Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Tòa Thánh: ‘Cần có sự đoàn kết quốc tế để giải quyết những thách đố toàn cầu’

Tòa Thánh: ‘Cần có sự đoàn kết quốc tế để giải quyết những thách đố toàn cầu’

Tòa Thánh: ‘Cần có sự đoàn kết quốc tế để giải quyết những thách đố toàn cầu’
Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc ở Geneva - RV
06/06/2017 16:01
(Vatican Radio) Tòa Thánh đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đối phó với những thách đố toàn cầu bằng sự đoàn kết và hợp tác giữa các dân tộc.
Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại LHQ ở Geneva, đưa ra lời kêu gọi tại Phiên họp thứ 35 của Hội đồng Nhân quyền.
“Vì sự thịnh vượng của gia đình nhân loại, vì ự thăng tiến và bảo vệ những thiện ích chung, một điều vô cùng cần thiết là chúng ta phải nhận ra được vai trò của sự đoàn kết quốc tế như là một yếu tố quan trọng để mọi người được hưởng quyền tự do nhân quyền nền tảng,” ngài nói.
Ngài nói sự đoàn kết quốc tế sẽ giúp các quốc gia đối phó được với những thách đố hiện nay “chẳng hạn di cư, biến đổi khí hậu và những thảm họa tự nhiên, những xung đột vũ trang và khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo.”
Đức Tổng Giám mục Jurkovič nói, “Sự đoàn kết không đi ngược lại với chủ quyền; nhưng nó thúc đẩy một sự hiểu biết sâu hơn về khái niệm chủ quyền như là một cách bày tỏ quyền tự do của con người.”
Thay vì giẫm đạp lên quyền con người, ngài nói rằng sự đoàn kết là cách chân nhận nguyên tắc bổ trợ.
“Hai nguyên tắc có sự đan xen kết nối. Quả thật, nguyên tắc bổ trợ mang ý nghĩa hỗ trợ cho nhân vị qua sự tự quản của những cơ quan trung gian.”
Dưới đây là toàn văn của diễn văn:
Geneva, 6 tháng Sáu, 2017
Thưa ông Chủ tịch,
Trước hết, Phái đoàn Toàn Thánh xin bày tỏ sự đánh giá cao cuối nhiệm kỳ của Chuyên gia Độc lập vì công cuộc bà đã hoàn thành trong suốt sáu năm qua. Vì sự thịnh vượng của gia đình nhân loại, vì sự thăng tiến và bảo vệ những thiện ích chung, một điều vô cùng cần thiết là chúng ta phải nhận ra được vai trò của sự đoàn kết quốc tế như là một yếu tố quan trọng để mọi người được hưởng quyền tự do nhân quyền nền tảng. Sự hợp tác quốc tế thể hiện một trong những con đường giá trị nhất để thực hiện tình đoàn kết quốc tế “vì mỗi nhân vị và tất cả các dân tộc đều được hưởng ích lợi chung một cách công bằng từ một cộng đồng quốc tế hòa hợp với trật tự kinh tế và chính trị quốc tế công bình.” [1] Cộng đồng quốc tế hiện nay đang đối mặt với nhiều thách đố chẳng hạn di cư, biến đổi khí hậu và những thảm họa tự nhiên, những xung đột vũ trang và khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo. Nhìn đến những vấn đề này, Phái đoàn Tòa Thánh tin rằng sự đoàn kết quốc tế thể hiện một phương pháp hiệu quả để trả lời cho chúng. Một điều cần thiết nữa là con người trong thời đại chúng ta ngày càng phải có ý thức lớn hơn rằng họ là những người mắc nợ đối với xã hội mà họ đang là một phần trong đó. “Họ là những người mắc nợ vì những điều kiện làm cho sự tồn tại của con người trở nên đáng sống, và vì di sản không thể chia tách và không thể thiếu được kiến tạo bởi kiến thức văn hóa, khoa học và kỹ thuật, những tài sản vật chất và phi vật chất và bởi tất cả những thứ mà tình trạng của con người đã sản sinh ra.” [2] Sự đoàn kết không chỉ đơn thuần là công việc xã hội, nhưng, như Đức Giáo hoàng Phanxico đã trình bày, nó phải “trở thành thái độ mặc định trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và khoa học, cũng như trong những mối quan hệ giữa các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia. (…) Chỉ bằng cách giáo dục con người đến với sự đoàn kết thực sự thì chúng ta mới có thể vượt qua “văn hóa lãng phí.” [3]
Thưa ông Chủ tịch,
Sự đoàn kết không đi ngược lại với chủ quyền; nhưng nó thúc đẩy một sự hiểu biết sâu hơn về khái niệm chủ quyền như là một cách bày tỏ quyền tự do của con người. Nó không chỉ là một trách nhiệm nhưng là một giá trị đạo đức có nguồn gốc từ nguyên tắc của tình huynh đệ của con người. Sự đoàn kết là một cách quan tâm vô điều kiện đối với tha nhân và nó đòi hỏi sự gắn kết của những tác nhân riêng lẻ, quốc gia và quốc tế để bảo đảm được sự nhận thức trọn vẹn về nhân phẩm và thiện ích chung. Vì thế, chúng tôi kêu gọi phải áp dụng và củng cố nguyên tắc trách nhiệm để bảo vệ, đặc biệt đối với những người thấp kém nhất.
Sự đoàn kết quốc tế hàm ý là sự tham gia của các cá nhân trong những tiến trình đưa ra quyết sách, đặc biệt là sự công nhận nguyên tắc bổ trợ. Hai nguyên tắc có sự đan xen kết nối. Quả thật, nguyên tắc bổ trợ mang ý nghĩa hỗ trợ cho nhân vị qua sự tự quản của những cơ quan trung gian. Năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận về cách đưa cộng đồng quốc tế vào vị trí tốt hơn để giải quyết một số những thách đố toàn cầu cấp bách nhất. Các thỏa thuận và kết quả nói chung đưa ra một kế hoạch chi tiết định hình cho nền kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu vào năm 2030. “Thông qua Chương trình Hành động 2030, cộng đồng quốc tế đã chọn sự đoàn kết vượt thắng tính cố chấp: đoàn kết với những người bị loại trừ của hôm nay, đoàn kết với người nghèo của ngày mai, đoàn kết với những thế hệ tương lai.” [4] Theo ý nghĩa này, chúng tôi hoan nghênh Chuyên gia Độc lập làm nổi bật tầm quan trọng của tình đoàn kết. Cần phải gỡ bỏ những nguyên nhân gốc rễ của những bất công và bất bình đẳng giữa các chính phủ cùng những trở ngại và những yếu tố cơ cấu làm sinh ra và kéo dài tình trạng bần cùng và bất bình đẳng trên toàn thế giới. Một cách tiếp cận như vậy có thể thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển dựa trên sự thăng tiến, bảo vệ và thực hiện trọn vẹn tất cả các quyền của con người và chấm dứt bất kỳ hình thức phân biệt đối xử và bất công xã hội.
Thưa ông Chủ tịch,
Tháng Ba năm trước, trong diễn văn trước các Nhà Lãnh đạo của các Chính phủ và Nhà nước Châu Âu, Đức Giáo hoàng Phanxico đã khẳng định rằng: “Đoàn kết là liều thuốc giải hiệu quả nhất cho những hình thức chủ nghĩa dân túy hiện đại. Đoàn kết đưa đến ý thức rằng mình là một phần của một chi thể đơn, đồng thời đòi hỏi phải có khả năng về phía mỗi thành viên biết “thông cảm” với nhau và với tất cả. Khi một người đau, tất cả đều đau.” [5]
Cảm ơn ông Chủ tịch.
1 Dự thảo về nhân quyền và đoàn kết quốc tế được soạn bởi Chen Shiqiu, Chủ tịch thay mặt nhóm soạn thảo về nhân quyền và đoàn kết quốc tế của Ủy ban Cố vấn của Hội đồng Nhân quyền. Document A/HRC/AC/8/CRP, I, B, par. 2.
2 Bản tóm lược của Giáo huấn xã hội của Giáo hội, 2004, 195.
3 Đức Thánh Cha Phanxico, “Một tương lai đáng được xây dựng phải bao gồm tất cả mọi người”, Ý tưởng TED, 25 tháng Tư, 2017.
4 Đức Hồng y Peter Turkson, Bản trình bày tại sự kiện đặc biệt Phát triển Con người Toàn diện - Thay đổi Thế giới: Tòa Thánh và Chương trình Hành động 2030, Geneva, 18 tháng Năm, 2017.
5 Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn từ trước các Nhà Lãnh đạo các Chính phủ và Nhà nước của Liên minh Châu Âu ở Ý nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Roma. 24 tháng Ba, 2017. http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2017/march/documents/papa-francesco_20170324_capi-unione-europea.html

(Devin Sean Watkins)

[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/06/2017]


Đức Thánh Cha: Trong những thời khắc đen tối hãy chọn con đường cầu nguyện, kiên trì và hy vọng vào Thiên Chúa

Đức Thánh Cha: Trong những thời khắc đen tối hãy chọn con đường cầu nguyện, kiên trì và hy vọng vào Thiên Chúa

Đức Thánh Cha: Trong những thời khắc đen tối hãy chọn con đường cầu nguyện, kiên trì và hy vọng vào Thiên Chúa
Đức Thánh Cha dâng Lễ trong nhà nguyện Thánh Marta, 9 tháng Sáu, 2017.
09/06/2017 13:37
(Vatican Radio)  Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục các Ki-tô hữu không rơi vào bẫy của tính hư ảo trong những thời khắc đau khổ hoặc sầu muộn nhưng hãy tìm đến cách cầu nguyện kiên trì và hy vọng vào Thiên Chúa. Đừng bị mê hoặc bởi “vẻ đẹp trang điểm bên ngoài” của tính hư ảo, nhưng hãy để cho “niềm vui của Thiên Chúa” đi vào tâm hồn của chúng ta, tạ ơn Chúa vì “ơn cứu độ” Ngài ban cho chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxico đưa ra lời thúc giục trong bài giảng Lễ sáng thứ Sáu, trong nhà nguyện Thánh Marta nơi ngài ở trong Vatican.
Suy tư về bài đọc Một trích sách Tô-bi-a, Đức Thánh Cha kể lại câu chuyện của một người cha chồng và con dâu: Tô-bít, cha của Tô-bi-a đã bị mù, và bà Sa-ra, vợ của ông Tô-bít, bị tố cáo trong quá khứ chịu trách nhiệm với cái chết của một vài người đàn ông. Đức Thánh Cha giải thích rằng đó là một trích đoạn giúp chúng ta hiểu được cách Thiên Chúa dẫn đưa “lịch sử” và “đời sống của con người, trong đó có chúng ta.” Quả thật, ngài nói, Tô-bít và Sa-ra đã sống qua “những thời gian khó khăn” và “thời gian tốt đẹp”, như “chuyện vẫn xảy ra trong suốt một cuộc đời.” Tô-bít bị “hành hạ,” “bị khiêu khích” và “bị lăng nhục” bởi vợ của ông, bà thực ra không hẳn là một phụ nữ xấu tính, Đức Thánh Cha nói, vì bà ta phải quản lý cả nhà vì ông bị mù. Ngay cả bà Sa-ra cũng bị lăng nhục và chịu nhiều đau khổ. Đi qua những lúc khó khăn, Đức Thánh Cha nói, cả hai người đã nghĩ “thà chết còn tốt hơn.”
"Chúng ta đã đi qua những lúc khó khăn, cho dù chưa hẳn khó khăn như vậy, nhưng chúng ta hiểu được cảm giác trong những khoảng thời gian tối tăm đó như thế nào, trong những lúc đau đớn, trong những lúc đi vào ngõ cụt, chúng ta đã biết. Nhưng rồi Sa-ra nghĩ bụng, ‘Nếu mình treo cổ, mình sẽ làm cho cha mẹ đau khổ. Vì thế bà dừng lại và cầu nguyện. Và Tô-bít nói, ‘Nhưng đây là cuộc sống của tôi, chúng ta hãy tiến bước’ và ông cầu nguyện. Đây là thái độ giải thoát cho chúng ta trong những lúc khó khăn, – cầu nguyện. Kiên gan - vì cả hai người đều rất kiên gan với những đau đớn của họ. Và hy vọng - rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe chúng ta và giúp chúng ta vượt qua được những giây phút khó khăn này. Trong những lúc đau buồn, ít hoặc nhiều, trong những thời gian đen tối, hãy cầu nguyện, kiên nhẫn và hy vọng. Anh chị em đừng quên điều này."
Cũng có những lúc hân hoan trong câu chuyện của họ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, nó giống như một “đoạn kết có hậu” của quyển tiểu thuyết.
"Sau cuộc thử thách, Thiên Chúa đến gần họ và giải thoát cho họ. Nhưng cũng có những giây phút rất đẹp và hạnh phúc, không phải là thứ trang điểm cho vẻ đẹp giả tạo bên ngoài, không phải là những trận pháo hoa không thuộc về nét đẹp của tâm hồn. Và cả hai ông bà làm gì trong những giây phút đẹp đẽ đó? Họ tạ ơn Chúa, mở rộng tâm hồn với những lời cầu nguyện và tạ ơn.”
Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả mọi người tự hỏi mình liệu trong những giai đoạn cuộc sống khác nhau chúng ta có thể nhận thức được những gì đang diễn ra trong tâm hồn chúng ta, ý thức rằng những thời gian khó khăn đó là “những thánh giá”  và chúng ta cần phải “cầu nguyện, có lòng kiên trì và ít nhất có một chút hy vọng.” Chúng ta phải tránh rơi vào “tính hư ảo” vì “Thiên Chúa luôn ở đó” bên cạnh chúng ta khi chúng ta chạy đến “bên Người trong lời cầu nguyện” và tạ ơn Người vì những niềm vui Người đã ban cho chúng ta. Qua sự nhận thức bà Sa-ra hiểu rằng bà không được treo cổ tự vẫn; Tô-bít hiểu rằng ông phải “chờ đợi sự cứu độ của Thiên Chúa trong lời cầu nguyện và trong hy vọng.” Đức Thánh Cha Phanxico mời gọi tất cả mọi người đọc lại những trích đoạn này của Tin mừng:
"Khi đọc sách này vào ngày cuối tuần, chúng ta hãy cầu xin ơn sủng nhận thức được những gì xảy ra trong những lúc khó khăn của cuộc sống của chúng ta và cách tiếp tục tiến bước, cùng những gì diễn ra trong những thời gian đẹp đẽ và không bị mê hoặc bởi tính hư ảo.”

[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/06/2017]