Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

Kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng 21.04.2024: “Chúa Giêsu là Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hy sinh mạng sống vì chúng ta và đã Sống lại, ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài”

“Chúa Giêsu là Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hy sinh mạng sống vì chúng ta và đã Sống lại, ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài”

Kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng 22.04.2024: “Chúa Giêsu là Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hy sinh mạng sống vì chúng ta và đã Sống lại, ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài”

Vatican Media


*******

Trưa Chúa nhật thứ tư Phục sinh hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện bên cửa sổ phòng làm việc của ngài trong Điện Tông tòa Vatican để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với khoảng 15 nghìn tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh kính Đức Mẹ:

_______________________________________


Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Chúa nhật tuần này kính Chúa Giêsu Vị Mục Tử Nhân Lành. Trong Tin Mừng hôm nay (x. Ga 10:11-18), Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (c. 11). Chúa làm nổi bật khía cạnh này đến mức Ngài lặp lại điều đó ba lần (x. câu 11, 15, 17). Nhưng cha tự hỏi người mục tử hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên theo ý nghĩa nào?

Là một mục tử không chỉ là công việc, nhất là vào thời Đức Kitô, mà còn là một cách sống: đó không phải là công việc chiếm một lượng thời gian xác định, nhưng nó có nghĩa là chia sẻ cả ngày, thậm chí cả đêm với đoàn chiên, tôi có thể nói là sống chung với đoàn chiên. Thật vậy, Chúa Giêsu giải thích rằng Ngài không phải là kẻ làm thuê không quan tâm gì đến đoàn chiên (x. câu 13), nhưng là một người biết rõ đoàn chiên (x. câu 14): Chúa biết rõ các chiên. Mọi việc là như thế này, Chúa, vị mục tử của tất cả chúng ta, gọi đích danh chúng ta và khi chúng ta lạc lối, Ngài đi tìm cho đến khi tìm thấy chúng ta (x. Lc 15:4-5). Hơn nữa, Chúa Giêsu không chỉ là một mục tử tốt lành chia sẻ cuộc sống của đoàn chiên; Chúa Giêsu là vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hy sinh mạng sống của Ngài cho chúng ta và ban Thần Khí của Ngài cho chúng ta qua sự phục sinh của Người.

Đây là điều Chúa muốn nói với chúng ta qua hình ảnh vị Mục Tử Nhân Lành: Ngài không những là người hướng dẫn, là người đứng Đầu đoàn chiên, mà trên hết Chúa nghĩ đến từng người chúng ta, và Ngài nghĩ đến từng người chúng ta như tình yêu cuộc sống của Ngài. Anh chị em hãy nhớ kỹ điều này: đối với Chúa Kitô, tôi là quan trọng, Ngài nghĩ đến tôi, tôi là duy nhất, xứng đáng với cái giá vô cùng là mạng sống của Ngài. Và đây không chỉ là một cách nói: Ngài thực sự đã hiến mạng sống cho tôi, Ngài đã chết và sống lại vì tôi. Tại sao? Bởi vì Chúa yêu tôi và Ngài tìm thấy nơi tôi một vẻ đẹp mà chính tôi thường không nhìn thấy được.

Thưa anh chị em, ngày nay có biết bao nhiêu người tự cho mình là bất xứng hoặc thậm chí là sai trái! Không biết bao nhiêu lần chúng ta cho rằng giá trị của bản thân phụ thuộc vào những mục tiêu đạt được, phụ thuộc vào việc chúng ta có thành công trước mắt thế gian hay không, lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác! Và đã bao lần chúng ta tự quăng mình vào những điều tầm thường! Hôm nay Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta luôn luôn rất xứng đáng trước mắt Ngài. Vì vậy, để tìm thấy chính mình, việc đầu tiên cần làm là đặt mình trước sự hiện diện của Ngài, cho phép bản thân được chào đón và nâng đỡ bởi vòng tay đầy yêu thương của vị Mục Tử Nhân Lành.

Thưa anh chị em, chúng ta hãy tự hỏi mình: liệu tôi có thể tìm được thời gian mỗi ngày để ôm lấy sự chắc chắn mang lại giá trị cho đời sống của tôi không? Tôi có thể tìm được thời gian để cầu nguyện, tôn thờ, ngợi khen, ở trước mặt Đức Kitô và để mình được Người âu yếm không? Thưa anh chị em, Vị Mục Tử Nhân Lành nói với chúng ta rằng nếu làm điều này, anh chị em sẽ tái khám phá được bí mật của cuộc sống: anh chị em sẽ nhớ lại rằng Ngài đã hiến mạng sống cho anh chị em, cho tôi, cho tất cả chúng ta. Và đối với Ngài, tất cả chúng ta đều quan trọng, từng người chúng ta.

Xin Đức Mẹ giúp chúng ta tìm thấy nơi Chúa Giêsu những gì là quan trọng cho cuộc sống.

____________________________________


Sau Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta cử hành Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi, với chủ đề “Được kêu gọi để gieo hy vọng và xây dựng hòa bình”. Đây là một cơ hội tốt để tái khám phá Giáo hội như một cộng đồng với điểm đặc trưng như một dàn giao hưởng của các đặc sủng và ơn gọi phục vụ Tin Mừng. Trong bối cảnh này, tôi xin gửi lời chào thân ái tới các tân linh mục của Giáo phận Rome đã được truyền chức chiều hôm qua tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ!

Tôi đang tiếp tục theo dõi tình hình ở Trung Đông với sự lo lắng và đau buồn. Tôi lặp lại lời kêu gọi không đầu hàng trước luận lý của sự trả thù và chiến tranh. Ước mong con đường đối thoại và ngoại giao chiếm ưu thế, đây là những con đường rất ích lợi. Tôi cầu nguyện hằng ngày cho hòa bình ở Palestine và Israel, và tôi hy vọng rằng hai dân tộc sẽ mau thoát khỏi đau khổ. Và chúng ta đừng quên Ukraine tử đạo, Ukraine tử đạo đang đau khổ quá nhiều vì chiến tranh.

Tôi vô cùng đau buồn khi nhận được tin Cha Matteo Pettinari, một nhà truyền giáo trẻ tuổi của Dòng Truyền giáo Consolata ở Bờ Biển Ngà, đã qua đời trong một tai nạn. Cha được biết đến như là một “nhà truyền giáo không mệt mỏi” đã để lại chứng tá vĩ đại về sự phục vụ quảng đại. Chúng ta hãy cầu nguyện cho linh hồn của cha.

Tôi gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em người Rome và những anh chị em hành hương đến từ nước Ý và nhiều quốc gia. Cha chào các nữ tu Dòng Apostoline Sisters: cảm ơn vì sự hân hoan phục vụ của các chị trong thừa tác vụ ơn gọi! Cha chào các tín hữu đến từ Viterbo, Brescia, Alba Adriatica và Arezzo; cũng như hội Rotary Club Galatina Maglie e Terre d’Otranto, các bạn trẻ đến từ Capocroce, các thiếu niên ứng viên Thêm sức đến từ Azzano Mella, và giáo xứ Sant'Agnese ở Rome.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật tốt lành. Và cha chào các con sinh viên Immacolata, chào mừng các con! Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/4/2024]


Đức Thánh Cha nói với các học sinh và giáo viên của mạng lưới quốc gia “Trường học vì hòa bình”: Đã đến lúc chuyển từ “tôi” sang “chúng ta”

Đã đến lúc chuyển từ “tôi” sang “chúng ta”

Đức Thánh Cha nói với các học sinh và giáo viên của mạng lưới quốc gia “Trường học vì hòa bình”

Đức Thánh Cha nói với các học sinh và giáo viên của mạng lưới quốc gia “Trường học vì hòa bình”: Đã đến lúc chuyển từ “tôi” sang “chúng ta”

Vatican Media


*******

Những người trẻ tràn đầy năng lượng và hy vọng, những giáo viên tận tâm với giáo dục và tương lai, chúng ta tập trung ở đây tại thời điểm quan trọng của nhân loại. Tháng Chín tới, Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, một sự kiện lịch sử nơi tìm kiếm các giải pháp cho những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt trong vai trò là một xã hội toàn cầu. Đây là lúc để hành động, hợp lực và xây dựng tương lai mà chúng ta mơ ước.

Sáng nay, trong Khán phòng Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các học sinh và giáo viên của mạng lưới quốc gia “Trường học vì hòa bình” và có bài nói chuyện dưới đây:

___________________________________________


Diễn từ của Đức Thánh Cha:

Các con thiếu niên nam nữ thân yêu, các thầy cô thân mến, chào buổi sáng mọi người!

Tôi rất vui mừng được gặp lại mạng lưới quốc gia “Trường học vì hòa bình”. Tôi xin chào Tiến sĩ Lotti và chào mừng tất cả các bạn.

Trước hết tôi xin cảm ơn các bạn. Cảm ơn các bạn vì hành trình này, giàu ý tưởng, sáng kiến, tiến trình và hoạt động giáo dục, nhằm thúc đẩy một tầm nhìn mới về thế giới. Cảm ơn các bạn vì lòng nhiệt huyết tràn đầy theo đuổi những mục tiêu về cái đẹp và sự thiện, giữa những hoàn cảnh bi đát, những bất công và bạo lực làm biến dạng phẩm giá con người. Cảm ơn các bạn, vì với niềm đam mê và lòng quảng đại, các bạn cam kết làm việc tại “công trường xây dựng” tương lai, vượt qua cám dỗ của một cuộc sống chỉ giới hạn trong ngày hôm nay có nguy cơ mất đi khả năng mơ ước lớn lao. Tuy nhiên, ngày nay, hơn bao giờ hết, cần phải sống có trách nhiệm, mở rộng tầm nhìn, nhìn về phía trước và từng ngày từng ngày gieo những hạt giống hòa bình để ngày mai có thể nảy mầm và trổ sinh hoa trái. Cảm ơn các con thiếu niên nam nữ!

Tháng 9 tới đây, Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai sẽ diễn ra tại New York, do Liên hợp quốc triệu tập để đối mặt với những thách thức lớn trên toàn cầu ở thời điểm lịch sử này và để ký một “Hiệp ước vì tương lai” và “Tuyên ngôn về các thế hệ tương lai”. Đây sẽ là một sự kiện quan trọng và cần có sự đóng góp của các con để nó không còn “trên giấy”, mà trở nên cụ thể và được thực hiện thông qua các quy trình và hành động để thay đổi.

Các con mang trong lòng giấc mơ vĩ đại này: “Chúng ta hãy biến đổi tương lai. Vì hòa bình, với sự quan tâm”. Và cha muốn dừng lại một chút để nói với các con một điều mà cha rất tin tưởng: các con được kêu gọi – hãy lắng nghe thật kỹ – các con được mời gọi trở thành những nhân vật chính chứ không phải những khán giả của tương lai. Cha hỏi các con: các con được kêu gọi trở thành vai trò gì? Vai trò gì? (Học sinh trả lời). Cha không thể nghe thấy các con! (Các học sinh trả lời lớn tiếng). Hãy tiến lên! Hãy tiếp tục! Trên thực tế, việc triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu này nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều được mời gọi xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn và trên hết chúng ta phải cùng nhau xây dựng nó! Cha hỏi các con: chúng ta có thể tự mình xây dựng tương lai được không? (Các học sinh trả lời “không”). Cha không thể nghe thấy các con… (Một tiếng “không” thật lớn). Chúng ta có phải xây dựng nó không? (“Có!”). Tốt! Chúng ta không thể đơn giản giao phó những lo lắng về “thế giới sắp đến” và việc giải quyết các vấn đề của nó cho các tổ chức được chỉ định và cho những người có trách nhiệm chính trị và xã hội cụ thể. Đúng là những thách thức này đòi hỏi các năng lực cụ thể, nhưng sự thật là chúng ảnh hưởng rất gần với chúng ta, chạm đến cuộc sống của mọi người và đòi hỏi sự tham gia tích cực và cam kết cá nhân của mỗi người chúng ta.

Trong một thế giới toàn cầu hóa như ngày nay, nơi tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, không thể tiến tới như những cá nhân chỉ chăm lo cho “khu vườn” của riêng mình, vun đắp lợi ích riêng của bản thân: thay vào đó cần phải kết nối và hình thành các mạng lưới. Điều cần thiết là gì? Là kết nối và hình thành các mạng lưới. Điều gì là cần thiết? Là kết nối và hình thành các mạng lưới. Tất cả cùng đồng thanh: (Các học sinh đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha). Tốt, đúng vậy, và điều này rất quan trọng: cần phải kết nối, làm việc trong tinh thần hiệp lực và hòa hợp. Điều này có nghĩa là chuyển từ “tôi” sang “chúng ta”, chuyển từ “tôi” sang “chúng ta”: không phải “tôi làm việc vì lợi ích của riêng tôi”, mà “chúng ta làm việc vì ích chung, vì lợi ích của tất cả mọi người”. Chúng ta làm việc vì lợi ích của tất cả mọi người. Nào cùng đồng thanh… (Các học sinh nhắc lại). Tốt!

Trên thực tế, những thách thức ngày nay, và đặc biệt là những rủi ro, giống như những đám mây đen, đang tụ lại phía trên chúng ta, đe dọa tương lai của chúng ta, cũng đã mang tính toàn cầu. Chúng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, chúng thách thức cộng đồng nhân loại, chúng đòi hỏi lòng can đảm và sự sáng tạo của một giấc mơ tập thể khơi gợi sự cam kết kiên định để cùng nhau đương đầu với các cuộc khủng hoảng môi trường, khủng hoảng kinh tế, các cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội mà hành tinh chúng ta đang trải qua.

Các con thanh thiếu niên nam nữ thân yêu, các thầy cô giáo thân mến, đó là một giấc mơ đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, không được ngủ quên! Đúng vậy, bởi vì nó được tạo ra bằng cách làm việc, không phải bởi sự ngủ nghỉ, đi dạo phố, không nằm dài trên ghế sofa; sử dụng tốt các phương tiện thông tin, không lãng phí thời gian trên mạng xã hội; và – các bạn hãy lắng nghe kỹ – giấc mơ này cũng được thực hiện bằng lời cầu nguyện, nghĩa là cùng với Thiên Chúa, chứ không phải bằng sức riêng của chúng ta.

Các con học sinh thân yêu, thưa các thầy cô giáo, các bạn đã đặt hai từ khóa làm trung tâm cho cam kết của mình: hòa bình và quan tâm. Chúng là hai thực tại liên kết với nhau: thật vậy, hòa bình không chỉ đơn thuần là sự im lặng của vũ khí và không có chiến tranh; đó là một bầu khí của lòng nhân từ, tin tưởng và thương yêu trưởng thành trong một xã hội đặt nền tảng trên các mối quan hệ quan tâm, trong đó chủ nghĩa cá nhân, sự xao lãng và thờ ơ nhường chỗ cho khả năng chú ý đến người khác, lắng nghe họ với những nhu cầu cơ bản của họ, để chữa lành các vết thương của họ, trở thành khí cụ của lòng trắc ẩn và chữa lành cho người đó. Đây là sự quan tâm Chúa Giêsu dành cho nhân loại, đặc biệt là đối với những người mong manh nhất, và là điều mà Tin Mừng thường nói đến. Từ sự “quan tâm” lẫn nhau, một xã hội hòa nhập đã ra đời, được thiết lập trên hòa bình và đối thoại.

Trong thời điểm hiện tại, vẫn còn bị đánh dấu bởi chiến tranh, cha yêu cầu các con hãy là những người kiến tạo hòa bình; trong một xã hội vẫn còn bị giam cầm bởi văn hóa vứt bỏ, cha yêu cầu các con hãy trở thành những nhân vật chính của sự hòa nhập; trong một thế giới đang trải qua những cuộc khủng hoảng toàn cầu, cha xin các con hãy là những người xây dựng tương lai, để ngôi nhà chung của chúng ta có thể trở thành nơi của tình huynh đệ.

Cha muốn dành vài phút để nói với các con về chiến tranh… Hãy nghĩ đến những trẻ em sống trong chiến tranh, hãy nghĩ đến những đứa trẻ Ukraine đã quên cách mỉm cười… Hãy cầu nguyện cho những trẻ em này, hãy ghi nhớ chúng trong lòng mình… những trẻ em đang sống trong vùng chiến tranh. Hãy nghĩ đến những thiếu nhi ở Gaza, dưới lửa đạn, đói khát… Hãy nghĩ đến các trẻ em. Giờ đây chúng ta dành giây phút thinh lặng, và mỗi người hãy nghĩ đến các thiếu nhi ở Ukraine và thiếu nhi ở Gaza…

Chúc các con luôn say mê giấc mơ hòa bình! Cha nói điều này theo phương châm của Cha Don Lorenzo Milani, viện trưởng ở Barbiana, ngài chống lại câu nói “Tôi không quan tâm”, điển hình của sự thờ ơ vô tâm, bằng câu “Tôi quan tâm”, tức là “Tôi mang theo điều đó trong lòng”, “ Tôi quan tâm”. Ước mong tất cả những điều này đều trở nên thân thương với các con, ước mong các con luôn quan tâm đến số phận của hành tinh chúng ta và đồng loại của mình; mong sao các con quan tâm đến tương lai đang mở ra trước mắt chúng ta, để nó thực sự giống như điều Thiên Chúa mơ ước cho tất cả mọi người: một tương lai hòa bình và tươi đẹp cho toàn thể nhân loại. Và ước mong các con quan tâm đến những thiếu nhi ở Ukraine đã quên cách mỉm cười. Những trẻ em ở Gaza đau khổ dưới làn đạn súng máy. Cha chúc lành cho các con. Chúc các con đến trường vui vẻ và có một chuyến đi thật vui! Và hãy nhớ cầu nguyện cho cha.

Cảm ơn các con rất nhiều!

________________________________




[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/4/2024]


Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh “Lạy Nữ vương Thiên Đàng” ngày 14.04.2024

“Thật đẹp khi chia sẻ thực tại đã chạm đến cuộc sống của chúng ta, để nó có thể được lưu lại”

Huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh “Lạy Nữ vương Thiên Đàng”

Huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh “Lạy Nữ vương Thiên Đàng” ngày 14.04.2024

Vatican Media


*******

Trưa Chúa nhật thứ ba Phục sinh hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện bên cửa sổ phòng làm việc của ngài trong Điện Tông tòa Vatican để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng cùng với khoảng 15 nghìn tín hữu và khách hành hương có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô.

_____________________________________


Sau đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ:

Anh chị em thân mến, buongiorno, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Hôm nay Tin Mừng đưa chúng ta trở lại với buổi tối Lễ Vượt qua. Các tông đồ đang tập trung tại Phòng Tiệc Ly, khi hai môn đệ từ Emmau trở về và kể lại cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Giêsu. Và trong khi họ đang bày tỏ niềm vui mừng về kinh nghiệm của mình, Đấng Phục Sinh hiện ra với cả cộng đoàn. Chúa Giêsu đến đúng lúc họ đang chia sẻ câu chuyện về cuộc gặp gỡ với Người. Điều này khiến cha nghĩ rằng chia sẻ niềm tin là điều rất tốt, chia sẻ niềm tin là điều quan trọng. Trình thuật này khiến chúng ta phải suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chia sẻ niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh.

Mỗi ngày chúng ta bị tấn công dồn dập bởi hàng ngàn tin nhắn. Trong đó có nhiều tin nhắn hời hợt và vô ích, những tin khác bộc lộ sự tò mò hớ hênh hoặc tệ hơn nữa là phát sinh từ những lời đàm tiếu và ác ý. Chúng là những tin chẳng có mục đích; ngược lại, chúng gây hại. Nhưng cũng có những tin tốt, tích cực và mang tính xây dựng, và tất cả chúng ta đều biết rằng nghe được những điều tốt đẹp thì hay biết bao, và chúng ta sẽ trở nên tốt hơn khi điều này xảy ra. Và cũng thật tốt khi chia sẻ những thực tại, dù tốt hay xấu, đã chạm đến cuộc sống của chúng ta để giúp người khác.

Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta thường phải cố gắng nói về nó. Chúng ta phải cố nói về điều gì? Điều đẹp nhất mà chúng ta phải kể ra là cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Giêsu. Mỗi người trong chúng ta đều đã gặp Chúa và chúng ta phải nói về điều đó. Mỗi người chúng ta có thể nói thật nhiều về điều này: Chúa đã chạm đến chúng ta như thế nào và chia sẻ điều này, không phải như một người thuyết trình trước người khác, nhưng bằng cách chia sẻ những khoảnh khắc riêng qua đó chúng ta cảm nhận được Chúa sống động và gần gũi, Đấng đã làm rạo rực niềm hân hoan trong tâm hồn chúng ta hoặc lau khô những giọt nước mắt của chúng ta, Đấng đã truyền tải niềm tin và sự an ủi, sức mạnh và sự hăng say, hoặc sự tha thứ, sự dịu dàng. Những cuộc gặp gỡ này mà mỗi người chúng ta đã trải qua với Chúa Giêsu, hãy chia sẻ và truyền đạt chúng. Đây là vấn đề quan trọng để thực hiện trong gia đình, trong cộng đồng, với bạn bè. Cũng như thật tốt khi nói về những nguồn cảm hứng tốt lành đã dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống, những suy nghĩ và cảm xúc tốt đẹp đã giúp chúng ta rất nhiều để tiến bước, cũng như về những cố gắng và làm việc của chúng ta để hiểu và tiến bộ trong đời sống đức tin, thậm chí có thể là hối lỗi và lần lại những bước đi của chúng ta. Nếu chúng ta làm việc này, Chúa Giêsu sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên, giống như Người đã làm cho các môn đệ trên đường Emmau vào buổi tối Lễ Vượt Qua, và làm cho những cuộc gặp gỡ cũng như môi trường của chúng ta trở nên đẹp đẽ hơn nữa.

Vậy, giờ đây chúng ta hãy cố gắng nhớ lại giây phút mạnh mẽ của đời sống đức tin của chúng ta, cuộc gặp gỡ quyết định với Chúa Giêsu. Mọi người đều có cuộc gặp gỡ đó, mỗi người chúng ta đều có sự gặp gỡ với Chúa. Chúng ta hãy thinh lặng và suy nghĩ: tôi đã tìm thấy Chúa khi nào? Chúa đã ở gần tôi khi nào? Chúng ta hãy suy nghĩ trong thinh lặng. Và tôi có chia sẻ cuộc gặp gỡ với Chúa để tôn vinh Người không? Ngoài ra, tôi có lắng nghe người khác khi họ nói với tôi về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu không?

Xin Đức Mẹ giúp chúng ta chia sẻ niềm tin để làm cho các cộng đoàn của chúng ta trở thành những nơi tuyệt vời hơn để gặp gỡ Chúa.

______________________


Sau Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng

Anh chị em thân mến!

Tôi đang theo dõi tin tức đến với chúng ta trong vài giờ qua, trong lời cầu nguyện và với sự quan ngại, thậm chí đau đớn, liên quan đến tình hình ngày càng xấu đi ở Israel do sự can thiệp của Iran. Tôi tha thiết kêu gọi hãy dừng mọi hành động có thể châm thêm ngòi cho vòng xoáy bạo lực, có nguy cơ kéo Trung Đông vào một cuộc xung đột quân sự lớn hơn.

Không ai được đe dọa sự sống của người khác. Ước mong tất cả các quốc gia đứng về phía hòa bình và giúp đỡ người Israel và người Palestine sống hai Nhà nước, bên cạnh nhau trong sự an toàn. Đó là ước mong sâu thẳm và chính đáng của họ, và đó là quyền của họ! Hai nhà nước cạnh nhau.

Hãy sớm có lệnh ngừng bắn ở Gaza và chúng ta hãy quyết tâm theo đuổi con đường đàm phán. Chúng ta hãy giúp đỡ những người dân đang rơi vào thảm họa nhân đạo; hãy thả những con tin bị bắt cóc nhiều tháng trước! Đã có quá nhiều đau khổ! Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình. Không còn chiến tranh, không còn tấn công, không còn bạo lực! Hãy nói có với đối thoại và có với hòa bình!

Hôm nay tại Ý đánh dấu Ngày Kỷ niệm thứ 100 của Đại học Công giáo Thánh Tâm, với chủ đề: “Nhu cầu cho tương lai: giới trẻ giữa sự tỉnh ngộ và khao khát”. Tôi động viên Đại học này tiếp tục công việc đào tạo quan trọng của mình, trung thành với sứ mệnh và chú ý đến nhu cầu của giới trẻ và xã hội ngày nay.

Cha thân ái chào tất cả anh chị em, người dân Rome và những anh chị em hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia. Đặc biệt, cha chào các tín hữu ở Los Angeles, Houston, Nutley và Riverside ở Hoa Kỳ; cũng như anh chị em người Ba Lan, – có rất nhiều cờ Ba Lan! – đặc biệt là anh chị em thuộc vùng Bodzanów và các tình nguyện viên trẻ của Nhóm Viện trợ Giáo hội Đông phương. Tôi xin chào đón và động viên các nhà lãnh đạo Cộng đồng Sant’Egidio từ nhiều quốc gia Mỹ Latinh.

Cha trìu mến chào các con thiếu nhi đến từ nhiều nơi trên thế giới, các con đến để nhắc nhở chúng ta rằng ngày 25 đến 26 tháng Năm Giáo hội sẽ tổ chức Ngày Trẻ em Thế giới đầu tiên. Cảm ơn các con! Tôi mời gọi mọi người cùng đồng hành với hành trình hướng tới sự kiện này – Ngày Trẻ em thứ nhất – bằng lời cầu nguyện, và tôi cảm ơn những người đang nỗ lực chuẩn bị cho sự kiện này. Và cha nói với các con thiếu nhi nam nữ rằng: Cha đang chờ đợi các con! Tất cả các con! Chúng ta cần niềm vui và ước mong của các con về một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hòa bình. Anh chị em chúng ta hãy cầu nguyện cho những trẻ em đang đau khổ vì chiến tranh – có rất nhiều trẻ em! – ở Ukraine, Palestine, Israel và ở những nơi khác trên thế giới, ở Myanmar. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các trẻ và cho hòa bình.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Cha chào các bạn trẻ thuộc Immacolata. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/4/2024]


Một góc nhìn từ drone của 7 nhà thờ Công giáo lộng lẫy

Một góc nhìn từ drone của 7 nhà thờ Công giáo lộng lẫy

Các video mang lại những góc nhìn đặc biệt và nâng tầm cách nhìn của các tín hữu về những nhà thờ này.

Một góc nhìn từ drone của 7 nhà thờ Công giáo lộng lẫy

Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Lộ Đức, Pháp (photo: Unsplash)

Abel Camasca/ACI Prensa/CNA

14 tháng Tư, 2024


Có rất nhiều nhà thờ tuyệt đẹp trên thế giới kết hợp giữa công trình xây dựng ấn tượng với những tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy. Trong khi một số nhà thờ có vẻ đơn sơ thì một số khác lại chứa quá nhiều chi tiết đến mức mắt người khó có thể nhìn thấu hết được.

Tuy nhiên, công nghệ mới ngày nay cho phép việc chiêm ngưỡng từ nhiều góc độ khác nhau, bên trong và bên ngoài, những nhà thờ kiệt tác này được cung hiến cho việc thờ phượng Thiên Chúa.

Dưới đây là bảy video sẽ nâng tầm cách nhìn của người tín hữu về những nhà thờ này, ngoài việc mang đến cho người xem các góc nhìn đặc biệt.


1. Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức (Pháp)

Theo trang web của Đền thờ Lộ Đức, khu phức hợp này có diện tích hơn 130 mẫu Anh (hơn 52,6 ha) và bao gồm 22 nơi thờ phượng, trong đó có ba vương cung thánh đường. Đầu tiên là một nhà nguyện mang tên Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được xây dựng trên hang đá nơi Đức Mẹ Lộ Đức hiện ra vào năm 1858.

Thứ hai là Vương cung thánh đường Đức Mẹ Mân côi, nơi những bức tranh khảm mô tả các mầu nhiệm của Kinh Mân côi. Cuối cùng là vương cung thánh đường dưới lòng đất để tôn vinh Thánh Piô X, được khánh thành vào năm 1958 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra.



2. Vương cung thánh đường Thánh Gia (Tây Ban Nha)

Tọa lạc tại Barcelona, ​​Tây Ban Nha, công trình xây dựng bắt đầu vào năm 1882 và được thiết kế bởi kiến trúc sư Antonio Gaudí. Vẫn chưa hoàn thành hoàn toàn, việc xây dựng còn tiếp tục cho đến ngày nay và nguồn vốn chỉ đến từ tiền lạc quyên. Trang web của vương cung thánh đường Sagrada Familia (Thánh Gia) thông báo về tiến trình xây dựng nhà thờ rằng vào tháng Mười Một năm 2023 “nhóm bốn tòa tháp của các vị thánh sử đã được khánh thành”.

Năm 2026, dự kiến hoàn thành tòa tháp Chúa Giêsu ở trung tâm. Vẻ đẹp bên trong và sự chú ý đến từng chi tiết của các hình ảnh nghệ thuật bên ngoài vương cung thánh đường được thiết kế để nâng cao tâm hồn du khách.



3. Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe (Mexico)

Nhà thờ này được cung hiến cho Mẹ Thiên Chúa và tọa lạc trên Đồi Tepeyac ở Thành phố Mexico, nơi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Juan Diego vào năm 1531.

Cấu trúc hiện tại, được hoàn thành vào năm 1976, có thiết kế hình tròn để có thể nhìn thấy linh ảnh Đức Mẹ Guadalupe từ bất kỳ điểm nào trong nhà thờ. Hàng năm có hàng chục triệu người truy cập vào trang web. Các cuộc hành hương tăng vọt trong dịp lễ hàng năm vào ngày 12 tháng Mười Hai.



4. Nhà thờ chánh tòa Santiago de Compostela (Tây Ban Nha)

Ở Tây Ban Nha và khắp Châu Âu, tuyến đường hành hương Camino de Santiago (Con đường Thánh Giacôbê) rất nổi tiếng. Nó kết thúc tại nhà thờ có cùng tên. Trang web của nhà thờ ghi lại rằng nhà thờ được xây dựng trên mộ của Thánh Giacôbê Tông đồ.

Từ thế kỷ thứ chín, khi bắt đầu công trình xây dựng, nhà thờ đã trải qua nhiều thay đổi, tu sửa và trùng tu. Du khách ngạc nhiên trước mặt tiền theo phong cách baroque thu hút sự chú ý và các chi tiết ấn tượng của nó. Nhà thờ này đã được Thánh Gioan Phaolô II và Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI viếng thăm.


5. Nhà thờ chánh tòa Thánh Phêrô và Thánh Cecilia (Argentina)

Nhà thờ chánh tòa và vương cung thánh đường, nằm trong Giáo phận Mar del Plata ở Argentina, được công nhận là Di sản Lịch sử Quốc gia vào năm 1995. Nhà thờ có kiến trúc tân Gothic và nội thất của nhà thờ có giá trị nghệ thuật và tôn giáo rất lớn.

Công trình xây dựng bắt đầu vào tháng Hai năm 1893 và được khánh thành vào ngày 12 tháng Hai năm 1905. Ngôi nhà thờ khổng lồ có thể chứa 7.000 người. Vào tháng Một năm 2022, một chuyến tham quan ảo 360 độ ba tầng của công trình đã được ra mắt.



6. Vương cung thánh đường Notre-Dame de Fourvière (Pháp)

Tọa lạc tại Lyon, Pháp, nhà thờ được xây dựng từ năm 1872 đến năm 1917 trên một ngọn đồi và có thể nhìn thấy từ bất kỳ điểm nào trong thành phố. Nhà thờ có bốn tòa tháp chính và một tháp chuông có đặt tượng Đức Trinh Nữ Maria bằng vàng.

Vương cung thánh đường nằm ở khu vực lâu đời nhất của thành phố Lyon, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Trong video dưới đây, hãy ngắm nhìn tượng Đức Mẹ từ trên cao, khi hoàng hôn buông xuống.



7. Nhà thờ chánh tòa Cologne (Đức)

Nhà thờ chánh tòa nằm ở Cologne, Đức, được coi là một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của nghệ thuật Gothic ở châu Âu thời trung cổ. Nó được xây dựng trên một ngôi đền La Mã thuộc thế kỷ thứ tư. Công trình xây dựng bắt đầu vào năm 1248 và mất hơn 600 năm để hoàn thành.

Năm 1996, nó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nằm giữa các mái vòm lịch sử là những thánh tích quý giá, vật phẩm phụng vụ, bản thảo, áo choàng và phù hiệu của các tổng giám mục và giáo sĩ của nhà thờ đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ.



Phần thưởng từ Brazil

Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Río de Janeiro, Brazil, là một trong những bức tượng Chúa Phục sinh nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Một nhà nguyện nằm bên trong bệ tượng khổng lồ.

Nằm trên đỉnh núi Corcovado và được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại, bức tượng này tượng trưng Chúa Kitô đang ngự trị và sẽ luôn ngự trị.




[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/4/2024]


Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

Trong một thế giới bị phân mảnh, Hội Hồng Thập tự Ý tỏa sáng như ngọn hải đăng hy vọng

Trong một thế giới bị phân mảnh, Hội Hồng Thập tự Ý tỏa sáng như ngọn hải đăng hy vọng

Diễn từ của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 160 năm thành lập Hội

Trong một thế giới bị phân mảnh, Hội Hồng Thập tự Ý tỏa sáng như ngọn hải đăng hy vọng

Vatican Media


*******

Sáng nay, trong Khán phòng Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các tình nguyện viên của Hội Hồng Thập tự Ý nhân dịp kỷ niệm 160 năm thành lập.

Trong bài phát biểu, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng hơn cả một tổ chức, Hội Hồng Thập tự là biểu tượng của sự hiệp nhất: Hội Hồng Thập tự Ý đoàn kết chúng ta trong việc tìm kiếm một thế giới công bằng và nhân ái hơn.

Sau đây là bài diễn từ của Đức Thánh Cha trước những người có mặt trong buổi gặp gỡ:

______________________________________________

Diễn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tôi vui mừng được gặp anh chị em nhân dịp kỷ niệm 160 năm thành lập Hội Hồng Thập tự Ý. Thật vậy, vào ngày 15 tháng Sáu năm 1864, Ủy ban Hiệp hội Ý về cứu trợ những người bị thương và bệnh tật trong chiến tranh được thành lập tại Milan. Đứng trước sự tàn phá và khổ đau do chiến tranh gây ra – ngày nay cũng vậy, chúng ta cũng đừng quên điều này – đứng trước sự tàn phá và đau khổ do chiến tranh gây ra, lòng nhân ái dạt dào đã biến thành những hành động và công tác giúp đỡ và chăm sóc cụ thể, không phân biệt quốc tịch, tầng lớp xã hội, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị. Dòng chảy yêu thương này không bao giờ dừng lại: ngày nay, cũng như trong quá khứ, dòng chảy yêu thương của anh chị em là một sự hiện diện hiệu quả và quý giá, đặc biệt trong tất cả những bối cảnh khi tiếng ồn của vũ khí bóp nghẹt tiếng kêu của các dân tộc, bóp nghẹt niềm khao khát hòa bình và ước muốn cho tương lai của họ.

Hôm nay là một dịp đặc biệt để bày tỏ lòng biết ơn đối với anh chị em vì sự phục vụ mà anh chị em cống hiến trong bối cảnh chiến tranh, và vì sự giúp đỡ mà anh chị em thực hiện hàng ngày cho những người đang cần giúp đỡ trong nhiều tình huống khẩn cấp khác nhau. Cảm ơn anh chị em, cảm ơn anh chị em rất nhiều vì điều này!

Sự cam kết của anh chị em, được truyền cảm hứng từ các nguyên tắc nhân đạo, công bằng, trung lập, độc lập, tình nguyện, đoàn kết và phổ quát, cũng là một dấu hiệu hữu hình cho thấy tình huynh đệ có thể thực hiện được. Nếu con người được đặt vào trung tâm, thì có thể cam kết cho việc đối thoại, cùng nhau làm việc vì ích chung, vượt qua những chia rẽ, phá bỏ những bức tường thù địch, vượt qua luận lý của lợi ích và quyền lực khiến chúng ta mù quáng và biến người khác thành kẻ thù. Đối với người có đức tin, mỗi con người đều thiêng liêng. Mọi con người thụ tạo đều được Thiên Chúa yêu thương, và vì lý do này họ là người nắm giữ những quyền bất khả xâm phạm. Được thúc đẩy từ niềm tin này, nhiều người thiện chí sẽ gặp nhau, chân nhận giá trị tối cao của sự sống và vì thế cần phải bảo vệ, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất. Về những người dễ bị tổn thương nhất, tôi muốn nói với anh chị em một điều: đó chính là trẻ em. Nhiều trẻ em đã đến Ý sau cuộc chiến ở Ukraine; anh chị em có biết vấn đề gì không? Đó là những đứa trẻ này không cười, chúng đã quên mất cách nở nụ cười… Điều đó thật tệ hại cho một đứa trẻ, hãy nghĩ về vấn đề đó…

Để cảm ơn anh chị em vì sự phục vụ không thể thay thế của anh chị em tại các vùng đang xảy ra xung đột và các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trong lĩnh vực đào tạo và y tế, cũng như những gì anh chị em làm để giúp đỡ các di dân, những người bé mọn nhất và dễ bị tổn thương nhất, tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục công việc bác ái cao cả này bao trùm nước Ý và thế giới. Mong rằng Hội Hồng Thập tự luôn là biểu tượng hùng hồn của tình yêu thương dành cho anh chị em chúng ta và không có biên giới, dù là biên giới về địa lý, văn hóa, xã hội, kinh tế hay tôn giáo. Không phải ngẫu nhiên mà khẩu hiệu anh chị em chọn để kỷ niệm 160 năm thành lập là “Ở mọi nơi và cho mọi người”. Đó là một sự phổ quát. Đó là một cách diễn đạt một lối sống và hiện diện ở đó, trong khi mô tả một cam kết, cũng là mô tả một phong cách.

Ở mọi nơi, bởi vì không bối cảnh nào có thể khẳng định là không có đau khổ, không có những vết thương về thể xác và tâm hồn, dù ở những cộng đồng nhỏ bé hay ở những nơi bị lãng quên nhất trên trái đất. Cần phải toàn cầu hóa tình liên đới – toàn cầu hóa tình liên đới – qua việc hoạt động ở cấp quốc gia và quốc tế, để “sự thừa nhận rằng tất cả mọi người đều là anh chị em của chúng ta, và việc kiếm tìm những hình thức tình bạn xã hội bao gồm tất cả mọi người, không phải là điều không tưởng”, nó là thực tế… “Nó đòi hỏi một cam kết dứt khoát để tìm ra những phương tiện hiệu quả cho mục đích này. … Điều này yêu cầu phải làm việc vì một trật tự xã hội và chính trị mà linh hồn của nó là bác ái xã hội” (Tông huấn Fratelli tutti, 180). Để làm được điều này, chúng ta cần luật pháp bảo đảm nhân quyền ở mọi nơi, những hành động nuôi dưỡng nền văn hóa gặp gỡ và những con người có khả năng nhìn thế giới với một quan điểm rộng mở. Nhìn về phía chân trời… mọi người ở đó…

Ở mọi nơi và cho mọi người, bởi vì xã hội của chúng ta đang là một xã hội của “tôi” nhiều hơn là của “chúng ta”, của một nhóm nhỏ hơn là của tất cả mọi người. Đó là một xã hội ích kỷ trong vấn đề này. Từ “mọi người” nhắc nhở chúng ta rằng mỗi con người đều có phẩm giá của họ và đáng được chúng ta quan tâm: chúng ta không thể quay lưng hoặc từ chối họ vì hoàn cảnh, sự khuyết tật, lai lịch hoặc địa vị xã hội của họ. Vì vậy, tôi thúc giục anh chị em hãy tiếp tục đứng bên cạnh những anh chị em đang gặp khó khăn của chúng ta, với năng lực, lòng quảng đại và sự cống hiến, đặc biệt vào thời điểm khi tình trạng phân biệt chủng tộc và khinh miệt đang phát triển như cỏ dại. Thật vậy, “chỉ bằng cách vun đắp mối liên hệ với nhau này, chúng ta mới có thể tạo ra một tình bạn xã hội không loại trừ ai và một tình huynh đệ rộng mở cho tất cả mọi người” (ivi, 94).

Khẩu hiệu này – “Ở mọi nơi và cho mọi người” – nhắc lại câu chúng ta đọc được trong Thư Thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, thánh nhân nói: “Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người” (9:22). Như thế, Thánh Tông đồ đã tóm tắt sứ mạng của ngài: đến với mọi người để mang niềm vui Tin Mừng đến cho tất cả. Đây là phong cách mà anh chị em cũng đạt được mỗi khi anh chị em can thiệp để giảm bớt đau khổ, với tinh thần huynh đệ.

Trong Mùa Phục sinh này, chúng ta hãy xin ơn để trở thành khí cụ của tình huynh đệ và hòa bình, trở thành những người lãnh đạo bác ái và là những người xây dựng một thế giới đặt nền móng trên tình huynh đệ và liên đới. Xin Chúa chúc phúc cho anh chị em, những tình nguyện viên và những nhân viên, và xin Ngài ban phúc lành cho gia đình anh chị em. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, và anh chị em cũng đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!

___________________________

Holy See Press Office Bulletin, 6 tháng Tư, 2024



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2024]


Vatican báo cáo số lượng tín hữu gia tăng, nhưng số linh mục giảm

Vatican báo cáo số lượng tín hữu gia tăng, nhưng số linh mục giảm

Vatican báo cáo số lượng tín hữu gia tăng, nhưng số linh mục giảm

Aleksandr Trofimchuk | Shutterstock

J-P Mauro

06/04/24


Châu Phi và Châu Á tiếp tục chứng kiến sự gia tăng về số lượng linh mục, con số ở Châu Mỹ thì ổn định. Ở Châu Mỹ và Châu Âu, số lượng phó tế vĩnh viễn ngày càng tăng.

Vatican đã phát hành Niên giám Tòa Thánh 2024 và Niên giám Thống kê 2022 của Giáo hội, hai tài liệu trình bày cái nhìn quan trọng về đời sống của Giáo hội, cũng như dữ liệu thống kê để đánh giá các xu hướng trong Giáo hội trên toàn thế giới. Phần đầu tiên chứa thông tin được trích ra từ ngày 1 tháng Mười Hai năm 2022 đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2023, và phần sau nhìn đến các khía cạnh căn bản của Giáo hội trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022.

Nói chung, tỷ lệ người Công giáo được rửa tội trên toàn thế giới đã tăng khoảng 1% vào năm 2022, từ 1,376 tỷ lên 1,390 tỷ. Khi chia theo lục địa, Châu Phi cho thấy mức gia tăng cao nhất với 3% (265 đến 273 triệu), tiếp theo là Châu Mỹ và Châu Á (+0,9% và +0,6%). Châu Âu và Châu Đại Dương được coi là “ổn định”, nghĩa là những khu vực này không có thay đổi đáng kể.

Linh mục và phó tế

Báo cáo của Vatican News cho thấy tiếp tục có xu hướng giảm số lượng linh mục. Từ năm 2012, Giáo hội đã chứng kiến chiều hướng giảm số ơn gọi mới, và năm 2022 cũng không khác. So với năm 2021, hàng giáo sĩ giảm 142 linh mục, từ 407.872 xuống 407.730. Mặc dù sự thay đổi này không lớn, nhưng rất đáng lo khi thấy sự sụt giảm về số lượng linh mục sau khi cộng chung tất cả các linh mục mới thụ phong và những linh mục đã nghỉ hưu.

Tuy nhiên, khuynh hướng giảm sút số lượng linh mục không phải là phổ quát. Châu Phi và Châu Á đều có mức tăng lần lượt là 3,2% và 1,6%, còn Châu Mỹ được coi là tương đối ổn định. Châu Âu, theo báo cáo lưu ý đến số lượng linh mục lớn nhất thế giới, đã giảm 1,7%, tiếp theo là Châu Đại Dương với mức giảm 1,5%.

Xu hướng giảm linh mục này khó có thể thay đổi vào năm tới, vì số chủng sinh đã tiếp tục giảm từ năm 2012. Hiện trên toàn thế giới có 108.481 chủng sinh đang theo học để trở thành linh mục, với mức chênh lệch -1,3% so với tình hình năm trước. Châu Phi là lục địa duy nhất có mức tăng về chủng sinh (2,1%).

Trong khi đó, phó tế vĩnh viễn tiếp tục gia tăng ở mức đáng kể, tăng từ 49.176 lên 50.150 (2%) trên toàn thế giới vào năm 2022. Mọi châu lục đều cho thấy sự gia tăng số phó tế vĩnh viễn, trong đó Châu Mỹ và Châu Âu dẫn đầu với tỷ lệ 2,1% và 1,7%.

Giám mục và tu sĩ

Từ năm 2021-2022, số lượng giám mục trên toàn thế giới tăng từ 5.340 lên 5.353. Tỷ lệ giám mục chiếm phần lớn ở Châu Phi và Châu Á, mức tăng số giám mục ở hai lục địa này lần lượt là 2,1% và 1,4%.

Số lượng tu sĩ không phải là linh mục cũng có xu hướng giảm. Năm 2022 cho thấy con số giảm từ 49.774 xuống 49.414. Tuy nhiên, đây không phải là mức giảm phổ quát, với Châu Âu, Châu Phi và Châu Đại Dương cho thấy số lượng giảm, trong khi Châu Á và ở mức độ thấp hơn là Châu Mỹ có mức tăng.

Mặc dù phát hiện cho thấy rằng số nữ tu đông hơn linh mục Công giáo tới 47%, nhưng tổng số nữ tu cũng đang giảm mạnh, từ 608.958 giảm còn 599.228, hay 1,6%. Châu Phi chứng kiến mức tăng số nữ tu tuyên khấn cao nhất (1,7%), và lục địa duy nhất còn lại có con số tích cực là Đông Nam Á với 0,1%. Nam và Trung Mỹ gộp lại đã giảm 2,5%, nhưng mức giảm lớn nhất số nữ tu tuyên khấn là ở Châu Đại Dương (-3,6%), Châu Âu (-3,5%) và Bắc Mỹ (-3,0%).


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2024]


Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

Huấn từ của Đức Thánh Cha sau Kinh “Lạy Nữ vương Thiên đàng” ngày 07.04.2024

“Ơn Thần Khí ban tặng cho anh chị em sự sống mới như những đứa con yêu dấu”

Huấn từ của Đức Thánh Cha sau Kinh “Lạy Nữ vương Thiên đàng”

Huấn từ của Đức Thánh Cha sau Kinh “Lạy Nữ vương Thiên đàng” ngày 07.04.2024

Vatican Media


*******

Lúc 12 giờ trưa nay, Chúa nhật thứ hai Phục sinh hoặc Chúa nhật Lòng Chúa Thương xót, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trong Điện Tông Tòa Vatican để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng cùng với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh kính Đức Mẹ:

_____________________________________


Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Hôm nay, Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh, được Thánh Gioan Phaolô II chọn là ngày Lòng Thương Xót Chúa, Tin Mừng (x. Ga 20:19-30) nói với chúng ta rằng khi tin vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, chúng ta được sự sống đời đời nhờ danh Ngài (câu 31). “Được sự sống”: câu này có nghĩa là gì?

Tất cả chúng ta đều muốn được sống, nhưng có nhiều cách khác nhau để có được nó. Ví dụ, có những người biến cuộc sống thành một cuộc đua điên cuồng để hưởng thụ và sở hữu nhiều thứ: ăn uống, tận hưởng bản thân, tích lũy tiền bạc và vật chất, tìm những cảm xúc mạnh và mới mẻ, v.v.. Đó là con đường thoạt nhìn có vẻ thú vị nhưng lại không làm thỏa mãn tâm hồn. Người ta không “có được sự sống” theo cách này, bởi vì đi theo con đường của lạc thú và quyền lực người ta sẽ không tìm thấy hạnh phúc. Thật vậy, nhiều khía cạnh của cuộc sống vẫn chưa được giải đáp, chẳng hạn như tình yêu, những kinh nghiệm không thể tránh khỏi về nỗi đau đớn, về những hạn chế và về cái chết. Và rồi ước mơ chung của tất cả chúng ta vẫn chưa được thực hiện: hy vọng được sống mãi mãi, được yêu thương vô hạn. Hôm nay Tin Mừng nói rằng sự sống viên mãn này, mà mỗi người chúng ta được mời gọi, được thực hiện nơi Chúa Giêsu: chính Người ban cho chúng ta sự sống viên mãn đó. Nhưng làm sao chúng ta có thể tiếp cận được sự sống đó, làm cách nào chúng ta có thể trải nghiệm nó?

Chúng ta hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với các môn đệ trong Tin Mừng. Họ đang trải qua thời khắc bi thảm nhất trong cuộc đời: sau những ngày khổ nạn của Chúa, họ nhốt mình trong Phòng Tiệc Ly, sợ hãi và chán nản. Đấng Phục Sinh đến với họ và cho họ nhìn thấy những vết thương của Người (x. câu 20): chúng là dấu hiệu của sự đau khổ và đau đớn, chúng có thể khơi dậy cảm giác tội lỗi, nhưng với Chúa Giêsu, chúng trở thành kênh truyền dẫn lòng thương xót và sự tha thứ. Bằng cách này, các môn đệ nhìn thấy và chạm tay vào sự thật rằng với Chúa Giêsu, sự sống luôn chiến thắng, với Chúa Giêsu, cái chết và tội lỗi bị đánh bại. Và họ nhận được ơn Thần Khí của Người, Đấng ban cho họ một sự sống mới, như những người con yêu dấu – cuộc sống như những người con yêu dấu – thấm đẫm niềm vui, tình yêu và hy vọng. Cha sẽ đặt một câu hỏi: anh chị em có hy vọng không? Mỗi người trong anh chị em hãy tự hỏi mình: “Niềm hy vọng của tôi thế nào?”

Đây là cách “được sự sống” mỗi ngày: hãy chăm chú nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh, gặp gỡ Ngài trong các Bí tích và trong lời cầu nguyện, nhận biết rằng Ngài hiện diện, tin vào Ngài, cho phép mình được ân sủng của Ngài chạm đến, và được hướng dẫn bởi mẫu gương của Ngài, cảm nghiệm được niềm vui yêu thương như Ngài. Mỗi cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, một cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu, giúp chúng ta có được sự sống nhiều hơn. Tìm kiếm Chúa Giêsu, cho phép chúng ta được tìm thấy – bởi vì Ngài tìm kiếm chúng ta – mở lòng chúng ta để gặp gỡ Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, chúng ta hãy tự hỏi: tôi có tin vào quyền năng phục sinh của Chúa Giêsu không, tôi có tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại không? Tôi có tin vào sự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi, trên nỗi sợ hãi và cái chết không? Tôi có cho phép mình được cuốn hút vào mối tương quan với Chúa, với Chúa Giêsu không? Và tôi có để mình được Chúa thúc giục yêu thương anh chị em và hy vọng mỗi ngày không? Mỗi người trong anh chị em hãy suy nghĩ về điều này.

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Chúa Giêsu, vào Chúa Giêsu phục sinh, để “được sự sống” và lan tỏa niềm vui Phục sinh.

____________________________


Sau Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Anh chị em thân mến!

Tôi nhớ đến những người đã chết trong vụ tai nạn xe buýt ở Nam Phi cách đây vài ngày. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cho gia đình họ.

Hôm qua là Ngày Quốc tế Thể thao vì sự Phát triển và Hòa bình. Tất cả chúng ta đều biết việc luyện tập một môn thể thao có thể giúp giáo dục tính xã hội rộng mở, đoàn kết và không thành kiến. Nhưng để làm được điều này, chúng ta cần có những nhà lãnh đạo và huấn luyện viên không chỉ hướng đến chiến thắng hoặc kiếm tiền.

Chúng ta không ngừng cầu nguyện cho hòa bình, một nền hòa bình công bằng và dài lâu, đặc biệt cho Ukraine đang bị đau khổ cũng như cho Palestine và Israel. Xin Thần Khí của Chúa Phục Sinh soi sáng và nâng đỡ tất cả những ai đang làm việc để giảm bớt căng thẳng và khuyến khích những cử chỉ giúp cho những cuộc đàm phán có thể thực hiện được. Xin Chúa ban cho những người lãnh đạo khả năng tạm dừng một chút để cân nhắc và đàm phán.

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người Rome và anh chị em hành hương đến từ nước Ý và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, cha chào các học sinh của Trường Công giáo Mar Qardakh ở Erbil, thủ đô của Kurdistan; và các bạn trẻ Castellón, Tây Ban Nha. Cha thân ái chào các nhóm cầu nguyện đang vun trồng linh đạo Lòng Thương Xót của Chúa, hôm nay tập trung tại Đền thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia.

Cha xin chào câu lạc bộ bowling “La Perosina”, nhóm ACLI từ Chieti, các tham dự viên Hội nghị quốc tế về việc hủy bỏ việc mang thai hộ, các tín hữu ở Modugno và Alcamo, các sinh viên của Trường Bassano del Grappa “San Giuseppe” và các ứng sinh Thêm sức đến từ Santarcangelo di Romagna. Cha chào anh chị em người Ba Lan đang ở đây. Cha nhìn thấy những lá cờ!

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/4/2024]


Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Sanktuarium Miłosierdzia Boże w El Salvador na Filipinach, fot. Jessa Joy / Shutterstock

Đền thờ Lòng Chúa Thương Xót, El Salvador, Philippines

Małgorzata Cichoń

06/04/24


Cách đây 93 năm, Chúa Giêsu đã yêu cầu Sơ Faustina cho vẽ một bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót. Ngày nay, ảnh Lòng Chúa Thương Xót xuất hiện ở nhiều nơi, một số ảnh thật bất ngờ.

Chính Chúa Kitô đã yêu cầu Sơ Faustina Kowalska cho vẽ bức ảnh này, ảnh ở trước mắt Sơ như được mô tả vào tối ngày 22 tháng Hai năm 1931, trong một tu viện ở Płock, Ba Lan.

Dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski, tác giả quyển Nhật ký, một nghệ sĩ đến từ Vilnius, cố gắng biến thị kiến thành hình ảnh bất hủ vào năm 1934. Sơ Faustina không hài lòng với kết quả này. Rồi Sơ nghe tiếng Đấng Cứu Thế nói: “Không phải là nét đẹp của màu sơn hay cọ vẽ, mà là ân sủng của Ta làm cho bức tranh này trở nên tuyệt vời” (Nhật ký, 313).

Mười năm sau, Cha Giuse Andrash Dòng Tên, cha linh hướng và giải tội của vị nữ thần bí, đã long trọng thánh hiến phiên bản nổi tiếng nhất của bức tranh do họa sĩ Adolf Hyla vẽ. Ngày nay hình ảnh đó được tôn kính trong nhà nguyện tu viện của Dòng Nữ tu Đức Mẹ Thương xót ở Kracow-Lagiewniki. Có thể được tìm thấy các bản sao chụp và vẽ lại của bức ảnh ở khắp nơi.

Trong vòng chưa đầy một thế kỷ, lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót đã lan rộng và bén rễ trên toàn cầu. Dưới đây là một số ví dụ về hình ảnh và các đền thờ, từ những bản in khiêm tốn đến những bức tượng rất lớn.

Tại một quầy đánh giày ở Lima

Tại một khu phố ở Lima, trên con phố mà người dân băng qua để đến khu chợ ở quảng trường, tôi chợt bắt gặp một đền thờ nhỏ có tượng Lòng Chúa Thương Xót. Trong một khu vực gần quảng trường chính của thủ đô Peru, tôi nhìn thấy bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót ở quầy đánh giày. Ông cụ đang ngủ trưa, đợi có thêm khách.

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Một người đánh giày cạnh quầy với ảnh Lòng Chúa Thương Xót trong mái vòm ở quảng trường Plaza de Armas ở Lima, Peru. fot. Małgorzata Cichoń

Hôm Chúa nhật cũng tại thành phố này, tôi tham dự Thánh lễ tại Đền thờ Lòng Thương Xót của tổng giáo phận. Một tấm bảng tri ân trên tường đền thờ cảm ơn người sáng lập và cha sở của giáo xứ, người đã phục vụ ở đây từ năm 1994 đến năm 2006.

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Đền thờ Lòng Chúa Thương Xót ở Lima, Peru. fot. Małgorzata Cichoń

Ở trung tâm Châu Phi

“Yesu, Ndikukhulupirira Inu” — đây là cách dịch cụm từ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài” của từ điển tiếng Chichewa. Cũng dễ phát âm phải không? Bức ảnh — hay đúng hơn là một bản in khổ lớn — được chuyển đến Malawi vào năm 2005, nơi nghèo khó về vật chất nhưng giàu lòng nhân ái.

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Bức ảnh có tiêu đề lỗi chính tả bằng tiếng Chichewa ở Malawi. fot. Małgorzata Cichoń

Được đóng góp bởi các nhà tài trợ Ba Lan, bức ảnh có một số lỗi in ấn trong chú thích và thiếu từ “Ngài”. Khi đó chưa có từ điển trực tuyến tiếng Chichewa … Vì vậy, họ nảy ra ý tưởng rằng dòng chữ sai lỗi sẽ được che khuất bởi một khung để người dân địa phương khắc văn bản chính xác lên đó.

Cha Paweł, một nhà truyền giáo người Ba Lan, rất vui vì đoàn chiên của mình sẽ có Đấng để nương nhờ ….

Từ các tòa nhà đến áo thun

Đôi khi một bức ảnh lớn Lòng Chúa Thương Xót phủ kín mặt tiền của tòa nhà trong các thành phố ở Ba Lan, chẳng hạn như ở Koszalin hoặc Krakow (thành phố Krakow là nhờ Dòng Nữ tử Bác ái). Họ trương bức ảnh nhân dịp Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, và bức ảnh vẫn ở đó cho đến nay.

Một nữ tu giải thích: “Người qua lại có phản ứng rất tốt”. Thực ra, phía trước có một trạm xe buýt và một ga xe lửa, và Lòng Chúa Thương Xót là một cảnh tượng đầy an ủi! Biết rằng có Đấng đang dõi theo sẽ giúp bạn an tâm hơn trong cuộc sống.

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

fot. Dom Miłosierdzia

Một bức vẽ mô tả hình ảnh Lòng Thương Xót Chúa cũng tô điểm trên các áo thun của những người tham gia hoạt động truyền giáo hàng năm bên bờ biển được tổ chức tại Biển Baltic. Trong nhiều ngày, họ rao giảng Tin Mừng cho những người đi biển và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, không mang theo tiền bạc hay tiện nghi. Chúa Giêsu nói trước khi những người rao giảng Tin Mừng lên tiếng.

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Bãi biển Baltic – truyền giáo bên bờ biển năm 2014. fot. Małgorzata Cichoń

Trên đường phố Chicago

Tất nhiên, ở Hoa Kỳ cũng có lòng sùng kính mạnh mẽ đối với Lòng Chúa Thương Xót. Ngoài Đền thờ Lòng Chúa Thương Xót ở Stockbridge, Massachusetts, còn có nhiều dấu hiệu về lòng sùng kính ở nhiều nơi.

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên đường phố Chicago. fot. Edlane De Mattos/Shutterstock

Đền thờ ở Sri Lanka

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Đền thờ Lòng Chúa Thương Xót ở Trincomalee, Sri Lanka. fot. trabantos / Shutterstock.

Người Kitô giáo có lẽ chỉ chiếm chưa đến 8% dân số ở Sri Lanka, nhưng họ cũng có Đền thờ Lòng Thương Xót của riêng họ ở đó.

Tất nhiên là ở Philippines

Hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót trên khắp thế giới

Tượng Lòng Chúa Thương Xót ở Philippines. fot. MDV Edwards / Shutterstock

Philippines nổi tiếng với lòng sùng kính nhiệt thành của người Công giáo, vì vậy không ngạc nhiên khi ở đó có một tượng Lòng Thương Xót Chúa rất lớn.

Những cách để mang ảnh Lòng Chúa Thương Xót bên mình

Ngoài ra còn có một số sản phẩm Công giáo có kết hợp hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót.

Một trong những sản phẩm dễ thương nhất có lẽ là “Thánh Faustina tí hon” như được thấy ở đây. Và nếu bạn may mắn lọt vào danh sách chờ đợi của Oremus Crocheted Saints, Thánh Faustina với Lòng Chúa Thương Xót thật đẹp.

Đây chỉ là một ví dụ điển hình của nhiều nơi có thể tìm thấy hình ảnh Lòng Chúa Thương xót. Tuy nhiên, dù việc trưng bày những hình ảnh như vậy ở các nơi công cộng là một điều bổ ích và là một phương tiện truyền giáo, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa trong lòng mình.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2024]