Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Quốc vụ khanh Vatican cảnh báo tình trạng gia tăng kháng thuốc ở LHQ

Quốc vụ khanh Vatican cảnh báo tình trạng gia tăng kháng thuốc ở LHQ

Cardinal Pietro Parolin, Vatican Secretary of State, called for ‘the enhancement of infection prevention and control’ in response to the danger of antimicrobial resistance at a high-level meeting on Antimicrobial Resistance at the UN headquarters in New York during the General Assembly.
Đức Hồng yPietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, kêu gọi ‘nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng tại một buổi họp cấp cao về Kháng Thuốc tại trụ sở LHQ ở New York trong suốt họp Đại hội đồng.
22/09/2016 08:00
(Vatican Radio)  Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, kêu gọi ‘nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng, trong đó bao gồm phải có tình trạng vệ sinh tốt cả trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong cộng đồng để đối phó lại sự nguy hiểm của kháng thuốc.
Những nhận định của ngài trong một diễn văn tại một phiên họp cấp cao về Kháng Thuốc tại trụ sở LHQ ở New York trong suốt kỳ họp Đại hội đồng.
Đức Hồng y cảnh báo chống lại những nguyên nhân tiềm ẩn của việc kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng và những biện pháp y khoa hiện tại.
‘Những nguyên nhân này gồm việc sử dụng không phù hợp những loại thuốc kháng vi sinh vật trong con người, động vật, thực phẩm, nông nghiệp và những khu vực nuôi trồng thủy sản; thiếu tiếp cận được với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm những chẩn đoán và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; và sự ô nhiễm đất, nước và mùa màng với dư lượng thuốc kháng khuẩn.’
Ngài kết luận bài diễn văn bằng lời nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới sự cần thiết không để một ai lại phía sau trong việc tiếp cận với sự chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
‘Thay mặt cho hàng trăm hàng triệu người không thể tiếp cận được với sự chăm sóc sức khỏe và dễ bị nhiễm những căn bệnh liên quan đến kháng thuốc, Tòa Thánh thỉnh cầu với Cộng đồng Quốc tế hãy đặt sự quan tâm và những nhu cầu căn bản lên bàn suy xét nhiều hơn, không xem họ như những gánh nặng được hỗ trợ chỉ vì bổn phận, hay chỉ như những vấn đề phát sinh về sau. Không để ai ở phía sau có nghĩa là chú ý nhiều hơn đến những con người bị bỏ lại quá xa ở phía sau.’

Dưới đây là toàn văn diễn từ của Đức Hồng y Parolin:
21 tháng 9, 2016
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh chia sẻ sự quan tâm sâu sắc được nhắc đi nhắc lại bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và bởi các hội đồng điều hành của các Cơ quan Chuyên môn phù hợp liên quan đến sự phổ biến và tác động của kháng thuốc đến mọi miền thế giới. Với hàng chục ngàn trung tâm chăm sóc sức khỏe và những viện giáo dục y khoa cấp cao hơn ở nhiều nơi trên thế giới, Giáo hội Công giáo cam kết tham gia một cách sâu rộng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục phòng ngừa bệnh. Do đó Tòa Thánh rất ý thức về tình hình đáng ngại có thể phát triển nếu những biện pháp kiểm soát hiệu quả sự đe dọa sức khỏe toàn cầu này không được quan tâm thực hiện đủ bởi cộng đồng quốc tế, và từ đó nâng cao sự ngăn chặn và khống chế nhiễm trùng, trong đó bao gồm phải có tình trạng vệ sinh tốt cả trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và trong cộng đồng. Các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân có tương quan với nhau về thách thức sức khỏe cộng đồng phức tạp này. Những nguyên nhân này gồm việc sử dụng không phù hợp những loại thuốc kháng vi sinh vật trong con người, động vật, thực phẩm, nông nghiệp và những khu vực nuôi trồng thủy sản; thiếu tiếp cận được với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm những chẩn đoán và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; và sự ô nhiễm đất, nước và mùa màng với dư lượng thuốc kháng khuẩn. Liên quan đến vấn đề này, Đức Giáo hoàng Phanxico đã cảnh báo rằng “mức độ can thiệp của con người, thường trong việc phục vụ lợi ích và quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh, thực sự làm cho trái đất của chúng ta trở nên bớt giàu có và bớt vẻ đẹp, chưa bao giờ bị giới hạn và u ám hơn thế, cho dù những tiến bộ về kỹ thuật và sản phẩm người tiêu dùng tiếp tục được sản xuất vô hạn.” [1] Tuyên  ngôn Chính trị rất hợp lý khi chỉ ra rằng sự kháng thuốc làm khó khăn hơn việc bảo vệ sức khỏe và sự khỏe mạnh của những người dễ bị mắc những nhiễm trùng đe dọa mạng sống, đặc biệt phụ nữ sinh con, trẻ em mới sinh, bệnh nhân bị những căn bệnh mãn tính, và những người đang phải dùng hóa trị. Tuy nhiên, sự quan tâm chưa đủ dường như bị trả giá đối với những người bị thua thiệt về xã hội hay kinh tế, trong đó có người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội và những dân tộc thiểu số, người tị nạn, người di cư, và những người phải di chuyển chỗ ở trong quốc gia. Việc thiếu tiếp cận được với sự chăm sóc sức khỏe chất lượng đưa họ đến việc phải mua thuốc trên các thị thường không chính thống, nơi họ rất dễ bị bán cho những loại sản phẩm kém chất lượng hay hàng giả.
Thưa ông Chủ tịch,
Phái đoàn của chúng tôi tha thiết hy vọng rằng những biện pháp sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu y khoa và phát triển chẩn đoán sẽ cung cấp những giải pháp dễ tiếp cận và công bằng để đưa đến, như Đức Giáo hoàng Phanxico nhấn mạnh, “một dịch vụ đích thực … để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta và sự phát triển con người toàn diện, đặc biệt cho những người thiếu thốn nhất”. [2] Xin thay mặt cho hàng trăm triệu người không thể tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dễ bị lây nhiễm những căn bệnh liên quan đến kháng thuốc, Tòa Thánh thỉnh cầu với Cộng đồng Quốc tế hãy đặt sự quan tâm và những nhu cầu căn bản lên bàn suy xét nhiều hơn, không xem họ như những gánh nặng được hỗ trợ chỉ vì bổn phận, hay chỉ như những vấn đề phát sinh về sau. Không để ai ở phía sau có nghĩa là chú ý nhiều hơn đến những con người bị bỏ lại quá xa ở phía sau.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[1] Đức Giáo hoàng Phanxico, thông điệp Laudato Si’, 34.
[2] Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn từ trong chuyến viếng thăm Văn Phòng LHQ tại Nairobi, Kenya, 26 tháng 11, 2015.
[3] Đức Giáo hoàng Phanxico, thông điệp Laudato Si’, 49.

(Devin Sean Watkins)

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/09/2016]



Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm

Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm

“Chúa Giê-su là dung nhan đích thực của lòng thương xót của Chúa Cha. Và kẻ trộm lành đã gọi Ngài bằng tên: ‘Giê-su.’ Đây là một lời khẩn cầu vắn tắt, và chúng ta có thể làm đi làm lại nhiều lần trong ngày: ‘Giê-su,’ chỉ đơn giản là ‘Giê-su.’”
28 tháng 9, 2016
pope francis
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết sáng nay.
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Những lời Chúa Giê-su thốt lên trong Cuộc Thương Khó của Ngài lên đến đỉnh điểm của sự tha thứ:
Giê-su tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Đây không chỉ là những lời nói, nhưng chúng đã trở thành một hành động cụ thể  của sự tha thứ cho “người trộm lành,” đang bị đóng đinh cạnh Ngài. Thánh Lu-ca nói về hai người phạm tội cùng bị đóng đinh với Chúa Giê-su, họ quay sang Ngài với hai thái độ khác nhau.
Người thứ nhất lăng nhục Ngài, cũng như mọi người khác đang lăng nhục Ngài, cả những người đứng đầu dân chúng cũng vậy, con người tội nghiệp này do lòng tuyệt vọng thúc đẩy đã nói: “Ông có phải là Đấng Ki-tô không? Hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi!” (Lc 23:39). Tiếng kêu này thể hiện sự thống khổ của con người trước bí ẩn của cái chết và một nhận thức tai họa rằng chỉ Thiên Chúa mới có thể là câu trả lời giải phóng: vì thế, không thể tin được rằng Đấng Mê-xi-a, được Thiên Chúa sai đến, lại có thể trên thập tự mà không có hành động gì để tự cứu mình. Và họ không thể hiểu được điều này. Họ không hiểu được mầu nhiệm hiến tế của Đức Giê-su. Nhưng, Chúa Giê-su đã cứu thoát chúng ta bằng cách ở lại trên thập giá. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng chẳng dễ gì khi “ở trên cây thập tự,” hay vác thánh giá nhỏ của chúng ta mỗi ngày. Ngài đã ở trên cây thập giá vĩ đại này, trong nỗi đau khổ lớn lao này, và Ngài đã cứu chúng ta ở đó; Ngài cho chúng ta thấy quyền năng tuyệt đối của Ngài ở đó và Ngài đã tha thứ cho chúng ta ở đó. Tình yêu tự hiến của Ngài đã hoàn tất trên đó; và từ nơi đó tuôn đổ nguồn ơn cứu độ muôn đời. Bằng cái chết trên thập giá, một người vô tội giữa hai kẻ phạm tội, Ngài chứng thực rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa có thể đến với bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả trong những hoàn cảnh bi quan đau đớn nhất. Ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho tất cả; không ai bị loại trừ. Ơn cứu độ được ban cho tất cả mọi người.
Do đó, Năm Thánh là một thời gian của ơn sủng và của lòng thương xót cho tất cả mọi người, người thiện cũng như người tội lỗi, người mạnh khỏe cũng như người đau khổ. Hãy nhớ đến dụ ngôn Chúa Giê-su kể về tiệc cưới của đứa con trai của một người quyền lực trên mặt đất: khi những người được mời không muốn đến dự tiệc, ông đã bảo những người hầu: ‘Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới” (Mt 22:9). Tất cả chúng ta đều được kêu gọi: người tốt cũng như người tội lỗi. Giáo hội không phải chỉ dành cho những con người tốt lành, hoặc dành cho những người ra vẻ là tốt hay tin rằng họ là người tốt; Giáo hội là cho tất cả, và thậm chí là còn tốt hơn cho những người tội lỗi, vì Giáo hội là lòng thương xót. Và thời gian ơn sủng và thương xót này nhắc chúng ta nhớ rằng không điều gì có thể chia tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô! (Rm 8:39). Với những người đang phải nằm liệt trên giường bệnh, với những ai đang bị giam giữ trong tù, với những người đang bị vướng vào bẫy chiến tranh, cha nói rằng: hãy nhìn đến Đấng chịu Đóng Đinh; Thiên Chúa đang ở cùng anh chị em, Người ở với anh chị em trên cây thập tự và dâng tặng bản thân Ngài là Đấng Cứu Thế cho tất cả chúng ta. Với những anh chị em đang đau khổ nhiều, cha xin thưa rằng Đức Giê-su chịu đóng đinh cho bạn, cho chúng ta, cho tất cả. Hãy để cho sức mạnh của Tin mừng thấm nhập vào con tim của anh chị em và an ủi anh chị em; nguyện xin Tin mừng cho anh chị em niềm hy vọng và sự xác tín sâu đậm rằng không ai bị loại trừ ra khỏi lòng tha thứ của Ngài. Nhưng có thể anh chị em hỏi cha: “Nhưng thưa cha, cho con biết liệu kẻ đã làm những điều xấu xa nhất trong cuộc sống có cơ hội được tha thứ không?” Có! Có! Không ai bị loại trừ ra khỏi lòng tha thứ của Thiên Chúa. Người đó chỉ cần tiến đến với Chúa Giê-su, ăn năn thống hối và với lòng khát khao được Người ôm lấy.
Đây là người trộm thứ nhất. Còn người kia được gọi là “kẻ trộm lành.” Câu nói của anh ta là một mẫu sám hối tuyệt vời, một giáo lý được cô đọng lại chúng ta cần học để cầu xin sự tha thứ của Chúa Giê-su. Trước tiên, anh ta quay sang kẻ cùng chịu tội: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ?” (Lc 23:40). Như vậy anh ta đã nhấn mạnh đến điểm khởi đầu của sự thống hối: sợ Thiên Chúa, không: đó là cái sợ của đạo làm con Thiên Chúa. Nó không phải sự sợ hãi nhưng là sự tôn kính Thiên Chúa vì người là Chúa. Đó là một sự tôn kính của đạo làm con vì Người là Cha. Người trộm lành đã lấy lại thái độ căn bản mở ra niềm tín thác vào Thiên Chúa: nhận thức về quyền năng tuyệt đối của Người và sự khoan dung vô bờ bến của Người. Chính nhờ lòng tôn kính tin cậy này giúp chúng ta biết dành chỗ cho Thiên Chúa và biết phó thác vào lòng thương xót của Người.
Rồi, người trộm lành đó tuyên bố sự vô tội của Chúa Giê-su và công khai thú nhận tội lỗi của mình: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái” (Lc 23:41). Vì thế Đức Giê-su ở đó, trên cây thập tự, với những kẻ phạm tội: qua sự gần gũi này Ngài đã tặng ban cho họ ơn cứu chuộc. Thật là một cú sốc cho những người đứng đầu dân chúng và cho kẻ trộm đầu tiên, cho những người có mặt ở đó, những kẻ đang chế nhạo Chúa Giê-su, nhưng đây là nền tảng của đức tin của chúng ta. Và như thế người trộm lành trở thành chứng nhân đầu tiên của Ơn sủng; điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra: Thiên Chúa đã yêu tôi quá mức đến nỗi Người đã chết trên cây thập tự cho tôi. Chính đức tin của con người này là kết quả của ơn sủng của Đức Ki-tô: đôi mắt của anh ta đã ngắm nhìn vào tình yêu của Thiên Chúa Đấng Chịu Đóng Đinh cho anh ta, một tội nhân tội nghiệp. Sự thật đúng là anh ta đã là một kẻ trộm, anh ta đã là một tên cướp, anh ta đã đi cướp cả đời. Nhưng cuối cùng, ăn năn vì những gì anh ta đã làm, nhìn đến Đức Giê-su là Đấng vô cùng nhân từ và thương xót, anh ta đã thành công trong việc đánh cắp Thiên Đàng cho anh ta: quả thật đây là người trộm tốt lành!
Cuối cùng người trộm lành quay trực tiếp sang Chúa Giê-su, khẩn xin Người: “Lạy ngài, xin nhớ đến tôi khi ngài ở trong Vương quốc của ngài” (Lc 23:42). Anh ta đã gọi Ngài bằng tên của Ngài, “Giê-su” với lòng vững tin, vì thế anh ta đã tuyên xưng ý nghĩa danh thánh của Ngài: “Thiên Chúa cứu rỗi”: đây là ý nghĩa danh thánh “Giê-su”. Người đó xin Chúa Giê-su nhớ đến anh ta. Cách diễn đạt này thật dịu dàng biết bao, thật nhân hậu biết bao! Nhu cầu của con người là không bị bỏ rơi, là được có Thiên Chúa ở gần. Vì vậy người đàn ông bị kết án tử này trở thành một mẫu gương cho người Ki-tô hữu biết phó thác mình cho Chúa Giê-su; và cũng là một mẫu gương cho Giáo hội trong nghi thức phụng vụ khẩn cầu lên cùng Thiên Chúa rằng: “Xin hãy nhớ … Xin hãy nhớ tình yêu của Người …”
Trong khi người trộm lành nói đến tương lai: “khi ngài vào Vương quốc của ngài,” thì câu trả lời của Chúa Giê-su lại không hàm ý dài trong tương lai; ngài nói ngay ở hiện tại: “hôm nay anh sẽ ở với ta trên nước Thiên Đàng” (c. 43). Trong giờ phút trên cây thập tự, sự cứu độ của Đức Giê-su lên đến đỉnh điểm, lời hứa của Ngài với người trộm lành tiết lộ sự hoàn tất sứ mệnh của Ngài: là giải thoát cho những tội nhân. Ngay từ đầu sứ vụ của Ngài, trong hội đường ở Na-za-rét, Đức Giê-su đã công bố “cho kẻ giam cầm được tha” (Lc 4:18); tại Giê-ri-cô, trong nhà của người phạm tội công khai là Za-kêu, Ngài tuyên bố rằng “và Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19:10). Trên cây thập giá, hành động cuối cùng của Ngài  khẳng định sự hoàn tất của chương trình cứu chuộc của Ngài. Từ đầu cho đến khi hoàn tất Người tiết lộ chính Người là Lòng thương xót, Người tiết lộ chính Người là hiện thân cụ thể nhất và duy nhất của tình yêu của Chúa Cha. Và người trộm lành đã gọi Ngài bằng tên: “Giê-su.”  Đây là một lời khẩn cầu vắn tắt, và chúng ta có thể làm đi làm lại nhiều lần trong ngày: “Giê-su,” chỉ đơn giản là “Giê-su.” Và hãy làm như vậy  cả ngày.
[Văn bản chính: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Tiếng Ý
Xin gửi lời chào nồng hậu đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý!
Cha rất vui mừng được chào đón tín hữu của các Địa phận Ascoli Piceno, — anh chị em cũng đã chịu đau khổ! –, cùng với Đức Giám mục, Đức ông Giovanni D’Ercole, và giáo phận Otranto với Đức Tổng Giám mục, Đức ông Donato Negro, và những tín hữu ở Modena-Nonantola. Anh chị em thân mến, xin cho việc hành hương Năm Thánh này diễn tả sự đặc biệt của tình kết hiệp với Giáo hội hoàn vũ và làm cho anh chị em trở nên những chứng nhân của lòng thương xót trong Giáo hội địa phương của anh chị em.
Cha xin chào thăm đoàn của Giáo phận Roma đã chuẩn bị Tuần lễ cho Gia đình sẽ được tổ chức từ ngày 2-8 tháng 10. Lát nữa cha sẽ châm ngọn đuốc cho anh chị em, làm biểu tượng của tình yêu của các gia đình ở Roma và trên toàn thế giới.
Một suy nghĩ đặc biệt xin gửi đến Đức Tổng giám mục giáo phận Potenza và nhóm công nhân bị mất việc của Basilicata, và cha hy vọng rằng tình hình nghề nghiệp u ám của anh chị em sẽ tìm được một giải pháp tích cực qua một cam kết chắc chắn của cả các bên để mở ra những con đường hy vọng. Làm sao tỷ lệ phần trăm thất nghiệp không thể lên cao hơn nữa!
Cha xin chào những tham dự viên trong General Chapter of the Tertiary Capuchin Sisters of the Holy Family; Hiệp hội người Cao tuổi với các tay cua-rơ xe đạp của Nhóm Generals; các tham dự viên trong sáng kiến “Những con đường kỳ diệu của Ý” với Đức Giám mục, Đức Ông Paolo Giulietti; và các tín hữu từ Pieve di Soligo, có mặt tại đây để kỷ niệm ngày giỗ của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo I.
Cuối cùng, cha xin chào các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và các đôi hôn phối mới. Nguyện xin tấm gương bác ái của Thánh Vinh-sơn Phao-lô mà chúng ta mừng kính hôm qua là bổn mạng của các Hiệp hội Bác ái, dẫn dắt chúng con, các bạn trẻ thân yêu, thực hiện những chương trình cho tương lai của chúng con bằng sự phục vụ vị tha và vui mừng cho anh em. Anh chị em bệnh nhân thân mến, nguyện xin anh chị em biết đối mặt với sự đau khổ bằng cái nhìn hướng về Đức Ki-tô. Và các đôi uyên ương thân mến, nguyện xin cho chúng con biết xây dựng một gia đình luôn mở cửa cho những người nghèo và cho quà tặng của sự sống.
[Văn bản chính: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha
Ý nghĩ của cha lại một lần nữa hướng về những anh chị em thân yêu và tử đạo ở Syria. Những tin tức thảm kịch tiếp tục đến với cha về số phận của những người dân ở Aleppo, là những người cha cảm nhận sự hiệp nhất trong những đau khổ của họ qua lời cầu nguyện và sự gần gũi về tinh thần. Trước những đau khổ tang thương và lo ngại rất lớn trước tất cả những gì đang xảy ra tại một thành phố đã là tử đạo, nơi trẻ em, người già, người bệnh tật, người trẻ, người lớn tuổi, quá nhiều cái chết … cha xin lặp lại lời thỉnh cầu với tất cả mọi người cam kết bằng tất cả sức mạnh của họ để bảo vệ những công dân và coi đây là mệnh lệnh khẩn cấp và bắt buộc. Tôi khẩn khoản kêu gọi lương tâm của tất cả những người chịu trách nhiệm trong các vụ ném bom, họ sẽ phải trả lẽ công bằng trước mặt Chúa!
[Văn bản chính: Tiếng Ý]  [Bản dịch của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/09/2016]


Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm
Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm

Triều Yết Chung: Hai kẻ trộm