Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Một gia đình mất 9 tháng du lịch vòng quanh thế giới quyên góp được $1 triệu cho các trẻ em mồ côi


(Bấm nút CC dưới màn hình để xem phụ đề tiếng Việt)

Diễn văn của Đức Thánh Cha trước các Tân Đại sứ

Diễn văn của Đức Thánh Cha trước các Tân Đại sứ

Khi “chúng ta thúc đẩy đối thoại và tình đoàn kết, dù là cá nhân hay tập thể, thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự cao quý nhất của tình nhân loại, và bảo đảm một nền hòa bình dài lâu cho tất cả”
19 tháng 5, 2016
Pope Francis
Ordination - CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch tiếng Anh bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxico do Vatican cung cấp hôm nay khi ngài nhận trình Thư Ủy Nhiệm của các Tân Đại sứ lên Giáo hoàng từ Estonia, Malawi, Namibia, the Seychelles, Thailand và Zambia.
Kính thưa các ngài Đại sứ,
Tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý vị nhân dịp trình Ủy nhiệm thư trong đó thể hiện quý vị là những vị Đại sứ xuất sắc và là Đại diện toàn quyền cho quốc gia của quý vị tại Tòa thánh: Estonia, Malawi, Namibia, the Seychelles, Thailand và Zambia. Tôi xin cảm ơn những lời chào thăm mà quý vị đã chuyển đến tôi thay mặt những vị đứng đầu quốc gia đáng kính của quý vị, về phần tôi, tôi xin quý vị chuyển lời cầu nguyện và những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến họ. Tôi nguyện xin Thiên Chúa ban hòa bình và thịnh vượng cho quốc gia và mọi công dân trong quốc gia của quý vị.
Sự hiện diện của quý vị hôm nay là một sự nhắc nhở rất thấm thía rằng, dù quốc tịch, văn hóa và niềm tin tôn giáo của chúng ta có khác nhau, nhưng chúng ta vẫn đoàn kết bởi tính đồng nhất của nhân loại và sứ mệnh chung là quan tâm bảo vệ xã hội và sự sáng tạo. Sự phục vụ này đã được đưa lên hàng cấp bách đặc biệt, vì quá nhiều nơi trên thế giới chúng ta đang phải chịu đựng những xung đột và chiến tranh, di cư và di tản bắt buộc, và sự bấp bênh về những khó khăn kinh tế. Những vấn đề này đòi hỏi chúng ta không những phải chú tâm và bàn thảo giải pháp, nhưng chúng ta còn phải thể hiện những dấu chỉ cụ thể về tình đoàn kết với những anh em, chị em đang rất cần những sự trợ giúp.
Để sự phục vụ tình đoàn kết này có hiệu quả, nỗ lực của chúng ta phải được định hướng theo đuổi hòa bình, nơi mà những quyền cơ bản của mỗi con người và sự phát triển con người toàn diện phải được duy trì và bảo vệ. Nhiệm vụ này đòi hỏi chúng ta phải làm việc với nhau trên con đường hợp tác và hiệu quả, cổ vũ mọi thành viên trong các cộng đồng của chúng ta chính họ trở nên những nghệ sĩ xây dựng hòa bình, những người cổ vũ cho công bằng xã hội và ủng hộ cho sự tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta. Điều này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, vì thế giới của chúng ta có vẻ bị chia rẽ và bàng quan hơn bao giờ hết. Rất nhiều người đã tự cô lập mình ra khỏi những thực tế nghiệt ngã. Họ e ngại chủ nghĩa khủng bố và những làn sóng di dân ngày càng nhiều cơ bản đang làm thay đổi nền văn hóa, sử ổn định kinh tế và lối sống của họ. Đây là những nỗi sợ hãi chúng ta có thể hiểu được và không thể xóa bỏ được, tuy nhiên nó phải được giải quyết theo một con đường sáng tạo và khôn khéo, để những quyền lợi và nhu cầu của tất cả mọi người được tôn trọng và duy trì.
Với những người đang chịu thảm kịch của bạo lực và di cư cưỡng bức, chúng ta phải quyết tâm đưa hoàn cảnh của họ ra để cộng đồng thế giới hiểu được, để nếu họ không còn đủ sức mạnh hay khả năng đưa ra những tiếng kêu lớn, thì tiếng kêu của họ có thể được nghe thấy trong cộng đồng của chúng ta. Con đường ngoại giao giúp chúng ta làm mạnh mẽ hơn và chuyển tải tiếng kêu này đi khắp nơi bằng cách tìm kiếm những giải pháp cho nhiều nguyên nhân căn bản gây ra những cuộc xung đột ngày nay. Đặc biệt điều này phải được áp dụng vào trong những nỗ lực của chúng ta nhằm giải trừ vũ khí khỏi tay những người gây ra bạo lực, và chấm dứt hiểm họa buôn người và thuốc phiện là những hoạt động thường xuyên hỗ trợ cho tội ác này.
Trong khi những sáng kiến của chúng ta trên nền tảng hòa bình giúp mọi người được ở lại trên mảnh đất quê hương của họ, thì tình hình hiện tại thúc giục chúng ta phải hỗ trợ người tị nạn và những người đang làm công tác chăm sóc họ. Chúng ta không được để cho sự hiểu lầm và nỗi sợ hãi làm suy yếu giải pháp của chúng ta. Hơn thế nữa, chúng ta được kêu gọi để xây dựng văn hóa đối thoại, một nền văn hóa “có thể  làm cho chúng ta nhìn những người khác là những người bạn đối thoại tích cực, biết tôn trọng người nước ngoài, người di cư và những người từ những nền văn hóa khác nhau đáng được họ lắng nghe” (Phát biểu tại Giải thưởng Charlemagne, 6 tháng 5, 2016). Bằng cách này, chúng ta sẽ thúc đẩy được một sự hội nhập trong đó biết tông trọng những truyền thống của người di dân mà vẫn bảo tồn được nền văn hóa của cộng đồng đón nhận họ, tất cả sẽ làm phong phú thêm cho cả hai phía. Điều này rất quan trọng. Nếu sự hiểu lầm và nỗi sợ hãi cho rằng một cái gì đó của chúng ta sẽ bị mất đi, nền văn hóa, lịch sử và những truyền thống của chúng ta bị suy yếu, thì nền hòa bình sẽ bị tổn thương. Trong khi ngược lại nếu chúng ta thúc đẩy đối thoại và tình đoàn kết, dù là cá nhân hay tập thể, thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự cao quý nhất của tình nhân loại, và bảo đảm một nền hòa bình dài lâu cho tất cả, theo ý định của Đấng Tạo Hóa.
Thưa các vị Đại sứ, trước khi kết thúc chia sẻ này, tôi xin gửi qua quý vị lời chào thân ái đến tất cả anh em linh mục tu sĩ và giáo dân thuộc những cộng đoàn Công giáo ở trong đất nước của quý vị. Tôi cổ vũ họ hãy luôn là những sứ giả của hy vọng và hòa bình. Tôi đặc biệt suy nghĩ đến những Ki-tô hữu và những cộng đồng thiểu số đang phải chịu ngược đãi vì niềm tin của họ; với họ tôi xin tiếp tục thể hiện tình hiệp nhất và hỗ trợ qua lời cầu nguyện. Về phía Tòa Thánh, chúng tôi rất vinh dự có thể củng cố mạnh thêm với mỗi quý vị và đất nước mà quý vị làm đại diện một sự đối thoại cởi mở và tôn trọng và một sự hợp tác xây dựng. Từ quan điểm này, khi sứ mạng mới của quý vị chính thức bắt đầu, tôi xin gửi đến quý vị những lời chúc tốt đẹp nhất, cam kết với quý vị sự hỗ trợ liên tục của nhiều văn phòng khác nhau trong Giáo triều Roma để quý vị hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tôi xin gửi lời chúc lành thánh thiêng đến từng quý vị, gia đình của quý vị và các đồng nghiệp của quý vị.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]
© Copyright – Libreria Editrice Vaticana
[Nguồn: ZENIT]


[Dịch từ tiếng Anh: TRI KHOAN 20/06/2016]



Đức Thánh Cha: Sự bồi thường vì bóc lột người nghèo sẽ phải sám hối thật nhiều

Đức Thánh Cha: Sự bồi thường vì bóc lột người nghèo sẽ phải sám hối thật nhiều

Tại nguyện đường Casa Santa Marta, chỉ trích những người làm giàu bằng cách trả lương dưới gầm bàn (ND: lương chui)
19 tháng 5, 2016
Pope Francis
Rút ra bài học từ bài đọc lên án rất mạnh mẽ trong thư thánh Gia-cô-bê hôm nay nói rằng “đồng lương công mà các ngươi bóc lột từ những người làm công vất vả trên cánh đồng của các ngươi đang kêu khóc rất lớn tiếng,” Đức Thánh Cha Phanxico ví những người bóc lột người nghèo giống như những con đỉa hút máu.
Theo đài Vatican Radio, trong thánh lễ tại nguyện đường Casa Santa Marta hôm nay Đức Thánh Cha đã phân tách rất kỹ giữa thái độ đúng đắn với đồng tiền và sự hiểu sai của cái được gọi là “Thần học của sự thịnh vượng.”
“Bản thân của của sự giàu có là tốt,” Đức Thánh Cha giải thích, nhưng sự giàu nó chỉ “kha khá, cứ không hoàn toàn” tốt.”
Ngài chỉ trích cái được gọi là thần học của sự thịnh vượng — theo tư tưởng thần học này thì “Thiên Chúa cho bạn thấy rằng bạn công bình nếu Người ban cho bạn sự giàu có phồn vinh,” và ngài nói rằng những ai theo tư tưởng này là sai lầm.
Sự gắn bó với  của cải cũng giống như một dây xích  lấy mất đi “sự tự do đi theo Chúa Giê-su,” ngài nói.
“Khi sự giàu có được làm ra qua cách bóc lột con người, qua cách những người giàu có bóc lột [người khác], họ lợi dụng lao động của người khác, và những người nghèo đó trở thành nô lệ. Chúng ta hãy nghĩ đến ở ngay đây và vào lúc nay, điều này xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. ‘Tôi muốn có việc làm.’ ‘Tốt, họ sẽ làm một bản hợp đồng cho bạn, từ tháng 9 đến tháng 6.’ Không bảo hiểm xã hội, không bảo hiểm sức khỏe … Thế rồi họ tạm ngưng việc, và tháng 7 và tháng 8 người lao động phải ăn không khí. Rồi đến tháng 9 học lại cười vào mũi bạn. Những người làm như vậy thực sự là những người hút máu, và họ sống bằng cách làm rỉ máu người khác, những người mà họ bắt làm nô lệ lao động.”

Án phạt đời đời

Đức Thánh Cha Phanxico nhớ lại có lần một cô gái đã kể với ngài rằng cô tìm được một công việc, làm 11 giờ 1 ngày với mức 650 euro một tháng, trả chui. Và họ bảo cô, “Nếu cô thấy được thì nhận việc; nếu không thì thôi. Không có thêm gì khác nữa đâu!”
Ngài nói, những người giàu có này “trở nên béo tốt trên sự giàu có của họ” — nhưng các tông đồ đã cảnh báo: “Các ngươi đã làm béo tốt con tim của các ngươi trong ngày sát sinh.” “Máu của tất cả những người này mà các ngươi đã hút,” và trên những điều kiện mà “các ngươi đã sống, là một tiếng kêu khóc lên Thiên Chúa, nó là một tiếng kêu đòi công lý. Sự bóc lột con người,” Đức thánh Cha nói, “ngày nay thực sự là một hình thức của nô lệ.”
Ngài tiếp tục, “Chúng ta có thể nghĩ rằng nô lệ không còn tồn tại nữa: nó vẫn còn tồn tại. Thì đúng, người ta không còn sang Châu Phi để bắt người rồi bán sang Châu Mỹ nữa, hết rồi. Nhưng nói ngay trong các thành phố của chúng ta. Và có những kẻ buôn lậu người, những kẻ đối xử với người lao động không có sự công bằng.”
“Hôm qua, trong buổi triều yết chung, chúng ta đã suy niệm về dụ ngôn người giàu có ăn uống phủ phê và Lazaro. Nhưng, người giàu có này sống trong một thế giới riêng của anh ta, anh ta không nhận biết rằng ở phía bên kia cánh cửa nhà anh ta, có người đang nằm đói chờ chết.Anh giàu có đó, ít nhất đã không nhận ra được, và để cho người kia phải chết vì đói. Nhưng điều này còn tệ hơn. Đây là cách bỏ đói người khác trong công việc vì lợi nhuận riêng cho mình! Sống trên giọt máu của người khác. Và đây là tội phải chết đời đời. Và tội này đòi phải ăn năn hối cải thật nhiều, phải bồi thường hoàn trả rất nhiều, để có thể được hoán cải khỏi tội.”
Đức Thánh Cha kể câu chuyện cái chết của một người bủn xỉn. Mọi người đùa với nhau: “Đám tang bị hỏng rồi,” họ nói. “Người ta không thể đóng nắp quan tài,” vì “ông ta muốn mang theo tất cả mọi thứ ôn ta có, nhưng lại không thể được.” Đức Thánh Cha nói: “Chẳng ai có thể mang sự giàu có theo cùng mình.”
“Chúng ta hãy nghĩ kỹ về tấn kịch của ngày nay: sự bóc lột con người, máu của những người phải trở thành nô lệ, những kẻ buôn lậu người — không chỉ những kẻ trực tiếp buôn bán mại dâm hay trẻ em để bóc lột sức lao động trẻ em, nhưng sự buôn lậu mà chúng ta có thể gọi là ‘khai hóa văn minh’: ‘Tôi sẽ trả anh bằng này, không nghỉ hè, không bảo hiểm y tế, không … tất cả và trả dưới gầm bàn (ND: trả lậu) … Nhưng chắc chắn tôi sẽ giàu!’ Nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho chúng ta hiểu được những hành động rất đơn giản mà Chúa Giê-su nói với chúng ta trong Tin mừng hôm nay: một ly nước nhân danh Đức Ki-tô còn quan trọng hơn tất cả mọi sự giàu có tích lũy được qua sự bóc lột con người.”

Thứ Năm tuần 7 mùa Thường niên

Tin mừng  Mc 9:41-50

41 "Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
42 "Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.44 [ ]45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.46 [ ]47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục,48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.49 Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.50 Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau."
[Nguồn: ZENIT]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/05/2016]



Tiếng nói của tâm hồn: Andrea Bocelli (Phần 1)

PHỎNG VẤN: Tiếng nói của tâm hồn: Andrea Bocelli (Phần 1)

Ca sĩ Tenor nổi tiếng thế giới nói ‘Tôi yêu đất nước của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II’
18 tháng 5, 2016
El cantor y compositor italiano Andrea Bocelli
WIKIMEDIA COMMONS - Dovywiarda
Andrea Bocelli đã nói chuyện với Włodzimierz Redzioch của tờ tuần báo Ba lan “Niedziela,” Nghệ sĩ chia sẻ về thời thơ ấu, sự nghiệp, âm nhạc, đức tin, và những mối quan hệ với các Đức Giáo hoàng, đặc biệt với Đức Gioan Phaolo II.
Dưới đây là bản dịch tiếng Anh của cuộc phỏng vấn.
—-
Ngày nay, anh là một trong những người Ý nổi tiếng nhất thế giới; giọng hát của anh làm bừng sáng tâm hồn mọi người; hơn 110 triệu CD của anh đã được bán. Và anh suýt tí nữa thì đã không được chào đời – các bác sĩ đã đề nghị mẹ anh phải phá thai vì có nguy cơ đứa trẻ ra đời bị khuyết tật. Nhưng mẹ của anh đã không theo lời bác sĩ và vẫn tiếp tục mang thai trong tình trạng khó khăn, mà sau đó bà đã gặp những vấn đề phức tạp về sức khỏe. Nhờ vào sự quyết định can đảm của người phụ nữ Ý này, ngày 22 tháng 9 năm 1858, Andrea chào đời. Em bé sinh ra bị chứng tăng nhãn áp bẩm sinh làm ảnh hưởng đến thị lực của bé – năm 12 tuổi cậu hoàn toàn bị mất thị lực vì kết quả của một cú sút bóng mạnh trúng vào đầu trong một trận bóng đá. Cậu thiếu niên người vùng Tuscany đã bị mất thị lực, nhưng cậu không bị mất giọng hát, nhờ vào nó cậu đã làm nên sự nghiệp vang dội và trở thành một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất trên thế giới.
Ngày nay, Andrea Bocelli trình diễn khắp thế giới; khắp mọi nơi những đám đông người hâm mộ chờ đợi anh, nhưng bất kỳ khi nào có thể, anh lại quay về Lajatico, thành phố quê của anh ở Tuscany.  Đây là căn nhà nơi anh sống với gia đình; đây là nơi anh chuẩn bị cho mỗi cuộc lưu diễn và hòa nhạc, và đây cũng là nơi anh chuẩn bị cho buổi hòa nhạc sẽ diễn ra ra ngày 23 tháng 01 năm tới ở Ba lan tại sân vận động Ergo Arena ở Gdańsk.
Trước chuyến đi đến đất nước của chúng tôi, Bocelli tài năng âm nhạc đã dành một buổi phỏng vấn đặc biệt cho tôi.
***
Włodzimierz Rędzioch – Anh sinh tại Lajatico, một làng nhỏ trên vùng đồi núi gần Pisa, trong vùng Valdera. Anh trải qua thời niên thiếu giữa những lùm cây olive và những cánh đồng tuyệt vời trong vùng đất Tuscany.  Tại sao hôm nay, khi đã trở thành “người của thế giới,” anh vẫn trở về đây, về với căn nhà của gia đình?
Andrea Bocelli –  Ở giữa trung tâm của Tuscany và ở giữa văn hóa của những người nông dân chân chất tôi đã học được một sự phân cấp quan trọng của những giá trị đã định hình cho cuộc sống của tôi, và về một mặt nào đó nó là những gì tôi thể hiện ra khi tôi hát. Vì thế, với vùng Lajatico và Valdera, tôi có sự gắn kết về tình cảm rất sâu đậm. Tôi càng phải di chuyển nhiều vì công việc thì tôi lại càng muốn trở về quê nhà để tìm sự tĩnh lặng và phục hồi. Ngoài ra, ở vùng Tuscany này, tôi có rất nhiều bạn bè và người thân, mẹ tôi cũng sống ở đó. Đó là lý do tôi luôn trở về đây bất cứ khi nào công việc cho phép tôi.
Włodzimierz Rędzioch - Maestro, anh có nhắc đến mẹ anh là Edi. Năm 1958 khi bà mang thai anh, các bác sĩ đã khuyên bà nên phá thai, vì có nguy cơ đứa trẻ đang trong bụng bà có thể sinh ra bị khuyết tật. Tuy nhiên, người mẹ  đã nói “không” với bác sĩ và nhờ vậy anh đã được sinh ra đời. Như vậy câu chuyện này sẽ nói lên điều gì với thế giới khi mà những cha mẹ bằng bất cứ giá nào chỉ muốn có những đưa con “hoàn hảo” và do đó rất dễ dàng dẫn đến phá thai?
Andrea Bocelli - Tôi đã tiết lộ những chi tiết này về sự ra đời của tôi, tôi xin tặng một tia hy vọng và đưa ra một đóng góp nhỏ về sự hỗ trợ tâm lý cho tất cả những phụ nữ vì nhiều lý do khác nhau không có đủ nghị lực bản thân để bảo vệ sự sống mà họ đang mang trong lòng.
Włodzimierz Rędzioch - Làm sao anh khám phá ra mình có một giọng hát tuyệt vời và bằng cách nào anh đã trở thành một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất thế giới?
Andrea Bocelli - Tôi luôn luôn được mọi người nói rằng mình có giọng hát hay và riêng biệt. Nhưng mãi đến khi lớn tôi mới ghi danh học thanh nhạc. Trong đời tôi, hai cuộc gặp gỡ đã làm dẫn đến quyết định: lần đầu gặp Luciano Bettarini tài năng, và lần thứ hai với Franco Corelli. Tôi đã tìm đến được sự nổi danh sau một thời gian dài thực tập vá nhiều “những cánh cửa đóng kín.” Để hoàn thành được kế hoạch cuộc đời tôi, tôi đã phải làm việc thật nhiều với tinh thần cống hiến lớn lao, áp đặt những kỷ luật nghiêm khắc và cố gắng hình thành nên những thói quen tốt càng nhiều càng tốt. Cuối cùng mọi việc diễn ra tốt đẹp. Tôi hy vọng rằng câu chuyện của tôi – qua phương tiện truyền thông – sẽ trở nên hữu ích với những người mà thông điệp muốn chuyển tải tới. Cụ thể là, không có giấc mơ nào không thể thực hiện được – điều quan trọng là phải tin rằng nó sẽ trở thành sự thật, hãy theo đuổi nó với tất cả tính nghiêm túc, sự chân thành và khiêm nhường.
Włodzimierz Rędzioch- Thế giới ngày nay đang ngày càng trở nên trần tục hóa. Tuy nhiên anh vẫn tạo ra được một sự đam mê to lớn trong lòng khán giả với thể loại nhạc thánh. Anh giải thích hiện tượng này như thế nào? Có phải con người luôn cần sự thánh thiêng?
Andrea Bocelli - Làm sao bạn có thể bỏ qua chiều kích thánh thiêng? Nếu không có nó, sự tồn tại của chúng ta trở nên vô nghĩa. Thiếu tính thánh thiêng là nguyên nhân của sự thất vọng; nó có thể là một thảm kịch như đã được đưa tin. Đối với tôi trình diễn và thể hiện ra được tính thánh thiêng là một hình thức cầu nguyện. Âm nhạc là tiếng nói của tâm hồn, di chuyển dọc theo những con đường thâm nhập vào những góc riêng tư nhất của tâm hồn. Có thể rằng, âm nhạc là một trải nghiệm huyền bí.
[Nguồn: ZENIT]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/05/2016]


[Còn phần 2]