Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô, 30.07.2023

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô, 30.07.2023

Huấn từ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô, 30.07.2023

*******

Giữa trưa hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trong Điện Tông tòa Vatican để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ:

____________________________________________

Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Hôm nay Tin Mừng thuật lại dụ ngôn người thương gia đi tìm ngọc quý, Chúa Giêsu nói: “Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” (Mt 13:46). Chúng ta hãy dừng lại một chút trước hành động của người thương gia này, trước hết ông tìm kiếm, sau đó tìm thấy và cuối cùng là mua.

Hành động đầu tiên của người này: tìm kiếm. Ông là một thương gia dám nghĩ dám làm, không đứng yên mà rời khỏi nhà và lên đường tìm kiếm những viên ngọc quý giá. Ông không nói: “Tôi hài lòng với những viên ngọc tôi có”; ông đi tìm những viên ngọc đẹp hơn. Và đây là lời mời gọi chúng ta không nhốt mình trong những thói quen, trong sự tầm thường của những con người tự mãn, nhưng hãy làm sống lại khát vọng: làm sống lại khát vọng, để khát vọng tìm kiếm, tiến bước không bị dập tắt; nuôi dưỡng những ước mơ tốt lành, tìm kiếm sự mới mẻ của Chúa, vì Chúa không lặp đi lặp lại, Ngài luôn mang đến sự mới mẻ, sự mới mẻ của Thần Khí; Người luôn làm cho các thực tại của cuộc sống trở nên mới mẻ (x. Kh 21:5). Và chúng ta phải có thái độ này: tìm kiếm.

Hành động thứ hai của người thương gia là tìm thấy. Ông là một người khôn ngoan, “có con mắt tinh tường” và biết cách nhận ra một viên ngọc có giá trị lớn. Việc này không dễ. Chẳng hạn, chúng ta nghĩ đến những khu chợ rất thú vị của phương Đông, nơi những quầy hàng chất đầy hàng hóa chen chúc dọc theo các bức tường của những con phố ken đặc người; hoặc những gian hàng mà người ta thấy ở nhiều thành phố, đầy sách và nhiều đồ vật khác nhau. Đôi khi ở những khu chợ này, nếu dừng lại nhìn kỹ, người ta có thể phát hiện ra những kho báu: những thứ quý giá, những quyển sách hiếm, lẫn lộn với mọi thứ khác, thoạt nhìn không nhận ra. Nhưng người thương lái trong dụ ngôn có con mắt tinh tường và biết cách tìm, ông biết cách “phân biệt” để tìm ra viên ngọc trai. Đây cũng là một bài học cho chúng ta: mỗi ngày, ở nhà, trên đường phố, tại nơi làm việc, ngày nghỉ, chúng ta có thể nhận ra điều tốt. Và vấn đề quan trọng là phải biết cách tìm ra điều gì trọng yếu: rèn luyện bản thân để nhận ra những viên ngọc quý của cuộc sống và phân biệt chúng với những thứ tạp nhạp khác. Chúng ta đừng lãng phí thời gian và tự do vào những thứ tầm thường, những trò tiêu khiển khiến trong lòng chúng ta trống rỗng, trong khi cuộc sống trao cho chúng ta viên ngọc quý mỗi ngày đó là sự gặp gỡ với Thiên Chúa và với người khác! Điều cần thiết là phải biết cách nhận ra nó: phân định để tìm thấy nó.

Và hành động cuối cùng của người thương gia: ông ta mua viên ngọc. Nhận ra giá trị to lớn của nó, ông bán tất cả mọi thứ, ông ta hy sinh tất cả của cải của mình chỉ để có được viên ngọc. Ông ta thay đổi hoàn toàn hàng tồn trong kho của ông; không còn gì khác ngoài viên ngọc đó: nó là của cải duy nhất của ông, ý nghĩa của hiện tại và tương lai của ông. Đây cũng là một lời mời gọi đối với chúng ta. Nhưng viên ngọc này là gì mà vì nó người ta có thể từ bỏ tất cả, viên ngọc mà Chúa nói với chúng ta? Viên ngọc này là chính Ngài: đó là Chúa Giêsu! Tìm kiếm Chúa và tìm thấy Chúa, gặp Chúa, sống với Chúa. Viên ngọc đó chính là Chúa Giêsu: Ngài là viên ngọc quý của cuộc sống, được tìm kiếm, tìm thấy và trở thành của riêng mình. Thật đáng để đầu tư mọi sự cho Ngài, bởi vì khi một người gặp được Chúa Kitô, cuộc sống sẽ thay đổi như thế, phải không? Cuộc sống của bạn … bạn gặp Chúa Kitô và theo cách này, đời sống của bạn thay đổi.

Bây giờ chúng ta nhắc lại ba hành động của người thương gia: tìm kiếm, tìm thấy và mua – và đặt cho mình một số câu hỏi. Tìm kiếm: có phải tôi đang đi tìm trong cuộc sống của tôi? Tôi có cảm thấy thoải mái, mãn nguyện, tôi hài lòng hay tôi khao khát sự tốt lành? Có phải tôi đang hưu trí thiêng liêng không? Có bao nhiêu người trẻ đang nghỉ hưu! Hành động thứ hai, tìm thấy: tôi có thực hành việc phân định điều gì là tốt lành đến từ Thiên Chúa không, có biết từ bỏ những gì để lại cho tôi rất ít hoặc sự trống rỗng không? Cuối cùng là mua: tôi có biết hiến dâng cho Chúa Giêsu không? Có phải Ngài ở vị trí đầu tiên đối với tôi, Ngài có phải là sự tốt đẹp nhất trong đời không? Thật tốt khi nói với Ngài hôm nay: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa là sự tốt lành nhất của con”. Mỗi anh chị em hãy nói thầm trong lòng mình ngay bây giờ: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa là sự tốt lành nhất của con”.

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta tìm kiếm, tìm thấy và đón nhận Chúa Giêsu với trọn cả xác hồn.

____________________________________________

Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta kỷ niệm hai Ngày Thế giới do Liên Hợp Quốc công bố: Ngày Hữu nghị Quốc tế và Ngày Thế giới Chống Buôn bán Người. Ngày thứ nhất thúc đẩy tình hữu nghị giữa các dân tộc và các nền văn hóa; ngày thứ hai chống lại loại tội phạm biến con người thành hàng hóa. Nạn buôn người là một thực tế khủng khiếp, ảnh hưởng đến quá nhiều người: trẻ em, phụ nữ, công nhân..., rất nhiều người bị bóc lột; tất cả đều sống trong điều kiện vô nhân đạo và chịu sự thờ ơ và từ chối của xã hội. Ngày nay nạn buôn người đang hoành hành quá mạnh. Xin Chúa phù hộ cho những người đang làm việc để chống lại nạn buôn người.

Chúng ta không ngừng cầu nguyện cho Ukraine đang bị bao vây, nơi chiến tranh đang phá hủy mọi thứ, ngay cả ngũ cốc. Đây là một sự xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa, vì ngũ cốc là món quà của Ngài để nuôi sống nhân loại; và tiếng khóc của hàng triệu anh chị em đang chịu đói khát thấu đến tận Trời. Tôi kêu gọi những người anh em của tôi, các nhà chức trách của Liên bang Nga, rằng Sáng kiến ​​Biển Đen có thể được khôi phục và ngũ cốc có thể được vận chuyển an toàn.

Ngày 4 tháng Tám sắp tới sẽ đánh dấu ba năm kể từ vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beirut. Tôi tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, những người đang tìm kiếm sự thật và công lý, và tôi hy vọng rằng cuộc khủng hoảng phức tạp của Li Băng có thể tìm ra một giải pháp xứng đáng với lịch sử và giá trị của dân tộc đó. Chúng ta đừng quên rằng Li Băng cũng là một thông điệp.

Cha xin anh chị em đồng hành với cha bằng lời cầu nguyện trong hành trình của cha đến Bồ Đào Nha, sẽ bắt đầu vào thứ Tư tới, nhân Ngày Giới trẻ Thế giới. Rất nhiều người trẻ, từ khắp các châu lục, sẽ cảm nghiệm được niềm vui gặp gỡ Thiên Chúa và với anh chị em mình, dưới sự hướng dẫn của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng sau lời truyền tin “đã đứng dậy và vội vã lên đường” (Lc 1:39). Cha phó thác những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới và tất cả những người trẻ trên thế giới cho Mẹ, ngôi sao sáng trên con đường Kitô hữu.

Và giờ đây cha xin chào tất cả anh chị em người Roma và những anh chị em hành hương đến từ nước Ý và nhiều quốc gia. Đặc biệt, cha chào ca đoàn thiếu nhi đến từ Veliko Tarnovo, ở Bulgari, và nhóm các bạn trẻ Mexico, cũng như các thiếu niên đến từ Biadene và Caonada. Và cha chào các bạn trẻ Immacolata.

Và cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/7/2023]


Những người hành hương Đại hội Giới trẻ Thế giới từ Mexico bất ngờ được gặp riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô

Những người hành hương Đại hội Giới trẻ Thế giới từ Mexico bất ngờ được gặp riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô

Những người hành hương Đại hội Giới trẻ Thế giới từ Mexico bất ngờ được gặp riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô

Cha Ignacio Bello ngạc nhiên khi nhận được một lá thư viết tay từ chính Đức Thánh Cha mời cha và nhóm hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới của cha đến nơi ở của Đức Thánh Cha ở Vatican vào sáng ngày 25 tháng Bảy năm 2023.

Rome Newsroom, 27 tháng Bảy, 2023 / 15:02 pm


Khi Cha Ignacio Bello mời Đức Thánh Cha Phanxicô cùng tham dự với nhóm thanh niên của Cha cử hành Thánh lễ sáng tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Cha thậm chí không mong nhận được phản hồi, chứ đừng nói đến một lời đề nghị ngược lại.

Do đó, vị linh mục, thành viên của Dòng Đạo binh Chúa Kitô, vô cùng ngạc nhiên khi nhận được một lá thư viết tay từ chính Đức Thánh Cha mời Cha và nhóm của Cha đến nơi ở của Đức Thánh Cha ở Vatican vào sáng ngày 25 tháng Bảy.

Cha Bello nói với CNA: “Tôi rất xúc động vì tôi chưa bao giờ mong đợi điều đó. Tôi gửi thư vào hộp thư chung. Nhưng khi tôi gửi thư, tôi cầu nguyện với Đức Mẹ xin Mẹ chuyển lá thư đó đến cho Đức Thánh Cha.”

Nhóm đến từ thành phố Guadalajara, Mexico, có mặt ở Roma trong phần đầu tiên của chuyến hành hương mà đỉnh cao là cuộc họp mặt Công giáo quốc tế được gọi là Ngày Giới trẻ Thế giới, sẽ diễn ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha, vào đầu tháng Tám.

Cha Bello cho biết Cha quyết định gửi thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi cảm nhận sự ước muốn trong lòng. “Tôi nghĩ, tại sao không? Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo chúng ta phải theo đuổi ước mơ của mình.”

“Khi tôi nhận được thư trả lời [của Đức Giáo hoàng], tôi tràn ngập niềm vui,” vị linh mục Công giáo nói, đồng thời nhấn mạnh rằng cha phải đọc lại lá thư nhiều lần trước khi tin là thật.

Nhóm thanh niên đến từ Mexico, từ 18–35 tuổi, có liên quan đến Liên đoàn Regnum Christi. Nhóm 50 người do Cha Bello, Tu huynh Adrián Olvera dẫn đầu, và ba phụ nữ tận hiến cho Phong trào Regnum Christi: chị Cecilia Canovas, Andrea Infantozzi và Trisha McClellan.

Chị McClellan nói với CNA rằng cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha là “một bất ngờ lớn,” đặc biệt là vì Cha Bello đã không nói với nhóm những gì xảy ra cho đến ngay sau Thánh lễ và trước cuộc viếng thăm.

Người phụ nữ tận hiến, gốc ở Akron, Ohio, giải thích rằng họ không biết liệu cuộc gặp gỡ sẽ chỉ là một cái vẫy tay chào và một cái bắt tay hay điều gì đó hơn thế nữa.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành khoảng 25 phút trò chuyện với các bạn trẻ, phần lớn đến từ Mexico, trong phòng tiếp khách của nhà khách Vatican nơi ngài ở.

Những người hành hương Đại hội Giới trẻ Thế giới từ Mexico bất ngờ được gặp riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô

Cha Cha Ignacio Bello và nhóm hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới đã nhận được lời mời bất ngờ từ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chị McClellan nói: “Các bạn trẻ ngồi xuống, gần như thành một vòng tròn, và chúng tôi chuyện trò. Nó thực sự là một cuộc trò chuyện của huynh đệ.”

Nhóm hành hương của phong trào Regnum Christi đã gặp nhau tại Roma tối ngày 24 tháng Bảy. Sau một ngày trọn vẹn tại Vatican và Roma hôm 25 tháng Bảy, cả nhóm lên xe buýt đến viếng các đền thờ Công giáo ở Cascia, Assisi, Lanciano và San Giovanni Rotondo của nước Ý.

Cuộc hành hương sẽ đến Medjugorje ở Bosnia và Herzegovina trong ba ngày trước khi bay đến Lisbon để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới. Tại Bồ Đào Nha, họ cũng sẽ viếng đền thờ Đức Mẹ Fatima.

Chị McClellan cho biết các bạn trẻ trong nhóm đặt những câu hỏi cho Đức Thánh Cha Phanxicô và xin lời khuyên của ngài. Họ tìm ra lý do tại sao vị thánh yêu quý của ngài là Thánh Têrêsa thành Lisieux và lời khuyên của Đức Thánh Cha về một đời sống cầu nguyện tốt đẹp là chuyện trò với Chúa như một người bạn, chia sẻ những điều bình thường trong ngày của một người.

Trò chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giống như “nói chuyện với một người bạn,” chị McClellan nói.

Người nữ tận hiến lưu ý rằng một chủ đề thảo luận khác là bộ phim tài liệu của Disney “The Pope Answers” được phát hành vào đầu năm nay thể hiện cuộc thảo luận của Đức Thánh Cha Phanxicô với 10 thành viên của Thế hệ Z.

Chị cho biết các bạn trẻ bày tỏ rằng hành động lắng nghe các bạn trẻ của Đức Thánh Cha trong phim tài liệu đã gây ấn tượng với họ như thế nào.

Chị nói toàn bộ buổi họp mặt là “một cuộc gặp gỡ rất đẹp, một món quà rất đẹp”.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/7/2023]


Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe và trả lời các bạn trẻ trong chương trình Podcast mới

Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe và trả lời các bạn trẻ trong chương trình Podcast mới

Trước thềm Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon, Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe những mối quan tâm của các bạn trẻ, họ chia sẻ những câu chuyện, hy vọng và thách thức cá nhân của mỗi người

Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe và trả lời các bạn trẻ trong chương trình Podcast mới

© Vatican Media


*******

Trong chương trình “Popecast” mới nhất của Salvatore Cernuzio trên Vatican News, Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe các câu hỏi được ghi âm của một nhóm bạn trẻ chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ. Với mỗi người, ngài trả lời bằng những lời động viên. Những câu hỏi được đặt ra và câu trả lời của ngài được trình bày trong một chương trình podcast bằng tiếng Ý của Đài phát thanh Vatican News phát thanh. Podcast đầu tiên của Đức Thánh Cha diễn ra vào tháng Ba nhân dịp kỷ niệm 10 năm triều đại giáo hoàng của ngài.

Các bạn trẻ tham gia trong chương trình podcast thứ hai này đại diện cho nhiều thành phần và nhóm tuổi khác nhau, chia sẻ những khó khăn, cũng như động lực và hy vọng của họ.

Chúa yêu con

Đức Thánh Cha Phanxicô lắng nghe câu chuyện của Giona nói về những thách thức của việc trở thành một người có niềm tin, đồng thời chấp nhận thực tế có những thách thức về thể chất và là người chuyển giới.

Đức Thánh Cha có những lời động viên, ngài nói rằng “Thiên Chúa yêu thương chúng ta với chính con người chúng ta,” và rằng “Chúa luôn đồng hành với chúng ta, luôn luôn. Ngay cả khi chúng ta là tội nhân, Người đến gần để giúp đỡ chúng ta.” Đức Thánh Cha nói thêm, “đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục phấn đấu tiến tới.”

Luôn phấn đấu tiến về phía trước

Lắng nghe những câu chuyện của Edward và Valerij, cả hai bạn đều có thời gian ở trong một cộng đồng cải huấn dành cho trẻ vị thành niên, Đức Thánh Cha lắng nghe về hoàn cảnh gia đình khó khăn và sự bỏ rơi dẫn đến việc họ phạm tội mà họ rất hối hận.

Đáp lại, Đức Thánh Cha yêu cầu hai bạn suy xét rằng những lỗi lầm của chúng ta không được phép cản trở đời sống của chúng ta và rằng “câu chuyện của con người vẫn tiếp tục với những thành công và thất bại của nó.”

Ngay cả khi một lỗi lầm có thể khiến cuộc sống của chúng ta bị xã hội ghi dấu vĩnh viễn, Đức Thánh Cha than thở, nhưng ngài yêu cầu họ luôn nhớ rằng có Chúa ở cùng trên hành trình của họ, sẵn sàng “nắm lấy tay các con, nâng các con lên”. Ngài nói, nhiệm vụ của chúng ta là thừa nhận những lỗi lầm của mình để Chúa giúp chúng ta suy ngẫm về cuộc sống của chúng ta và tiến về phía trước một cách tích cực.

Chân trời hy vọng

Arianna kể lại cuộc đấu tranh của bản thân với chứng rối loạn lưỡng cực, nó khiến cô có những khoảnh khắc vô cùng vui sướng, nhưng cũng có những thời khắc cô từng nghĩ đến việc tự tử. Đồng thời, cô nói rằng cô cảm nhận mình được “Chúa giải thoát”.

Đức Thánh Cha chăm chú lắng nghe và đáp lại bằng lời động viên cô “hãy luôn nhìn về phía trước, đừng đánh mất đường chân trời…và đường chân trời là Thiên Chúa.”

Ngài khuyên cô hãy tuân theo những khuyến nghị chăm sóc của các chuyên gia y tế, và lưu ý rằng tất cả chúng ta đều bị tổn thương trong cuộc sống theo nhiều cách khác nhau và do những nguyên nhân khác nhau, kể cả tội lỗi, nó đòi chúng ta phải luôn nhìn về chân trời tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó nói chuyện với một số bạn trẻ người Argentina về niềm hy vọng của họ đối với đất nước và cải thiện cuộc sống ở quê hương của họ, và ngài kêu gọi họ tận dụng cơ hội này giúp làm cho xã hội ở đó tốt đẹp hơn, một đất nước giàu tài nguyên.

Phong phú bởi sự đa dạng

Sau đó, ngài lắng nghe Valeria, một cô giáo dạy môn tôn giáo, cô chuyển tiếp những phản hồi cô nhận được từ các học sinh nhỏ của mình, các em mong muốn một Giáo hội minh bạch, trẻ trung và gần gũi hơn với mọi người trong cuộc sống của họ.

Đức Thánh Cha trả lời bằng việc nhắc lại tầm quan trọng của một Giáo hội đồng hành với người dân. Ngài cảnh báo rằng khi Giáo hội quá khép kín, Giáo hội có nguy cơ trở nên bè phái và chia rẽ. Ngài nói thêm rằng sự vĩ đại của Giáo hội nằm ở sự đa dạng và hiệp nhất của chúng ta.

Tiếp theo, Đức Thánh Cha lắng nghe Giuseppe nói về việc cậu đã bỏ dở việc học đại học, và dành phần lớn thời gian ở nhà để chơi trò chơi điện tử với các mối quan hệ trực tuyến.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng cuộc sống với thời gian chủ yếu ở trên mạng của cậu có thể trở nên “thiếu sức sống” và bị cô lập, vì cậu bỏ lỡ chân trời, vì sự tiếp xúc giữa con người với con người là rất quan trọng.

Tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới

Cuối cùng, sau khi hỏi những bạn trẻ nào sẽ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục những người đối thoại trẻ tuổi của ngài trong chương trình “Popecast” hãy cố gắng tham gia tất cả các sự kiện của WYD, ngài gọi đó là một trải nghiệm đáng giá mà họ sẽ cảm thấy rất thỏa mãn, được ghi đậm dấu ấn bởi tính cộng đồng, việc cử hành, niềm hy vọng và niềm vui.

Salvatore Cernuzio



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/7/2023]


Vatican vinh danh Đức Hồng y Thuận với hiệp hội mới

Vatican vinh danh Đức Hồng y Thuận với hiệp hội mới

Vatican vinh danh Đức Hồng y Thuận với hiệp hội mới

Đấng Đáng kính Hồng y Nguyễn Văn Thuận. | Credit: tgpsaigon.net, CC BY-SA 4.0, via Wikimedia Commons



Rome Newsroom, 25 tháng Bảy, 2023 / 09:00 am

Vatican đã hợp nhất hai hiệp hội thành một hiệp hội mới duy nhất mang tên Đấng Đáng kính Nguyễn Văn Thuận, một hồng y người Việt Nam nổi tiếng với những suy tư thiêng liêng về hy vọng, được viết trong và sau 13 năm bị giam cầm trong nhà tù cộng sản.

Hiệp hội Văn Thuận thay thế các Hiệp hội Người Samari nhân hậu và Hiệp hội Công lý và Hòa bình, theo một bản phúc nghị ngày 25 tháng Bảy do Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện, với sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đấng Đáng kính Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1928 tại Việt Nam. Năm 1967, ngài trở thành Giám mục Nha Trang. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phụ tá Sài Gòn vào tháng Tư năm 1975, chỉ sáu ngày trước khi thành phố rơi vào tay quân đội Bắc Việt nam.

Ngài bị bắt và bị giam 13 năm trong trại cải tạo của cộng sản Việt Nam. Trong thời gian bị giam cầm, bao gồm 9 năm biệt giam, ngài đã lén gửi đi các thông điệp viết tay để lan truyền trong cộng đồng Công giáo.

Những thông điệp của ĐHY Thuận từ trong tù đã được in thành quyển sách “Đường Hy vọng: Tin mừng từ nhà tù” vào năm 2013. Những lời cầu nguyện ngài viết trong thời gian này sau đó được xuất bản với tên “Lời Cầu nguyện Hy vọng”.

Trong tù ĐHY Thuận không được phép giữ bất kỳ đồ đạc tôn giáo nào, nhưng ngài đã làm một cây thánh giá nhỏ sau khi lính gác đưa cho ngài một mẩu gỗ và một đoạn dây.

Khi được trả tự do năm 1988, vị giám mục này bị quản thúc tại gia ba năm trước khi được phép đến thăm Rome vào năm 1991. Tuy nhiên, ngài không được phép trở về Việt Nam và sống lưu vong đến hết đời.

Ngài từ nhiệm vị trí Tổng giám mục phụ tá Sài Gòn năm 1994 khi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ngài trở thành chủ tịch hội đồng vào năm 1998.

Năm 2000, ĐHY Thuận được mời giảng linh thao cho Đức Gioan Phaolô II và Giáo triều Rome. Ngài qua đời vì bệnh ung thư ở Rome ngày 16 tháng 9 năm 2002, hưởng thọ 74 tuổi.

Án phong chân phước cho ĐHY Thuận được mở vào năm 2007 và ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô nâng lên bậc Đáng kính năm 2017.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/7/2023]


Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Huấn từ Kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 23.07.2023: Tìm kiếm công việc của Thiên Chúa và học cách nhìn thấy vẻ đẹp của những gì Người đã gieo

Tìm kiếm công việc của Thiên Chúa và học cách nhìn thấy vẻ đẹp của những gì Người đã gieo

Huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc Kinh Kính Đức Mẹ

Huấn từ Kinh Truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 23.07.2023: Tìm kiếm công việc của Thiên Chúa và học cách nhìn thấy vẻ đẹp của những gì Người đã gieo

Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông Tòa để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Cùng với Đức Thánh Cha có một người bà, nhân dịp cử hành Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao niên, và một thanh niên tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới.

Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ:

_____________________________________________________


Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Bài Tin Mừng hôm nay cung cấp cho chúng ta dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng (x. Mt 13:24-43). Một nhà nông gieo hạt giống tốt trên cánh đồng của mình, phát hiện ra rằng ban đêm kẻ thù đã gieo cỏ lùng vào đó, một loại cỏ trông rất giống lúa mì, nhưng lại là cỏ dại.

Bằng cách này, Chúa Giêsu nói về thế giới của chúng ta, về căn bản giống như một cánh đồng mênh mông, nơi Thiên Chúa gieo lúa mì và ma quỷ gieo cỏ lùng, và vì vậy điều tốt và điều xấu cùng lớn lên. Điều tốt và xấu cùng phát triển. Chúng ta thấy vấn đề này trong các bản tin, trong xã hội, và ngay cả trong gia đình và trong Giáo hội. Và khi chúng ta thấy cỏ dại xấu cùng với lúa mì tốt, chúng ta muốn nhổ bỏ chúng ngay lập tức, muốn “quét sạch”. Nhưng hôm nay, Chúa cảnh báo chúng ta rằng làm việc đó là một cám dỗ: người ta không thể tạo ra một thế giới hoàn hảo, và người ta không thể làm điều tốt bằng cách hấp tấp tiêu diệt điều xấu, vì việc đó thậm chí còn gây ra những hậu quả xấu hơn: như chúng ta thường nói kết cục sẽ là “ném chuột bị vỡ đồ”.

Tuy nhiên, có một cánh đồng thứ hai mà chúng ta cần phải dọn dẹp: đó là cánh đồng tâm hồn của chúng ta, cánh đồng duy nhất mà chúng ta có thể can thiệp trực tiếp. Ở đó cũng có lúa mì và cỏ lùng; thật vậy, chính từ đó mà cả hai loại mở rộng ra cánh đồng vĩ đại của thế giới. Thưa anh chị em, quả thật tâm hồn của chúng ta là cánh đồng tự do: nó không phải là một phòng thí nghiệm vô trùng, mà là một không gian rộng mở và do đó dễ bị tổn thương. Để vun trồng nó đúng cách, một mặt cần phải thường xuyên chăm sóc những mầm thiện lành mong manh, mặt khác phải nhận diện và nhổ cỏ dại đúng lúc. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn vào bên trong và xem xét những gì xảy ra từ khi mới chớm, những gì đang lớn lên trong tôi, những gì tốt và xấu đang lớn lên trong tôi. Có một phương pháp tốt cho việc này: đó là xét mình, xem xét những gì đã xảy ra ngày hôm nay trong cuộc sống của tôi, điều gì đã đánh động trái tim tôi và những quyết định mà tôi đã đưa ra. Và dưới ánh sáng của Thiên Chúa, việc này chính là để kiểm tra đâu là hạt giống xấu và đâu là hạt giống tốt.

Sau cánh đồng thế giới và cánh đồng của tâm hồn, có một cánh đồng thứ ba. Chúng ta có thể gọi nó là cánh đồng của người lân cận. Họ là những người chúng ta kết giao hàng ngày và là người mà chúng ta thường phán xét. Thật dễ dàng nhận ra những cỏ dại của họ, chúng ta thích rất thích “bóc trần” người khác! Và thay vì thế thật vô cùng khó khăn để biết nhìn thấy hạt tốt đang phát triển! Tuy nhiên, chúng ta hãy nhớ rằng nếu chúng ta muốn vun trồng những cánh đồng của cuộc sống, thì điều quan trọng trước hết là phải tìm kiếm công việc của Chúa: học cách nhìn thấy vẻ đẹp của những gì Chúa đã gieo, những bông lúa mì đón nắng với những bông lúa vàng nơi người khác, trên thế giới và trong chính chúng ta. Thưa anh chị em, chúng ta hãy xin ơn để có thể nhìn thấy điều đó nơi chính chúng ta, cũng như nơi những người khác, bắt đầu từ những người gần gũi với chúng ta. Đó không phải là một cách nhìn ngây thơ; đó là cách nhìn tin tưởng, bởi vì Thiên Chúa, người nông dân của cánh đồng mênh mông trên thế giới, thích nhìn thấy sự tốt lành và làm cho nó lớn lên để biến vụ thu hoạch thành một bữa tiệc!

Vì vậy, hôm nay cũng vậy, chúng ta có thể tự hỏi mình một số câu hỏi. Suy nghĩ về cánh đồng thế giới: tôi có biết cách chống lại cám dỗ “vơ đũa cả nắm”, gạt người khác sang một bên bằng những phán xét của mình không? Sau đó, suy nghĩ đến cánh đồng tâm hồn: tôi có trung thực trong việc tìm kiếm cỏ lùng xấu trong chính bản thân, và quyết ném chúng vào ngọn lửa lòng thương xót của Thiên Chúa không? Và, nghĩ đến cánh đồng của người lân cận: tôi có đủ khôn ngoan để nhìn thấy điều tốt mà không nản lòng trước những hạn chế và giới hạn của người khác không?

Xin Đức Trinh nữ Maria giúp chúng ta kiên nhẫn vun đắp những gì Chúa gieo trong cánh đồng cuộc đời, trong cánh đồng của tôi, cánh đồng của người lân cận, cánh đồng của mọi người.

_____________________________________________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến!

Hôm nay, trong khi nhiều thanh niên đang chuẩn bị khởi hành đến với Ngày Giới trẻ Thế giới, thì chúng ta cử hành Ngày Thế giới Ông bà và Người cao niên. Đây là lý do tại sao bên cạnh cha có một bạn trẻ và một người bà: cháu và bà. Chúng ta cùng cho cả hai người một tràng pháo tay! Ước gì thời gian gần kề nhau của hai Ngày này là một lời mời gọi thúc đẩy sự liên kết giữa các thế hệ, trong việc chia sẻ kinh nghiệm và chăm sóc lẫn nhau giữa người trẻ và người già. Chúng ta đừng quên họ. Và chúng ta cùng vỗ tay hoan hô tất cả những người ông người bà! Vỗ to hơn nữa!

Ở đây, và ở nhiều quốc gia, chúng ta đang trải qua các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt: một mặt, nhiều khu vực bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng bất thường và các đám cháy kinh hoàng; mặt khác, ở một số nơi có bão lũ, như những trận lũ vừa quét qua Hàn Quốc mấy ngày gần đây. Tôi gần gũi với những người đau khổ và người đang giúp đỡ các nạn nhân và những người phải di tản. Và tôi xin lặp lại lời kêu gọi gửi đến các nhà lãnh đạo Quốc gia, rằng hãy làm một điều gì đó cụ thể hơn để hạn chế lượng khí thải gây ô nhiễm: đó là một thách thức cấp bách và không thể trì hoãn; nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta!

Và bây giờ tôi muốn hướng sự chú ý đến những thách thức đang tiếp tục diễn ra đối với những di dân ở vùng Bắc Phi. Hàng ngàn người, giữa những đau khổ không kể xiết, đã bị mắc kẹt và bị bỏ rơi trong các vùng sa mạc suốt nhiều tuần. Tôi đặc biệt kêu gọi các nguyên thủ quốc gia của Châu Âu và Châu Phi cung cấp cứu trợ và viện trợ khẩn cấp cho những anh chị em này. Để Địa Trung Hải không còn là nơi chết chóc và vô nhân đạo. Xin Chúa soi sáng tâm trí mọi người, khơi dậy những tâm tình huynh đệ, liên đới và hiếu khách.

Và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình, đặc biệt là cho Ukraine thân yêu, đất nước đang tiếp tục hứng chịu chết chóc và tàn phá, như việc đã xảy ra đêm qua ở Odessa.

Cha xin chào tất cả anh chị em người dân Roma và khách hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia, đặc biệt là những anh chị em đến từ Brazil, Ba Lan, Uruguay… có rất nhiều người! Ngoài ra còn có các sinh viên đến từ Buenos Aires và các tín hữu của giáo phận Legnica, Ba Lan. Cha cũng gửi lời chào đoàn du lịch đạp xe “Quarant’anni dopo” từ Cogorno, những người tham gia “Pedalar pela Paz”, và các thiếu nhi được một số cộng đồng ở Lazio đón nhận.

Xin chúc tất cả anh chị em Chúa Nhật phúc lành, và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Và chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người bà, cùng với tất cả các ông bà và các cháu chắt.

Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/7/2023]


Bài giảng Thánh Lễ Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao niên Lần III 23.07.2023

“Ông Bà và những vị cao niên là cội rễ mà người trẻ rất cần để trưởng thành”

Bài giảng Thánh Lễ Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao niên Lần III

Bài giảng Thánh Lễ Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao niên Lần III 23.07.2023

Vatican Media


*******

Vào lúc 10:00 sáng nay, Chúa Nhật XVI Thường niên, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế Thánh lễ tại Vương Cung Thánh đường Vatican nhân Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao niên Lần III.

Dưới đây là bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ:

__________________________________________________


Bài giảng của Đức Thánh Cha

Chúa Giêsu dùng các dụ ngôn để dạy chúng ta về Nước Thiên Chúa. Ngài kể những câu chuyện đơn giản nhưng chạm đến tâm hồn của người nghe. Ngôn ngữ đầy hình ảnh như vậy, giống như ngôn ngữ mà những người ông người bà thường sử dụng với con cháu của họ, có thể trong lúc đặt cháu ngồi trong lòng. Bằng cách này, họ truyền lại sự khôn ngoan quan trọng cho cuộc sống. Nghĩ đến ông bà và những vị cao niên của chúng ta, với cội nguồn mà người trẻ rất cần để trưởng thành, cha muốn đọc lại ba câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay, bắt đầu từ một khía cạnh chung của cả ba chuyện: cùng lớn lên.

Trong dụ ngôn thứ nhất, lúa mì và cỏ lùng phát triển cùng nhau trên một cánh đồng (x. Mt 13:24-30). Hình ảnh này giúp chúng ta nhìn mọi việc một cách thực tế: trong lịch sử loài người, cũng như trong cuộc đời của mỗi chúng ta, có sự đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, yêu thương và ích kỷ. Cái thiện và ác đan xen vào nhau thậm chí đến mức tưởng chừng như không thể tách rời. Cách tiếp cận thực tế này giúp chúng ta không nhìn lịch sử theo ý thức hệ, theo chủ nghĩa lạc quan vô ích hay chủ nghĩa bi quan độc hại. Người Kitô hữu được thúc đẩy bởi niềm hy vọng vào Thiên Chúa, không phải là những người bi quan; họ cũng không ngây thơ sống trong truyện cổ tích, vờ như không nhìn thấy cái ác và nói rằng “mọi việc đều ổn”. Không, người Kitô hữu là những người thực tế: họ biết rằng có lúa mì và cỏ dại trên thế giới. Nhìn vào cuộc sống của họ, họ biết rằng cái ác không chỉ đến từ “bên ngoài”, không phải hoàn toàn là lỗi của người khác, không cần phải “bịa ra” kẻ thù để chống lại để khỏi phải nhìn vào bên trong mình. Họ nhận ra rằng cái ác đến từ bên trong, trong cuộc đấu tranh nội tâm mà tất cả chúng ta đều trải qua.

Tuy nhiên, dụ ngôn đặt ra một câu hỏi: Khi thấy “lúa mì” và “cỏ lùng” sống cạnh nhau trên đời, chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên phản ứng như thế nào? Trong trình thuật, những người đầy tớ muốn nhổ cỏ lùng ngay lập tức (xem câu 28). Thái độ này xuất phát từ ý định tốt, nhưng lại bốc đồng và thậm chí hung hăng. Họ tự lừa dối mình khi nghĩ rằng họ có thể nhổ tận gốc cái ác bằng chính nỗ lực của họ để làm cho mọi thứ trở nên trong sạch. Thật vậy, chúng ta thường bị cám dỗ tìm cách tạo ra một “xã hội trong sạch” hoặc một “Giáo hội thanh sạch”, trong khi làm việc để đạt được sự trong sạch đó, chúng ta có nguy cơ mất kiên nhẫn, cố chấp, thậm chí bạo lực đối với những người lầm đường lạc lối. Theo cách này, chúng ta nhổ bật lúa tốt cùng với cỏ dại và ngăn cản mọi người tiến lên, phát triển và thay đổi. Thay vì vậy, chúng ta hãy lắng nghe điều Chúa Giêsu nói: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt” (Mt 13:30). Cái nhìn như vậy của Thiên Chúa thật đẹp biết bao, cách Người dạy chúng ta về lòng thương xót. Điều này mời gọi chúng ta kiên nhẫn với người khác, và – trong gia đình, trong Giáo hội và trong xã hội – đón nhận sự yếu đuối, chậm chạp và những hạn chế, không phải để chúng ta quen với thói tật đó hoặc bào chữa cho chúng, nhưng để học cách hành động với sự tôn trọng, chăm sóc lúa mì tốt một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Chúng ta cũng phải nhớ rằng việc thanh tẩy tâm hồn và chiến thắng cuối cùng trước sự dữ là công việc của Thiên Chúa. Và chúng ta, vượt qua cám dỗ phân chia lúa mì với cỏ lùng, được kêu gọi để hiểu những cách thức và thời điểm tốt nhất để hành động.

Đến đây tôi nghĩ về những người ông người bà của chúng ta và những vị cao niên, những người đã đi rất xa trong hành trình của cuộc đời. Nếu họ nhìn lại, họ sẽ thấy rất nhiều điều tốt đẹp mà họ đã làm được. Tuy nhiên, họ cũng nhìn thấy những thất bại, sai lầm, những điều mà – như họ nói – “nếu được quay lại tôi sẽ không làm”. Nhưng hôm nay Chúa trao cho chúng ta một lời dịu dàng mời gọi chúng ta hãy đón nhận mầu nhiệm cuộc sống cách thanh thản và kiên nhẫn, hãy để Chúa phán xét, không sống một cuộc đời tiếc nuối và hối hận. Dường như Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta: “Hãy nhìn đến hạt giống tốt đã nảy mầm trên con đường cuộc đời của con và hãy để nó lớn lên, hãy trao phó mọi sự cho Ta, vì Ta luôn tha thứ: cuối cùng, thiện sẽ mạnh hơn ác”. Tuổi già thật sự là một thời gian được chúc phúc, vì đó là mùa để hòa giải, một thời gian để nhẹ nhàng nhìn vào ánh sáng đã chiếu soi bất kể bóng tối, vững tin vào niềm hy vọng rằng lúa mì tốt do Thiên Chúa gieo trồng sẽ chiến thắng cỏ lùng mà ma quỷ muốn đầu độc tâm hồn chúng ta.

Bây giờ chúng ta chuyển sang dụ ngôn thứ hai. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước Trời là công việc của Thiên Chúa âm thầm hoạt động trong dòng lịch sử, đến mức dường như rất nhỏ bé và không thể nhìn thấy, giống như một hạt cải bé nhỏ. Tuy nhiên, khi hạt giống này lớn lên, “thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được” (Mt 13:32). Thưa anh chị em, đời sống của chúng ta cũng giống như vậy, vì chúng ta đi vào thế giới trong tình trạng nhỏ bé; chúng ta trở thành người lớn, rồi già đi. Ban đầu chúng ta giống như một hạt giống rất nhỏ; rồi chúng ta được nuôi dưỡng bởi hy vọng, và những kế hoạch và ước mơ của chúng ta thành hiện thực, và điều đẹp nhất đó là trở nên giống như một cây xanh không sống cho riêng mình mà mang bóng mát cho tất cả những ai khao khát nó và cung cấp không gian cho những người muốn xây tổ ấm ở đó. Như vậy, trong dụ ngôn này những người cùng lớn lên cuối cùng là cái cây trưởng thành và những chú chim nhỏ.

Ở đây tôi nghĩ về ông bà của chúng ta: những cây cối sum suê này thật đẹp vô cùng, con cháu xây “tổ ấm” của riêng chúng trên những “cành” cây này, học được hơi ấm gia đình và cảm nhận được sự dịu dàng của một vòng tay ôm. Đây là việc cùng nhau lớn lên: cây xanh tươi và những trẻ nhỏ cần một tổ ấm, ông bà với con cháu của họ, người già với trẻ thơ. Thưa anh chị em, chúng ta rất cần một mối dây liên kết mới giữa người trẻ và người già, để nhựa sống của những người có kinh nghiệm sống lâu năm sẽ nuôi dưỡng mầm hy vọng của những người đang lớn lên. Trong sự trao đổi hiệu quả này, chúng ta có thể học được vẻ đẹp của cuộc sống, xây dựng một xã hội huynh đệ, và trong Giáo hội có thể gặp gỡ nhau và đối thoại giữa truyền thống và sự mới mẻ của Thần Khí.

Cuối cùng là dụ ngôn thứ ba, men và bột cùng dậy lên (x. Mt 13:33). Sự vùi trộn này làm cho toàn bộ bột nổi lên. Chúa Giêsu dùng động từ “vùi vào”. Điều này nhắc nhở chúng ta về “nghệ thuật” hay “bí quyết” của việc “chung sống, hòa nhập và gặp gỡ, ôm lấy và nâng đỡ nhau… Thoát ra khỏi chính mình và kết hợp với người khác” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 87). Đó là con đường vượt qua chủ nghĩa cá nhân và ích kỷ, để xây dựng một thế giới nhân bản và huynh đệ hơn. Thật vậy, hôm nay lời Chúa mời gọi chúng ta hãy cảnh giác, không gạt người già ra bên lề gia đình hay cuộc sống của mình. Chúng ta hãy cẩn thận để những thành phố đông đúc của chúng ta không trở thành các “trung tâm của sự cô đơn”; để hoạt động chính trị, vốn được kêu gọi cung cấp cho nhu cầu của những người mong manh nhất, không bao giờ quên người già và cũng không cho phép thị trường xua đuổi họ như một “thứ bỏ đi không mang đến lợi nhuận”. Mong sao chúng ta không chạy theo các kế hoạch không tưởng về tính hiệu quả và hiệu suất ở tốc độ tối đa, kẻo chúng ta không thể chậm lại để đồng hành cùng những người đang cố gắng theo kịp. Xin anh chị em, chúng ta hãy hòa nhập và cùng nhau lớn lên.

Thưa anh chị em, Lời Chúa kêu gọi chúng ta không tách rời, không khép kín hay nghĩ rằng chúng ta có thể làm một mình, nhưng là cùng nhau lớn lên. Chúng ta hãy lắng nghe nhau, nói chuyện với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đừng quên ông bà hoặc những người cao tuổi, vì chúng ta thường được nâng đỡ, trở lại đúng đường, cảm nhận được yêu thương và được chữa lành bên trong, tất cả chỉ nhờ sự vuốt ve của họ. Họ đã hy sinh vì chúng ta, và chúng ta không thể gạt họ ra ngoài danh sách ưu tiên của chúng ta. Cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước. Xin Chúa chúc lành cho hành trình của chúng ta!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/7/2023]


Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Mặt trước cây đàn organ của Tu viện Thánh Gioan. Ông Martin Pasi đã thực hiện một dự án nới rộng cây organ của tu viện bắt đầu vào năm 2019 và sau khi quen biết các tu sĩ, ông đã nảy ra ý tưởng chuyển hoạt động sản xuất đàn organ của mình đến đó.


Los Angeles, Calif., 15 tháng Bảy, 2023 / 07:00 am


Theo Cha Lew Grobe, tu sĩ Dòng Biển Đức, giám đốc Xưởng gỗ của Tu viện Thánh Gioan và xưởng đóng đàn Organ của Tu viện (Abbey Organ Builders) ở Collegeville, Minnesota, các tu sĩ Dòng Biển Đức đang tiếp nối lại với truyền thống xa xưa của họ là đóng đàn organ cho nhà thờ.

Abbey Organ Builders sẽ chính thức được cung hiến vào ngày 17 tháng Mười. Hợp đồng đầu tiên của xưởng là đóng cây đàn organ cho Giáo xứ Thánh Michael Tổng lãnh Thiên Thần ở Leawood, Kansas. Cửa hàng không chỉ đóng đàn organ mà còn là trường học cho các nghệ nhân, truyền lại tài năng chế tạo đàn organ cho các thế hệ tương lai.

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ 

Công việc xây dựng cửa hàng Abbey Organ Builders của Tu viện Thánh Gioan đang được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Ảnh do Paul Beniak cung cấp


Tu viện Thánh Gioan được thành lập năm 1856 để thừa tác cho những người Đức nhập cư sống ở Minnesota. Cộng đoàn tiếp tục thành lập một trường đại học, trường dự bị, báo chí phụng vụ, thư viện bản thảo và viện đối thoại đại kết. Ngày nay, cộng đoàn có 100 tu sĩ. Châm ngôn của Dòng Biển Đức là ora et labora (“cầu nguyện và lao động”); do đó lao động chân tay là một phần quan trọng trong đời sống của các tu sĩ.

Xưởng gỗ của cộng đoàn được thành lập vào những ngày đầu tiên của cộng đoàn Collegeville, khai thác gỗ từ 3.000 mẫu Anh của cộng đoàn và sử dụng để đóng đồ nội thất cho khuôn viên rộng lớn của cộng đoàn. Một xưởng gỗ mới lớn hơn, với không gian cho các cơ sở đóng đàn organ, hiện đang được xây dựng. (Tham quan xưởng đang được xây dựng cùng với Cha Grove.)


Nghệ nhân kỳ cựu Martin Pasi

Nghệ nhân chế tạo đàn organ có trụ sở tại Tacoma, Martin Pasi của Công ty Pasi Organ Builders đã đến thăm tu viện năm 2019 để giám sát việc mở rộng cây đàn organ của nhà thờ Tu viện, và đến để cảm phục các tu sĩ, cơ sở chế biến gỗ và khả năng nghệ nhân của họ. Tầm nhìn của ông là hợp nhất công ty 33 tuổi của ông với xưởng gỗ Tu viện để tạo thành xưởng Abbey Organ Builders.

Ông Pasi quê ở Áo và đã say mê đàn organ khi còn trẻ. Ông tham gia vào ngành chế tạo đàn organ, di cư đến Hoa Kỳ và làm việc tại nhiều công ty trước khi thành lập công ty Pasi Organ Builders năm 1990. Ông tập trung vào việc đóng những cây đàn organ chất lượng cao, hầu hết được sử dụng trong việc thờ phượng. Ngoài ra, không như một số công ty ký hợp đồng với từng phần công việc của họ, tất cả các bước xây dựng và lắp ráp cây organ của ông đều được thực hiện trong cùng một nơi.

Cửa hàng Chế biến gỗ của Tu viện Thánh Gioan hợp tác với Pasi sản xuất những chiếc ống bằng gỗ lớn nhất cho tiếng bass để mở rộng cây organ của Tu viện, một dự án mà Pasi thừa nhận “Lúc đầu tôi không muốn làm.”

Nhưng khi ông và nhân viên của ông đến Collegeville, “mọi thứ đã thay đổi. Tu viện rất đẹp, nhà thờ đẹp và có kiến trúc âm học tuyệt vời. Tôi nhận ra rằng có điều gì đó đặc biệt đang diễn ra ở đó”.

Khi gần đến tuổi mà nhiều người đã nghỉ hưu, ông Pasi lo lắng về tương lai công việc kinh doanh của mình. Ông muốn tiếp tục sản xuất đàn organ nhưng đã cảm thấy mệt mỏi với các trách nhiệm quản lý nặng nề của doanh nghiệp. Ông dạy con gái của ông nghề kinh doanh đàn organ, nhưng cô không muốn đảm nhận vai trò lãnh đạo của ông. Chính khi đến Collegeville, ông nảy ra ý tưởng kết hợp doanh nghiệp của ông với cửa hàng chế biến gỗ của tu viện, với việc ông chuyển địa điểm cùng với một số nhân viên để tiếp tục chế tạo đàn organ và đào tạo thế hệ trẻ trong nghề này.

Ông Pasi chia sẻ tầm nhìn của mình với các tu sĩ, Cha Grobe nhớ lại, nhưng ban đầu cộng đoàn không mấy mặn mà với ý tưởng này. Cha Grobe dí dỏm: “Chúng tôi nghĩ đó là một giấc mơ viển vông.”

Tuy nhiên, ông Pasi cho biết, không lâu sau “mọi thứ bắt đầu phát triển.”

Các tu sĩ Dòng Biển Đức ở Hoa Kỳ quay lại với việc chế tạo đàn organ

Ông Martin Pasi, một người chế tạo đàn organ lâu năm, dẫn đầu việc thành lập xưởng Abbey Organ Builders, đang căn chỉnh tiếng (điều chỉnh) cho đàn organ. Hình ảnh được cung cấp bởi Tu viện Thánh Gioan/Cha Lew Grobe và Kevin Vogt của Giáo xứ Thánh Michael Tổng lãnh Thiên thần ở Leawood, Kansas.


Lịch sử sản xuất đàn organ của Dòng Biển Đức

Trước hết, sản xuất đàn organ là một phần của truyền thống Dòng Biển Đức. Kevin Vogt, trưởng ban phụng tự và nghệ thuật thánh tại Giáo xứ Thánh Michael Tổng lãnh Thiên thần, là khách hàng đầu tiên của xưởng Abbey Organ Builders, nhấn mạnh rằng các tu sĩ Dòng Biển Đức là những nghệ nhân chế tạo đàn organ nổi tiếng thế giới từ thế kỷ thứ chín, với cây đàn organ được sử dụng để nâng cao phụng vụ, một thành phần quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng của Châu Âu.

Ông nói, việc sản xuất đàn organ của Dòng Biển Đức bắt đầu ở Anh, sau đó mở rộng sang các vùng nói tiếng Đức quanh Hồ Constance — Bavaria, Thụy Sĩ và Áo — nơi các nhà của Dòng Biển Đức phát triển mạnh mẽ suốt nhiều thế kỷ.

Truyền thống đạt đến đỉnh cao vào những năm 1700 với các bậc thầy người Đức như Joseph Gabler, Karl Joseph Riepp và Johann Nepomuk Holzhey, họ thích kết hợp với các tu viện Dòng Biển Đức. Bản thân Riepp đã học nghệ thuật chế tạo đàn organ từ Cha Christoph Vogt, OSB, một linh mục của Tu viện Ottobeuren.

Nghệ nhân chế tạo đàn organ nổi tiếng nhất của dòng Biển Đức là Dom Bédos de Celles (1709–1779), một tu sĩ của Cộng đoàn Biển Đức Thánh Maur, người viết chuyên luận 1766-78 “Nghệ thuật của người chế tạo đàn organ” chứa nhiều chi tiết về việc đóng đàn organ của thế kỷ 18 và vẫn được nghiên cứu bởi các nhà sản xuất đàn organ hiện đại.

Tuy nhiên, tu huynh Vogt nói sự gián đoạn và di tản của các tu sĩ Châu Âu trong Cách mạng và sau Cách mạng Pháp đã đặt dấu chấm hết cho việc sản xuất organ của Dòng Biển Đức cho đến ngày nay.

Ngoài việc sản xuất đàn organ là một phần thuộc truyền thống Dòng Biển Đức, ông Pasi đã quan sát kỹ năng của các tu sĩ Tu viện Thánh Gioan và những giáo dân hỗ trợ trong xưởng gỗ và nhận ra rằng đàn organ là một phần quan trọng trong việc cầu nguyện hàng ngày của các tu sĩ trong nhà thờ năm lần mỗi ngày.

Các tu sĩ đón nhận ý tưởng sản xuất đàn organ dưới sự hướng dẫn của ông Pasi.

Theo tu huynh Vogt, Abbey Organ Builders sẽ là một cửa hàng đàn organ hoạt động toàn phần, “chế tạo đàn organ từ nguyên liệu thô là gỗ và kim loại, sử dụng các phương pháp truyền thống được sử dụng để chế tạo những cây đàn organ lịch sử lớn nhất cùng với phương pháp của những người chế tạo đàn organ đương đại giỏi nhất.”

Công ty Pasi Organ Builders sẽ hoàn thành cây đàn organ cuối cùng của mình, Opus 29, cho một chủng viện Công giáo ở Cincinnati. Ông Pasi sau đó sẽ chuyển đến cùng với hai nhân viên — cũng như tất cả các công cụ mà ông đã trang bị để sản xuất đàn organ trong 33 năm qua cho công việc kinh doanh của mình — và đến cư trú gần tu viện. Ông Pasi nói: “Tôi rất kinh ngạc khi thấy toàn bộ mọi sự được kết hợp với nhau.”


Đàn organ của Nhà thờ Thánh Michael

Cây organ của Nhà thờ Thánh Michael sẽ là cây Opus 1 của cửa hàng mới. Tu huynh Vogt đã chọn trở thành khách hàng đầu tiên của Abbey Organ Builders vì mối quan hệ lâu năm của tu huynh với ông Pasi, mối quan hệ này bắt đầu khi tu huynh Vogt là giám đốc âm nhạc cho Nhà thờ Chánh tòa Thánh Cecilia ở Omaha, Nebraska, và hợp đồng với ông Pasi đóng một cây organ cho nhà thờ đó. Họ đã hợp tác trong nhiều dự án kể từ đó.

Tu huynh Vogt cho biết: “Chúng tôi có mối tương quan chuyên môn lâu dài và đã dành 15 năm để thiết kế cây đàn organ mà chúng tôi đang lên kế hoạch cho Nhà thờ Thánh Michael.”

Opus 1 có 45 nút điều chỉnh, ba bàn phím, một pedal (dành cho chân) và 3.216 ống. Tu huynh Vogt dự đoán đây sẽ là một cây đàn organ đẳng cấp thế giới và trở nên nổi tiếng trong Tổng giáo phận của Thành phố Kansas ở Tiểu bang Kansas.

Tu huynh Vogt cho biết, thiết kế âm thanh của cây organ sẽ lấy theo phong cách cổ điển thế kỷ 17 và 18 của Bắc và Trung Âu, cùng với nguồn cảm hứng lấy từ các đàn organ của những tu viện lớn trong khu vực thuộc Đế chế Hapsburg.

Tu huynh Vogt tiếp tục: “Từ những điểm tham chiếu lịch sử này, nghệ nhân Martin Pasi sẽ chế tạo một cây đàn organ hoàn toàn riêng biệt và hoàn toàn mới, phù hợp trọn vẹn với thời gian và địa điểm của chính nó.”

Mặc dù đàn organ sẽ dựa trên công nghệ phổ biến vào năm 1750, nhưng nó cũng sẽ sử dụng điện để vận hành hoạt động dừng và nâng gió trong các ống lớn của cây đàn. Đàn sẽ được đặt trong một phòng nghệ thuật lớn có chỗ cho các nhạc công phục vụ trong Thánh lễ, nhưng cũng là không gian phụng vụ dành riêng cho các Giờ kinh Phụng vụ. Thông số kỹ thuật về âm sắc của đàn organ được thiết kế để hỗ trợ môi trường của các cử hành phụng vụ này.

Công việc bắt đầu với việc cung hiến vào tháng Mười, với ngày lắp đặt đàn dự kiến là vào giữa năm 2025. Chi phí của nó sẽ từ 1,5 triệu đến 2 triệu đô la.

Ông Pasi hy vọng rằng Abbey Organ Builders sẽ không chỉ thu hút doanh nghiệp mới mà còn thu hút thêm nhiều nghệ nhân quan tâm đến việc học cách chế tạo đàn organ chất lượng cao, vì “không có đủ công nhân được đào tạo trong ngành của tôi và chúng tôi muốn thay đổi điều đó.” Ông cũng hy vọng rằng cửa hàng mới sẽ giúp lan tỏa tình yêu dành cho nhạc organ và thu hút các nhạc sĩ quan tâm đến việc học chơi loại nhạc cụ này.

Ông Pasi nói: “Cách đây không lâu, Abbey Organ Builders chỉ là một giấc mơ. Thật thú vị khi giấc mơ đó giờ đây trở thành hiện thực.”

Bạn có thể liên hệ với Abbey Organ Builders qua trang web của cửa hàng gỗ tại địa chỉ www.sjawood.org.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/7/2023]


Khi Thánh Pio Năm Dấu được một linh hồn từ luyện ngục viếng thăm

Khi Thánh Pio Năm Dấu được một linh hồn từ luyện ngục viếng thăm

Khi Thánh Pio Năm Dấu được một linh hồn từ luyện ngục viếng thăm

Public Domain

Philip Kosloski

11/07/17

Ngài đang cầu nguyện một mình thì một người đàn ông thình lình xuất hiện.

Thánh Pio Năm Dấu được biết đến với nhiều kinh nghiệm thần bí khi đang cầu nguyện, thường bước qua bức màn thiên đàng khi còn ở trần gian. Có một kinh nghiệm như vậy liên quan đến cuộc gặp gỡ bất ngờ với một linh hồn trở về từ luyện ngục.

Một ngày nọ, khi đang cầu nguyện một mình, Thánh Padre Pio mở mắt ra và nhìn thấy một cụ già đang đứng ở đó. Ngài ngạc nhiên trước sự có mặt của một người khác trong phòng và giải thích trong chứng ngôn của ngài, “'Tôi không thể hình dung bằng cách nào ông ấy có thể vào trong nhà dòng vào thời điểm này trong đêm vì tất cả các cửa đều bị khóa.”

Tìm cách làm sáng tỏ bí ẩn, Thánh Pio hỏi người ông già: “Ông là ai? Ông muốn điều gì?”

Ông già trả lời: “Cha Pio, tôi là Pietro Di Mauro, con trai của Nicola, biệt danh là Precoco. Tôi chết trong tu viện này vào ngày 18 tháng Chín năm 1908, trong phòng số 4, khi nó vẫn còn là một nhà tế bần. Đêm hôm đó, khi đang nằm trên giường, tôi ngủ quên với một điếu xì gà đang châm lửa, điếu xì gà này làm cháy tấm nệm và tôi chết, bị chết ngạt và cháy. Tôi vẫn còn trong luyện ngục. Tôi cần một thánh lễ để được cứu thoát. Chúa cho phép tôi trở về và nhờ cha giúp.”

Cha Pio an ủi linh hồn đáng thương và nói: “Hãy yên tâm rằng ngày mai tôi sẽ dâng Thánh lễ cầu nguyện xin ơn giải thoát cho ông”.

Người đàn ông rời đi và ngày hôm sau, Cha Pio thực hiện một số việc điều tra và phát hiện ra sự thật của câu chuyện cũng như việc một người đàn ông cùng tên đã chết như thế nào ngày hôm đó năm 1908. Mọi điều được khẳng định và Cha Pio cử hành Lễ cầu cho sự an nghỉ của linh hồn cụ già.

Đây không phải là lần xuất hiện duy nhất của một linh hồn từ luyện ngục trở về xin Thánh Pio cầu nguyện. Thánh Pio tuyên bố, “Số linh hồn người chết đến theo con đường này [đến tu viện] cũng nhiều như số linh hồn người sống.” Nhiều lần các linh hồn xin dâng Lễ cầu cho họ, nhấn mạnh sức mạnh thiêng liêng của Thánh lễ và Thánh lễ giảm bớt thời gian của một người ở trong luyện ngục trước khi đón nhận vinh quang thiên đàng.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/7/2023]


Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

Kinh truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 16.07.2023: “Hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy, nhưng nó tạo sự sống mới cho những ai đón nhận nó”

“Hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy, nhưng nó tạo sự sống mới cho những ai đón nhận nó”

Huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh kính Đức Mẹ

Kinh truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 16.07.2023: “Hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy, nhưng nó tạo sự sống mới cho những ai đón nhận nó”

Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay (ND: 16/7/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông tòa Vatican để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha khi đọc kinh kính Đức Mẹ:

___________________________________________

Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Hôm nay Tin Mừng trình bày cho chúng ta dụ ngôn người gieo giống (x. Mt 13:1-23). “Gieo hạt” là một hình ảnh rất đẹp và Chúa Giêsu dùng nó để diễn tả món quà Lời của Ngài. Chúng ta hãy tưởng tượng một hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy được, nhưng nó mọc lên thành cây lớn và đơm hoa kết trái. Lời Chúa là như vậy: hãy nghĩ đến Tin Mừng, một quyển sách nhỏ, đơn sơ và trong tầm với của tất cả mọi người, mang lại sự sống mới cho những ai đón nhận nó. Vì vậy, nếu Lời là hạt giống, thì chúng ta là đất: chúng ta có thể đón nhận nó hoặc không. Nhưng Chúa Giêsu, “người gieo giống tốt”, không mệt mỏi gieo một cách quảng đại. Chúa biết thửa đất của chúng ta, Chúa biết rằng những hòn đá của sự bất trung và những gai góc của các thói xấu của chúng ta (x. c. 21-22) có thể bóp nghẹt Lời Chúa, nhưng Ngài hy vọng, Ngài luôn hy vọng rằng chúng ta có thể sinh nhiều hoa trái (x. c. 8).

Đây là điều Chúa làm, và đây là điều chúng ta cũng phải làm: gieo giống không mệt mỏi. Nhưng làm thế nào chúng ta để có thể làm được việc này, gieo liên tục mà không mệt mỏi? Chúng ta hãy lấy một vài ví dụ.

Trước hết là cha mẹ, trước tiên là cha mẹ: cha mẹ gieo sự thiện và đức tin trong lòng con cái của họ, và họ được kêu gọi làm việc đó mà không nản lòng ngay cả có lúc con cái dường như không hiểu hoặc không trân trọng những lời dạy của họ, hoặc nếu não trạng của thế gian chống lại họ. Hạt giống tốt vẫn còn, đây mới là điều quan trọng, và nó sẽ bén rễ vào đúng thời điểm. Nhưng nếu vì mất lòng tin, họ từ bỏ việc gieo giống và bỏ mặc con cái của họ cho những mốt thời trang và điện thoại di động, không dành thời gian cho chúng, không giáo dục chúng, thì mảnh đất màu mỡ sẽ đầy cỏ dại. Thưa các bậc cha mẹ, đừng bao giờ mệt mỏi trong việc gieo hạt trong con cái của mình!

Và rồi chúng ta hãy nhìn vào những người trẻ: họ cũng có thể gieo Tin Mừng vào những luống đất của cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn bằng lời cầu nguyện: đó là một hạt giống nhỏ mà bạn không thể nhìn thấy, nhưng qua đó bạn phó thác tất cả cuộc sống của mình cho Chúa Giêsu, và vì thế, Người có thể làm cho nó chín muồi. Nhưng cha cũng đang nghĩ đến thời gian dành cho người khác, cho những người cần đến nó nhất: dường như nó bị lãng phí; đó là thời gian thiêng liêng, trong khi sự thỏa mãn của chủ nghĩa hưởng thụ và khoái lạc khiến người ta trở nên trắng tay. Và cha nghĩ đến việc học tập: đúng là nó mệt mỏi và không làm thỏa mãn ngay lập tức, giống như việc gieo hạt, nhưng là điều cần thiết để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Chúng ta đã nhìn thấy cha mẹ, chúng ta đã thấy giới trẻ; bây giờ chúng ta hãy nhìn đến những người gieo giống Tin Mừng, rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân dấn thân vào việc loan báo, những người sống và rao giảng Lời Chúa thường không gặt hái thành công ngay lập tức. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng, khi chúng ta công bố Lời Chúa, ngay cả khi dường như chẳng có gì xảy ra, thì trong thực tế, Chúa Thánh Thần đang hoạt động và vương quốc của Thiên Chúa đang phát triển, nhờ những cố gắng và vượt quá những nỗ lực của chúng ta. Vì vậy, thưa anh chị em, hãy hân hoan tiến bước! Chúng ta hãy nhớ đến những người đã gieo hạt giống Lời Chúa vào cuộc đời chúng ta: mỗi người chúng ta hãy nghĩ lại xem “đức tin của tôi đã bắt đầu như thế nào”. Có lẽ nó đã nảy mầm nhiều năm sau khi chúng ta gặp được những tấm gương của họ, nhưng nó đã xảy ra nhờ có họ!

Dưới ánh sáng của tất cả những điều này, chúng ta hãy tự hỏi mình: tôi có gieo sự thiện không? Có phải tôi chỉ quan tâm đến việc gặt hái cho riêng mình, hay tôi cũng gieo hạt cho người khác? Tôi có gieo hạt giống Tin Mừng trong cuộc sống thường ngày: học hành, làm việc, thời gian rảnh rỗi không? Tôi có bị nản chí, hay như Chúa Giêsu, tôi tiếp tục gieo, ngay cả khi tôi không nhìn thấy kết quả ngay lập tức? Xin Mẹ Maria, Đấng mà chúng ta tôn kính hôm nay là Đức Trinh nữ Núi Cát Minh, giúp chúng ta trở thành những người quảng đại và hân hoan gieo hạt giống Tin Mừng.

___________________________________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Cha chào tất cả anh chị em, người dân Roma và khách hành hương đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Cha xin chào các Nữ Tu Dòng Thừa sai Tông Đồ Đức Mẹ, đang quy tụ tại Roma để tham dự Tổng Tu Nghị.

Cha gửi lời chào thân ái đến Cộng đoàn Cenacolo, đã trở thành một nơi hiếu khách và thăng tiến con người trong suốt bốn mươi năm; cha chúc lành cho Mẹ Elvira, đức giám mục của Saluzzo, và tất cả các huynh đệ đoàn và các bạn. Những gì anh chị em làm là rất tốt, và sự tồn tại của cộng đoàn thật tuyệt vời! Cảm ơn anh chị em!

Tôi muốn nhắc lại rằng, tám mươi năm trước, vào ngày 19 tháng 7 năm 1943, một số khu vực của Roma, đặc biệt là vùng San Lorenzo, đã bị ném bom, và Đức Giáo Hoàng, Đức Piô XII Đấng Đáng kính, muốn đi giữa dân tộc bị tàn phá. Thật đáng buồn, ngày nay những bi kịch này vẫn lặp lại. Sao có thể như thế được? Có phải chúng ta đã đánh mất ký ức rồi không? Xin Chúa thương xót chúng ta và giải thoát gia đình nhân loại khỏi tai họa của chiến tranh. Đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho người dân Ukraine thân yêu, những người đang chịu nhiều đau khổ.

Cha gửi lời chào và xin cảm ơn tất cả các giáo xứ đang thực hiện các hoạt động mùa hè cho thiếu nhi và thanh thiếu niên – cũng có một hoạt động rất phổ biến ở Vatican. Xin cám ơn các linh mục, các nữ tu, những anh chị hoạt náo viên và các gia đình! Trong bối cảnh này, cha xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Liên hoan phim Giffoni tiếp theo, trong đó các nhân vật chính là thanh thiếu niên và thiếu nhi.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha: cha cũng cầu nguyện cho anh chị em. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arriverderci.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/7/2023]