Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Siêu trăng dạy chúng ta điều gì về Thiên Chúa

Siêu trăng dạy chúng ta điều gì về Thiên Chúa
(Photo credit: Jessie Eastland, CC BY-SA 4.0, via Wikimedia Commons)
15 tháng 11, 2016

Siêu trăng dạy chúng ta điều gì về Thiên Chúa
“Trời xanh tường thuật vinh quang Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm.”
Kathy Schiffer
Mặt trăng quá sáng trong vài đêm qua. Những hàng cây cố che chắn ánh sáng vằng vặc của nó trên mặt đất, nhưng chúng đã thất bại; những thân cây to lớn và những cành cây xương xẩu in bóng trên những thảm cỏ, và những lá cây vừa rụng phản chiếu ánh vàng dưới ánh sáng vằng vặc của trăng tròn sáng nhất kể từ năm 1948. Trăng tròn của tháng 11 được gắn cho cái tên “Siêu trăng” vì quỹ đạo đi của nó đem nó quá gần trái đất đến mức nó hiện lên to gấp 14 đến 30 phần trăm so với bình thường. Khi được chụp cận chân trời lúc mặt trăng mọc lên, nó hiện ra với dáng vẻ vĩ đại và trang trọng.
Mặt trăng thực sự rất quan trọng đối với sự tồn tại của chúng ta. Nó soi sáng bầu trời đêm cho lữ khách mệt nhoài, kéo những đợt thủy triều về nó, và làm cho Trái đất giữ vững vị trí trên trục của nó. Đối với con người chúng ta, đã quá quen với chu kỳ mặt trăng, nên xem như chuyện đương nhiên; nhưng cũng giống như bao nhiêu hiện tượng khí tượng trong môi trường của chúng ta, nó hoạt động với độ chính xác tuyệt đối. Trong sự hoàn hảo đó, nó cho thấy có một Đấng Tạo Hóa nhân từ.
*  *  *  *  *  *  *
Không phải tất cả mọi người đều nhận ra được bàn tay của Thiên Chúa trong vũ trụ. Phi hành gia vũ trụ Yuri Gagarin, người Liên xô, là người đầu tiên bay ra ngoài không gian, và chuyến bay vào không gian của ông tháng Tư năm 1961 đưa ông vào quỹ đạo vòng quanh trái đất. Sau khi Gagarin trở về an toàn, Thủ tướng Xô-viết, Nikita Krushchev, tuyên bố một câu nói nổi tiếng, trong bài diễn văn tại phiên họp toàn thể Trung Ương đảng Cộng sản, rằng “Gagarin đã bay vào không gian, nhưng chẳng chẳng nhìn thấy bất kỳ một thiên chúa nào cả.”
Nhưng một tác giả và là nhà thần học giáo dân C.S. Lewis không đồng ý với tuyên bố ác ý của Krushchev. Lewis phủ nhận bản tuyên bố của Nga trong Những Suy Tư Ki-tô Giáo (Christian Reflections) 167, 171:
Tôi được kể rằng người Nga báo cáo họ không tìm thấy Thiên Chúa ở ngoài không gian. Về mặt khác, rất nhiều người khác ở những thời gian khác nhau và những quốc gia khác nhau nói rằng họ đã tìm thấy Thiên Chúa, hoặc được Thiên Chúa tìm thấy, ngay tại đây trên trái đất này. Kết luận mà một số người muốn chúng ta rút ra từ những dữ liệu này là Thiên Chúa không hiện hữu. Hệ quả dẫn đến những người nghĩ rằng họ đã gặp Ngài trên trái đất phải chịu đau khổ vì một ảo tưởng. Nhưng những kết luận khác có thể được chú ý.
(1) Chúng ta vẫn chưa đi đủ xa vào trong không gian. Đã có những con tàu trên Đại Tây dương từ rất lâu trước khi Châu Mỹ được khám phá.
(2) Thiên Chúa thực sự tồn tại nhưng bị giới hạn cục bộ trên hành tinh này.
(3) Người Nga thực sự đã tìm thấy Thiên Chúa trong không gian mà không biết vì họ thiếu những thiết bị cần thiết để dò tìm ra Ngài.
(4) Thiên Chúa thực sự tồn tại nhưng không phải là một vật thể không định vị cố định tại một nơi nào đó trong không gian cũng không tản mạn khắp không gian, như chúng ta đã từng có lúc nghĩ như vậy về chất “ê-te”.
Hai kết luận đầu tiên không làm tôi chú ý. Tín ngưỡng đó có thể là một lá chắn cho một tôn giáo của người nguyên thủy: tin vào một thần uy từng vùng có lãnh địa trong một ngôi đền nào đó, hay trên đảo, hoặc khu rừng. Thực tế, điều đó có vẻ là một loại tín ngưỡng mà người Nga — hay một số người Nga, và nhiều người Tây phương — đang tin theo. Nó quá rõ ràng nên chẳng có phi hành gia vũ trụ nào tìm ra được một thiên chúa như vậy.
Kết luận thứ ba và thứ tư là những kết luận đáng đồng tiền với tôi ….
Du hành vũ trụ chẳng liên quan gì đến vấn đề. Với một số người, có thể tìm Thiên Chúa ở khắp nơi; với những người khác, chẳng thấy ở chỗ nào. Những người đã không tìm thấy Thiên Chúa trên trái đất cũng chẳng bao giờ tìm được Ngài trong vũ trụ. (Đợi một lát, chúng ta hiện đã đi vào không gian; hàng năm chúng ta đi một vòng rộng lớn trong không gian.) Nhưng hãy cứ gửi một vị thánh vào trong một phi thuyền vũ trụ để ngài tìm Thiên Chúa trong không gian cũng như ngài tìm thấy Thiên Chúa trên trái đất. Mọi sự tùy thuộc vào con mắt nhìn.
Nhà du hành vũ trụ NASA, Tiến sĩ Thomas D. Jones, ông đã thực hiện bốn sứ mạng trên tàu con thoi Endeavour, là một người Công giáo, chia sẻ một câu chuyện tuyệt vời về trải nghiệm với Thiên Chúa trong không gian — trong Thánh Thể, và trong Tạo vật. Tháng Tư năm 1994, Tiến sĩ Jones lên tàu con thoi không gian sáng Chủ nhật lúc bình minh nhô lên từ sau chân trời. Một trong những thành viên phi hành đoàn của ông Jones là một thừa tác viên Thánh Thể, ông mang theo Bánh Thánh vào trong không gian trong một hộp đựng Thánh Thể; và họ cùng chịu Mình Thánh trên khoang tàu. Tom viết về trải nghiệm của ông:
Sự suy tư thinh lặng của chúng tôi bị cắt ngang bởi một luồng ánh sáng trắng chói lòa đột ngột. Mặt trời mọc lên (và nó diễn ra 16 lần mỗi ngày) ngay khi chúng tôi vừa chịu Mình Thánh, và bây giờ ánh sáng chói lọi thuần khiết của nó tràn qua cửa sổ của khoang tàu Endeavour và tắm chúng tôi trong hơi ấm của nó. Với tôi, thật là một hiện tượng tuyệt mỹ, cái đụng chạm dịu dàng của Chúa khẳng định sự hiệp nhất của chúng tôi với Ngài.
Tom tiếp tục:
Chúng ta được tạo ra để được tôn sùng trong không gian. Nếu loài người bất toàn chúng ta tìm được những ánh sáng hân hoan như vậy trong lần gặp gỡ đầu tiên với vũ trụ, thì chúng ta chắc chắn tìm được một Thiên Chúa quan tăm chăm sóc và quảng đại nhất.
*  *  *  *  *  *  *
Ngày mai, Siêu trăng sẽ trở nên nhỏ hơn; và lần trăng tròn tiếp theo rất gần trái đất sẽ là ngày 25 tháng 11, 2038. Hãy dành thời gian để ngắm nhìn — nhưng đừng làm như Nikita Krushchev, với đôi mắt bị mù trước bao điều lạ lùng hằng hà sa số trên các tầng trời. Hãy như C.S. Lewis và Tom Jones, hãy nhìn bằng đức tin, như tác giả thánh vịnh viết trong Thánh vịnh 19:1, “Trời xanh tường thuật vinh quang Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm.”

[Nguồn:  ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/11/2016]


Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Caritas Quốc tế

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Caritas Quốc tế

‘Hãy là những kiến trúc sư của hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, giữa các cộng đoàn và giữa các tín hữu.’
17 tháng 11, 2016
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Caritas Quốc tế
L'OSSERVATORE ROMANO
Lúc 11 giờ sáng nay, Đức Thánh Cha tiếp kiến các thành viên của Ủy ban đại diện của Caritas Internationalis tại Vatican. Trong buổi họp, Đức Thánh Cha nói chuyện ứng khẩu, trả lời một số câu hỏi của các tham dự viên trong buổi tiếp kiến. Trong khi chờ đợi bản dịch cuộc đối thoại với những người có mặt, chúng tôi dịch bài diễn từ của Đức Thánh Cha trong dịp này, ngài chia sẻ với những người hiện diện:
* * *
DIỄN TỪ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Anh chị em thân mến, tôi xin gửi lời chào nồng hậu đến tất cả anh chị em, những thành viên của Ủy ban Đại diện Caritas Internationalis. Tôi rất vui được tiếp đón anh chị em vào cuối kỳ họp của ủy ban và thông qua anh chị em, tôi được gặp gỡ toàn gia đình của dân tộc Caritas và tất cả những người, trong các quốc gia của anh chị em, gắn kết trong việc phục vụ bác ái của Giáo hội. Tôi xin cảm ơn Đức Hồng y An-tôn Tagle, là Chủ tịch của anh chị em, về những lời ngài đã giới thiệu buổi gặp gỡ này.
Giáo hội “hiện hữu để rao giảng,” nhưng việc rao giảng đòi hỏi phải thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau, tùy theo đời sống gia đình và xã hội, cũng như đời sống quốc tế với sự chú trọng đặc biệt đến hòa bình, công bằng và phát triển (Evangelii Nuntiandi, 29). Tại buổi khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc Âm hóa, Đức Giáo hoàng Benedict XVI nhắc lại rằng hai cột trụ của phúc âm hóa là “Confessio et Caritas”; và chính tôi đã dành một chương trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng cho chiều kích xã hội của phúc âm hóa, tái khẳng định lại lựa chọn ưu tiên hơn của Giáo hội dành cho người nghèo. Vì thế chúng ta được kêu gọi để hành động chống lại sự loại trừ của xã hội đối với những người cô thế nhất và hoạt động vì sự hội nhập của họ. Thực ra, các xã hội của chúng ta thường bị thống trị bởi văn hóa “dùng một lần”; các xã hội đang cần phải vượt qua sự thờ ơ và thu gọn vào bản thân để học được tình hiệp nhất. Vì chúng ta là những người có đứa tin vững mạnh — thánh Phaolo nói –, phải nâng đỡ những người yếu đuối, chứ không phải chiều sở thích của mình” (Rm 15:1).
Điều này cho chúng ta hiểu được nền tảng của sứ vụ của Caritas của các quốc gia và vai trò đặc biệt của họ trong Giáo hội. Quả thật, họ không phải là các cơ quan xã hội nhưng là những tổ chức thuộc giáo hội cùng chia sẻ sứ mạng của Giáo hội. Như được viết trong những quy chế, anh chị em được kêu gọi để “hỗ trợ Giáo hoàng và các giám mục trong sứ vụ bác ái của các ngài” (Điều 1.4). Những tình huống cấp bách của xã hội ngày nay đòi hỏi, như Thánh Gioan Phaolo II đã mô tả, một “khả năng sáng tạo bác ái mới” để đưa vào hành động (Novo Millenio Ineunte, 50): nó đòi hỏi cụ thể không chỉ trong tính hiệu quả của việc cứu trợ được thực hiện, nhưng đặc biệt trong khả năng làm cho mọi người được gần gũi, hỗ trợ những người kém may mắn nhất với thái độ chia sẻ huynh đệ. Đó là việc làm cho bác ái và công bình được chiếu tỏa trong thế giới dưới ánh sáng của Tin mừng và của những giáo huấn của Giáo hội, chú trọng vào những người nghèo để họ trở thành những vai chính trong sự phát triển của họ.
Thay mặt Giáo hội tôi xin cảm ơn anh chị em rất nhiều vì những gì anh chị em làm cho những người bé mọn nhất. Tôi động viên anh chị em hãy tiếp tục trong sứ mạng này, để làm cho Giáo hội cảm thấy như một lữ khách đồng hành thực sự, gần gũi với tâm hồn và những hy vọng của mọi con người trên thế giới này. Tiếp tục đem thông điệp tin vui của Tin mừng đến toàn thế giới, đặc biệt cho những người  bị bỏ lại đằng sau, nhưng cho cả những người có quyền lực để thay đổi mọi việc, vì điều đó có thể thay đổi được. Nghèo khổ, đói kém, đau bệnh, áp bức không phải là một vận mệnh và không thể là những hoàn cảnh vĩnh viễn. Tín thác vào sức mạnh của Tin mừng, chúng ta có thể thực sự đóng góp cho sự thay đổi mọi việc hay ít nhất là cải thiện chúng. Chúng ta có thể tái khẳng định phẩm giá của những người đang chờ đợi một tín hiệu yêu thương và bảo vệ của chúng ta, và cùng nhau xây dựng “ngôi nhà chung của chúng ta.”
Tôi kêu mời anh chị em hãy  luôn có lòng can đảm, chối từ mọi thứ làm hạ nhục con người và mọi hình thức bóc lột làm suy thoái. Hãy tiếp tục trao tặng những tín hiệu nhỏ nhưng vĩ đại của tình yêu người và tình đoàn kết có khả năng làm rạng ngời cuộc sống cho các trẻ em và người cao tuổi, của người di cư và tị nạn đang đi tìm hòa bình. Quả thật, tôi rất vui khi biết rằng Caritas Internationalis, sẽ thực hiện một Chiến dịch theo chủ điểm tị nạn. Tôi hy vọng rằng sáng kiến đẹp này sẽ mở cửa tâm hồn của nhiều người để đón nhận những người tị nạn và di cư, để họ có thể thực sự cảm thấy “như ở nhà” giữa cộng đồng của chúng ta. Nguyện xin sự quan tâm hỗ trợ, với cam kết mới, những tiến trình phát triển và những con đường đến hòa bình của anh chị em trong những quốc gia nơi những người anh chị em của chúng ta phải di tản hoặc rời bỏ để tìm một tương lai tốt đẹp hơn.
Hãy là những kiến trúc sư của hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, giữa các cộng đoàn và giữa các tín hữu. Hãy đặt mọi khả năng của anh chị em, sự hăng hái của anh chị em trong môi trường này để hoạt động cùng sự hợp sức với các cộng đồng tôn giáo khác để, cũng như anh chị em, đặt nhân phẩm vào trung tâm của sự chú ý. Chiến đấu chống lại cái nghèo và, đồng thời, học từ những người nghèo. Hãy để cho chính anh chị em được gợi nguồn cảm hứng và được hướng dẫn bởi cách sống giản dị và đặc biệt của họ, bởi những giá trị của họ, bởi ý thức về tình đoàn kết và chia sẻ của họ, bởi khả năng vượt qua những khó khăn và đặc biệt bởi những trải nghiệm sống của họ nơi Đức Ki-tô đau khổ, Ngài là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ duy nhất. Vì vậy, hãy học từ đời sống cầu nguyện và sự tín thác vào Thiên Chúa của họ.
Tôi hy vọng rằng, với sự hỗ trợ và chú ý mục vụ của các Đức Giám mục, anh chị em có thể ngày càng gia tăng các chứng nhân của một thừa tác vụ bác ái quảng đại, giúp cộng đoàn tín hữu trở thành một nơi loan báo Tin mừng, một nơi mừng Phép Thánh Thể và nơi phục vụ người nghèo trong niềm vui.
Tôi khẩn cầu sự cầu bầu của Mẹ Maria, Mẹ trên thiên quốc của chúng ta, và tôi cũng xin anh em cầu nguyện cho tôi, tôi rất vui mừng khẩn nài phúc lành của Thiên Chúa đổ xuống trên anh chị em và trên những người hỗ trợ cho công việc của anh chị em.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/11/2016]


Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do

Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do

Pope Francis at Mass in the Casa Santa Marta chapel, Nov 17, 2016 - OSS_ROM
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ tại nhà nguyện thánh Marta, 17 tháng 11, 2016 - OSS_ROM
17/11/2016 13:16
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ trong nhà nguyện Thánh Marta sáng thứ Năm – phụng vụ kính Thánh Elisabeth của Hungary, nữ hoàng mộ đạo của Dòng Ba Phan-sinh nổi tiếng về sự quan tâm đến những người thiếu thốn.
Trong bài giảng sau các Bài Đọc trong ngày, Đức Thánh Cha chia sẻ những ý tưởng với các tín hữu dự lễ tập trung vào chương Tin mừng theo Thánh Mác-cô, trong đó mô tả Chúa Giê-su đã khóc vì tội lỗi của Giê-ru-sa-lem. Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến sự đối chọi đáng buồn giữa tình yêu vững vàng và tín trung của Thiên Chúa dành cho dân Người, và tính bất trung của dân Người – và đó là tính bất trung của chúng ta:
“Đó là điều gây đau đớn cho trái tim của Chúa Giê-su Ki-tô, câu truyện về sự bất trung, câu truyện về việc không nhận biết sự chăm sóc của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa, một Thiên Chúa yêu chúng ta và đang đi tìm chúng ta, và vô cùng khát khao được nhìn thấy chúng ta hạnh phúc. Chúa Giê-su nhìn thấy trong giây phút đó [ngay trước cuộc Thương khó của Người, Người đã khóc cho tội lỗi của Giê-ru-sa-lem] những gì đang chờ đợi người – và Ngài đã khóc … ‘vì họ không nhận ra thời gian họ được đến thăm.’ Thảm kịch này không chỉ xảy ra trong lịch sử và kết thúc vào thời Chúa Giê-su. Nó là thảm kịch của mỗi ngày. Nó thậm chí là thảm kịch của tôi. Có ai trong chúng ta dám nói, ‘Tôi biết cách nhận ra giờ tôi được đến thăm? Thiên Chúa đến thăm tôi?’”
Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến nghi thức Phụng vụ hai ngày trước, Thứ Ba – đưa ra những cơ hội để suy tư về ba thời khắc của sự viếng thăm của Thiên Chúa: sửa lỗi, đi vào cuộc đối thoại với chúng ta, và “mời ngài vào nhà của chúng ta.” Đức Thánh Cha Phanxico sau đó mời gọi các tín hữu kiểm tra lương tâm, tự hỏi mỗi người chúng ta có biết lắng nghe tiếng gọi của Chúa Giê-su khi Ngài gõ cửa nhà chúng ta và nói, “Hãy sửa lại cuộc sống của con!” Quả thực mọi người đang đi vào sự liều lĩnh:
“Mỗi người chúng ta có thể rơi vào cùng một tội của dân Israel, cùng một tội của Giê-ru-sa-lem, không nhận biết thời gian  chúng ta được viếng thăm – và mỗi ngày Thiên Chúa đều đến thăm chúng ta, mỗi ngày Ngài đều gõ cửa nhà chúng ta – nhưng chúng ta phải học cách nhận biết được, để chúng ta không rơi vào hoàn cảnh bi thương như vậy: ‘Ta càng yêu thương chúng, Ta càng gọi chúng, chúng lại càng tránh xa Ta.’ ‘Nhưng tôi chắc chắn một điều. Tôi đi lễ, tôi chắc chắn …’ Hàng ngày anh chị em có kiểm tra lương tâm về việc này? Thiên Chúa hôm nay có đến thăm tôi? Tôi có nghe thấy một tiếng gọi nào đó, một động lực nào đó để đi theo Người gần hơn, để làm việc bác ái, để cầu nguyện thêm một chút? Tôi không biết nữa, nhưng có quá nhiều điều mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta mỗi ngày để gặp gỡ chúng ta.”
Vì thế điểm trọng tâm là nhận biết lúc chúng ta “được” Chúa Giê-su viếng thăm, và mở lòng ra với tình yêu của Người:
“Chúa Giê-su không chỉ khóc cho Giê-ru-a-lem, nhưng là cho tất cả chúng ta. Người đã cho đi mạng sống, để chúng ta có thể nhận ra sự viếng thăm của Người. Thánh Augustine đã nói một câu, một câu rất mạnh mẽ: ‘Tôi rất sợ Thiên Chúa, sợ Chúa Giê-su, khi Ngài đang ngang qua!’ Nhưng tại sao chúng ta phải sợ? ‘Tôi sợ tôi không nhận ra được giây phút đó!’ Nếu chúng ta không chuẩn bị tốt tâm hồn, chúng ta sẽ không bao giờ biết Chúa Giê-su có đến thăm chúng ta không. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để nhận biết được những thời gian chúng ta được Người đến thăm, chúng ta đang được thăm và sẽ được thăm viếng, để chúng ta mở cửa ra đón Chúa Giê-su và để bảo đảm rằng tâm hồn của chúng ta được rộng mở hơn bởi tình yêu, và từ đó chúng ta có thể phục vụ Chúa Giê-su trong tình yêu.”

[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/11/2016]

Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do
Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do
Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do
Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do
Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do
Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do
Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do
Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do

Đức Thánh Cha Phanxico: Tình yêu của Thiên Chúa tín trung vượt ra ngoài mọi lý do