Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

TOÀN VĂN HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN: ‘Người đâu mà kém tin vậy, sao lại hoài nghi?’

TOÀN VĂN HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN: ‘Người đâu mà kém tin vậy, sao lại hoài nghi?’

© Vatican Media

TOÀN VĂN HUẤN TỪ KINH TRUYỀN TIN: ‘Người đâu mà kém tin vậy, sao lại hoài nghi?’


‘Trình thuật này là một tiếng gọi chúng ta buông bỏ bản thân tín thác vào Thiên Chúa trong mọi giây phút của cuộc sống, đặc biệt trong những thời khắc thử thách và xao động’

09 tháng Tám, 2020 13:22

ZENIT STAFF

 

Dưới đây là bản dịch chính thức (ND: tiếng Anh) của Vatican huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay từ cửa sổ phòng làm việc của ngài với các tín hữu đứng giãn cách trong Quảng trường Thánh Phêrô, trước khi đọc Kinh Truyền tin giữa trưa:

* * *

Trước Kinh Truyền tin:

Anh chị em thân mến,

Chào anh chị em!

Trích đoạn Tin mừng Chúa nhật này (x. Mt 14:22-33) kể về việc Chúa Giêsu đi trên mặt nước của biển hồ đang giông bão. Sau khi cho đám đông ăn no với năm ổ bánh và hai con cá – như chúng ta đã nhìn thấy trong Chúa nhật trước – Chúa Giêsu bảo các môn đệ lên thuyền và trở về bờ bên kia. Người giải tán dân chúng và đi lên ngọn đồi một mình để cầu nguyện. Người đắm chìm trong sự kết hiệp với Chúa Cha.

Khi đang vượt qua biển hồ trong đêm, thuyền của các môn đệ bị cản trở bởi một cơn giông bão bất ngờ. Trong một thời điểm, các ông nhìn thấy một người đang đi trên mặt nước, tiến về phía các ông. Hoảng sợ, họ nghĩ đó là ma và kêu la lớn tiếng. Chúa Giêsu trấn an các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Rồi Phêrô thưa: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. Và Chúa Giêsu nói với ông: “Cứ đến”. Phêrô bước ra khỏi thuyền và đi được vài ba bước; rồi sóng gió làm ông kinh hãi và ông bắt đầu chìm xuống. Ông kêu lên: “Thưa ngài, xin cứu con với”, và Chúa Giêsu nắm lấy tay ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?”.

Trình thuật này là một tiếng gọi chúng ta buông bỏ bản thân tín thác vào Thiên Chúa trong mọi giây phút của cuộc sống, đặc biệt trong những thời khắc thử thách và xao động. Khi chúng ta có những cảm giác hoài nghi và sợ hãi mạnh mẽ và dường như chúng ta sắp chìm, chúng ta đừng xấu hổ phải kêu lớn tiếng lên như Phêrô: “Thưa ngài, xin cứu con với” (c. 30). Đó là một lời cầu nguyện đẹp! Và hành động của Chúa Giêsu ngay lập tức đưa tay của Ngài ra và nắm lấy tay của người bạn của Ngài, cần phải được suy niệm thật lâu: đó là Chúa Giêsu; Ngài là bàn tay của Chúa Cha là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta; bàn tay mạnh mẽ và trung thành của Chúa Cha là Đấng luôn luôn và chỉ muốn những điều tốt lành cho chúng ta. Chúa không phải là trận cuồng phong, không phải là lửa, không phải là động đất – như trình thuật về Tiên tri Êlia cũng nói đến hôm nay; Thiên Chúa là cơn gió nhẹ hiu hiu không bao giờ ép buộc mọi sự nhưng yêu cầu lắng nghe (x. 1 V 19:11-13). Có niềm tin có nghĩa là luôn giữ tâm hồn hướng về Thiên Chúa ngay giữa cơn phong ba, hướng về tình yêu của Người, về sự dịu dàng của Cha trên trời. Chúa Giêsu muốn dạy điều này cho Phêrô và các môn đệ của Ngài, và cho cả chúng ta hôm nay. Ngài biết rõ rằng đức tin của chúng ta còn thiếu và hành trình của chúng ta có thể có những trắc trở, bị cản trở bởi những sức mạnh đối nghịch. Nhưng Ngài là Đấng Sống lại, Thiên Chúa đi qua cái chết để dẫn đưa chúng ta đến bến bình an. Ngay cả trước khi chúng ta bắt đầu tìm kiếm Ngài thì Ngài đã hiện diện bên cạnh chúng ta. Và qua việc nâng chúng ta đứng dậy sau những lần vấp ngã, Ngài giúp chúng ta phát triển trong đức tin.

Con thuyền nằm trong cơn giông bão là hình ảnh của Giáo hội, trong mọi thời kỳ đều gặp những cơn gió ngược chiều, có những lúc gặp thử thách rất lớn: chúng ta hãy nghĩ đến những cuộc bách hại kéo dài và liên tục của thế kỷ trước. Trong những hoàn cảnh như vậy, Giáo hội có thể bị cám dỗ suy nghĩ rằng Thiên Chúa đã rời bỏ Giáo hội. Nhưng trong thực tế, chính trong những giây phút đó mà chứng tá của đức tin, tình yêu và niềm hy vọng tỏa sáng rạng ngời nhất. Chính trong sự hiện hữu của Đức Kitô Phục sinh trong Giáo hội của Người đã trao ban những ơn làm chứng bằng phúc tử đạo, từ đó trổ sinh những Kitô hữu mới và hoa trái của sự hòa giải và bình an cho toàn thế giới.

Nguyện xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta kiên vững trong đức tin và tình yêu thương huynh đệ khi bóng tối và những cơn giông bão cuộc sống làm cho niềm tín thác của chúng ta vào Thiên Chúa bị khủng hoảng.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Vatican]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/8/2020]


Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây hương bá (tuyết tùng) Li Băng

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Hiba Al Kallas | Shutterstock


Cerith Gardiner

Aug 06, 2020


Trong thảm kịch, hãy nhìn đến ý nghĩa tượng trưng rất đẹp của loại cây cổ xưa này.


Sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut, thế giới đã và đang cùng hợp sức để trợ giúp người dân Li Băng, với sự giúp đỡ và lời cầu nguyện thiết thực. Điều có thể làm cho bạn chú ý giữa tất cả những hỗ trợ đó là Lá cờ Li Băng thu hút sự chú ý, với cây tuyết tùng (hương bá) nằm ở chính tâm, xuất hiện trên truyền thông xã hội của người dân.

Trong khi hai dải vạch đỏ tượng trưng cho máu đã đổ ra trong cuộc chiến giành độc lập của đất nước, dải vạch màu trắng rộng ở giữa tượng trưng cho sự thanh khiết và hòa bình, cũng như tuyết rơi xuống trong đất nước. Và nổi bật ở chính giữa là cây tuyết tùng cổ xưa với ngọn cây chạm vào dải vạch đỏ phía trên và rễ cây chạm nhẹ vào dải vạch đỏ phía dưới.

Chính loài cây mang ý nghĩa tượng trưng quen thuộc này, có niên đại từ thời kinh thánh sẽ tạo niềm hy vọng cho người dân Li Băng khi họ cố gắng vượt qua thảm kịch của đất nước.

Được biết đến như là cây Hương bá của Chúa, loài cây thông Li Băng trước đây thường mọc trên Núi Li Băng trong thời cổ đại và được các tu sĩ ẩn tu Kitô giáo trong các tu viện ở Thung lũng Kadisha vô cùng coi trọng. Cho đến ngày nay loài cây này tượng trưng cho sự thánh thiện, sự bất diệt và hòa bình.

“Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng.” (Tv 92:13)

Vì gỗ và rễ của loài cây này vô cùng rắn chắc — giải thích cho quan điểm về tuổi thọ và sự trường tồn — vì thế gỗ của nó được sử dụng trong xây dựng, đóng tàu, và sau này là làm đường ray xe lửa.

Mặc dù loài cây này có những cách sử dụng thiết thực, nhưng ý nghĩa tượng trưng của nó trước đây, và bây giờ vẫn còn, thậm chí còn quan trọng hơn. Loại cây này nói chung có một vị trí nổi bật trong Kinh Thánh, cây hương bá Li Băng được nhắc đến trên 70 lần và thường tượng trưng cho sự phát triển tâm linh:

“Nó bén rễ sâu như cây ngàn Li-băng. Họ sẽ đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa ô-liu tươi tốt, toả hương thơm ngát như rừng Li-băng.” (Hs 14: 6-7)

Và chính quan niệm này mà ngày nay người dân Li Băng có thể bám vào với hy vọng. Rễ của cây hương bá chạm vào dải màu đỏ phía dưới và chiều cao của nó vươn lên đến dải đỏ phía trên, cho thấy mối tương quan vững chắc và mật thiết với Thiên Chúa là Cha trên Trời.

Nếu bạn muốn biết thêm một chút về loài cây đóng vai trò nổi bật trong thời kinh thánh, hãy xem loạt ảnh bên dưới:

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Cây hương phong (sweetgum)

Thường được biết đến hơn với cái tên Liquidambar styraciflu ở Bắc Mỹ, cây hương phong cung cấp dầu thoa chữa bệnh và dầu sáp ở Trung Đông. Tán lá xum xuê của nó tỏa bóng mát trong thời tiết nóng nực.

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Cây hương bá Li Băng (Lebanon cedar)

Cây Cedrus libani thuộc họ thông và được đề cập trong nhiều văn bản cổ. Trong Thánh vịnh 92:12, cây này tượng trưng cho sự công chính. Trên Núi Li Băng có 400 cây được cho là đã 2.000 năm tuổi và cây hương bá là biểu tượng của nước Li Băng.

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Acacia (cây keo)

Cũng còn được biết đến là cây shittah, gỗ keo của loại cây này được cho là đã được dùng để đóng Hòm bia Giao ước. Cây này mọc ở thung lũng Giođan và sa mạc Sinai. Tán lá xòe rộng của cây có thể mang đến một chút dịu bớt sức nóng thiêu đốt của sa mạc.

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Jericho balsam (Cây chà là Giêricô)

Cây chà là sa mạc này cung cấp một chất dầu mà có thể bạn đã nghe nói đến như là “dầu thơm ở Galaát.” Nó là một loại cây rất có giá trị vì dầu chiết xuất trong trái cây được dùng để làm xà phòng và dầu ăn. Là một loại cây có bông và gai, nó không phải là loài cây nhìn đẹp mắt.

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Cypress (cây bách)

Loại gỗ rất bền của cây Cupressus sempervirens được dùng để làm nhà và đóng tàu. Người ta tin rằng Tàu của ông Nôê và những cánh cửa đầu tiên của Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Roma được làm bằng gỗ cây bách.

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Fig tree (cây vả)

Trong khi lá cây vả liên quan đến việc che phủ những phần cơ thể con người, thì trái của loài cây này đóng một phần quan trọng trong chế độ ăn của người địa phương. Hoặc là ăn tươi hoặc phơi khô, vả được xem là dấu hiệu của sự thịnh vượng. Trong Kinh Thánh Chúa Giêsu đã chúc dữ một cây vả khi Ngài đang đói và nhìn thấy nó cằn cỗi không sinh trái.

Ý nghĩa tượng trưng phong phú trong kinh thánh và văn hóa của cây tuyết tùng Li Băng

Olive tree (Cây ôliu)

Cây ôliu xuất hiện nhiều lần trong Kinh Thánh và là một nguồn dinh dưỡng quý giá trong thời Chúa Giêsu - và vẫn còn cho đến ngày nay. Cây ôliu cho dầu, trái ăn và gỗ và chúng là loại hàng hóa thương mại rất giá trị. Vườn Ghếtsêmani có một lùm cây ôliu nhỏ và ý nghĩa của tên đó theo tiếng Aram cho biết có một xưởng ép dầu tại chỗ. Loài cây có lá xanh quanh năm ngày nay vẫn còn phổ biến, trồng trong các khu vườn và bồn cây cảnh trên khắp thế giới.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 8/8/2020]