Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Louis Braille: Người nhạc sĩ Công giáo mù đã phát minh ra chữ nổi

Louis Braille: Người nhạc sĩ Công giáo mù đã phát minh ra chữ nổi

18 tháng 11, 2017
Louis Braille: Người nhạc sĩ Công giáo mù đã phát minh ra chữ nổi

Ông phát minh ra hệ thống chữ nổi bằng chính công cụ đã lấy đi đôi mắt của ông

Mọi người đều biết Beethoven, nhà soạn nhạc cổ điển Công giáo bị điếc. Nhưng bạn có biết rằng nhà phát minh ra hệ thống chữ nổi cũng là một nhà soạn nhạc xuất sắc và một người Công giáo nhiệt thành? Nheo mắt nhìn thật gần, cậu bé ấn cái dùi xuống quá mạnh và nó trượt khỏi miếng da, đâm vào mắt của cậu.
Không có cách gì chữa được, và cậu bé chịu đau đớn kinh khủng vì mắt của cậu bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng lan sang mắt còn lại. Lên năm tuổi cậu bé mù hoàn toàn. “Tại sao lúc nào cũng tối đen vậy?” cậu bé liên tục hỏi cha mẹ, cậu không hiểu rằng cậu sẽ chẳng bao giờ còn nhìn thấy được.
Cha của cậu làm cho cậu một cái gậy và dạy cậu cách đi lại một mình. Các thầy cô giáo và linh mục trong vùng Coupvray rất ấn tượng với sự chín chắn và tính kiên trì của Braille, họ giới thiệu cậu thiếu niên Braille 13 tuổi vào Trường Thiếu niên Khiếm thị Hoàng gia, một trong những trường đầu tiên cho người mù trên toàn thế giới. Trường được thành lập bởi Valentin Haüy, một nhà hảo tâm không bị mù.
Học sinh được học đọc với hệ thống chữ nổi được Haüy sáng tạo. Tuy nhiên, quy trình làm sách là một công việc vô cùng vất vả, và ban đầu khi trường được thành lập chỉ có ba quyển sách. Trẻ em cũng không thể viết bằng hệ thống chữ này. Cha của Braille làm cho cậu một bộ chữ cái bằng da dày, để cậu có thể viết thư về nhà bằng cách đồ lại theo các ký tự.
Lên 12 tuổi, Braille được học một hệ thống giao tiếp bằng các dấu chấm nổi và gạch ngang in nổi trên giấy, được phát minh bởi Đại úy Charles Barbier cho binh sĩ truyền thông tin vào ban đêm mà không phải nói hay dùng ánh sáng. Quân đội đã bỏ hệ thống này vì nó quá phức tạp.
Trong suốt ba năm trường, Braille làm việc cần mẫn để phát triển một hệ thống tương tự và đơn giản hơn cho người mù, bằng một cái dùi, một công cụ đã làm mù đôi mắt của cậu. Cậu nói, “Tiếp cận được với sự giao tiếp theo ý nghĩa rộng lớn nhất là tiếp cận với kiến thức, và điều này vô cùng quan trọng cho chúng tôi nếu chúng tôi [người khiếm thị] muốn không tiếp tục bị khinh thường hoặc quá lệ thuộc vào những người sáng mắt. Chúng tôi không cần sự thương hại, chúng tôi cũng không cần được nhắc nhở rằng chúng tôi là những người dễ bị tổn thương. Chúng tôi phải được đối xử bình đẳng – và giao tiếp là một con đường có thể mang đến điều này.”
Cuối cùng, sau một số lần sửa đổi, Braille đã tạo ra được một bộ chữ cái cho người mù khoảng năm cậu lên 15 tuổi. Cậu công bố hệ thống đó 5 năm sau, mở rộng nó bằng cách thêm vào những biểu tượng hình học và nốt nhạc. Braille vô cùng say mê âm nhạc, là một tay vĩ cầm và organ tài năng. Cậu là người chơi organ giáo đường tại Nhà thờ Thánh Nicolas-des-Champs ở Paris từ năm 1834 đến 1839, và sau đó là Nhà thờ Thánh Vinh sơn de Paul. Braille được mời chơi organ cho các nhà thờ trên khắp nước Pháp.
Khi Braille hoàn tất các môn học, cậu được mời ở lại làm trợ giảng. Cậu được bổ nhiệm làm giáo sư năm 24 tuổi. Braille dạy lịch sử, hình học và đại số tại trường trong hầu suốt cuộc đời.
Tuy nhiên hệ thống chữ viết của Braille không được chấp nhận tại trường. Những người kế nhiệm của Haüy căm thù với phát minh này và sa thải hiệu trưởng là Tiến sĩ Alexandre François-René Pignier vì ông có một quyển sách lịch sử được chuyển sang hệ thống chữ braille.
Braille chết vì bệnh lao năm 43 tuổi. Hai năm sau khi qua đời, hệ thống của ông cuối cùng được Trường chấp nhận do sự khăng khăng yêu cầu của học sinh. Nó được sử dụng rộng rãi trong khắp thế giới nói tiếng Pháp.
Hội nghị Liên Âu đầu tiên cho giáo viên dạy người khiếm thị được tổ chức năm 1873. Bác sĩ mù người Anh, Tiến sĩ Thomas Rhodes Armitage bảo vệ cho hệ thống chữ braille này tại hội nghị, và nó bắt đầu phát triển và phổ biến trên khắp thế giới. Giám đốc Trường người Khiếm thị California, Tiến sĩ Richard Slating French nói: “Nó mang dấu ấn của một thiên tài, cũng giống như hệ thống mẫu tự Roma.”
Bây giờ, gần hai thế kỷ trôi qua từ khi Louis Braille bắt đầu kết hợp các dấu chấm, hệ thống chữ braille vẫn còn là một công cụ quan trọng để giao tiếp. Nó được tìm thấy trên các nút bấm thang máy và các biển hiệu nơi công cộng. Braille thậm chí đã mở ra cho nó con đường đi vào công nghệ vi tính, với thư điện tử RoboBraille và mã Nemeth Braille Code cho toán học.
T.S. Eliot viết: “Có lẽ vinh dự bền lâu nhất để ghi công trạng của Louis Braille là vinh dự chúng ta trao cho ông bằng cách đặt tên của ông cho hệ thống chữ viết do chính ông phát minh – và, ở đất nước này [Anh], chấp nhận cách phát âm tên của ông trong ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta tôn vinh Braille khi chúng ta nói đến hệ thống chữ braille. Tôn vinh ông bằng cách này là cách tôn vinh bền lâu nhất hơn bất kỳ cách tôn vinh những người nổi tiếng khác.”
Khi bạn nhìn thấy một dấu hiệu của chữ braille, hãy đọc một kinh cầu nguyện cho con người đã sáng tạo ra nó, biến một thảm kịch của tuổi thơ thành một sự phúc lành cho hàng triệu con người “luôn chìm trong cảnh tối tăm.” Nguyện xin ánh sáng bất diệt luôn chiếu tỏa trên Louis Braille.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/11/2017]


Huấn từ Kinh Truyền tin: Lễ trọng Chúa Ki-tô Vua Vũ trụ

Huấn từ Kinh Truyền tin: Lễ trọng Chúa Ki-tô Vua Vũ trụ

‘Chúa Giê-su mạc khải những tiêu chuẩn quyết định cho sự phán xét của Người: tình yêu thương bằng hành động dành cho những người anh em đang gặp khó khăn’
26 tháng 11, 2017
Huấn từ Kinh Truyền tin: Lễ trọng Chúa Ki-tô Vua Vũ trụ
THÀNH VATICAN, 26 THÁNG MƯỜI MỘT, 2017 (Zenit.org). - Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau khi đọc Kinh Truyền Tin với những tín hữu tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền Tin:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong Chúa nhật cuối cùng này của Năm Phụng Vụ chúng ta mừng Lễ Trọng Chúa Ki-tô Vua Vũ trụ. Vương quyền của Người là hướng dẫn, là phục vụ, và cũng là vương quyền mà vào thời gian sau hết sẽ được xác quyết bằng sự Phán xét. Hôm nay chúng ta đang ở trước Đức Ki-tô là Vua, là Mục tử, và là Thẩm phán, cho thấy những tiêu chuẩn thuộc về Nước Chúa. Và đây là những tiêu chuẩn.
Trang Tin mừng mở ra bằng một quang cảnh bao la. Quay sang các môn đệ, Chúa Giê-su nói: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người” (Mt 25:31). Đó là một sự giới thiệu trọng đại về trình thuật Ngày Chung thẩm. Sau thời gian trải qua cuộc đời nơi dương thế của Ngài trong khiêm hạ và khó nghèo, bây giờ Chúa Giê-su cho thấy chính Ngài trong vinh quang nước trời thuộc về Người, và Người thi hành quyền bính của người phân tách người này ra khỏi người kia, như người chăn chiên phân tách đàn chiên ra khỏi dê.
Với những người ở bên phải của Người, Người nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (cc. 34-36). Những người công chính ngạc nhiên, vì họ chẳng nhớ đã gặp Chúa Giê-su khi nào, chứ chưa nói đến việc họ đã giúp đỡ Người theo những cách mà Ngài mô tả, nhưng Người nói: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (c. 40). Lời này không bao giờ ngừng đánh động chúng ta, vì nó mạc khải cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa đạt tới mức độ nào: tới mức Người đồng nhất bản thân Người với chúng ta, nhưng không phải là khi chúng ta giàu có, không phải khi chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc. Không phải vậy, nhưng là khi chúng ta thiếu thốn. Và Người để cho chúng ta tìm thấy Người ẩn mình trong cách này. Người giơ tay lên như một người hành khất. Như vậy Chúa Giê-su mạc khải những tiêu chuẩn quyết định cho sự Phán xét của Người, cụ thể đó là yêu thương bằng hành động đối với người anh em đang gặp khó khăn. Và những gì được mạc khải đó là sức mạnh của tình yêu, là vương quyền của Thiên Chúa: tình liên đới với người đau khổ, làm thức tỉnh những thái độ và công cuộc của lòng thương xót.
Dụ ngôn về ngày Phán xét tiếp tục trình bày Đức Vua xua đuổi khỏi Ngài những người mà trong suốt cuộc đời họ không hề bận tâm về những nhu cầu của anh em. Trường hợp này họ cũng ngạc nhiên và hỏi: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” Ý họ muốn nói là: “Nếu chúng con nhìn thấy Chúa, chúng con chắc chắn đã giúp Chúa!” Nhưng Đức Vua trả lời: “mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (v. 45). Khi đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ bị xét xử theo tiêu chuẩn yêu thương, đó là sự cam kết bằng hành động của chúng ta dành cho tình yêu và phục vụ Chúa Giê-su nơi những người anh em bé nhỏ nhất và thiếu thốn nhất. Người hành khất đó, người thiếu thốn đó đang giơ tay ra chính là Chúa Giê-su; người ốm đau bệnh tật đó mà tôi phải thăm viếng chính là Chúa Giê-su, người bị cầm tù đó chính là Chúa Giê-su, người đói khát đó chính là Chúa Giê-su. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.
Vào thời gian sau hết Chúa Giê-su sẽ đến để xét xử mọi dân tộc, nhưng Người đến với chúng ta mỗi ngày, bằng rất nhiều cách thức khác nhau, và Người kêu gọi chúng ta đón tiếp Ngài. Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh giúp chúng con biết gặp gỡ và đón tiếp Ngài trong Lời Người và trong Thánh Thể, đồng thời trong những người anh chị em của chúng con đang chịu đói khát, đau bệnh, bị áp bức, bất công. Nguyện xin cho tâm hồn chúng con hôm nay biết đón tiếp Ngài trong đời sống của chúng con để Ngài sẽ đón nhận chúng con trong đời sống vĩnh hằng trong Vương quốc của Ngài trong ánh sáng và bình an.
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia m. Forrester]

Sau Kinh Truyền tin
Anh chị em thân mến,
Bản tin hôm thứ Sáu vừa qua cho chúng ta nỗi đau buồn vô hạn về vụ thảm sát xảy ra trong một đền thờ ở miền Bắc Sinai. Tôi tiếp tục cầu nguyện cho không biết bao nhiêu nạn nhân, cho những người bị thương và cho tất cả cộng đồng ở đó, bị đau khổ quá lớn. Xin Thiên Chúa giải thoát cho chúng ta khỏi những thảm kịch này và giữ vững những nỗ lực của tất cả những ai hoạt động cho hòa bình, cho sự hòa hợp và cùng chung sống. Khi đó những con người đó đang cầu nguyện; cả chúng ta nữa, chúng ta hãy cầu nguyện cho họ trong thịnh lặng.
Được tuyên phong Chân phước ngày hôm qua ở Cordoba, Argentina, là Mẹ Catherine of Mary Rodriguez, Người sáng lập Dòng Nữ tử Phục vụ Thánh Tâm Chúa Giê-su, là Dòng đầu tiên sống Đời sống Tông đồ ở Argentina. Mẹ Catherine, sống trong thế kỷ 19, đã lập gia đình, và sau đó ở góa, Mẹ dâng mình cho Chúa và cống hiến cho việc chăm sóc tinh thần và vật chất cho những phụ nữ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta hãy ngợi khen Chúa về “người phụ nữ say mê Thánh Tâm Chúa Giê-su và say mê nhân loại này.”
Tôi xin chào tất cả anh chị em, những anh chị em hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia khác: các gia đình, các nhóm giáo xứ và các đoàn thể. Đặc biệt, tôi xin chào cộng đoàn Ukraine tưởng niệm về thảm kịch Holodomor, những người chết đói dưới chính thể Sta-lin với con số lên tới hàng triệu người. Tôi cầu nguyện cho Ukraine để sức mạnh đức tin có thể góp phần chữa lành những vết thương của quá khứ và thúc đẩy những con đường hòa bình.
Tôi xin chào các tín hữu xứ Cagliari, Matera, Potenza, Parma, Crotone, và Rossano, và Hiệp hội Các Người Bạn Đồng Hành của Ý trong thuộc các Đền thờ Mẹ Maria trên thế giới.
Tối nay tôi sẽ bắt đầu chuyến Tông du đến Myanmar và Bangladesh. Tôi xin anh em hãy cầu nguyện cho tôi để sự hiện diện của tôi là một dấu chỉ của sự gần gũi và hy vọng cho những dân tộc đó.
Xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Và, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt anh chị em!
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia m. Forrester]

© Libreria Editrice Vatican
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/11/2017]