnh tật ngài buộc phải ở lại vùng đó (xem Gl 4,13). Thay vào đó, Thánh Luca trong Công vụ Tông đồ tìm thấy một động lực thiêng liêng nhiều hơn. Ngài nói rằng “các ông đi qua miền Phyghia và Galát, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở Axia” (16: 6).

Hai sự kiện không mâu thuẫn với nhau: đúng hơn, chúng chỉ ra rằng con đường loan báo Tin Mừng không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào ý muốn và kế hoạch của chúng ta, nhưng đòi hỏi một sự sẵn sàng cho phép bản thân được định hình và đi theo những con đường khác mà chúng ta không nhìn thấy trước được. Trong số anh chị em, có một gia đình đã chào tôi: họ nói rằng họ phải học tiếng Latvia, và tôi không biết ngôn ngữ nào khác, vì họ đến vùng đất đó với tư cách là các nhà truyền giáo. Ngày nay Thần Khí tiếp tục đưa nhiều nhà truyền giáo rời bỏ quê hương và đến một đất nước khác để thi hành sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, những gì chúng ta chắc chắn nhìn thấy là trong công cuộc truyền bá Phúc âm không mệt mỏi của ngài, Thánh Tông đồ đã thành công trong việc thành lập một số cộng đoàn nhỏ rải rác khắp vùng Galát. Khi đến một thành phố, đến một khu vực, Thánh Phaolô không bắt tay ngay vào việc xây dựng một nhà thờ chính tòa, không. Ngài xây dựng các cộng đoàn nhỏ là men bột cho nền văn hóa Kitô giáo của chúng ta ngày nay. Ngài bắt đầu bằng việc xây dựng các cộng đoàn nhỏ. Và những cộng đoàn nhỏ này phát triển, họ lớn mạnh và họ tiến bước. Ngày nay, phương pháp mục vụ này cũng được sử dụng trong các khu vực truyền giáo. Tuần trước tôi nhận được một lá thư từ một nhà truyền giáo ở Papua New Guinea, nói với tôi rằng ngài đang rao giảng Tin Mừng trong rừng, cho những người thậm chí không biết Chúa Giêsu Kitô là ai. Thật là đẹp! Một người bắt đầu bằng cách hình thành các cộng đoàn nhỏ. Ngay cả ngày nay, phương pháp rao giảng Tin mừng này vẫn là phương pháp rao giảng Tin mừng thuở ban đầu.

Điều chúng ta cần lưu ý là mối quan tâm mục vụ của Thánh Phaolô, tất cả đều luôn rực cháy. Sau khi thành lập các Hội thánh này, ngài nhận thức được mối nguy hiểm rất lớn đối với sự phát triển đức tin của họ - người mục tử giống như một người cha hay một người mẹ ngay lập tức ý thức được những nguy hiểm đối với con cái của họ. Chúng phát triển, và những mối nguy hiểm xuất hiện. Như có người nói, “Những con kền kền đến tàn phá cộng đồng”. Thật vậy, một số người Kitô hữu xuất thân từ Do Thái giáo đã thâm nhập vào các hội thánh này, và bắt đầu gieo rắc những giáo lý trái ngược lại với lời dạy của Thánh Tông đồ, thậm chí đi tới mức làm mất danh dự ngài. Họ bắt đầu với giáo lý - “Điều này thì không, điều đó thì được”, và rồi họ phỉ báng Thánh Tông đồ. Đó là cách thức thường thấy: ngầm phá hoại thẩm quyền của Thánh Tông đồ. Như chúng ta có thể thấy, ngay từ xa xưa đã có thói quen đôi khi tự cho mình là người duy nhất nắm giữ sự thật, sự tinh ròng, và nhằm mục đích làm giảm giá trị công việc của người khác, thậm chí là vu khống. Những người chống đối Phaolô cho rằng ngay cả dân ngoại cũng phải chịu phép cắt bì và sống theo các quy định của Luật Môsê. Họ quay trở lại với những cách thực hành trước đây, những sự thực hành đã được Tin Mừng thay thế. Vì thế, người Galát phải từ bỏ bản sắc văn hóa của mình để tuân theo các chuẩn mực, những quy định và phong tục đặc trưng của người Do Thái. Không chỉ vậy, những kẻ chống đối đó còn cho rằng Phaolô không phải là tông đồ thực sự và do đó không có thẩm quyền để rao giảng Tin mừng. Chúng ta hãy nghĩ sự việc trong các cộng đoàn hoặc giáo phận Kitô giáo, đầu tiên họ bắt đầu bằng những câu chuyện, và sau đó họ kết thúc bằng cách làm mất uy tín của vị linh mục hoặc giám mục. Đó chính là con đường của người ác, của những người gây chia rẽ, những người không biết xây dựng. Và trong Thư gửi tín hữu Galát, chúng ta nhìn thấy tiến trình này.

Người Galát thấy mình đang ở trong một tình huống khủng hoảng. Họ phải làm gì? Vâng nghe và tuân giữ những điều Thánh Phaolô đã giảng cho họ, hay lắng nghe những người rao giảng mới buộc tội ngài? Có thể dễ dàng hình dung ra tình trạng bất an đang phủ kín tâm hồn họ. Đối với họ, được biết Chúa Giêsu và tin vào công trình cứu chuộc được hoàn tất bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài, thực sự là khởi đầu của một đời sống mới, một cuộc sống tự do. Cuối cùng, họ đã dấn bước trên con đường cho phép họ được tự do, mặc dù thực tế là lịch sử của họ đan xen với nhiều hình thức nô lệ bạo lực, nhất là đã khiến họ phải chịu phục tùng hoàng đế La Mã. Do đó, đứng trước những chỉ trích từ các người giảng đạo mới, họ cảm thấy lạc lõng và không biết phải có thái độ như thế nào: “Nhưng ai đúng? Là Phaolô, hay những người bây giờ đến giảng dạy những điều khác? Tôi nên nghe ai đây?” Nói tóm lại, có rất nhiều điều đang bị đe dọa!

Tình trạng này không khác nhiều đối với kinh nghiệm của nhiều người Kitô hữu ngày nay. Quả thật, ngày nay cũng không thiếu những người rao giảng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông mới, có thể làm xáo trộn các cộng đoàn. Họ trình bày chủ yếu không phải để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương loài người trong Chúa Giêsu, Đấng chịu Đóng đinh và Phục sinh, nhưng, như là “những người nắm giữ chân lý” đích thực - họ tự gọi họ như vậy - để khẳng định cách tốt nhất để trở thành người Kitô hữu.Và họ khẳng định mạnh mẽ rằng Kitô giáo đích thực là đạo mà họ đang tuân giữ, thường được đồng nhất với một số hình thức của quá khứ, và giải pháp cho các cuộc khủng hoảng ngày nay là quay trở lại để không đánh mất tính chính thống của đức tin. Cũng vậy, ngày nay có một sự cám dỗ thu mình vào một số điều chắc chắn có trong truyền thống của quá khứ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người này? Chẳng hạn, một trong những dấu vết của cách thực hành này là tính thiếu linh hoạt. Trước lời rao giảng của Tin Mừng làm cho chúng ta tự do, làm cho chúng ta vui mừng, thì những người này lại cứng nhắc. Luôn luôn là sự cứng nhắc: bạn phải làm thế này, bạn phải làm thế kia… Tính thiếu linh hoạt là điểm đặc trưng của những người này. Nghe theo lời dạy của Thánh Tông đồ Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galát sẽ giúp chúng ta hiểu được phải đi theo con đường nào. Con đường được Thánh Tông đồ chỉ ra là con đường giải phóng và luôn luôn mới của Chúa Giêsu, Đấng chịu Đóng đinh và Phục sinh; đó là con đường rao giảng đạt được qua sự khiêm nhường và tình huynh đệ - những người thuyết giảng mới không biết đến khiêm nhường là gì, tình huynh đệ là gì. Đó là con đường của sự tín thác nhu mì và vâng phục - những người giảng thuyết mới không biết đến sự nhu mì hay vâng phục. Và con đường nhu mì và vâng phục này đưa đến sự chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội trong mọi thời đại. Cuối cùng, niềm tin vào Chúa Thánh Thần trong Giáo hội dẫn đưa chúng ta tiến bước và sẽ cứu thoát chúng ta.

_______________________________________________

Lời chào bằng tiếng Anh

Cha thân ái chào các tín hữu nói tiếng Anh. Ước mong việc cử hành Lễ Trọng mừng Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả ngày mai thúc đẩy chúng ta bắt chước chứng tá khiêm nhường của ngài trước Chiên Thiên Chúa. Cha khấn xin niềm vui và sự bình an của Chúa đổ xuống trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa chúc phúc cho anh chị em.


_______________________________________________


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/6/2021]


Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Ông Bà và Người cao tuổi lần thứ nhất (25 tháng Bảy năm 2021), 22.06.2021

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Ông Bà và Người cao tuổi lần thứ nhất (25 tháng Bảy năm 2021), 22.06.2021

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Ông Bà và Người cao tuổi lần thứ nhất (25 tháng Bảy năm 2021), 22.06.2021


Sau đây là nội dung sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Ông Bà và Người cao tuổi lần thứ nhất, sẽ được tổ chức vào Chúa nhật thứ tư của tháng Bảy, rơi vào ngày 25 tháng Bảy năm nay – với chủ đề: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày” (Mt. 28: 20).

*****


Sứ điệp của Đức Thánh Cha


SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất

“Thầy ở cùng anh em mọi ngày”


Thưa các Ông Bà nội và ngoại,

Thưa các Bạn cao niên,

“Thầy ở cùng anh em mọi ngày” (Mt 28,20): đây là lời Chúa đã hứa với các môn đệ trước khi Ngài lên trời. Đó là những lời Ngài lặp lại với Ông Bà trong ngày hôm nay, thưa Ông Bà Nội Ngoại và thưa các Bạn Cao tuổi. “Thầy ở cùng anh em mọi ngày” cũng là những lời mà tôi, với tư cách là Giám mục của Rôma và là một người cao tuổi như chính ông bà, muốn gửi đến với ông bà trong Ngày Thế giới Ông Bà và Người cao tuổi đầu tiên. Toàn thể Giáo hội gần gũi với ông bà – với chúng ta – và quan tâm đến ông bà, yêu quý ông bà và không muốn để ông bà một mình!

Tôi biết rõ rằng Sứ điệp này đến với ông bà vào một thời điểm khó khăn: đại dịch ập xuống chúng ta như một trận cuồng phong dữ dội và bất ngờ; đó là thời gian thử thách đối với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là đối với người cao tuổi chúng ta. Nhiều người trong chúng ta đổ bệnh, những người khác qua đời hoặc chứng kiến cái chết của vợ / chồng hoặc người thân yêu, trong khi những người khác thấy mình bị cô lập và cô đơn trong thời gian dài.

Chúa biết tất cả những gì chúng ta đã trải qua trong thời gian này. Ngài gần gũi với những người cảm thấy bị cô lập và cô đơn, những cảm giác trở nên gay gắt hơn trong đại dịch. Truyền thống kể rằng Thánh Gioa Kim là ông của Chúa Giêsu cảm thấy bị ghẻ lạnh với những người xung quanh vì không có con; cuộc đời của ông, cũng như cuộc đời của vợ ông là Ana bị coi là vô dụng. Vì vậy, Chúa sai một thiên thần đến để an ủi ông. Trong khi ông đang buồn bã trầm ngâm bên ngoài cổng thành, một sứ thần của Chúa hiện đến với ông và nói, “Gioa Kim, Gioa Kim! Đức Chúa đã nghe lời cầu nguyện tha thiết của ông”. [1] Họa sĩ Giotto, trong một bức bích họa nổi tiếng của ông, [2] dường như đặt bối cảnh vào ban đêm, một trong nhiều đêm trằn trọc không ngủ, đầy ắp những kỷ niệm, những lo lắng và khao khát mà nhiều người trong chúng ta đã trở nên quen thuộc.

Ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất, như trong những tháng đại dịch này, Thiên Chúa vẫn tiếp tục sai các thiên thần đến để an ủi sự cô đơn của chúng ta và nhắc nhở chúng ta: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày”. Người nói điều này với ông bà, và Người nói điều đó với tôi. Đó là ý nghĩa của Ngày này, ngày mà tôi muốn cử hành lần đầu tiên trong năm đặc biệt này, sau một thời gian dài bị cách ly kết thúc và cuộc sống xã hội dần dần trở lại. Cầu chúc cho mọi người ông, người bà, mọi người cao tuổi, đặc biệt là những người cô đơn nhất trong chúng ta, đón nhận được sự viếng thăm của một thiên thần!

Đôi khi những thiên thần đó sẽ có khuôn mặt của các cháu chắt của chúng ta, trong những lúc khác là khuôn mặt của các thành viên trong gia đình, những người bạn tri kỷ hoặc những người mà chúng ta đã quen biết trong khoảng thời gian thử thách này, khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của những cái ôm và sự thăm hỏi đối với mỗi người chúng ta. Điều làm tôi rất buồn khi ở một số nơi vẫn không thể thực hiện được những việc này!

Tuy nhiên, Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những sứ giả qua Lời của Người, những lời luôn ở trong tầm tay. Chúng ta hãy cố gắng đọc một trang Tin Mừng mỗi ngày, cầu nguyện bằng các Thánh vịnh, đọc sách các tiên tri! Chúng ta sẽ được an ủi bởi sự trung tín của Thiên Chúa. Kinh Thánh cũng sẽ giúp chúng ta hiểu Chúa đang đòi hỏi những gì trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Vì trong tất cả mọi giờ trong ngày (xem Mt 20, 1-16) và trong mọi mùa của cuộc sống, Người vẫn tiếp tục sai thợ vào làm vườn nho của Người. Có thể nói, tôi đã được gọi để trở thành Giám mục của Rôma khi tôi đã đến tuổi hưu và nghĩ rằng tôi sẽ chẳng làm được bất cứ điều gì mới mẻ. Chúa luôn luôn – luôn luôn – gần gũi với chúng ta. Người ở gần chúng ta với những cơ hội mới, những ý tưởng mới, niềm an ủi mới, nhưng luôn ở gần chúng ta. Ông bà biết rằng Thiên Chúa là vô cùng vô tận; Người không bao giờ nghỉ hưu.

Trong Tin Mừng của Thánh Matthêu, Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (28:19-20). Hôm nay những lời này cũng được gửi đến cho chúng ta. Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng ơn gọi của chúng ta là gìn giữ cội nguồn của mình, truyền lại đức tin cho lớp người trẻ, và chăm sóc cho những trẻ nhỏ. Hãy suy nghĩ về điều đó: ở tuổi của chúng ta, ơn gọi của chúng ta hôm nay là gì? Là gìn giữ cội nguồn của chúng ta, là truyền lại đức tin cho lớp người trẻ, và chăm sóc cho những trẻ nhỏ. Ông bà đừng bao giờ quên điều này.

Không phân biệt ông bà bao nhiêu tuổi, ông bà còn đi làm hay không, hoặc ông bà ở một mình hay có gia đình, ông bà đã trở thành ông bà nội ngoại khi tuổi chưa cao hay về sau này, dù ông bà sống tự lập hay cần trợ giúp. Bởi vì việc loan báo Tin Mừng và lưu truyền các truyền thống cho con cháu thì không có tuổi nghỉ hưu. Ông bà chỉ cần đặt ra và thực hiện một điều gì đó mới.

Tại thời điểm lịch sử quan trọng này, ông bà có một ơn gọi mới. Ông bà có thể thắc mắc: Làm sao có thể như vậy được? Sức lực của tôi đang cạn kiệt và tôi không nghĩ rằng tôi có thể làm được gì nhiều. Làm sao tôi có thể bắt đầu hành động theo cách khác khi thói quen đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi? Làm thế nào tôi có thể dấn thân cho người nghèo khi tôi phải quan tâm rất nhiều đến gia đình của mình? Làm thế nào tôi có thể mở rộng tầm nhìn khi tôi thậm chí không thể rời khỏi nơi tôi sống? Chẳng phải sự cô độc của tôi đã là một gánh nặng quá đủ rồi sao? Có bao nhiêu người trong ông bà đang đặt câu hỏi như vậy: không phải sự cô độc của tôi đã là một gánh nặng quá đủ rồi sao? Chính Chúa Giêsu đã nghe một câu hỏi tương tự từ Nicôđêmô hỏi rằng: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được?” (Ga 3: 4). Chúa đáp lại rằng điều đó có thể xảy ra nếu chúng ta mở lòng đón nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần, Người thổi hơi đến nơi Người muốn. Chúa Thánh Thần tự do đi đến bất cứ nơi đâu và làm bất cứ điều gì Người muốn.

Như tôi thường thường nhận xét, chúng ta sẽ không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại và trở về như trước đây, mà sẽ trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Và “Theo ý Chúa …Ước gì đây không chỉ là thêm một bi kịch nữa trong lịch sử mà chúng ta không rút ra được bài học gì từ nó. Ước gì chúng ta không quên tất cả những cụ già đã phải chết do thiếu máy trợ thở, phần nào đó là hậu quả của sự phân rã các hệ thống y tế từ năm này qua năm khác. Ước gì nỗi buồn đau này không trở thành vô ích, nhưng có thể giúp chúng ta bước tới một phong cách sống mới. Ước gì chúng ta có thể khám phá lại một cách rõ ràng dứt khoát rằng chúng ta cần nhau, và rằng bằng cách này gia đình nhân loại của chúng ta có thể kinh nghiệm một cuộc tái sinh” (Tông huấn Fratelli Tutti, 35). Không ai được cứu thoát một mình. Tất cả chúng ta đều mắc nợ lẫn nhau. Tất cả chúng ta đều là anh chị em.

Với điều này, tôi muốn nói với ông bà rằng ông bà là những người cần thiết để giúp xây dựng thế giới của ngày mai trong tình huynh đệ và tình bạn bè xã hội: thế giới mà chúng ta sẽ sống cùng với con cháu của chúng ta sau khi bão tố đã lắng xuống. Tất cả chúng ta phải “góp phần tích cực vào việc đổi mới và hỗ trợ các xã hội đang gặp khó khăn của chúng ta” (sđd, 77). Trong số các trụ cột chống đỡ cho ngôi nhà mới này, có ba trụ cột mà ông bà có thể giúp thiết lập tốt hơn bất kỳ ai khác. Ba trụ cột đó là ước mơ, ký ức cầu nguyện. Sự gần gũi của Thiên Chúa sẽ ban cho tất cả chúng ta, ngay cả những người yếu đuối nhất trong chúng ta, sức mạnh cần thiết để cất bước vào một hành trình mới trên con đường của ước mơ, ký ức và cầu nguyện.

Tiên tri Giôen đã từng hứa: “Người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến” (3:1). Tương lai của thế giới phụ thuộc vào giao ước này giữa người trẻ và người già. Nếu không phải là người trẻ thì ai có thể đón lấy những ước mơ của người già và biến chúng thành hiện thực? Tuy nhiên, để điều này xảy ra, chúng ta cần phải tiếp tục ước mơ. Ước mơ của chúng ta về công lý, về hòa bình, về tình liên đới có thể giúp lớp người trẻ của chúng ta có những tầm nhìn mới; bằng cách này, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng tương lai. Ông bà cần chứng tỏ rằng chúng ta có thể đổi mới sau những kinh nghiệm gian khó. Tôi chắc chắn rằng ông bà có nhiều kinh nghiệm như vậy: trong cuộc đời của ông bà, ông bà đã phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào nhưng vẫn có thể vượt qua. Hãy sử dụng những kinh nghiệm đó để học cách vượt qua lúc này.

Vì thế, những giấc mơ được đan xen với ký ức. Tôi nghĩ đến ký ức đau thương của chiến tranh, và tầm quan trọng để giúp những người trẻ học được giá trị của hòa bình. Những ông bà đã trải qua đau khổ của chiến tranh phải truyền lại thông điệp này. Giữ cho ký ức sống động là một sứ mệnh thực sự của mỗi người cao tuổi: giữ ký ức sống động và chia sẻ nó với những người khác. Bà Edith Bruck, người sống sót sau sự kinh hoàng của trại tập trung Shoah, đã nói rằng “ngay cả việc chỉ khai sáng cho một lương tâm duy nhất cũng đáng để nỗ lực và chịu đau đớn để giữ cho ký ức về những gì đã qua luôn sống động”. Bà tiếp tục nói: “Đối với tôi, ký ức là cuộc sống.” [3] Tôi cũng nghĩ đến ông bà của tôi, và những ông bà đã phải di cư và hiểu rõ rằng thật khó khăn biết bao khi phải bỏ lại tất cả đằng sau, như rất nhiều người ngày nay vẫn tiếp tục phải làm, với hy vọng về một tương lai. Một số người trong số đó có thể bây giờ đang ở bên cạnh chúng ta, đang chăm sóc cho chúng ta. Những ký ức như vậy có thể giúp xây dựng một thế giới nhân văn và chào đón hơn. Tuy nhiên, nếu không có ký ức, chúng ta sẽ không bao giờ có thể xây dựng được; không có nền móng thì chúng ta không bao giờ xây được một ngôi nhà. Không bao giờ. Và nền móng của cuộc sống là ký ức.

Cuối cùng là cầu nguyện. Như đấng tiền nhiệm của tôi, Đức Giáo hoàng Benedict, chính ngài là một người cao tuổi thánh thiện tiếp tục cầu nguyện và làm việc cho Giáo hội, đã từng nói: “Lời cầu nguyện của người cao tuổi có thể bảo vệ thế giới, có thể còn hiệu quả hơn cả những hoạt động quay cuồng của nhiều người khác”.[4] Ngài đã nói những lời đó năm 2012, trước khi kết thúc triều đại giáo hoàng của ngài. Ở đây có một nét rất đẹp. Lời cầu nguyện của ông bà là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá: một hơi thở sâu mà Giáo hội và thế giới đang vô cùng cần đến (xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 262). Đặc biệt trong những thời điểm khó khăn này đối với gia đình nhân loại của chúng ta, khi chúng ta tiếp tục chèo chung một con thuyền vượt biển bão tố của đại dịch, sự cầu thay nguyện giúp của ông bà cho thế giới và cho Giáo hội có giá trị to lớn: nó khơi dậy sự vững tin trong mọi người rằng chúng ta sẽ sớm cập bến bờ.

Thưa các ông bà nội ngoại, thưa các bạn cao niên, trước khi kết thúc Sứ điệp này gửi đến ông bà, tôi muốn nhắc đến mẫu gương của Chân phước (và sắp tới là Thánh) Charles de Foucauld. Ngài đã sống như một ẩn sĩ ở Algeria, và ở đó đã làm chứng cho “lòng khao khát của ngài là cảm thấy bản thân là một người anh em của tất cả mọi người” (Tông huấn Fratelli Tutti, 287). Câu chuyện về cuộc đời của ngài cho thấy cách để cầu thay nguyện giúp cho những người nghèo trên toàn thế giới, và thực sự trở thành một người anh / chị / em phổ quát, ngay cả trong sự quạnh hiu của sa mạc của riêng một người.

Qua tấm gương của ngài, tôi cầu xin Chúa cho tất cả chúng ta biết mở rộng lòng nhạy cảm trước những đau khổ của người nghèo và cầu nguyện cho những thiếu thốn của họ. Ước mong rằng mỗi người chúng ta học cách lặp lại với tất cả mọi người, và đặc biệt là với những người trẻ, những lời an ủi mà chúng ta đã nghe nói với chúng ta ngày hôm nay: “Thầy luôn ở cùng anh em mọi ngày”! Hãy tiếp tục tiến bước! Xin Chúa ban phúc lành cho ông bà.


Rôma, Đền Thánh Gioan Lateran, 31 tháng Năm, 2021, Lễ Đức Bà đi viếng bà Êlisabét

PHANXICÔ
________________

[1] The episode is narrated in the Protoevangelium of James.

[2] This image has been chosen as the logo for the World Day of Grandparents and the Elderly.

[3] Memory is life, writing is breath. L’Osservatore Romano, January 26, 2021.

[4] Visit to the Group Home “Viva gli Anziani”, 2 November 2012.

________________

[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/6/2021]