Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Trung Quốc tiếp tục phản bác những cáo buộc của Phương Tây về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Trung Quốc tiếp tục phản bác những cáo buộc của Phương Tây về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Trung Quốc tiếp tục phản bác những cáo buộc của Phương Tây về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
Người Duy Ngô Nhĩ tại một đền thờ ở Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc, Tháng Chín 2010. Credit: Preston Rhea via Flickr (CC BY-SA 2.0).


Bắc Kinh, Trung Quốc, 24 tháng Bảy, 2019 / 12:15 chiều (CNA). - Một bài viết đăng hôm thứ Tư trên một tờ báo của Trung Hoa đại lục lặp lại những luận điệu của nhà nước về tình hình của người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm theo tôn giáo văn hóa Hồi giáo ở tây bắc quốc gia này.

Khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các trại cải tạo dành cho người Hồi giáo ở vùng Tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc. Theo báo cáo, bên trong những trại này họ bị lao động cưỡng bức, bị tra tấn, và bị nhồi sọ chính trị. Bên ngoài trại, người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát bởi các lực lượng công an dày đặc và công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Người Ngô Duy Nhĩ có thể bị bắt và giam giữ theo những đạo luật chống khủng bố mơ hồ. Bạo lực trong vùng bùng nổ trong những năm 1990 và tái diễn năm 2008.

Vào tháng Tám năm 2014 các cán bộ ở Karamay, một thành phố của Tân Cương, cấm “người trẻ để râu dài” và bất cứ người nào đội khăn trùm đầu, mạng che mặt, burqa (ND: áo trùm toàn thân kể cả đầu và mặt theo một số truyền thống Hồi giáo), hoặc quần áo có hình trăng lưỡi liềm và biểu tượng ngôi sao ở những nơi công cộng. Cũng Tháng Năm đó, các trường đại học trên toàn vùng cấm ăn chay trong suốt tháng Ramadan.

Chính quyền Trung Quốc nói rằng những báo cáo về các trại giam của các chính phủ và truyền thông Tây Phương là vô căn cứ, nói rằng đó là những trung tâm hướng nghiệp và đang chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Li Yang, một cây bút của tờ China Daily, một nhật báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 24 tháng Bảy viết rằng “Những chỉ trích của Phương Tây về các chính sách của Trung quốc về nhân quyền và tự do tôn giáo trong vùng tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ là quá xa rời khỏi những thực tiễn của tình hình.”

Bài viết của Li tập trung vào “những người Duy Ngô Nhĩ ly khai” đang cố gắng “tẩy não những người Ngô Duy Nhĩ khác bằng chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.”

Ông ta nói rằng “mọi biện pháp Bắc Kinh đã thực hiện để chống lại chủ nghĩa ly khai, cực đoan và khủng bố ở Tân Cương nằm trong chiến dịch chống khủng bố toàn cầu, cũng là một phần vô cùng cần thiết trong những nỗ lực của Trung Quốc để thúc đẩy sự phát triển địa phương.”

Li lưu ý rằng chính quyền Trung Quốc đã xây dựng “các trung tâm giáo dục hướng nghiệp” trong vùng Tân Cương, cũng như “cài đặt những hệ thống giám sát và triển khai các lực lượng an ninh.”

Ông ta cũng lưu ý rằng 150 triệu du khách đã đến thăm vùng Tân Cương trong năm ngoái, và nền kinh tế trong vùng tự trị đã tăng lên 40 phần trăm trong 5 năm qua.

Theo Li, “sự tự do tôn giáo của tất cả các nhóm sắc tộc … được luật phát tôn trọng triệt để.”

Li tập trung vào tính đa dạng của Tân Cương, nói rằng những người ly khai bỏ qua lợi ích của các nhóm sắc tộc khác trong vùng. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm khoảng 46% dân số trong vùng; người Hán Trung Quốc 39%, người Kazakh 7%, và người Huis 5%. Một nhóm lớn người thiểu số chiếm 3% còn lại.

Sự chú ý đổ dồn vào tình hình nhân quyền và những quyền tôn giáo ở Tân Cương tại Hội nghị Advance Religious Freedom (Thúc đẩy Quyền Tự Do Tôn Giáo) được tổ chức gần đây bởi Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.

Ngày 18 tháng Bảy Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói tại buổi họp rằng những người thoát ra khỏi các trại cải tạo mô tả “một cố gắng có chủ đích của Bắc Kinh nhằm bóp nghẹt văn hóa người Ngô Duy Nhĩ và phá hủy” Hồi giáo.

Đáp lại, các viên chức Trung Quốc đã lớn tiếng bảo vệ cho các chính sách trong vùng.

Trong một lá thư được ký bởi các học giả và cán bộ ban tuyên giáo đăng tải ngày 19 tháng Bảy bởi chính quyền Tân Cương nói rằng Pompeo phải “ngừng thêu dệt những chuyện bịa đặt và vu khống về Tân Cương.”

Một bài báo đăng trên People’s Daily ngày 20 tháng Bảy tuyên bố rằng Trung Quốc thật sự tôn trọng những quyền về tôn giáo, và nói rằng Hoa Kỳ đã có một “động cơ ngấm ngầm” để chỉ trích sự đối xử của Trung Quốc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.

Bài báo này viết, “Họ thậm chí sử dụng điều được gọi là tự do và niềm tin tôn giáo như là một cái cớ để âm mưu phá hoại sự hòa hợp dân tộc và can thiệp vào những việc nội bộ của Trung Hoa.”

Và Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phát hành một tham luận chính sách ngày 21 tháng Bảy tuyên bố rằng Tân Cương là một vùng với quyền tự do tôn giáo được tôn trọng cùng với những quyền khác, và rằng người dân Duy Ngô Nhĩ không chọn đi theo Hồi giáo.

Vào tháng Sáu, Đại diện Chris Smith (R-NJ) trình bày tại buổi điều trần quốc hội rằng chiến dịch của Trung Quốc nhằm “Trung quốc hóa” tôn giáo đang diễn ra với kết quả tàn bạo. Ông Smith nói, “Dưới chính sách ‘Trung quốc hóa’, mọi tôn giáo và tín đồ phải tuân theo và triệt để thúc đẩy hệ tư tưởng cộng sản - và buộc phải làm.”

“Tình hình chưa bao giờ xấu hơn hiện nay.”

“Các tín đồ theo các tôn giáo bị quấy rối, bắt giữ, cầm tù, hoặc bị tra tấn. Chỉ những người nào thuận theo thì được yên ổn. Các Sách Thánh bị đốt, nhà thờ bị phá hủy, thánh giá bị đốt cháy rực trên đỉnh các tháp chuông,” ông Smith nói.



[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/7/2019]


Hãy xem: Đức Thánh Cha Phanxico được tạo trò vui bởi một linh mục-ảo thuật gia lấy cảm hứng bởi Thánh Gioan Bosco

Hãy xem: Đức Thánh Cha Phanxico được giải trí bởi một linh mục-ảo thuật gia lấy cảm hứng từ Thánh Gioan Bosco

Hãy xem: Đức Thánh Cha Phanxico được tạo trò vui bởi một linh mục-ảo thuật gia lấy cảm hứng bởi Thánh Gioan Bosco


25 tháng Bảy, 2019

Vị linh mục người Mexico cho thấy cách cha sử dụng “những trái tim kỳ diệu” để chia sẻ thông điệp Tin mừng.

Một khung cảnh rất vui diễn ra tại khu Casa Santa Marta nơi đức giáo hoàng ở. Được truyền cảm hứng bởi Thánh Gioan Bosco, người sử dụng những trò ảo thuật để rao giảng cho các thiếu nhi và thanh thiếu niên ngài gặp, vị linh mục người Mexico, Jose Luis Gonzalez Santoscoy, từ Tổng Giáo phận Guadalajara (Mexico), đã sử dụng ảo thuật trong một chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha Phanxico để minh họa cho cách cha sáng tạo trong việc rao giảng tình yêu của Thiên Chúa.

Cuộc gặp gỡ của cha với đức giáo hoàng diễn ra đầu tháng này tại Vatican, và cảnh cha trao đổi với Đấng Kế Nhiệm Thánh Phê-rô (bằng tiếng Tây Ban nha) được ghi hình và sau đó đăng trên Facebook.

Đức Giáo hoàng làm theo những hướng dẫn của Cha Gonzelez và đặt các câu hỏi khi ngài thực hiện trò ảo thuật.

Cha Gonzalez Santoscoy bắt đầu trò ảo thuật với hai trái tim bằng giấy, một cho đức giáo hoàng và một cho cha. Cha hỏi đức giáo hoàng một số câu hỏi giúp minh họa thông điệp của trò ảo thuật. “Điều gì có thể làm tan vỡ trái tim của một người?” vị linh mục-ảo thuật gia hỏi. Đức giáo hoàng trả lời “Điều kết án người đó tội phải chết đó là sự thù ghét, sự ganh ghét, … và nói hành nói xấu.”

Và với mỗi câu trả lời, cha và đức giáo hoàng xé hai trái tim bằng giấy thành những mảnh vụn.

Cha Gonzalez giải thích, “Chúa Giê-su muốn chúng ta canh tân lại tâm hồn qua ân sủng và qua sự cầu nguyện.”

Khi cha hỏi đức giáo hoàng về điều chữa lành và canh tân một tâm hồn — đức giáo hoàng trả lời, “khiêm nhường, phục vụ, và cho phép bản thân được Chúa Giê-su nhìn đến,” và “Thánh Thần,” Cha Gonzalez nói thêm — và cha vo hai trái tim bị xé thành một quả bóng nhỏ, và rồi mở chúng ra cho thấy một chuỗi những trái tim được gắn liền trở lại.

Trong nhiều lần, Đức Thánh Cha Phanxico đã động viên người Công giáo hãy sáng tạo, hân hoan, và đầy nhiệt huyết trong các phương pháp rao giảng phúc âm.

Thật vậy, trong tài liệu chương trình hoạt động của triều đại, ngài viết, “Chúa Giê-su có thể vượt qua những phạm trù khó hiểu mà chúng ta đóng khung Người trong đó và Người liên tục làm chúng ta ngạc nhiên bởi sự sáng tạo của thần khí của Người” (Evangelii Gaudium).

“Lòng thương xót, tính sáng tạo, và hy vọng làm cho sự sống phát triển,” Đức Phanxico nói trong Tông huấn Christus Vivit, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng phát hành vào tháng Ba năm 2019, hướng đến người trẻ và toàn thể dân Chúa.

Quý vị xem video ở đây:




[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/7/2019]


Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu
Vatican Media Screenshot

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu

‘Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết’

28 tháng Bảy, 2019 16:01

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 28 tháng Bảy năm 2019, trước và sau giờ đọc Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.

* * *

Trước Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong trang Tin mừng hôm nay (x. Lc 11:1-13), Thánh Lu-ca tường thuật lại tình huống Chúa Giê-su dạy “Kinh Lạy Cha” cho các môn đệ của Người. Họ đã biết cách cầu nguyện, đọc theo những công thức của truyền thống Do Thái, nhưng họ cũng muốn sống theo cùng một “giá trị” như việc cầu nguyện của Chúa Giê-su. Họ nhìn thấy rằng cầu nguyện là một chiều kích quan trọng trong đời sống của Thầy; thật vậy, mỗi hoạt động quan trọng của Người đều được đánh dấu bằng những khoảng thời gian cầu nguyện kéo dài. Hơn nữa, họ bị cuốn hút vì họ thấy rằng Người không cầu nguyện giống như những bậc thầy cầu nguyện khác, nhưng việc cầu nguyện của Người là một mối dây ràng buộc thân tình với Chúa Cha, đến mức họ muốn trở thành những người được dự phần trong những giây phút hiệp nhất với Thiên Chúa để nếm trải sự ngọt ngào tuyệt đối của nó.

Vì thế, một ngày kia, đợi khi Chúa Giê-su kết thúc việc cầu nguyện của Người ở một nơi thanh tịnh, họ liền đến xin Ngài: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (c. 1). Đáp lại cho lời yêu cầu rõ ràng của các môn đệ, Chúa Giê-su không đưa ra một định nghĩa trừu tượng về việc cầu nguyện hoặc dạy một phương pháp hiệu quả cho cầu nguyện để “đạt” được điều gì đó. Thay vì vậy, Người mời các môn đệ của Người bước vào sự trải nghiệm của việc cầu nguyện, đưa họ trực tiếp đi vào cuộc đối thoại với Chúa Cha, gợi lên trong họ sự cảm mến về một mối quan hệ riêng tư với Người, với Chúa Cha. Đây là tính mới mẻ của việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu! Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết. Nó là một cuộc đối thoại của Chúa Con với Chúa Cha, một cuộc đối thoại giữa những đứa con và người Cha. Đây là sự cầu nguyện của người Ki-tô hữu.

Vì vậy, Người dạy cho cho các ông cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha,” là một trong những món quà quý giá nhất để lại cho chúng ta bởi chính Chúa trong sứ vụ nơi dương thế của Người. Sau khi mạc khải mầu nhiệm Chúa Con và tình anh em của Người, với lời cầu nguyện này Chúa Giê-su là cho chúng ta đi vào tình phụ tử của Thiên Chúa và Người chỉ cho chúng ta con đường tín thác của cương vị làm con. Nó là một sự đối thoại giữa người Cha và đứa con của ông và giữa đứa con với Cha của nó. Những gì chúng ta xin trong “Kinh Lạy Cha” đã trở nên hiện thực và được trao tặng cho chúng ta nơi Người Con Yêu Dấu Duy Nhất: sự thánh hóa Danh Người, Nước Người ngự đến, xin ban lương thực, tha thứ và thoát khỏi sự dữ. Khi chúng ta xin, chúng ta mở rộng tay để đón nhận. Để đón nhận các ơn mà Chúa Cha đã cho chúng ta được nhìn thấy nơi Chúa Con. Lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta là sự tổng hợp của tất cả mọi lời cầu nguyện, và chúng ta dâng lên với Chúa Cha luôn cùng hiệp nhất với anh em. Tuy nhiên, đôi lúc có những sự sao lãng trong việc cầu nguyện, nhiều lần chúng ta cảm thấy muốn dừng lại trên lời đầu tiên: “Lạy Cha,” và cảm nhận tình phụ tử đó trong lòng mình.

Rồi Chúa Giê-su kể dụ ngôn về người bạn bị quấy rầy, và Người nói: “Cần phải kiên trì trong việc cầu nguyện.” Cha chợt nhớ đến hình ảnh về những đứa trẻ ba hoặc ba tuổi rưỡi thường làm: chúng bắt đầu hỏi điều gì đó mà chúng chẳng hiểu. Ở quê hương của cha, người ta gọi nó là “tuổi của tại sao,” cha tin rằng ở đây cũng như vậy. Những đứa con bắt đầu nhìn vào Cha của chúng và hỏi: “Ba à, tại sao? Ba à, tại sao?” Chúng đòi hỏi sự giải thích. Chúng ta phải cẩn thận: khi người Cha bắt đầu giải thích tại sao thì chúng lại hỏi một câu hỏi khác mà không lắng nghe toàn bộ giải thích. Chuyện gì xảy ra vậy? Đó tức là các đứa trẻ không cảm thấy an toàn về nhiều điều, những điều mà chúng bắt đầu hiểu từng phần. Chúng chỉ muốn thu hút cái nhìn của người Cha vào chúng và vì vậy mà chúng cứ hỏi: “Tại sao, tại sao, tại sao?” Trong Kinh Lạy Cha, nếu chúng ta dừng lại ở lời thứ nhất, chúng ta cũng sẽ làm giống như điều chúng ta làm khi chúng ta còn là trẻ thơ, muốn thu hút cái nhìn của Cha chúng ta. Chúng ta nói: “Cha ơi, Cha ơi, và rồi hỏi: “Tại sao?” Và Người sẽ nhìn đến chúng ta.

Chúng ta hãy xin Mẹ Maria, người nữ của cầu nguyện, giúp chúng ta biết cầu nguyện với Chúa Cha được kết hiệp với Chúa Giê-su để sống Tin mừng, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

Con gửi Cha: -  3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ -  Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu  -----------------------------------------------------  ABOVE: Joseph Sciambra  ẢNH TRÊN: Joseph Sciambra  21 tháng B3y, 2019   3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ   “Tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục.”  Jim Graves  Tôi nói chuyện với ba người trở lại — thật ra là hai “người trở lại,” trước đó biết chút ít về tôn giáo và một người thứ ba đã bắt đầu đời sống là một người Hồi giáo trên danh nghĩa — những người đã trở thành diễn giả nổi tiếng trong thế giới Công giáo và xin họ nói về những cuộc trở về/hoán cải của họ.     Joseph Sciambra trước đây sống theo lối sống “trụy lạc” ở San Francisco, nhưng sau đó từ bỏ và trở lại Công giáo. Anh thường nói và viết về sự thay đổi cuộc sống của mình, và chia sẻ câu chuyện của anh trên quyển Swallowed by Satan (Bị nuốt chửng bởi Satan) của anh.   “Tôi thật sự kinh sợ cuộc sống. Ngày tôi hối cải là lúc tôi đang tham gia trong một trò khiêu dâm. Tôi đổ bệnh, nằm trong nhà thương và gần như chờ chết. Nhưng tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục. Tôi muốn thoát ra khỏi lối sống đó.   “… [Một vài năm sau] nó vẫn còn trong thời gian vô cùng khó khăn. Tôi bị thương, và tôi phải trải qua một thời gian vô cùng khó khăn để trở về với Giáo hội Công giáo. Một linh mục nhận thấy được tôi đang phải chiến đấu. Cha xin cầu nguyện riêng cho tôi. Sau đó, tôi cảm nhận được giải thoát khỏi nhiều sức ảnh hưởng của quỷ dữ.   “… Lao vào lối sống “trụy lạc” là để tìm hạnh phúc. Nhưng nó luôn làm bồn chồn, cuồng loạn và chán nản. Tôi đã tin rằng tôi có thể tìm được sự hạnh phúc ở đó, nhưng tôi không tìm được nó. Bây giờ đây tôi trở lại với Đức Ki-tô và Giáo hội và giữ trọn sự khiết tịnh, tôi chưa bao giờ hạnh phúc hơn.”       Jesse Romero từ bỏ sự nghiệp trong ngành chấp pháp và bây giờ là một nhà biện giáo Công giáo. Anh chia sẻ về đức tin của mình qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm đồng dẫn chương trình The Terry & Jesse trên Đài Phát thanh Virgin Most Powerful.   Jesse khi còn trẻ tuyên bố mình là một “người ủng hộ chủ nghĩa thế tục”, nhưng đã trải qua sự hoán cải đầy lạ lùng khi trong độ tuổi hai mươi. Cha mẹ của anh tham gia một ngày cuối tuần với phong trào Cursillo để hâm nóng lại hôn nhân đang gặp khó khăn của họ. Ngày cuối tuần đó có một ảnh hưởng sâu sắc đối với họ. Cha của anh, đã từng là một người cha nghiện rượu và hay vắng nhà, đã bỏ rượu và bắt đầu đọc Kinh Thánh. Cha mẹ của anh gia nhập hội Đạo binh Đức Mẹ và một nhóm cầu nguyện thánh linh. Bạn bè đến nhà vào các ngày cuối tuần và cùng tham gia cầu nguyện với cha mẹ.   Jesse nhớ lại, “Nó cho tôi thấy rằng một người thực hành Đức tin có thể thay đổi rất nhanh. Cha mẹ tôi đã sống Đức tin Công giáo rất nhiệt thành suốt 30 năm qua.”   Khi đó Jesse đang làm việc cho Phòng Quận trưởng Cảnh sát, và cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi một người bạn cảnh sát là một người Ki-tô hữu. Anh tham dự hội thảo Catholics Answers (Trả lời của người Công giáo) do nhà biện giáo Karl Keating phụ trách, và anh đã bị thuyết phục. Anh nói, trong 30 giờ đồng hồ hội thảo, anh biết được nhiều hơn những gì anh đã học trong suốt những năm ngồi ở trường Công giáo. Anh nói với vợ anh, “Anh đã trở về. Chúa Giê-su đã xây khởi đầu Giáo hội Công giáo và chúng ta sẽ đến với Giáo hội Công giáo trong suốt phần còn lại của cuộc đời.”       Sohrab Ahmari là một nhà báo tại Thành phố New York. Anh sinh ra trong một gia đình Hồi giáo trên danh nghĩa ở Iran, và năm 13 tuổi, cùng mẹ di cư sang Hoa Kỳ. Năm 2016, anh thông báo trên truyền thông xã hội rằng anh đang trở lại với Công giáo. Anh tường thuật câu chuyện trở lại của mình trong quyển sách của anh From Fire, by Water (tạm dịch: Từ Lửa, Bởi Nước).   Sohrab giải thích, “Tôi đã gạt bỏ tất cả các tôn giáo, như tôi kể lại trong cuốn sách của mình. Tôi bắt đầu với chủ nghĩa vô thần mà tôi đã đón nhận từ năm 13 tuổi, làm thế nào tôi tin vào Chúa, và sau đó là một Thiên Chúa hữu ngã, và rồi là Thiên Chúa của Kinh Thánh. Phần khó nhất là tin vào một Thiên Chúa hữu ngã. Một khi tôi tin điều này thì hành trình đến với Công giáo của tôi trở nên dễ dàng hơn nhiều.”   Những người đã có ảnh hưởng rất nhiều trong sự trở lại của anh bao gồm Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Anh nói, “Tôi đã đọc quyển sách Giê-su Na-da-rét của ngài. Tôi không hiểu hết nó, nhưng nó trình bày rằng bạn có thể sáng suốt và sử dụng lý trí và vẫn chấp nhận những luận điểm của đức tin và tôn giáo theo Kinh Thánh. Theo sự diễn giải của Đức Benedict, câu chuyện về Đức Ki-tô thật sự chỉ là câu chuyện kết nối giữa Cựu Ước và Tân Ước, với việc Thiên Chúa lại gần với tạo vật của Người hơn bao giờ hết.”   “Ngài cũng đưa ra một trường hợp đầy thuyết phục rằng bằng chứng của bốn Thánh sử là rất đáng tin cậy, mặc dù họ đã không sử dụng bất kỳ máy ghi âm hoặc ghi chép nào của nhà báo.”   [Nguồn: ncregister]   [Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/7/2019]   -----------------------------------------------------   Vatican Media Screenshot  Huấn từ Kinh Truyền Tin: Việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu ‘Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết’  28 tháng Bảy, 2019 16:01  VIRGINIA FORRESTER  Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 28 tháng Bảy năm 2019, trước và sau giờ đọc Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.  * * *  Trước Kinh Truyền Tin:  Anh chị em thân mến, chào anh chị em!  Trong trang Tin mừng hôm nay (x. Lc 11:1-13), Thánh Lu-ca tường thuật lại tình huống Chúa Giê-su dạy “Kinh Lạy Cha” cho các môn đệ của Người. Họ đã biết cách cầu nguyện, đọc theo những công thức của truyền thống Do Thái, nhưng họ cũng muốn sống theo cùng một “giá trị” như việc cầu nguyện của Chúa Giê-su. Họ nhìn thấy rằng cầu nguyện là một chiều kích quan trọng trong đời sống của Thầy; thật vậy, mỗi hoạt động quan trọng của Người đều được đánh dấu bằng những khoảng thời gian cầu nguyện kéo dài. Hơn nữa, họ bị cuốn hút vì họ thấy rằng Người không cầu nguyện giống như những bậc thầy cầu nguyện khác, nhưng việc cầu nguyện của Người là một mối dây ràng buộc thân tình với Chúa Cha, đến mức họ muốn trở thành những người được dự phần trong những giây phút hiệp nhất với Thiên Chúa để nếm trải sự ngọt ngào tuyệt đối của nó.  Vì thế, một ngày kia, đợi khi Chúa Giê-su kết thúc việc cầu nguyện của Người ở một nơi thanh tịnh, họ liền đến xin Ngài: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (c. 1). Đáp lại cho lời yêu cầu rõ ràng của các môn đệ, Chúa Giê-su không đưa ra một định nghĩa trừu tượng về việc cầu nguyện hoặc dạy một phương pháp hiệu quả cho cầu nguyện để “đạt” được điều gì đó. Thay vì vậy, Người mời các môn đệ của Người bước vào sự trải nghiệm của việc cầu nguyện, đưa họ trực tiếp đi vào cuộc đối thoại với Chúa Cha, gợi lên trong họ sự cảm mến về một mối quan hệ riêng tư với Người, với Chúa Cha. Đây là tính mới mẻ của việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu! Đó là một sự đối thoại giữa những người yêu nhau, một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, thể hiện qua việc lắng nghe và mở lòng cho cam kết của tình đoàn kết. Nó là một cuộc đối thoại của Chúa Con với Chúa Cha, một cuộc đối thoại giữa những đứa con và người Cha. Đây là sự cầu nguyện của người Ki-tô hữu.  Vì vậy, Người dạy cho cho các ông cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha,” là một trong những món quà quý giá nhất để lại cho chúng ta bởi chính Chúa trong sứ vụ nơi dương thế của Người. Sau khi mạc khải mầu nhiệm Chúa Con và tình anh em của Người, với lời cầu nguyện này Chúa Giê-su là cho chúng ta đi vào tình phụ tử của Thiên Chúa và Người chỉ cho chúng ta con đường tín thác của cương vị làm con. Nó là một sự đối thoại giữa người Cha và đứa con của ông và giữa đứa con với Cha của nó. Những gì chúng ta xin trong “Kinh Lạy Cha” đã trở nên hiện thực và được trao tặng cho chúng ta nơi Người Con Yêu Dấu Duy Nhất: sự thánh hóa Danh Người, Nước Người ngự đến, xin ban lương thực, tha thứ và thoát khỏi sự dữ. Khi chúng ta xin, chúng ta mở rộng tay để đón nhận. Để đón nhận các ơn mà Chúa Cha đã cho chúng ta được nhìn thấy nơi Chúa Con. Lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta là sự tổng hợp của tất cả mọi lời cầu nguyện, và chúng ta dâng lên với Chúa Cha luôn cùng hiệp nhất với anh em. Tuy nhiên, đôi lúc có những sự sao lãng trong việc cầu nguyện, nhiều lần chúng ta cảm thấy muốn dừng lại trên lời đầu tiên: “Lạy Cha,” và cảm nhận tình phụ tử đó trong lòng mình.  Rồi Chúa Giê-su kể dụ ngôn về người bạn bị quấy rầy, và Người nói: “Cần phải kiên trì trong việc cầu nguyện.” Cha chợt nhớ đến hình ảnh về những đứa trẻ ba hoặc ba tuổi rưỡi thường làm: chúng bắt đầu hỏi điều gì đó mà chúng chẳng hiểu. Ở quê hương của cha, người ta gọi nó là “tuổi của tại sao,” cha tin rằng ở đây cũng như vậy. Những đứa con bắt đầu nhìn vào Cha của chúng và hỏi: “Ba à, tại sao? Ba à, tại sao?” Chúng đòi hỏi sự giải thích. Chúng ta phải cẩn thận: khi người Cha bắt đầu giải thích tại sao thì chúng lại hỏi một câu hỏi khác mà không lắng nghe toàn bộ giải thích. Chuyện gì xảy ra vậy? Đó tức là các đứa trẻ không cảm thấy an toàn về nhiều điều, những điều mà chúng bắt đầu hiểu từng phần. Chúng chỉ muốn thu hút cái nhìn của người Cha vào chúng và vì vậy mà chúng cứ hỏi: “Tại sao, tại sao, tại sao?” Trong Kinh Lạy Cha, nếu chúng ta dừng lại ở lời thứ nhất, chúng ta cũng sẽ làm giống như điều chúng ta làm khi chúng ta còn là trẻ thơ, muốn thu hút cái nhìn của Cha chúng ta. Chúng ta nói: “Cha ơi, Cha ơi, và rồi hỏi: “Tại sao?” Và Người sẽ nhìn đến chúng ta.  Chúng ta hãy xin Mẹ Maria, người nữ của cầu nguyện, giúp chúng ta biết cầu nguyện với Chúa Cha được kết hiệp với Chúa Giê-su để sống Tin mừng, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.  [Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]       Sau Kinh Truyền Tin:  Anh chị em thân mến,  Cha biết được tin đau buồn của vụ đắm tàu bi thương, xảy ra trong những ngày qua trên vùng biển Địa Trung hải, trong đó hàng chục người di cư đã mất mạng sống mình, và trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tôi thiết tha lặp lại lời kêu gọi với Cộng đồng Quốc tế hãy hành động nhanh chóng và dứt khoát để tránh lặp lại những thảm kịch tương tự và để bảo đảm sự an toàn và phẩm giá cho tất cả mọi người. Cha mời gọi anh chị em hãy cùng với cha cầu nguyện cho các nạn nhân và cho gia đình của họ. Và từ tận sâu thẳm tâm hồn thưa lên: “Cha ơi, tại sao?” [Một phút thinh lặng]  Cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người Roma và khách hành hương của Ý và nhiều nơi trên thế giới: các gia đình, các nhóm giáo xứ và các hội đoàn.  Đặc biệt, cha xin chào các Nữ tu Dòng Thánh Elizabeth đến từ nhiều quốc gia, Tổ chức AVART Quốc tế về Nghệ thuật và Văn hóa Mexico của Puebla, Mexico, và các bạn trẻ của giáo xứ Thánh Rita Turin. Cha có nhìn thấy cờ Uruguay, nhưng cha không nhìn thấy người! Xin chào mừng! Cha cũng gửi lời chào nhiều anh chị em người Ba Lan mà cha nhìn thấy ở đây với những lá cờ và nhóm người nói tiếng Tây Ban nha.  Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc, và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!  [Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]  © Libreria Editrice Vatican   [Nguồn: zenit]   [Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/7/2019]

Sau Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Cha biết được tin đau buồn của vụ đắm tàu bi thương, xảy ra trong những ngày qua trên vùng biển Địa Trung hải, trong đó hàng chục người di cư đã mất mạng sống mình, và trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tôi thiết tha lặp lại lời kêu gọi với Cộng đồng Quốc tế hãy hành động nhanh chóng và dứt khoát để tránh lặp lại những thảm kịch tương tự và để bảo đảm sự an toàn và phẩm giá cho tất cả mọi người. Cha mời gọi anh chị em hãy cùng với cha cầu nguyện cho các nạn nhân và cho gia đình của họ. Và từ tận sâu thẳm tâm hồn thưa lên: “Cha ơi, tại sao?” [Một phút thinh lặng]

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người Roma và khách hành hương của Ý và nhiều nơi trên thế giới: các gia đình, các nhóm giáo xứ và các hội đoàn.

Đặc biệt, cha xin chào các Nữ tu Dòng Thánh Elizabeth đến từ nhiều quốc gia, Tổ chức AVART Quốc tế về Nghệ thuật và Văn hóa Mexico của Puebla, Mexico, và các bạn trẻ của giáo xứ Thánh Rita Turin. Cha có nhìn thấy cờ Uruguay, nhưng cha không nhìn thấy người! Xin chào mừng! Cha cũng gửi lời chào nhiều anh chị em người Ba Lan mà cha nhìn thấy ở đây với những lá cờ và nhóm người nói tiếng Tây Ban nha.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc, và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/7/2019]


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ
ẢNH TRÊN: Joseph Sciambra
21 tháng B3y, 2019


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

“Tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục.”


Tôi nói chuyện với ba người trở lại — thật ra là hai “người trở lại,” trước đó biết chút ít về tôn giáo và một người thứ ba đã bắt đầu đời sống là một người Hồi giáo trên danh nghĩa — những người đã trở thành diễn giả nổi tiếng trong thế giới Công giáo và xin họ nói về những cuộc trở về/hoán cải của họ.

Joseph Sciambra trước đây sống theo lối sống “trụy lạc” ở San Francisco, nhưng sau đó từ bỏ và trở lại Công giáo. Anh thường nói và viết về sự thay đổi cuộc sống của mình, và chia sẻ câu chuyện của anh trên quyển Swallowed by Satan (Bị nuốt chửng bởi Satan) của anh.

“Tôi thật sự kinh sợ cuộc sống. Ngày tôi hối cải là lúc tôi đang tham gia trong một trò khiêu dâm. Tôi đổ bệnh, nằm trong nhà thương và gần như chờ chết. Nhưng tôi nhận ra rằng cái chết sẽ đưa tôi xuống hỏa ngục. Tôi không muốn xuống hỏa ngục. Tôi muốn thoát ra khỏi lối sống đó.

“… [Một vài năm sau] nó vẫn còn trong thời gian vô cùng khó khăn. Tôi bị thương, và tôi phải trải qua một thời gian vô cùng khó khăn để trở về với Giáo hội Công giáo. Một linh mục nhận thấy được tôi đang phải chiến đấu. Cha xin cầu nguyện riêng cho tôi. Sau đó, tôi cảm nhận được giải thoát khỏi nhiều sức ảnh hưởng của quỷ dữ.

“… Lao vào lối sống “trụy lạc” là để tìm hạnh phúc. Nhưng nó luôn làm bồn chồn, cuồng loạn và chán nản. Tôi đã tin rằng tôi có thể tìm được sự hạnh phúc ở đó, nhưng tôi không tìm được nó. Bây giờ đây tôi trở lại với Đức Ki-tô và Giáo hội và giữ trọn sự khiết tịnh, tôi chưa bao giờ hạnh phúc hơn.”


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

Jesse Romero từ bỏ sự nghiệp trong ngành chấp pháp và bây giờ là một nhà biện giáo Công giáo. Anh chia sẻ về đức tin của mình qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm đồng dẫn chương trình The Terry & Jesse trên Đài Phát thanh Virgin Most Powerful.

Jesse khi còn trẻ tuyên bố mình là một “người ủng hộ chủ nghĩa thế tục”, nhưng đã trải qua sự hoán cải đầy lạ lùng khi trong độ tuổi hai mươi. Cha mẹ của anh tham gia một ngày cuối tuần với phong trào Cursillo để hâm nóng lại hôn nhân đang gặp khó khăn của họ. Ngày cuối tuần đó có một ảnh hưởng sâu sắc đối với họ. Cha của anh, đã từng là một người cha nghiện rượu và hay vắng nhà, đã bỏ rượu và bắt đầu đọc Kinh Thánh. Cha mẹ của anh gia nhập hội Đạo binh Đức Mẹ và một nhóm cầu nguyện thánh linh. Bạn bè đến nhà vào các ngày cuối tuần và cùng tham gia cầu nguyện với cha mẹ.

Jesse nhớ lại, “Nó cho tôi thấy rằng một người thực hành Đức tin có thể thay đổi rất nhanh. Cha mẹ tôi đã sống Đức tin Công giáo rất nhiệt thành suốt 30 năm qua.”

Khi đó Jesse đang làm việc cho Phòng Quận trưởng Cảnh sát, và cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi một người bạn cảnh sát là một người Ki-tô hữu. Anh tham dự hội thảo Catholics Answers (Trả lời của người Công giáo) do nhà biện giáo Karl Keating phụ trách, và anh đã bị thuyết phục. Anh nói, trong 30 giờ đồng hồ hội thảo, anh biết được nhiều hơn những gì anh đã học trong suốt những năm ngồi ở trường Công giáo. Anh nói với vợ anh, “Anh đã trở về. Chúa Giê-su đã xây khởi đầu Giáo hội Công giáo và chúng ta sẽ đến với Giáo hội Công giáo trong suốt phần còn lại của cuộc đời.”


3 giáo dân Công giáo nổi tiếng nói về sự trở lại của họ

Sohrab Ahmari là một nhà báo tại Thành phố New York. Anh sinh ra trong một gia đình Hồi giáo trên danh nghĩa ở Iran, và năm 13 tuổi, cùng mẹ di cư sang Hoa Kỳ. Năm 2016, anh thông báo trên truyền thông xã hội rằng anh đang trở lại với Công giáo. Anh tường thuật câu chuyện trở lại của mình trong quyển sách của anh From Fire, by Water (tạm dịch: Từ Lửa, Bởi Nước).


Sohrab giải thích, “Tôi đã gạt bỏ tất cả các tôn giáo, như tôi kể lại trong cuốn sách của mình. Tôi bắt đầu với chủ nghĩa vô thần mà tôi đã đón nhận từ năm 13 tuổi, làm thế nào tôi tin vào Chúa, và sau đó là một Thiên Chúa hữu ngã, và rồi là Thiên Chúa của Kinh Thánh. Phần khó nhất là tin vào một Thiên Chúa hữu ngã. Một khi tôi tin điều này thì hành trình đến với Công giáo của tôi trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

Những người đã có ảnh hưởng rất nhiều trong sự trở lại của anh bao gồm Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Anh nói, “Tôi đã đọc quyển sách Giê-su Na-da-rét của ngài. Tôi không hiểu hết nó, nhưng nó trình bày rằng bạn có thể sáng suốt và sử dụng lý trí và vẫn chấp nhận những luận điểm của đức tin và tôn giáo theo Kinh Thánh. Theo sự diễn giải của Đức Benedict, câu chuyện về Đức Ki-tô thật sự chỉ là câu chuyện kết nối giữa Cựu Ước và Tân Ước, với việc Thiên Chúa lại gần với tạo vật của Người hơn bao giờ hết.”

“Ngài cũng đưa ra một trường hợp đầy thuyết phục rằng bằng chứng của bốn Thánh sử là rất đáng tin cậy, mặc dù họ đã không sử dụng bất kỳ máy ghi âm hoặc ghi chép nào của nhà báo.”



[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/7/2019]


Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

CHUYÊN MỤC: ‘Xin đừng quên Syria,’ Đức Hồng y Zenari lặp lại lời kêu gọi trên ZENIT

CHUYÊN MỤC: ‘Xin đừng quên Syria,’ Đức Hồng y Zenari lặp lại lời kêu gọi trên ZENITFoto: © Sana

CHUYÊN MỤC: ‘Xin đừng quên Syria,’ Đức Hồng y Zenari lặp lại lời kêu gọi trên ZENIT

Cũng như Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ với ông Assad 'mối quan ngại sâu sắc', Đức Khâm sứ tại Syria mô tả là ‘một sự thử thách đức tin rất lớn’ và những dấu chỉ của hy vọng

23 tháng Bảy, 2019 00:05

Đừng quên Syria. Vì một cơn bão lốc vẫn đang tới … Nhưng cũng đừng quên cơ hội để trở thành những người Sa-ma-ri Tốt lành, những bà Vê-rô-ni-ca lau mặt … 

Đây là lời kêu gọi của Đức Hồng y Mario Zenari, Khâm sứ tại Syria, nói với ZENIT. Ngài nói chuyện với chúng tôi trong Đại sứ quán Ý tại Tòa Thánh ở Roma, tại sự kiện với chủ đề: “Hãy mở cửa các nhà thương ở Syria: giai đoạn đầu tiên đã qua, lời kêu gọi được đổi mới,” vào ngày 31 tháng Năm, 2019, tại Palazzo Borromeo.

Đức Thánh Cha tiếp tục ‘quan ngại sâu sắc’ về cuộc khủng hoảng nhân đạo

Ngày 22 tháng Bảy, 2019, Đức Hồng y Phê-rô Turkson, Tổng trưởng Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện, cùng tháp tùng với Đức Hồng y Zenari, gặp gỡ Tổng thống Syria, Bashar Hafez Al-Assad.

Đức Thánh Cha Phanxico đã viết một lá thư mà ngài hồng y của Vatican trao cho tổng thống tại Damascus, bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” của ngài vì cuộc khủng hoảng nhân đạo trong nước, đặc biệt liên quan đến “những điều kiện kinh hoàng của các công dân ở Idlib.”

Đức Hồng y Phê-rô Parolin giải thích trong một phỏng vấn với Andrea Tornielli, Giám đốc Biên tập của Vatican, Đức Thánh Cha viết thư “để nhắc lại lời kêu gọi của ngài hãy bảo vệ sinh mạng của công dân và bảo tồn những cơ sở hạ tầng chính yếu như trường học, nhà thương, và những tiện ích về sức khỏe.”

“Những gì đang diễn ra đã quá mức chịu đựng và vô cùng tàn bạo,” Đức Hồng y Parolin nói thêm: “Đức Thánh Cha kêu mời Tổng thống làm mọi điều có thể để chấm dứt tấn bi kịch vô nhân, để bảo vệ những người dân không có khả năng bảo vệ mình, đặc biệt đối với những người dễ bị xúc phạm nhất, để tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.” Đức Thánh Cha Phanxico đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ “nước Syria thân yêu bị bủa vây” trong nhiều năm, và khởi động những sáng kiến để nâng cao ý thức, chẳng hạn như việc ăn chay cho Syria.

‘Cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong thời đại của chúng ta’

Cuộc chiến nổ ra tại Syria vào tháng Ba năm 2011 khiến cho Cao ủy Liên Hợp quốc về người Tị nạn phải gọi nó là “cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong thời đại của chúng ta.”

Theo dữ liệu năm 2016, cơ quan Liên Hợp quốc ước tính rằng tình trạng khẩn cấp về nhân đạo đã ảnh hưởng đến 13,5 triệu người Syria, trong đó có 6 triệu trẻ em. Đa phần trong số đó, tức là 9 triệu người, sống trong tình trạng mất an ninh lương thực, không được tiếp cận với những nguồn cung cấp căn bản.

Chiến dịch các nhà thương mở

Sự kiện Đại sứ quán, nơi Ký giả Cấp cao của Zenit gần đây trao đổi với Đức Khâm sứ, bắt đầu bằng những lời chào của Đại sứ Pietro Sebastiani, và các diễn giả bao gồm: Đức Hồng y Mario Zenari, Khâm sứ tại Damascus; Đức Hồng y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý; Đại sứ Hungary tại Tòa Thánh, Eduard Habsburg-Lotharingiai; Giovanni Raimondi, Chủ tịch Quỹ Gemelli; Emmanuele FM Emanuele, Chủ tịch Quỹ Third Pillar Quốc tế;; Giampaolo Silvestri, Tổng Thư ký Quỹ AVSI. Điều phối là Maria Gianniti, phóng viên của TG1 – ban biên tập chương trình nước ngoài.

Cuộc khủng hoảng về sức khỏe trong nước đã thôi thúc Chiến dịch các Nhà thương Mở. Chiến dịch được khởi động bởi Quỹ AVSI cùng với Cor Unum và Gemelli, vào cuối năm 2016, với mục tiêu phát triển những hoạt động của ba nhà thương phi lợi nhuận của Syria.

Theo trang web của Quỹ AVSI, nó là một trong 16 tổ chức quốc tế hiện diện tại Syria, hoạt động trên một số mặt trận để hỗ trợ cho người dân Syria. Ở Damascus có những hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em, và ở Aleppo hỗ trợ cho công cuộc của Custodia Terra Sancta.

Website cho biết, “Công cuộc này là rất cần thiết trước cuộc khủng hoảng về sức khỏe chưa từng xảy ra: gần 11,5 triệu người, trong đó 40 phần trăm là trẻ em, không nhận được sự chăm sóc y tế phù hợp,” và chỉ ra rằng: “Ở Aleppo, hơn 2 triệu người không tiếp cận được các nhà thường, ở Damascus, là hơn một triệu người. Hệ thống y tế không thể đương đầu được với yêu cầu cho sự chăm sóc và các gia đình không thể chi trả các hóa đơn viện phí của họ.”

Một cơn cuồng phong khác sắp đến

Đức Hồng y nói với ZENIT và các nhà báo công nhận rằng trong các cuộc xung đột khác, trong các quốc gia và vùng miền khác, chúng thường thu hút được sự chú ý của truyền thông trong một thời gian, rồi sau đó biến mất. Ngài nói, “Việc này gây hại rất lớn — bị lãng quên.”

Lưu ý rằng Syria đã bước vào năm thứ chín của chiến tranh, ngài than thở rằng sự chú ý của truyền thông đã giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng phải lường trước được cơn bão lốc.

Ngài phân tích, “Tôi tin rằng một cơn bão lốc khác đang đến Syria. Và cần phải cảnh báo Cộng đồng quốc tế về những gì đang được chuẩn bị.”

“Thật đáng buồn, tôi tin rằng chúng ta sẽ lại chứng kiến những cuộc di tản của người dân. Từ đầu tháng Ba đến giữa tháng Năm có 300.000 người tị nạn của tỉnh Idlib … và sau đó là người chết, bị thương, sự hủy diệt …”

Trong toàn cõi Syria – vì cả hàng chục và hàng chục nếu không nói là hàng trăm bệnh viện đã bị phá hủy hoặc ngừng sử dụng –, thì điều đầu tiên, “trước khi xây dựng lại các tòa nhà và những cây cầu”, “cần phải xây dựng lại phẩm giá con người, thân thể của họ”, và để làm như vậy, thì “hãy chữa lành những vết thương thân xác, và cùng với những người đó, chữa lành những vết thương đạo đức.”

Lòng biết ơn rất lớn của người Ki-tô hữu và người ngoài Ki-tô giáo

Dự án “Bệnh viện Mở” là một dự án dành cho người bệnh, người nghèo thuộc bất kỳ nhóm sắc tộc hay tôn giáo nào. Ngài nói, có hai mục tiêu khi làm điều này: chữa lành những vết thương trên thân thể và cải thiện mối quan hệ giữa các sắc tộc và liên tôn giáo.

Ngài khen ngợi, “Có một số mẫu gương rất đẹp ở đây. Những nữ tu phục vụ trong ba nhà thương này kể cho tôi về những tấm gương rất đẹp về lòng biết ơn đối với những người không theo Ki-tô giáo.

“Tôi luôn suy nghĩ về Syria đáng thương — cho đến bao giờ thì đất nước mới thoát ra khỏi cơn lốc này ở Trung Đông? Một cơn lốc khủng khiếp đang hoành hành. “Chỉ cần nghĩ đến những vấn đề của câu hỏi giữa Israel và Palestine, đến những bất đồng giữa Iran và Ả Rập Saudi, những sức mạnh quốc tế vẫn hiện diện. Đây thực sự là một trận cuồng phong và Syria chính là mắt của cơn bão lốc này.”

Vì rất nhiều quốc gia thực hiện chiến tranh bằng sự ủy quyền ở Syria, nên rất khó để nói rằng Syria có thể thoát ra khỏi hoàn cảnh này vào nay mai, ngài nói, “khi có một cơn bão lốc đang hoành hành trên toàn Trung Đông.”

Lời kêu gọi với ZENIT & Lòng biết ơn đối với những người Samari tốt lành, những bà Veronica, những ông Simon

Ngài đã trao đổi với ZENIT về điều này và thừa nhận rằng các biến cố trong nước đã thử thách đức tin của nhiều người, và những dấu hiệu hy vọng duy nhất thực sự “là những người Samari tốt lành” đã giúp đỡ trên đường đi.

Đức Hồng y lặp lại lời kêu gọi của mình đối với cộng đồng quốc tế: “Xin đừng quên Syria! Đừng lãng quên Syria!”

Những dấu chỉ của hy vọng, trên con đường dài lên đồi Can-vê

Ngài thừa nhận rằng sự đau khổ là không thể tả được, đặc biệt khi bạn tận mắt nhìn thấy sự chết chóc và đau khổ của các trẻ em và những bà mẹ, là “một sự thử thách lớn về đức tin.”

Tuy nhiên, ngài nói chúng ta không được quên những dấu chỉ hy vọng đó.

Ngài nói, “Có rất nhiều người Samari tốt lành, nhiều người Samari tốt lành, được tìm thấy ở Syria trên con đường dài lên đồi Calvary; nhiều người tốt đã mất mạng sống của mình. Đây là những dấu chỉ tạo hy vọng cho chúng ta.

“Có nhiều bà Veronica lau mặt cho những người nghèo này, nhiều thiện nguyện viên, nhiều người Cyrenians; những gì họ làm và đã làm phải được đề cao.”

Hạt giống nhỏ trên sa mạc, thử thách đức tin rất lớn

Hơn nữa, ngài nói với ZENIT, “tình đoàn kết, sự viện trợ là không thiếu, nhưng nhu cầu là quá lớn. Có rất nhiều hạt giống âm thầm của tình đoàn kết, những hạt giống nhỏ trên sa mạc, một ngày nào đó sẽ phát triển, và Syria sẽ trở lại xanh tươi.”

Khi ZENIT hỏi về việc cầu nguyện đã giúp ngài bền chí vượt qua tất cả những gì ngài chứng kiến, ngài nói: “Tôi đã chứng kiến quá nhiều sự đau khổ, rất nhiều cuộc nội chiến, quá nhiều sự khổ đau của trẻ em, của các bà mẹ, tôi đang tham gia vào một công cuộc phản ánh lại tất cả những sự đau khổ mà tôi đã chứng kiến thấy, hai mươi năm đau khổ, và Chúa ban cho tôi sự sống; những năm đó sẽ giúp tôi suy nghĩ lại, hiểu cách cố gắng để thấu hiểu.

“Đau khổ là một sự thử thách, và sự đau khổ của trẻ em, của những người vô tội, nó là một sự thử thách lớn của đức tin.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/9/2019]


Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết

Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết


Billy Ryan

17 tháng Bảy, 2019


Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết



Bị lưu đày đến đảo Patmos, bên trong Hang Khải Huyền Gioan Thần học gia nhận được những thị kiến nước trời và mô tả lại những thị kiến đó trong quyển Sách Khải Huyền của ngài.

Khoảng năm 95 sau Công nguyên, Gioan Thần học gia bị lưu đày đến đảo Patmos của Hy Lạp trong vùng biển Aegean cách Ê-phê-sô 50 dặm về phía nam, được người Roma dùng như một trại giam biệt lập dưới thời của Hoàng đế Domitian.

“Tôi là Gio-an, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giê-su. Lúc ấy, tôi đang ở đảo gọi là Pát-mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giê-su.” – Kh 1:9

Truyền thống kể rằng Gioan nghe thấy tiếng Chúa qua ba khe nứt nhỏ xuất hiện trong vách đá tượng trưng Chúa Ba Ngôi khi ngài đi vào Hang Khải Huyền. Gioan đọc lại Lời Mạc Khải cho môn đệ của ngài là Prochoros viết.
Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết

Bức tranh ghép phía trên cổng vào Hang Khải Huyền mô tả cảnh Gioan đang đọc Lời Chúa cho môn đệ Prochorus viết.


Năm 1088, Tu viện Thánh Gioan Thần học gia được xây dựng trên Hang Mạc Khải bởi Christodoulos Latrinos người Patmos theo mong ước của Hoàng đế Alexios I Komnenos thuộc đế quốc Byzantine muốn thuộc địa hóa các hòn đảo của biển Aegean.

Năm 1999, cả hai nơi được công nhận là một Khu vực Di sản Thế giới của UNESCO. Ngày nay, hàng ngàn khách hành hương đến đây mỗi năm để chiêm ngắm địa điểm của Sách Khải Huyền và chạm đến ba khe nứt trên đá.

Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết
Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết
Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết
Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết
Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết
Bên trong hang động nơi Sách Khải Huyền được viết


[Nguồn: ucatholic]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/7/2019]


Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray
Cristiane Murray / Copyright: Vatican Media

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

Nhà báo sinh quán tại Brazil đã phụ trách chương trình tiếng Bồ Đào nha cho Đài Phát thanh Vatican và đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho Thượng Hội đồng về Amazon

25 tháng Bảy, 2019 13:44


Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa được công bố: bà Cristiane Murray.

Hôm nay 25 tháng Bảy, thông báo về việc bổ nhiệm được đăng trên tập san của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, theo sau sự bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, và Thứ Năm ngày 18 tháng Bảy vừa qua.

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

Bà Murray đánh dấu là người phụ nữ thứ hai giữ vị trí Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, theo sau chị Paloma Garcia Ovejero, người đã từ chức ngày 31 tháng Mười Hai, 2018.

Cristiane Murray, người Brazil, đã là trưởng phòng chương trình tiếng Bồ Đào nha cho Đài Phát thanh Vatican, và đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho Thượng Hội đồng sắp tới về vùng Amazon, theo lịch sẽ diễn ra vào Tháng Mười tại Vatican.

Dưới đây là bản dịch của ZENIT (tiếng Anh) những phát biểu hôm nay của Cristiane Murray, của Tổng trưởng Bộ Truyền thông Vatican, Paolo Ruffini, của Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Matteo Bruni, và của Giám đốc phòng Biên tập Vatican, Andrea Tornielli:

***

Phát biểu của Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí, Cristiane Murray

Tôi đón nhận sự bổ nhiệm với nhiều cảm xúc. Đối với các nhà báo và đồng nghiệp của Bộ Truyền thông, đây là trách vụ rất lớn trong công việc hàng ngày của chúng tôi là mang Tin mừng đến cho thế giới, thông điệp của Đức Giáo hoàng và của Giáo hội. Lời cảm ơn đầu tiên, của tôi và của tất cả chúng tôi, đặc biệt là những người phụ nữ, xin gửi đến Đức Thánh Cha vì đã chọn tôi cho trách vụ quan trọng này. Tôi xin cảm ơn ông Tổng trưởng, Paolo Ruffini, ông Giám đốc Biên tập, Andrea Tornielli, và Ban Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, đứng đầu là Đức Hồng y Lorenzo Baldisseri, là đấng mà tôi đã làm việc cho ngài suốt hơn một năm qua để chuẩn bị cho Đại Hội Thượng Hội đồng Amazonia. Tôi hứa sự cam kết cũng như nhiệt huyết đối với ông Giám đốc, Matteo Bruni, và tất cả nhóm Văn phòng Báo chí, dành cho việc phục vụ Tòa Thánh.

* * *

Phát biểu của ông Tổng trưởng Bộ Truyền thông, Paolo Ruffini

Với việc bổ nhiệm chị Cristiane Murray làm Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, việc xác định cho vị trí quản lý cấp cao của cấu trúc khung của Bộ Truyền thông đã được hoàn tất.

Việc chọn một người phụ nữ gốc Brazil và một cái nhìn mở rộng ra thế giới chứng thực ý chí xây dựng một nhóm có khả năng nói ngôn ngữ của những người lắng nghe chúng ta.

Tôi chắc chắn rằng chị Cristiane, người đã làm việc trong ngành truyền thông Vatican rất nhiều năm, và là người có khả năng chuyên môn và tính cách luôn được đánh giá cao, sẽ góp phần quan trọng cho trí tuệ, sự nhạy cảm, sự ghi nhớ và kế hoạch trong việc phục vụ mà tất cả chúng ta cùng nhau tìm kiếm để cống hiến cho Giáo hội.

* * *

Phát biểu của Giám đốc Văn phòng Báo chí, Matteo Bruni

Văn phòng Báo chí đón nhận sự bổ nhiệm chị Cristiane Murray là Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh của Đức Thánh Cha với lòng tri ân. Tôi chắc chắn rằng tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của chị đã dày dạn trong suốt những năm phục vụ Giáo hội và Tòa Thánh, sẽ trở nên vô cùng quý giá trong vị trí này. Cũng thay mặt cho nhân viên Văn phòng Báo chí, tôi xin gửi đến chị sự chào đón nồng nhiệt và những lời chúc mừng tốt đẹp cho công việc.

* * *

Phát biểu của Giám đốc Biên tập thuộc Bộ Truyền thông, Andrea Tornielli

Tôi rất tri ân Đức Thánh Cha đã chọn một đồng nghiệp người Brazil là chị Cristiane Murray vào vị trí Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh. Cho đến hôm nay, chị Cristiane là một nguồn lực quan trọng cho Đài Phát thanh Vatican - Vatican News và cũng được đánh giá rất cao bởi Ban Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, là nơi chị đã làm việc suốt hơn một năm, cộng tác trong việc chuẩn bị cho Đại Hội Thượng Hội đồng Miền Pan-Amazonian. Một lần nữa khả năng chuyên môn của chị được đánh giá cao trong truyền thông Vatican và tôi chắc chắn rằng năng lực của chị Cristiane sẽ trở nên quý giá cho công việc của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

[Văn bản chính: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT (tiếng Anh)]

***

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, sẽ chính thức bắt đầu vai trò mới vào Thứ Hai, 22 tháng Bảy, 2019. Ông đã giữ vị trí trợ lý Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, và là một trong những hầu cận báo chí của Đức Giáo hoàng trong nhiều năm.

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

Sinh quán tại Vương quốc Anh, ngoài tiếng Ý, ông Bruni nói thành thạo tiếng Anh, cũng như tiếng Pháp và Tây Ban nha.

Ông Alessandro Gisotti, người giữ vị trí ‘quyền’ giám đốc, theo sau sự từ chức của ông Greg Burke và chị Paloma Garcia Ovejero ngày 31 tháng Mười hai năm 2018, đã chọn là ‘quyền tạm thời’ khi ông đánh dấu mình là giám đốc đầu tiên có gia đình của Văn phòng Báo chí, và là người đầu tiên là cha của một gia đình, vì ông có hai con.

Cấu trúc truyền thông của Vatican đã mở rộng rất nhiều trong thế kỷ qua, nhưng chưa có một sự phối hợp giữa các thực thể khác nhau, chẳng hạn truyền hình, đài phát thanh, tờ báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh, và và nhà in.

Năm 2015, Quốc vụ viện Truyền thông, mà sau này đổi tên thành Bộ Truyền thông, được thành lập để tạo ra một sự phối hợp giữa tất cả những cơ quan của mình.

Ông Paolo Ruffini hiện đang là tổng trưởng Bộ, và đánh dấu là người giáo dân đầu tiên đứng đầu một bộ của Vatican. Andrea Tornielli là trưởng phòng biên tập cho Vatican.

Ông Alessandro Gisotti và Sergio Centofanti hiện đang giữ vị trí phó giám đốc phòng biên tập.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/7/2019


Đức Hồng y Turkson: ‘Nơi nào không có việc làm, nơi đó không có sự phát triển’

Đức Hồng y Turkson: ‘Nơi nào không có việc làm, nơi đó không có sự phát triển’
Card. Turkson, May 3, 2019 © Vatican Media

Đức Hồng y Turkson: ‘Nơi nào không có việc làm, nơi đó không có sự phát triển’


Thông điệp từ ngài Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện nhân Ngày Du lịch Thế giới 2019
24 tháng Bảy, 2019 19:04

Dưới đây chúng tôi đăng Thông điệp của Đức Hồng y Phê-rô Kodwo Appiah Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện, nhân Ngày Du lịch Thế giới được mừng hàng năm vào ngày 27 tháng Chín:


Thông điệp

“Du lịch và Việc làm: Một Tương lai Cho Tất cả Mọi người” là chủ đề của Ngày Du lịch Thế giới được kỷ niệm vào ngày 27 tháng Chín, và được thúc đẩy bởi Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp quốc (UNWTO). Nó là chủ đề nhắc lại sáng kiến: “Tương lai của Việc làm,” được mong muốn bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), là tổ chức năm nay sẽ kỷ niệm một trăm năm.

Cơ hội để đưa ra chủ đề du lịch xuất phát từ tầm nhìn của việc làm dường như rất thích hợp, trước những vấn đề then chốt đã bén rễ sâu và đang phát triển là đặc trưng cho chiều kích việc làm trong cuộc sống đối với tất cả mọi người, trên mọi vùng miền. Không thể đạt được những mục tiêu cho hy vọng một nền hòa bình, an ninh, thăng tiến xã hội, và bao gồm nếu cam kết chung để bảo đảm có việc làm xứng đáng, công bằng, tự do cho mọi người bị từ chối, được xây dựng vì con người và những nhu cầu căn bản cho sự phát triển con người toàn diện của họ. Đức Thánh Cha Phanxico nói, “Lao động là thích đáng với nhân vị. Nó thể hiện phẩm giá của con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”[1]. Nơi nào không có lao động, nơi đó không thể có sự phát triển, và chắc chắn không thể có một tương lai tốt đẹp hơn. Việc làm, không chỉ là sự cam kết nhưng còn là cách để con người kiện toàn bản thân trong xã hội và trong thế giới, là một phần quan trọng trong việc quyết định sự phát triển toàn diện, bất kể là đối với con người hoặc với cộng đồng mà người đó sống.

“Chúng ta được kêu gọi để làm việc từ khi chúng ta được tạo dựng,” Đức Thánh Cha Phanxico viết trong Tông huấn Laudato Si’, nhận xét rằng “Việc làm là một sự cần thiết, nó là một phần của ý nghĩa cuộc sống trên dương thế, là một cách để trưởng thành, để phát triển con người và để kiện toàn cá nhân.” [2] “Không có việc làm — ngài lặp lại trong Thông điệp Video gửi đến các tham dự viên trong Tuần Xã hội lần Thứ 48 của giới Công giáo Ý (Cagliari, 26-29 tháng Mười, 2017) — thì không có phẩm giá.”

Như được viết trong “Trích yếu Giáo hội Công giáo” nói, “Con người là thước đo của giá trị công việc. Và, trích trong Tông huấn Laborem Exercens, ‘Thật vậy, rõ ràng công việc của con người có giá trị đạo đức của nó, được liên kết trực tiếp với thực tế rằng ai đang lao động thì đó chính là một con người.’”[3]

Liên quan cụ thể đến vấn đề du lịch, trong Sứ điệp nhân Ngày Du lịch Thế giới lần thứ 24, [4] Thánh Gioan Phaolo II cũng giải thích rằng ngành này “được coi là một cách thể hiện đặc biệt của đời sống xã hội, với ý nghĩa về kinh tế, tài chính, văn hóa và với những hệ quả quyết định cho các cá nhân và các dân tộc. Mối quan hệ trực tiếp của nó với sự phát triển toàn diện của con người, cũng như các hoạt động khác của con người, nên hướng đến việc phục vụ cho việc xây dựng nền văn minh theo ý nghĩa chân thực và đầy đủ nhất, đến việc xây dựng, cụ thể là, ‘Nền văn minh Tình yêu’ (x. Sứ điệp Sollicitudo Rei Socialisi, n. 33).”

Cho đến nay, những công việc trong lĩnh vực du lịch cũng gặp không ít vấn đề, nó bị suy giảm về tính chuyên nghiệp rất đa dạng trong các nhiệm vụ cụ thể. Những người tư vấn du lịch và hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp, bồi bàn và phục vụ rượu, tiếp viên hàng không, người hoạt náo, chuyên gia về tiếp thị du lịch và mạng xã hội: trong nhiều trường hợp họ làm việc trong những điều kiện bấp bênh và đôi khi bất hợp pháp, với chế độ đãi ngộ không công bằng, bị buộc phải làm những công việc kiệt sức, thường phải xa gia đình, có nguy cơ cao bị căng thẳng và phải cúi đầu tuân theo các quy tắc của một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Và thật đáng lên án là sự bóc lột người lao động ở các nước nghèo nhưng lại có lượng khách du lịch rất cao nhờ vào gia sản về môi trường và văn hóa lịch sử đặc trưng cho họ, nơi người dân bản địa hiếm khi thu được lợi ích từ việc sử dụng những nguồn tài nguyên địa phương. Cũng không thể chấp nhận được các hành vi bạo lực chống lại những cư dân chủ nhà, hành vi xúc phạm đến bản sắc văn hóa của họ, và tất cả các hoạt động gây nên sự xuống cấp và bóc lột môi trường.

Liên quan đến vấn đề này, vào năm 2003 Thánh Gioan Phaolo II đã chứng minh rằng “những hoạt động Du lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, xét cả về quan điểm kinh tế hoặc xã hội và văn hóa. Qua việc du lịch, người ta sẽ biết được những địa điểm và hoàn cảnh khác nhau, và người ta nhận ra khoảng cách quá lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo. Hơn nữa, các nguồn lực và các hoạt động địa phương có thể được đánh giá cao hơn, bằng cách thúc đẩy sự tham gia của các phân khúc dân số nghèo nhất.”[5]

Trong mối liên quan này, một cái nhìn sâu hơn về những tiềm năng phát triển mà ngành du lịch cung cấp là điều rất đáng kể, có thể đó là về những cơ hội việc làm hoặc thăng tiến về con người, xã hội và văn hóa. Đặc biệt, các cơ hội được mở ra cho người trẻ và khuyến khích họ tham gia với tư cách là những vai chính cho sự phát triển của họ, có thể thông qua các sáng kiến tự làm chủ ở những quốc gia kém phát triển.

Dữ liệu do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố nhấn mạnh rằng trong số 11 công việc trên thế giới, có ít nhất một công việc được tạo ra bởi ngành du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và họ ghi nhận sự phát triển không ngừng của hiện tượng, liên quan đến hàng triệu người ở mọi miền của trái đất. Có những ý kiến nói về một chu kỳ mở rộng, với ý nghĩa to lớn trên mặt bằng xã hội, kinh tế và văn hóa, đã vượt qua những kỳ vọng lạc quan nhất. Chỉ cần nghĩ đến năm 1950 lượng khách du lịch quốc tế chỉ có hơn 25 triệu, trong khi đó, trong thập kỷ tới, ước tính rằng con số có thể đạt tới 2 tỷ khách du lịch trên toàn thế giới.

Trước những thông tin này, chiều kích của sự gặp gỡ có vẻ rất đáng khích lệ đối với chúng ta, với những công việc trong ngành du lịch có thể mang lại. Các nhà điều hành của ngành ở tất cả các cấp, trong khi thực hiện các công việc hàng ngày của họ, trong nhiều trường hợp họ có cơ hội gặp gỡ những người ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, và bắt đầu có được kiến thức góp phần xây dựng bước đầu việc từ bỏ những định kiến và khuôn sáo và xây dựng những mối quan hệ thể hiện tình bạn. Đức Giáo hoàng Phanxicô nói về du lịch như một cơ hội để gặp gỡ, khi nói chuyện với những bạn trẻ của Trung tâm Du lịch Thanh niên vào tháng 3 năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hiệp hội. Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao về cam kết đầy nhiệt huyết của họ trong việc quảng bá “du lịch chậm”, “không bị khuấy động bởi những tiêu chuẩn của chủ nghĩa tiêu dùng hưởng thụ hoặc chỉ đơn thuần mong muốn tích lũy kinh nghiệm, nhưng có thể thúc đẩy sự gặp gỡ giữa những con người và lãnh thổ, và phát triển trong sự tôn trọng lẫn nhau.”[6]

Do đó, Bộ Phục vụ Sự Phát triển Con người Toàn diện lên tiếng kêu gọi tất cả các nhà quản trị và lãnh đạo các chính sách kinh tế quốc gia hãy thăng tiến công việc trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là của người trẻ. Một công việc đặt phẩm giá của con người vào trung tâm — như Ủy ban Toàn cầu về Tương lai của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) [7] đã đề ra — để chính bản thân nó trở thành một công cụ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi con người và của toàn thể nhân loại, là những người hợp sức trong việc phát triển các cộng đồng riêng lẻ, mỗi người theo những đặc thù riêng của mình, và thúc đẩy việc tạo ra các mối quan hệ của tình bạn và tình huynh đệ giữa con người và các dân tộc.

Chúng tôi cam kết sự gần gũi và sự hỗ trợ của chúng tôi với tất cả những người cam kết đạt được các mục tiêu này, và chúng tôi khuyến khích các giám đốc và nhà điều hành du lịch có được nhận thức về những thách thức và cơ hội đặc trưng cho công việc trong ngành du lịch. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn, đặc biệt là các nhân viên mục vụ vì tất cả năng lượng bỏ ra mỗi ngày, để Lời Chúa có thể chiếu tỏa và làm sống động môi trường này của con người.

Viết từ Vatican, 23 tháng Bảy, 2019

Phê-rô K. A. Turkson, Hồng y Tổng trưởng

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[1] Phanxico, Bài giáo lý trong Buổi Tiếp Kiến Chung, 15 tháng Tám, 2015.

[2] Phanxico, Tông huấn Laudato Si’, 24 tháng Năm, 2015, s. 128.

[3] Trích yếu Giáo lý Xã hội của Giáo hội, s. 271.

[4] Gioan Phaolo II, Sứ điệp Ngày Du lịch Thế giới lần thứ 24, 2003.

[5] Nt.

[6] Phanxico, Huấn từ Tiếp kiến các Giám đốc và Thành viên của Trung tâm Du lịch Thanh niên, 22 tháng Ba, 2019.

[7] “Việc làm cho một tương lai tốt đẹp hơn,” Báo cáo của của Ủy ban Toàn cầu về Tương lai Việc làm, 22 tháng Năm, 2019; đăng trên trang; https://www.ilo.org/rome/risorse-informative/comunicati-stampa/WCMS_664152/lang–it/index.htm


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/7/2019]