Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Tượng Mẹ Maria Đồng Trinh cao nhất thế giới sắp được hoàn tất ở Philippines

Tượng Mẹ Maria Đồng Trinh cao nhất thế giới sắp khánh thành ở Philippines

Tượng Mẹ Maria Đồng Trinh cao nhất thế giới sắp được hoàn tất ở Philippines

13 tháng Mười, 2019

Cao gần 100 mét (315 bộ), tượng đài được dự trù sẽ khánh thành vào năm 2021, đánh dấu kỷ niệm 500 năm Ki-tô giáo hiện diện ở Philippines.

Được thiết kế bởi nhà điêu khắc theo chủ nghĩa kết cấu người Philippines Eduardo De Los Santos Castrillo lừng danh (và mới đây đã qua đời), đền thờ tượng đài Đức Maria Mẹ của Toàn Châu Á, cũng còn được gọi là “Tòa tháp Hòa bình,” tọa lạc tại địa điểm hành hương Montemaría (theo nghĩa đen là “Núi Đức Mẹ) tại thành phố Batangas, Philippines.

Dự trù sẽ khánh thành vào năm 2021 để kỷ niệm 500 năm Ki-tô giáo đến Philippines, tượng đài Đức Mẹ của Toàn Châu Á sẽ là tượng đài Mẹ Maria cao nhất thế giới, đây là vị trí đang được nắm giữ bởi bức tượng “Đức Bà Hòa bình” cao 153 bộ (hơn 46,6 m) của Venezuela, được xây dựng năm 1983.

Nằm tại trung tâm của khu Hành hương Montemaría, hình ảnh này của Mẹ Maria Đồng trinh cung hiến cho sự hiệp nhất và hòa bình của tất cả các dân tộc và quốc gia ở Nam Á. Với diện tích sàn rộng 130.000 bộ vuông (hơn 39.000 mét vuông), tượng đài sẽ bao gồm một đền thờ Thánh Gioan Phaolo II, 12 nhà nguyện Mẹ Maria ở tầng 3, một khu ẩm thực ở tầng 4, các nhà hát nhỏ và các phòng hội nghị, và thậm chí những không gian nghỉ ngơi, và triều thiên là tầng quan sát trên tầng 17.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/10/2019]


Đại diện Quyền người Bản địa của LHQ cho ZENIT biết bà tin Thượng Hội đồng có thể bảo vệ quyền và ngăn chặn sự tàn phá Amazon

Đại diện Quyền người Bản địa của LHQ cho ZENIT biết bà tin Thượng Hội đồng có thể bảo vệ quyền và ngăn chặn sự tàn phá Amazon
Copyright: ZENIT/Deborah Castellano Lubov

Đại diện Quyền người Bản địa của LHQ cho ZENIT biết bà tin rằng Thượng Hội đồng có thể bảo vệ quyền và ngăn chặn sự tàn phá Amazon

Viên chức người Philippines giải thích những kết quả mà bà cảm thấy là cần thiết để đạt được điều này

08 tháng Mười, 2019 16:45

“Tôi tin những kết quả của Thượng Hội đồng về Amazon có thể giúp bảo vệ quyền của người dân bản địa và ngăn chặn sự tàn phá Amazon.”

Đây là điều được bày tỏ bởi Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Quyền Người dân Bản địa, bà Victoria Lucia Tauli-Corpuz, gốc Philippines, là một trong những tham dự viên Thượng Hội đồng trình bày tại cuộc họp báo trong Văn phòng Báo chí Tòa Thánh ngày 7 tháng Mười, về Tổng Công nghị đầu tiên trong Hội nghị Đặc biệt của Thượng Hội đồng Giám mục về Vùng Pan-Amazonian.

Thượng Hội đồng diễn ra từ ngày 6 đến 27 tháng Mười, 2019, về chủ đề “Amazonia: những con đường mới cho Giáo hội và một hệ sinh thái toàn diện.”

Cùng trình bày tại buổi họp báo có Đức Hồng y Pedro Ricardo Barreto Jimeno, SI, Tổng Giám mục Huancayo, Peru, và là Phó Chủ tịch của Mạng lưới Hội thánh Pan-Amazonia; Moema Maria Marques de Miranda, nữ giáo dân Dòng Phanxico, Thành viên Hội đồng REPAM và của “Các Giáo hội và việc Khai mỏ,” Brazil; Tiến sĩ Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông Vatican; và Cha Giacomo Costa, SI, Thư ký Ủy ban Thông tin. Buổi họp báo được điều phối bởi Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray.

Sau phát biểu của đại diện LHQ, Phóng viên Vatican cấp cao của ZENIT đặt câu hỏi với bà về những kết quả bà mong chờ từ Thượng Hội đồng để đạt được những mục tiêu này.

Tố cáo những vi phạm nhân quyền

“Trong tài liệu, Instrumentum Laboris, tôi đã đọc thấy họ trình bày lên một số ‘tiếng gọi,’” bà nhận xét. “Một trong những tiếng gọi đó là tiếng gọi Giáo hội hãy điều chỉnh một cách can đảm và cụ thể ‘sự ưu tiên cho người nghèo’ trong dự án này về người dân bản địa để định hình cho đặc tính của Giáo hội ở Amazon.”

“Họ cũng kêu gọi việc tạo ra những mạng lưới hợp tác, và sự bảo vệ về luật pháp trong vùng, trên toàn cầu và quốc tế, để người ta có thể tố cáo những vi phạm nhân quyền xảy ra với họ,” bà khen ngợi.

Người phụ nữ Philippines nói: “Vì vậy, tôi cho rằng Giáo hội sẽ trợ giúp trong việc tạo ra những mạng lưới lên tiếng mạnh mẽ khi những vi phạm nhân quyền đối với người bản địa hoặc những người khác xảy ra trong vùng Amazon.”

“Nhưng không chỉ với những vi phạm nhân quyền này,” bà nhấn mạnh, nhưng “cả khi sự tàn phá Amazon diễn ra …”

Nhắc lại “mạng lưới mạnh mẽ” của Giáo hội,” bà Tauli-Corpuz thừa nhận: “Giáo hội có một tiếng nói rất mạnh, đặc biệt đối với công luận trên phạm vi quốc gia.”

Những hy vọng của bà

“Tôi muốn nhìn thấy Giáo hội thật sự lên tiếng mạnh mẽ, và họ đưa ra sự bảo vệ ở một mức độ nào đó đối với người dân bản địa bị đối xử như tội phạm.”

Bà nói với ZENIT rằng có đôi khi họ thậm chí không biết đi đâu, vì các cộng đồng của họ thường xuyên phải di tản hoặc bị đe dọa. “Như vậy họ cần phải có nơi ở riêng ổn định, có sự bảo vệ và ngăn chặn những cơ cấu bị áp đặt vào, để họ không bị biến mất.”

Bà kết luận: “Tôi có cảm giác rất chắc chắn rằng bất kỳ mô hình hay mục tiêu bảo vệ Amazon nào cũng đều phải có sự gắn kết trực tiếp với việc bảo vệ quyền của các dân tộc bản địa. Vì chính họ mới là những người chăm sóc và bảo vệ Amazon.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/10/2019]