Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Văn bản cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha với các Giám mục Ba lan

Văn bản cuộc đối thoại của Đức Thánh Cha với các Giám mục  Ba lan (Phần 1)

Lòng thương xót, giáo xứ, hệ tư tưởng giới tính, di dân và các chủ đề khác
4 tháng 8, 2016
pope francis
L'Osservatore Romano
Trong suốt chuyến thăm Ba lan trong Ngày Giới trẻ Thế giới tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxico có một cuộc họp riêng hôm 27 tháng 7 với các giám mục trong nước. Thay vì một bài diễn văn nghi thức như đã lên chương trình, Đức Thánh Cha chọn cách có một buổi đối thoại thân mật.
Hôm thứ Ba, Vatican đưa ra văn bản của cuộc đối thoại này. Dưới đây là bản dịch tạm thời của ZENIT về cuộc trao đổi này.
__
Đức Thánh Cha Phanxico
Trước khi bắt đầu buổi nói chuyện, với những câu hỏi các đức cha đã chuẩn bị, cha muốn thực hiện một hành động của lòng thương xót với tất cả các đức cha và đề nghị một hành động khác. Cha biết trong những ngày này, với WYD, nhiều người trong anh em rất bận rộn và không thể đến lễ an táng của Đức ông Zimowski thân yêu. Một hành động của lòng thương xót là chôn xác người chết,và bây giờ cha muốn mọi người cùng cầu nguyện cho Đức ông Zygmunt Zimowski và đây là một cách thể hiện thực sự của tình bác ái huynh đệ, chôn người anh em đã chết. Pater noster … Ave Maria … Gloria Patri … Requiem aeternam …
Và rồi, một hành động khác của lòng thương xót mà Cha muốn đề nghị. Cha biết anh em đang rất quan tâm đến điều này: đức Hồng y Macharski, người anh em thân yêu của chúng ta đang ốm rất nặng … Ít nhất là hiệp ý về tinh thần, vì cha tin rằng chúng ta không thể vào nơi ngài đang ở, đang hôn mê, nhưng chí ít cũng tới chỗ khám bệnh, đến bệnh viện, và chạm vào bức tường và nói: “Người anh em, tôi đang ở bên anh.” Thăm người bệnh là một hành động khác của lòng thương xót. Cha cũng sẽ đi. Xin cảm ơn.
Và bây giờ, một trong anh em đã chuẩn bị câu hỏi, hay ít nhất vừa nghĩ ra. Cha đang sẵn sàng đây.
H.E. Đức ông Marek Jedraszewski (Tổng giám mục Lodz):
Thưa đức Thánh Cha, có vẻ như tín hữu của Giáo hội Công giáo và nói chung tất cả các Ki-tô hữu ở Tây Âu đang ngày càng trở nên thiểu số ở giữa một nền văn hóa vô thần đang lan rộng hiện nay. Ở Ba lan chúng con đang chứng kiến một sự đối kháng rất mạnh, một cuộc chiến khổng lồ giữa niềm tin vào Thiên Chúa về một bên, và bên kia, tư tưởng và lối sống coi như Thiên Chúa không tồn tại. Theo ý của người, thưa Đức Thánh Cha, Giáo hội Công giáo nên có những hoạt động mục vụ như thế nào ở đất nước chúng con, để người dân Ba lan vẫn giữ được lòng trung thành với truyền thống Ki-tô giáo hàng ngàn năm nay? Xin cảm ơn cha.
Đức Thánh Cha Phanxico:
Anh chị em là dân tộc được đặc ân!
Đúng vậy, trào lưu bài Ki-tô, trào lưu thế tục hóa của thế giới hiện đại đang mạnh; nó rất mạnh. Nhưng một số người bảo: Vâng, nó mạnh nhưng những hiện tượng sùng đạo có khắp đây đó, dường như ý thức về tôn giáo đang thức dậy, và điều này cũng có thể là một sự nguy hiểm. Cha tin rằng chúng ta, trong thế giới rất tục hóa này, cũng có sự nguy hiểm khác của  Ngộ đạo thuyết tâm linh: tính thế tục này cho chúng ta khả năng đi theo lối sống tâm linh phát triển theo chiều hướng Ngộ đạo. Chúng ta hãy nhớ lại dị giáo đầu tiên của Giáo hội: Thánh Tông đồ Gioan đã chống lại Ngộ đạo thuyết — và với cả một sức mạnh! – nơi đâu có sự tu đức chủ quan không dựa trên Đức Ki-tô. Đối với cha, vấn đề nghiêm trọng nhất của sự tục hóa này là phong trào bài Ki-tô: bỏ Đức Ki-tô, bỏ Ngôi Hai. Tôi cầu nguyện, và tôi biết …  và không cần gì nữa. Đây là Ngộ đạo thuyết. Cũng có thêm một dị thuyết khác đang là thời thượng trong lúc này, nhưng cha bỏ nó sang một bên vì câu hỏi của ngài đi sang hướng đó, thưa đức ông. Rồi cũng có thuyết Pelagio, nhưng chúng ta để những vấn đề này sang một bên, sẽ nói về nó một lần khác. Đi tìm Thiên Chúa mà không cần Đức Ki-tô, một dân tộc không cần Giáo hội. Tại sao? Vì Giáo hội là Mẹ, cho chúng ta cuộc sống, và Đức Ki-tô là người Anh, Con của Chúa Cha, Người làm trung gian lên Chúa Cha, chính Ngài là người hé lộ cho chúng ta danh thánh của Chúa Cha. Một Giáo hội mồ côi: đây là Ngộ đạo thuyết của ngày nay, vì quả thực nó là chủ nghĩa bài Ki-tô, không cần Đức Ki-tô, sẽ dẫn chúng ta đến một Giáo hội, chúng ta cứ dùng từ ngữ hay hơn, trở thành những Ki-tô hữu, trở thành một dân tộc mồ côi. Và chúng ta phải làm cho dân của chúng ta cảm nhận được điều này.
Cha nên khuyên như thế nào? Nó vừa đến trong đầu cha – nhưng cha tin rằng đây là việc thực hành Tin mừng, quả thật đó là lời dạy của Chúa về sự gần gũi. Ngày nay chúng ta, những tôi tớ của Thiên Chúa – các Giám mục, linh mục, giáo dân tận hiến — phải thật gần gũi với Dân Chúa. Không có sự gần gũi thì chỉ có tiếng mà không thấy người (nguyên văn tiếng Anh: words without flesh). Chúng ta hãy suy nghĩ – cha thích suy nghĩ điều này – về hai rường cột của Tin mừng. Hai rường cột của Tin mừng là gì? Đó là Tám mối phúc và sau đó là Mát-thêu 25, “bản dự thảo đầu tiên” mà dựa trên đó tất cả chúng ta sẽ bị phán xét. Tính cụ thể. Sự gần gũi. Sự tiếp xúc — những hành động của lòng thương xót, bất kể là thương hồn hay thương xác. “Nhưng bạn nói những điều này chỉ vì nói về lòng thương xót trong năm nay là rất hợp thời …” Không, đó là Tin mừng! — Tin mừng, những hành động thể hiện lòng thương xót. Đó là người Samaritano dị giáo hay ngoại đạo động lòng thương và làm những gì anh ta cần phải làm, mà còn nguy hiểm đến túi tiền của anh ta nữa! Tiếp xúc. Kia là Chúa Giê-su, Người luôn luôn ở giữa mọi người hay cùng với Chúa Cha, hoặc trong lời cầu nguyện, một mình với Chúa Cha, hay ở giữa mọi người, cùng với các tông đồ. Sự gần gũi. Tiếp xúc. Đó là đời sống của Chúa Giê-su … Khi Người động lòng thương, tại cổng thành Na-in (Lc 7:11-17), Người đã động lòng thương; người bước đến và chạm vào quan tài và nói, “Đừng khóc …” Sự gần gũi, và sự gần gũi chính là đụng chạm đến da thịt đau khổ của Đức Ki-tô.
Và Giáo hội, vinh quang của Giáo hội là các vị tử đạo, có rất nhiều những người nam, nữ từ bỏ tất cả và trải qua cuộc đời của họ trong các bệnh viện, trong các trường học, với các trẻ em, với những người đau bệnh … Cha nhớ đến một Nữ tu bé nhỏ ở Trung Phi, 83 hay 84 tuổi gì đó, gầy, tốt bụng, với một bé gái nhỏ. Vị nữ tu đến chào cha: “Con không phải ở đây; con từ bên kia sông sang đây, từ Congo, nhưng lúc nào cũng vậy, một tuần một lần, con đến đây để mua sắm vì nó thuận tiện hơn.” Nữ tu nói tuổi: 83, 84 gì đó. “Con đã ở đây 23 năm; con là một y tá sản khoa, con đã giúp hai hay ba ngàn em bé ra đời …” “Ồ, và con đến đây một mình?” “Vâng, vâng, chúng con đi ca-nô …” Nữ tu đã 83 tuổi! Bà ngồi trong ca-nô khoảng 1 tiếng đồng hồ mới tới. Người phụ nữ này – và rất nhiều người khác giống như bà – đã rời bỏ quê hương – bà là người Ý, từ Brescia đến — rất rất nhiều người đã rời bỏ quê hương để đụng chạm đến thịt da của Đức Ki-tô. Nếu chúng ta đến những quốc gia truyền giáo này, trong vùng Amazon, thuộc Châu Mỹ La tinh, chúng ta sẽ tìm thấy trong các nghĩa trang mộ của rất nhiều tu sĩ nam nữ đã chết trẻ, vì họ không có thuốc kháng sinh chống lại những căn bệnh của vùng đất đó, và họ đã chết trẻ. Những hành động của lòng thương xót: đụng chạm đến, dạy bảo, an ủi, dành thời gian. Hãy dành thời gian.
Cha rất vui, có một lần kia, một người đàn ông đến xưng tội và ở trong một tình trạng mà vì nó ông không nhận được sự xá tội. Ông đến với một chút sợ hãi, vì thỉnh thoảng ông bị đuổi đi: “Không, không … đi đi.” Vị linh mục đã lắng nghe ông, và nói với ông: “Nhưng này anh, anh hãy cầu nguyện. Chúa yêu anh, tôi sẽ chúc lành cho anh, nhưng anh phải quay trở lại, anh có hứa với tôi không?” Và vị linh mục này đã “dành thời gian” để kéo người đàn ông này trở lại với Bí tích. Đây được gọi là sự gần gũi.
Và khi nói chuyện với các Giám mục về sự gần gũi, cha nghĩ cha phải nói đến sự gần gũi quan trọng nhất: là gần gũi với các linh mục. Giám mục phải luôn sẵn sàng chào đón các linh mục của mình. Khi cha còn ở Argentina, cha nghe rất nhiều, rất nhiều lần từ các linh mục, khi cha đi cho các bài Rèn luyện (Exercises) — cha rất thích cho bài Rèn luyện — cha nói: “Hãy nói với Giám mục về vấn đề này …” “Nhưng thôi, để con gọi ngài,” và vị thư ký nói với tôi: “Không, ngài rất, rất bận, nhưng ngài sẽ tiếp cha sau 3 tháng nữa.” Vậy là vị linh mục này cảm thấy mình như người con mồ côi, không có cha, không có sự gần gũi, và linh mục bắt đầu xuống tinh thần. Người giám mục nhìn thấy những cuộc gọi trên tờ ghi chú, vào buổi tối, khi ngài trở về, khi ngài nhìn thấy cuộc gọi của một linh mục, ngài phải gọi lại ngay tối hôm đó hoặc ngày hôm sau. “Đúng, cha đang bận, nhưng nó có gấp không?” — “Không. Không, nhưng chúng ta cùng thỏa thuận nhé …” Vị linh mục cần phải cảm thấy mình có một người cha. Nếu chúng ta bỏ mất quan hệ cha con với các linh mục, chúng ta không thể đòi hỏi họ trở thành các người cha. Và như vậy là ý nghĩa của cương vị là cha của Thiên Chúa bị lấy mất. Công việc của Chúa Con là đụng chạm đến những nỗi đau khổ của loài người: cả hồn cả xác. Sự gần gũi. Công việc của Chúa Cha: hãy là cha, một cha Giám mục.
Rồi, giới trẻ, vì chúng ta phải nói về giới trẻ trong những ngày này. Giới trẻ thì “chán ngắt!” Vì họ luôn đến và nói những điều giống y như nhau, hoặc là “Con nghĩ cái này nó như vầy …” hay “Giáo hội nên ....,” và chúng ta phải kiên nhẫn với giới trẻ. Khi còn bé, cha có biết một vài linh mục: thời đó thì việc xưng tội còn thường xuyên hơn bây giờ; bỏ ra rất nhiều giờ để giải tội, hoặc tiếp giới trẻ trong văn phòng nhà xứ, để lắng nghe cùng một điều … nhưng với sự kiên nhẫn. Và rồi đưa giới trẻ về miền quê, lên núi … Hãy nghĩ đến Thánh Gioan Phaolo II, ngài đã làm gì với các sinh viên Đại học? Đúng, ngài dạy học, nhưng rồi ngài theo họ leo núi! Sự gần gũi. Ngài lắng nghe họ. Ngài ở với giới trẻ.
Và cha muốn nhấn mạnh đến một điều cuối cùng, vì cha tin rằng Chúa yêu cầu cha điều này: ông bà lớn tuổi. Quý vị ở đây, những người đã chịu đựng chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa vô thần, biết điều này: đó chính là nhờ ông bà — đó chính là các bà nội bà ngoại đã giữ và truyền lại đức tin. Ông bà luôn có ký ức của một dân tộc; họ có ký ức của đức tin, ký ức của Giáo hội. Đừng coi ông bà như bỏ đi! Trong cái văn hóa loại bỏ này, thực ra nó mang tính bài Ki-tô, cái gì không còn hữu dụng, cái gì không còn làm việc được là loại bỏ. Không! Ông bà là ký ức của dân tộc; họ là ký ức của đức tin. Và hãy kết nối giới trẻ với ông bà: điều này cũng là sự gần gũi — hãy gần gũi và tạo ra sự gần gũi. Đây là câu trả lời của cha cho câu hỏi này. Không có công thức nhất định nào cả, nhưng chúng ta phải bước xuống sân — nếu chúng ta ngồi chờ điện thoại reo hay tiếng gõ cửa … Không. Chúng ta phải bước ra tìm kiếm, như người chăn chiên, người đi tìm con chiên  lạc. Cha không biết nữa; nhưng điều này tự đến trong đầu cha.
Đức ông Slawoj Leszek Glodz (Tổng giám mục Gdansk):
Thưa Đức Thánh Cha Phanxico, chúng con thật cảm kích vì Đức Thánh Cha suy tư nhấn mạnh thêm về giáo huấn lòng thương xót, điều mà Thánh Gioan Phaolo II thực sự đã bắt đầu tại đây ở Krakow. Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang sống trong một thế giới bị thống trị bởi những bất công: người giàu trở nên giàu hơn, người nghèo thì thống khổ hơn; rồi nạn khủng bố, rồi có những kiểu đạo đức và luân lý tự do, bỏ qua Thiên Chúa … Và câu hỏi của con là: chúng ta có thể áp dụng giáo huấn lòng thương xót như thế nào, và đặc biệt cho ai? Đức Thánh Cha đã đưa ra một liều thuốc được gọi là “lòng thương xót,” mà chính con đã uống: xin cảm ơn người với sự giới thiệu liều thuốc ...

(Còn tiếp Phần 2 ...)



[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch của ZENIT]


[Nguồn: ZENIT]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/08/2016]

Các giám mục Panama mong đợi WYD2019 có sức ảnh hưởng đến toàn khu vực

Các giám mục Panama mong đợi WYD2019 có sức ảnh hưởng đến toàn khu vực

“Chúng tôi là một quốc gia cầu nối, và đó là những gì chúng tôi cho được mọi người”
4 tháng 8, 2016
WYD
CCEW - Mazur, CC BY-NC-SA
Đức Thánh Cha Phanxico chào các giám mục Panama hôm thứ Tư và phấn khởi cam đoan với các giám mục rằng các vị sẽ có “rắc rối lớn” trên tay khi làm chủ nhà của Ngày giới trẻ thế giới, nhưng ngài nói các giám mục rằng “đừng ngại tiếp tục gây rắc rối.”
Đây là báo cáo của Đức Tổng Giám mục Jose Domingo Ulloa giáo phận Panama, ngài cùng với Đức Hồng y Jose Luis Lacunza, tổng giám mục địa phận David, và Giám mục Manuel Ochogavia giáo phận Colon, đã có cuộc họp báo sau buổi Triều yết chung với Đức Thánh Cha Phanxico, để giải thích các chi tiết về dịp mừng Ngày Giới trẻ Thế giới lần tới sẽ được tổ chức ở Panama năm 2019.
Có 8 giáo phận ở Panama.
Tổng giám mục Ulloa khẳng định rằng WYD 2019 ở Panama sẽ được ghi dấu ấn bằng truyền thống và văn hóa của đất nước. Vì thế, các buổi tối sinh động sẽ được tổ chức có múa vũ và điệu salsa, và mọi người sẽ được nghe về thực tại của Afro. Ngài cũng nói rằng họ không chỉ nghĩ đến thời điểm 2019, nhưng họ “muốn bắt đầu làm việc ngay từ bây giờ, đặc biệt ở Trung Mỹ, để đưa mọi người ra khỏi “tình trạng bị loại trừ và đẩy ra bên lề xã hội.”
Đây là “công việc của chúng tôi,” ngài nhấn mạnh.
Chúng tôi muốn thể hiện thực tế những gì là con người Panama chúng tôi: cầu nối của thế giới, trung tâm của vũ trụ, luôn mở cửa để đón anh em. Động lực của đức giám mục trong việc tổ chức sự kiện này cũng thể hiện thực tế đang có trong vùng Trung Mỹ, tức là, cơ hội để có thêm nhiều bạn trẻ trải nghiệm ngày Giới trẻ Thế giới ở tại đây.
Ngoài ra, ngài chỉ ra tầm quan trọng của vị trí địa lý của quốc gia. Panama có điểm rất đặc biệt đó là “tính kết nối của nó” về đường bộ, đường hành không và đường biển. “Chúng tôi là một quốc gia cầu nối, và đó là những gì chúng tôi cho được mọi người,” đức Giám mục Ochogavia nói.
Tương tự như vậy, đức Tổng giám mục Ulloa nói rõ rằng đây là một dự án của quốc gia và, rất chân thành, thừa nhận rằng Giáo hội với tầm mức như vậy không thể làm một mình.
“Chúng tôi đã nhận được những trợ giúp của chính phủ, họ sẽ giúp đỡ chúng tôi về cơ sở hạ tầng mà WYD cần có để nó có thể thực sự sinh hoa trái tốt,” vị giám mục giải thích.
Về phần mình, đức Hồng y Lacunza giải thích rằng, vì khí hậu của Panama, đang cân nhắc nên tổ chức WYD giữa khoảng các tháng Một và Ba, tức là vào mùa khô.Hồng y nói thêm rằng các ngài đã nhận được sự hỗ trợ của toàn Giáo hội Trung Mỹ, và rằng WYD sẽ có ảnh hưởng đến toàn khu vực.
Việc lựa chọn địa điểm cho WYD ban đầu do Đức Thánh Cha Phanxico, có thể có liên quan đến sự lựa chọn và quan tâm của ngài về “những vùng ngoại vi,” đức Hồng y nói. Hơn nữa, Trung Mỹ chưa được một vị giáo hoàng nào đến thăm từ năm 1983.
Đức Tổng giám mục Panama cũng nói rằng các ngài cũng đã phó thác việc chuẩn bị cho buổi đại hội giới trẻ này cho Chân phước Oscar Arnulfo Romero, “mẫu gương của một mục tử gần gũi với con chiên, người đã cho đi mạng sống mình vì người khác,” “có khả năng tiên báo nhưng cũng có khả năng loan báo.”
Các ngài cũng trao phó vào tay Đức Mẹ Santa Maria la Antigua, lòng sùng kính đầu tiên Mẹ Maria ở terra firme.
Liên quan đến an ninh, Đức Ông Ulloa nói rằng Panama đã tổ chức những sự kiện như Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ và các ngài cảm thấy sẵn sàng làm chủ nhà cho WYD, tuy nhiên nếu cần thiết các ngài sẽ nhờ sự trợ giúp từ những nước láng giềng.

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/08/2016]



Tại sao Ki-tô hữu ở Trung Đông cảm thấy bị Tây phương phản bội

Tại sao Ki-tô hữu ở Trung Đông cảm thấy bị Tây phương phản bội


3 tháng 8, 2016 2:02 PM

Toronto, Canada, 3 tháng 8, 2016 / 03:02 chiều (CNA/EWTN News).- Sự tự do tôn giáo cũng dành cho những người không phải Hồi giáo ở Trung đông, một nhà lãnh đạo Công giáo người Syria nói trong một cảnh báo mạnh mẽ về tương lai của những Ki-tô hữu trong vùng và về bản chất “gian hùng” của chính sách đối ngoại của phương Tây.
“Những người bạn của tôi, sự hiện hữu của các Giáo hội Đông phương lâu đời, những giáo hội đã có từ thời các tông đồ, đang bị đánh cược. Họ đang bị nguy hiểm,” Đức Đại thượng phụ Ignatio Youssef III Younan của Giáo hội Công giáo Syria thuộc Antioch nói hôm 2 tháng 8.
Những nhà lãnh đạo Ki-tô giáo cố gắng động viên đàn chiên của họ ở lại quê hương.
“Nhưng tin tôi đi, điều này không hề dễ,” đức Đại thượng phụ nói. “Vì những Ki-tô hữu ở Syria, họ cảm thấy bị bỏ rơi, thậm chí bị phản bội, bởi những quốc gia được gọi là quyền lực, đặc biệt nhất là từ phương Tây.”
Đức Đại thượng phụ Younan chuyển những nhận xét đến Hội nghị Tối cao các Hiệp sĩ Columbus ở Toronto, Canada hôm 2 tháng 8. Ngài đã có những lời rất mạnh về chính sách đối ngoại của phương Tây.
“Chúng tôi phải đứng lên để áp dụng nguyên tắc tự do tôn giáo. Bạn không thể là đồng minh tốt nhất với những thể chế phân biệt đối xử và không cho quyền tự do tôn giáo cho những người không phải Hồi giáo,” ngài nói.
“Chúng tôi phải nói thật rõ ràng: thật không công bằng và chân tình để làm đồng minh với những thể chế như vậy và họ chỉ nói rằng ‘chúng tôi có một báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo,’” ngài nói thêm, trong một tham chiếu công khai gửi đến Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ.
Ngài kêu gọi việc bắt buộc thực thi Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế của Liên hiệp quốc và hành động từ những quốc gia Tây phương, Liên bang Nga, Trung quốc, Brazil và Liên Hiệp quốc.
“Điều chúng tôi cần nhất là đứng lên và bảo vệ sự tự do tôn giáo và những quyền dân sự của chúng tôi,” ngài nói.
Tòa Đại thượng phụ đặt trụ sở ở Li-băng nhưng cai quản rất nhiều tín hữu Công giáo ở Syria. Ngài nhắc lại những cảnh báo trước đây của Ki-tô giáo Trung đông phải cẩn trọng với việc can thiệp vào Syria và việc từ chối đàm phán “Mùa xuân Ả-rập (“Arab Spring.”)
Ngài nói, “Tình hình ở Syria rất phức tạp.”
Đức Đại thượng phụ trích dẫn một web phức hợp của các nhóm thiểu số tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ. Ngài lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm khi xuất khẩu nền dân chủ theo kiểu tây phương vào trong tôn giáo ở những nơi chưa bao giờ được thực hành nó, và những nơi chưa có sự phân tách tôn giáo khỏi chính quyền.
Nếu Hồi giáo là quốc giáo, ngài nói, điều đó có nghĩa “bạn sẽ phân biệt đối xử đối với những người không phải Hồi giáo, vì bất kỳ một cách tuyên xưng nào của họ.”
Cứ cho là sự tự do tôn giáo ở Trung đông được kết nối tới những mối quan hệ với Hồi giáo, ngài nói, những Ki-tô hữu ở Trung đông “vẫn không hiểu làm sao chúng tôi có thể nhắm mắt trước những đảng chính trị đặt nền tảng trên Hồi giáo.”
Ngài trích dẫn khẩu hiệu của Huynh đoàn Hồi giáo: “Alla là đích đến của chúng tôi, ngài Tiên tri là lãnh tụ của chúng tôi. Kinh Koran là luật của chúng tôi. Jihad là đường của chúng tôi và chết cho Thượng đế là sự khát khao chung cuộc của chúng tôi.”
Đức đại thượng phụ cảnh báo rằng một số phương pháp dạy đạo Hồi cho trẻ em thiếu sự phân tích và rất nguy hiểm, dẫn đến những tình huống như vụ giết linh mục người Pháp Jacques Hamel.
“Trong kinh Koran chúng ta thấy có những câu khơi gợi lên lòng khoan dung, đây là sự thật, nhưng cũng có những câu khơi gợi bạo lực,” đức đại thượng phụ nói. “Và nếu bạn nói với những đứa trẻ rằng tất cả những câu đó đều đến từ Thượng đế, theo ngôn ngữ gọi là lời của Thượng đế … bạn sẽ biến đứa trẻ đó thành một con thú.”
Tình hình chung của người Ki-tô hữu Iraq và Syria cũng nằm trong trọng tâm của những nhận định của đức đại thượng phụ.
Ngài nói đến những vụ bắt cóc và giết những người dân và những sự tàn bạo do nhóm Nhà nước Hồi giáo gây ra, hoặc những đảng phái đang đánh nhau ở Syria. Ngài kể lại chi tiết sự tàn phá những nhà thờ và tu viện ở Iraq và Syria và tình trạng di tản của hàng trăm hàng ngàn người Ki-tô hữu Iraq và Syria.
Ngài cảnh báo, nếu người Ki-tô hữu không được bảo vệ, Ki-tô giáo chẳng bao lâu sẽ chết ơ Syria, Iraq và thậm chí Li-băng. Ngài nói nó có thể so sánh với Thổ nhĩ kỳ nơi còn quá ít người Ki-tô hữu mặc dù lịch sử của nó là nơi diễn ra những công đồng chung và là những người Cha của Giáo hội.
Các Hiệp sĩ Columbus đã quyên góp trên $11 triệu cho những người tị nạn Ki-tô hữu từ năm 2014. Tổ chức huynh đệ Công giáo giúp cung cấp lương thực, các bệnh xá, cơ sở hạ tầng, và nhà ở. Tổ chức cũng giúp các linh mục Công giáo Syria di tản khỏi Mosul.
Quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức hồng y Pietro Parolin, viết thư gửi hội nghị thay mặt Đức Thánh Cha Phanxico, cảm ơn các Hiệp sĩ Columbus vì những “nỗ lực vất vả” của họ bảo vệ nhân quyền và những nguyện vọng chính đáng cho những Ki-tô hữu bị bách hại và cung cấp cho nhu cầu của họ.
Đại Hiệp sĩ Carl Anderson thuộc hội các Hiệp sĩ Columbus đã trả lời cho đức Đại Thượng phụ Younan. Ông đã kể ra những sự tàn bạo như vụ giết bốn Thừa sai Bác ái ở Yemen và vụ bắt cóc linh mục của họ là cha Thomas Uzhunnalil.
Ông yêu cầu hội nghị một phút thinh lặng cầu nguyện cho “những vị tử đạo vì đức tin và những nạn nhân của lòng thù hận tôn giáo.”

[Nguồn: catholicworldreport]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/08/2016]