Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Đức Thánh Cha nói các vị tử đạo là chứng tá đức tin, không chỉ là nạn nhân của sự diệt chủng

Đức Thánh Cha nói các vị tử đạo là chứng tá đức tin, không chỉ là nạn nhân của sự diệt chủng

Pope Francis looks out on the crowd during a special jubilee audience in St. Peter's Square at the Vatican June 18. The pope is holding additional audiences during the Holy Year of Mercy. (CNS/L'Osservatore Romano)
Đức Thánh Cha Phanxico nhìn xuống đám đông trong buổi triều yết chung năm thánh đặc biệt tại Quảng trường Thánh Phê-rô hôm 18 tháng 6. Đức Thánh Cha tổ chức thêm những buổi triều yết chung trong suốt năm thánh Lòng thương xót. (CNS/L’Osservatore Romano)
Cindy Wooden
Catholic News Service
VATICAN CITY (CNS) — Sử dụng từ “diệt chủng” để miêu tả tình trạng bách hại người Ki-tô hữu ở Trung Đông có nguy cơ làm giảm lòng can đảm và chứng tá của những người mạnh dạn tuyên xưng đức tin vào Chúa Giê-su Ki-tô ngay cả khi phải đối mặt với cái chết, Đức Thánh Cha Phanxico nói.
“Tôi muốn nói rõ rằng tôi không thích khi người ta nói đến một ‘sự diệt chủng người Ki-tô hữu,’ ví dụ như ở Trung Đông,” Đức Thánh Cha nói, khi ngài trả lời cho câu hỏi hôm 18 tháng 6. Ngài nói, khi gọi tình trạng bách hại là “sự diệt chủng” là dùng cách phân biệt thuộc pháp lý và xã hội để nói về “tính huyền nhiệm của đức tin: sự tử đạo.”
Cha dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican, nói rằng Đức Thánh Cha Phanxico “không nói về cách sử dụng thuật ngữ “sự diệt chủng” trên phạm vi chính trị, nhưng trên phạm vi đức tin. Khi áp dụng vào sự bách hại người Ki-tô hữu ở Trung Đông, chiều kích của đức tin là rất quan trọng,” đặc biệt khi các nạn nhân bị giết không phải vì họ tuyên tín vào Đức Ki-tô.
Đức Thánh Cha Phanxico dành ra hơn 1 giờ đồng hồ để trả lời những câu hỏi trong một chuyến thăm Làng Nazaret của Roma vào buổi chiều, một nơi ở dành cho các sinh viên và là trụ sở của một Tổ chức Quỹ giúp những sinh viên tài năng không có đủ điều kiện tài chính để tiếp tục việc học.
Được hỏi là bằng cách nào để giới trẻ có thể tìm được sự can đảm sống đức tin, Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng Tin mừng kêu gọi các Ki-tô hữu làm chứng tá cho đức tin của mình trong Chúa Ki-tô và cho sự thật là Người đã chết để cứu chuộc cho tội nhân “nhưng Người vẫn đang sống,” và hoạt động trong đời sống của các cá nhân và cộng đoàn.
Ngài nói sự tử vì đạo là một cách diễn tả đầy đủ nhất chứng tá của người Kit-tô hữu. “Nó đạt đến cực đỉnh, là rất anh dũng.”
Nhắc lại sự tử vì đạo của 21 người Ki-tô hữu Ai cập trên bãi biển Lybia năm 2015 do Nhà nước Hồi giáo gây ra, Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng không ai trong số họ là các nhà thần học, “nhưng họ là những tiến sĩ của lòng kiên cường Ki-tô giáo; họ là những chứng tá của đức tin.”
Lòng trung tín với Đức Ki-tô và sống đời sống chứng tá đòi hỏi hy sinh, tuy rằng không phải lúc nào cũng là cái chết, ngài nói. Nó đòi hỏi rất nhiều những hành động hy sinh vì đạo nho nhỏ, “sự hy sinh vì đạo từ lòng trung thực, sự hy sinh vì đạo từ sự kiên nhẫn, từ việc nuôi dạy con cái, từ lòng chung thủy trong tình yêu trong khi nó rất dễ làm chúng ta đi theo con đường khác.”
“Chúng ta là những tội nhân được Chúa Giê-su yêu thương và chữa lành, hoặc là những người đang trong tiến trình được chữa lành,” Đức Thánh Cha nói. Nhận ra được tình trạng tội lỗi của mình và sự sâu thẳm của lòng thương xót của Chúa là rất quan trọng để trở nên chứng tá đích thực.
Đưa ra lời xin lỗi trước, Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng những người oai vệ đi đây đi đó giống như những con công trông có thể rất ấn tượng, nhưng đàng sau họ chúng ta nhìn thấy cả một sự bừa bộn họ để lại. “Xin lỗi,” ngài nói, “nhưng đó là sự thật về con công.”
Được hỏi về tình trạng kinh tế, thất nghiệp và di cư, Đức Thánh Cha Phanxico nhắc lại những gì ngài đã viết trong tông huấn “Niềm vui Tin mừng” năm 2013: “Ngày nay đang có một nền kinh tế diệt trừ.”
“Trong một thế giới toàn cầu, trung tâm điểm của kinh tế, không phải là con người, nhưng là chúa tể đồng tiền. Và chúa tể này đang diệt trừ chúng ta,” ngài nói với các sinh viên.
Đức Thánh Cha nói, tìm được công việc với đồng lương ngoài luật pháp (ND: nguyên ngữ “under the table” - dưới gầm bàn), hay chỉ là những hợp đồng ngắn hạn thời vụ không có bảo hiểm, không chế độ hưu, không nghỉ hè — “đây là lao động nô lệ.” Những nhà tuyển dụng biết rằng họ luôn luôn có thể tìm được những công nhân sẵn sàng làm việc trong những điều kiện như vầy và vì thế họ lợi dụng con người, họ tạo nên “sự bất công rất lớn và chúng ta phải nói rõ rằng: đây là tội phải chết đời đời.”
Ngài nói, “Chiến tranh là một ngành kinh doanh đang làm ra nhiều tiền nhất. Tại sao? Vì nó là một ngành kinh doanh lớn. Nó là chúa tể đồng tiền.”
Sự thật là quá khó để đưa những trợ giúp nhân đạo đến cho những nạn nhân vô tội của chiến tranh, nhưng vũ khí lại có thể qua lại dễ dàng giữa các biên giới cho thấy rằng đồng tiền là quan trọng hơn mạng sống con người, ngài nói. “Hệ thống kinh tế theo cách nó đang hoạt động ngày nay trên thế giới là vô lương.”
Một thanh niên đặt câu hỏi liên quan đến những nghi ngờ về đời sống đức tin của con người, anh ta hỏi Đức thánh Cha có bao giờ phải chiến đấu với đức tin của ngài.
“Đây là câu con muốn hỏi đức thánh cha hở? Can đảm thật đấy!” Đức Thánh Cha Phanxico trả lời với nụ cười.
“Nhiều lần lắm cha thấy mình bị rơi vào sự khủng hoảng đức tin,” hoặc là đặt câu hỏi tại sao Thiên Chúa lại cứ để những chuyện như vậy xảy ra hay thậm chí thắc mắc không biết đấy có phải là chân lý không, ngài nói. “Điều này đã xảy ra khi cha là một thanh niên, một chủng sinh, một linh mục, một tu sĩ, một giám mục và là một giáo hoàng.”
“Một Ki-tô hữu nếu không bao giờ có những cảm giác như vầy lúc này lúc kia, nếu đức tin chưa bao giờ rơi vào khủng hoảng, thì họ đang bị mất một cái gì đó” và có thể là quá toại nguyện, Đức thánh Cha nói. Một sự khủng hoảng tạo ra những câu hỏi và sự lớn mạnh.
“Cha hiểu rằng một Ki-tô hữu không nên e sợ phải trải qua sự khủng hoảng. Đó là dấu hiệu cho thấy họ đang tiến tới, cho thấy họ không cắm neo tại bờ biển, nhưng họ khởi hành và tiến ra khơi,” ngài nói.

[Nguồn: cntopstories.com]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/06/2016]



Tuyên ngôn của Hội nghị Thượng đỉnh các Thẩm phán chống lại nạn buôn người và tội phạm có tổ chức

Tuyên ngôn của Hội nghị Thượng đỉnh các Thẩm phán chống lại nạn buôn người và tội phạm có tổ chức

pass_judgessummitgroup
pass_declaration3june2016
Phù hợp với giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico, tuyên ngôn của các nhà lãnh đạo những tôn giáo lớn và của các thị trưởng những thành phố lớn trên thế giới, chúng tôi khẳng định rằng tình trạng nô lệ hiện đại được mô tả qua các thuật ngữ buôn người, lao động cưỡng bức và mại dâm, và buôn bán nội tạng người là các Tội ác chống lại Nhân loại và phải được nhận thức đúng với bản chất của nó. Tội phạm có tổ chức nhắm trực tiếp hoặc gián tiếp mở rộng tình trạng nô lệ hiện đại trong những hình thức đã được nói đến ở trên cũng phải được xem là Tội ác chống lại Nhân loại.

Chúng tôi, những người đồng ký tên ở dưới đã nhóm họp tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội để đề ra cách thức cho những người đại diện cho Pháp lý có thể đương đầu với thách thức đang đe dọa.

Ngày nay, việc loại trừ tình trạng nô lệ hiện đại là một mệnh lệnh đạo đức mới cho 193 Chính phủ Thành viên của Liên Hiệp Quốc, theo Những mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG 8.7) đã được phê chuẩn tháng 9 năm 2015.

Việc áp dụng hiệu quả luật tội phạm là một điều kiện cần thiết để “xóa bỏ lao động cưỡng bức, kết liễu tình trạng nô lệ hiện đại và buôn người và bảo đảm sự ngăn chặn và xóa bỏ những hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em, bao gồm việc tuyển dụng và sử dụng chiến binh trẻ em” (SDG 8.7), và giúp đỡ để khắc phục những hậu quả cho các nạn nhân và xã hội. Pháp lý về tội phạm về bản chất có mối liên hệ với pháp lý xã hội, và pháp lý xã hội lại có sự liên hệ với pháp lý môi trường. Thông điệp Encyclical Laudato si’ xác quyết rằng, “Ngày nay chúng ta phải nhận thức được rằng sự tiếp cận môi trường thực sự luôn luôn là sự tiếp cận xã hội; nó phải hợp nhất được các vấn đề về pháp lý cùng với những tranh luận về môi trường, để có thể vừa nghe thấy tiếng kêu cứu của trái đất và tiếng kêu cứu của người nghèo” (§ 49). Sự phục hồi, tái định cư và tái hội nhập nhằm mục tiêu giải phóng những nạn nhân của tình trạng nô lệ hiện đại và buôn người và phục hồi lại nhân phẩm của họ, làm cho họ có thể trở nên độc lập về xã hội và kinh tế. Chỉ khi nào họ không còn nguy cơ bị tái nô lệ hay bị bắt buộc phải trở lại những hoạt động phi pháp và nhục nhã, thì họ mới có thể đóng góp tích cực cho xã hội.

Để kết luận, chúng tôi đồng chứng thực 10 mục tiêu sau:
  1. Khuyến khích mỗi chính phủ gia tăng những sáng kiến và hợp tác quốc tế về tòa án và cảnh sát để có thể gia tăng những tỷ lệ truy tố và kết án ở cấp thấp đối với các tên tội phạm, làm vững mạnh những tổ chức xuyên quốc gia cho cuộc chiến chống lại những kẻ buôn người và bảo vệ nhân quyền.
  2. Đã phê chuẩn vào Những Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp quốc và thông qua Dự thảo Liên Hiệp quốc 2000 Chống lại tình trạng Buôn người (Dự Thảo Palermo), tất cả các quốc gia phải nhận dạng được hình thức nô lệ hiện đại, buôn người, và lao động cưỡng bức và mại dâm là Các Tội ác chống lại Loài người với những bản tuyên án thích đáng.
  3. Những tài sản thu giữ được từ những kẻ buôn người và tội phạm đã bị kết án phải được dùng vào chương trình phục hồi và bồi thường cho nạn nhân, và làm thành những khoản bồi thường cho xã hội. Tội phạm rửa tiền phải bị truy tố thật nghiêm khắc, vì nó là quy trình để biến những khoản tiền của tội phạm và tham nhũng thành những tài sản hợp pháp bên ngoài.
  4. Đưa ra những dự liệu về sự hỗ trợ nạn nhân thỏa đáng gồm những trợ giúp về luật pháp và dân sự, bảo vệ an ninh cho nhân chứng, trợ giúp về y tế và hỗ trợ cho những cá nhân cơ quan phục vụ xã hội, đặc biệt trong trường hợp của các nạn nhân không có hồ sơ. Khuyến khích sự hợp tác của các nạn nhân với hệ thống pháp lý và nhân chứng, cung cấp sự bảo vệ nhân chứng an toàn và chuyên nghiệp bằng những phương tiện là các chương trình bảo vệ quốc tế.
  5. Trong trường hợp của các nạn nhân không có hồ sơ, phải đưa ra được những cấp phép cư trú tạm thời ở quốc gia đích đến, cho những người muốn ở lại đó, bất kể tình trạng hợp pháp hay không của họ trong địa hạt quốc gia đó và phải gồm cả sự tiếp cận hiệu quả với những tòa án phù hợp, tiếp cận được với sự hỗ trợ hợp pháp, và huấn luyện nghề nghiệp nhắm tái hòa nhập vào lực lượng lao động.
  6. Khuyến khích những nỗ lực phối hợp để giảm bớt những chậm trễ việc tiếp cận với sự hỗ trợ pháp lý cho những nạn nhân của tình trạng nô lệ hiện đại được xác định rõ ràng.
  7. Buôn bán nội tạng người, như đã được xác định rõ và kết án trong Tuyên ngôn Istanbul về Buôn bán Nội tạng người và Du lịch Ghép tạng (2008), phải được nhận dạng là một loại tội phạm trong mọi quốc gia và phải bị kết án theo luật pháp một cách hiệu quả ở mức độ quốc gia và quốc tế. Cũng là bất hợp pháp, hoạt động này phải được nhận dạng là rất phổ biến trong những tổ chức tội phạm quốc tế.
  8. Khởi tố những khách hàng của các dịch vụ tình dục thương mại phải là một phần không thể thiếu của pháp lý chống nô lệ và chống buôn người cũng như hình thức thuê lao động làm lao động cưỡng bức.
  9. Những người bị buôn bán không bao giờ được lẫn lộn với những di dân bất thường không bị buôn bán, cũng như không lẫn lộn giữa buôn lậu và buôn người.
  10. Hồi hương những người nước ngoài không có hồ sơ không bao giờ là sự phán quyết mặc định đối với các nạn nhân, để tránh nguy cơ họ bị tái buôn hay phải trở lại với những hoạt động nhục nhã và bất hợp pháp.

ĐÃ KÝ
Miguel Abásolo Argentina
Guido Acquaviva Ý
Daniel Adler Argentina
Miguel Ángel Aguilar López Mexico
Syed Mansoor Ali Shah Pakistan
Vladimir Aras Brazil
Margaret Archer Anh
Edgar Elías Azar Mexico
Yanina Soledad Basilico Argentina
Antonio Herman Benjamin Brazil
Eber Omar Betanzos Torres Mexico
Sr. Eugenia Bonetti Ý
Alberto Buriani Repubblica di S. Marino
Gabriel Bustamante Peña Colombia
Elizabeth Butler-Sloss Anh (with reservations on articles 2 and 8)
Guillermina Cabrera Figueroa Mexico
Sebastián Casanello Argentina
Yves Charpenel Pháp
Jorge Chavarría Guzmán Costa Rica
Jonas Christoffersen Đan Mạch
Marcelo Colombo Argentina
Jacqueline Corbelli Hoa kỳ
Juan Pablo Curi Argentina
Krzystof Czarnecki Ba lan
Péter Darák Hungary
Barbara de Muro Ý
Gabriel de Vedia Argentina
Antonio del Moral García Tây Ban Nha
Tonio Dell'Olio Ý
Francis Delmonico Hoa kỳ
Francisco Javier Díaz Verón Paraguay
Julián Ercolini Argentina
Jaroslav Fenyk Cộng hòa Czech
Marcos Arnoldo Grabivker Argentina
Aurelijus Gutauskas Lithuania
Gloria Guzmán Duque Colombia
Carlos Henrique Haddad Brazil
Mari Heidenborg Thụy điển
Branko Hrvatin Croatia
Elias Huerta Psihas Mexico
Kevin Hyland Anh (with reservations on articles 2 and 8)
Santiago Inchausti Argentina
Antonio Ingroia Ý
Marisa Jaramillo Cuenca Mexico
Salim Joubran Israel
Claudio Rodolfo Kishimoto Argentina
Jaroslaw Kowalsky Ba lan
Luciano Homero Lauria Paz Argentina
Antonis J. Liatsos Cộng hòa Cyprus
Ariel Oscar Lijo Argentina
Irma Encarnación Llano Pereira Paraguay
Rosario López Wong Peru
Ricardo Lorenzetti Argentina
Diego Sebastian Luciani Argentina
John McCaffrey, Ireland
Francesco Mandoi Ý
Lucas Manjon Argentina
Teresa Martínez Acosta Paraguay
Valeria Mazza Argentina
Susana Medina de Rizzo Argentina
Jose Midas P. Marquez Philippines
Michal Mikláš Cộng hòa Czech
Maria Monteleone Ý
Emanuele Montemarano Ý
Madai Morales Albino Mexico
Noemí Lara Muñoz Mexico
Christos Naintos Hy lạp
Zunilda Niremperger Argentina
Philip Norton of Louth Anh (with reservations on articles 2 and 8)
Sang-jin Oh South Corea
Rosi Orozco Mexico
María Teresa Paredes Hernández Mexico
Agnieszka Pawlowska Ba lan
Luis Alberto Petit Guerra Venezuela
Zélia Luiza Pierdoná Brazil
Valeria Pierfelici Repubblica di S. Marino
Mynor Rolando Pinto Sanchez Guatemala
Julio Piumato Argentina
Margarita Popova - Phó tổng thống Cộng hòa Bulgaria
Christopher Prince Anh (with reservations on articles 2 and 8)
Sandra Ramirez Montes Colombia
Rodolfo Fernando Ríos Garza Mexico
Gillian Rivers Anh (with reservations on articles 2 and 8)
David W. Rivkin Hoa kỳ
Franco Roberti Ý
Giovanni Russo Ý
Jeffrey Sachs Hoa kỳ
Giovanni Salvi Ý
Alison Saunders Anh (with reservations on articles 2 and 8)
Lucas Schaerer Argentina
Giusto Sciacchitano Ý
María Romilda Servini de Cubria Argentina
Ottavio Sferlazza Ý
Anna Skarhed Thụy điển
Steven Sprague Ý
Fumarulo Stefano Ý
Janet Tello Gilardi Peru
Sergio Torres Argentina
Adolfo Vannucci Ý
José Luis Vegas Roche Venezuela
Gustavo Vera Argentina
Carlos Alberto Vera Barros Argentina
Federico Hernan Villena Argentina
Agnieszka Wozníak Ba lan
Juan Pedro Yllanes Suárez Tây ban nha

[Nguồn: pass.va]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/06/2016]