Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Bạn có sẵn sàng giúp đỡ bé gái 6 tuổi vô gia cư này?

Bạn có sẵn sàng giúp đỡ bé gái 6 tuổi vô gia cư này? (VIDEO)

Leigh Anderson
30 tháng 6, 2016

Một dự án của UNICEF trang điểm cho bé gái này theo 2 hoàn cảnh khác nhau và đưa bé ra ngoài các đường phố. Kết quả thật đau lòng.

Bạn sẽ làm gì khi nhìn thấy một đứa trẻ một mình ở trên phố? Nếu bạn cũng hành động giống như những người qua lại trong video này, thì câu trả lời tùy thuộc vào đứa trẻ trông như thế nào. Trong thử nghiệm này, UNICEF mời một bé gái 6 tuổi đóng vai là một trẻ đi lạc cho một đoạn quay video ở thành phố Tbilisi, Georgia. Tình huống? Có lúc cô bé sạch sẽ, mặc đẹp, và trông giống như tạm thời bị lạc cha mẹ. Có khi cô bé xuất hiện rách rưới và nghèo, bẩn thỉu và đầu tóc rối bù.
Phản ứng của những người qua lại thật khó coi — không một ai dừng lại để giúp cô bé khi bé được hóa thân thành một trẻ em vô gia cư.
Chuyện đặc biệt xảy ra tại phút thứ 2:18 của video quá tồi tệ, nó thậm chí đã làm cô bé diễn vai Anano phải khóc — và cũng có thể làm bạn phải khóc theo.
UNICEF, trong một phúc trình email của phát ngôn viên Najwa Mekki, nói rằng: “Mặc dù video được quay ở Georgia, nhưng tính bất công mà đoạn phim bóc trần ra có ở khắp nơi trên thế giới. Trẻ em đường phố nằm trong số những nhóm người bị bỏ rơi và bất lợi nhất, không được tiếp cận với giáo dục hay các dịch vụ chăm sóc y tế. Các trẻ thường không được đăng ký và là đích ngắm của nhiều hình thức bạo lực khác nhau.”
Unicef Campaign
UNICEF Georgia | Youtube
Unicef Campaign
UNICEF Georgia | Youtube
Unicef Campaign
UNICEF Georgia | Youtube
Unicef Campaign
UNICEF Georgia | Youtube
Unicef Campaign
UNICEF Georgia | Youtube
Xem video:
Nếu bạn thấy động lòng muốn giúp đỡ — hay lưỡng lự chưa biết phải làm gì khi đứng trước một đứa trẻ biết chắc là bị bỏ rơi — Mekki cho bạn những lời khuyên sau:
“Những cách giúp trẻ em bị bỏ rơi có thể khác nhau tùy mỗi quốc gia, và cũng có thể đưa trẻ đến các hội thiện nguyện uy tín. Nhưng dưới đây là những bước rất cơ bản và hữu ích mọi người có thể áp dụng nếu họ tìm thấy một trẻ em trong hoàn cảnh tương tự.
1. Tự giới thiệu bản thân và hỏi xem cha mẹ của bé là ai.
2. Nếu không liên lạc được với cha mẹ, hãy gọi đường dây nóng cho tổ chức phục vụ xã hội trong nước của bạn và mô tả vị trí của bé. Họ sẽ tới và kiểm tra tình hình và quyết định chọn cách chăm sóc thích hợp cho bé.
3. Hãy ở lại với đứa trẻ cho đến khi nhóm xã hội đến.”
Để biết thêm thông tin về UNICEF, xin truy cập: www.unicef.org.
[Nguồn: aleteia]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/07/2016]


Đức Thánh Cha Phanxico mời riêng giới trẻ đến tham dự sự kiện huynh đệ tại Công viên quốc gia National Mall

Đức Thánh Cha Phanxico mời riêng giới trẻ đến tham dự sự kiện huynh đệ tại Công viên quốc gia National Mall

Bốn mươi diễn giả, tác giả và các nhà lãnh đạo nổi tiếng đã tham dự một ngày cầu nguyện hiệp nhất và tôn thờ
1 tháng 7, 2016
Together2016
Ảnh Caitlin Bootsma
Đức Thánh Cha Phanxico nổi tiếng với lòng khao khát xây dựng những chiếc cầu  nối giữa các dân tộc thuộc mọi tôn giáo và truyền thống khác nhau. Hôm nay, ngài kêu gọi giới trẻ Hoa kỳ đến và gặp gỡ Đức Ki-tô với hàng ngàn (có thể một triệu) bạn trẻ khác thuộc những giáo phái khác tại công viên quốc gia National mall ngày 16 tháng 7.
Đức Thánh Cha đã dành thời gian để ghi hình một thông điệp riêng (personal message) kêu gọi giới trẻ tham dự, hòa mình cùng với 40 diễn giả, tác giả và các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong một ngày cầu nguyện hiệp nhất và tôn thờ.
Trong thông điệp, ngài nói “Các bạn trẻ, cha biết trong mỗi con tim của chúng con có một điều gì đó làm rung cảm. Và điều đó làm chúng con có nhiệt huyết, vì nếu một bạn trẻ không có nhiệt huyết tức là bạn ấy đã già. Chúng con có sức mạnh tuổi trẻ, và sức mạnh tuổi trẻ tạo ra nhiệt huyết. Nhiệt huyết của chúng con là gì? Chúng con có biết nó là gì hay chúng con không biết? Chúng con có muốn biết nhiệt huyết của chúng con là gì không? Cha mời chúng con đến dự một buổi họp mặt vĩ đại của tuổi trẻ ở thủ đô Washington, D.C. để tìm được một Người có thể cho chúng con câu trả lời về nhiệt huyết của chúng con.”
Sự kiện được PULSE điều hành, một phong trào loan truyền tin mừng của sinh viên, họ hy vọng sẽ có 1 triệu người tụ họp vào ngày 16 để mừng tình yêu đáp đền của Đức Ki-tô.
Sáng lập viên của Pulse Nick Hall giải thích, “Đức thánh Cha Phanxico chọn để nói về ngày lịch sử này là một bằng chứng cho sự cấp bách và nhu cầu để những người tin theo Đức Ki-tô hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho đất nước chúng ta và cho thế giới. Chúng tôi rất vinh dự được ngài quan tâm và chúng tôi đang háo hức muốn chia sẻ lời mời của ngài đến với đại hội Together 2016.”
Nhưng tại sao lại vào thời điểm này? Năm 2016 có cái gì đặc biệt để kêu gọi sự tập họp có tầm cỡ này?
Hall nói, “Nhiều biến cố kêu gọi thời khắc này. Đã đến lúc phải có sự tập họp đông đảo và hướng sự chú tâm của chúng ta về cốt lõi của vấn đề. Niềm hy vọng và sự cứu giúp cho chúng ta được tìm thấy nơi Đức Ki-tô, chứ không phải ở các nhà lãnh đạo chính trị. Chúng tôi cùng đến với nhau, tìm kiếm Thiên Chúa, cầu nguyện cho đất nước và cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Mục tiêu của chúng tôi là tập họp như một mặt trận hiệp nhất, tìm kiếm Đức Ki-tô và những thay đổi cho đất nước qua lời cầu nguyện và sự tôn thờ.”
Cũng trong dịp cầu nguyện và gặp gỡ giới trẻ thuộc nhiều nền tảng khác nhua, PULSE sẽ cung cấp 10.000 cơ hội phục vụ trong bán kính 100 dặm của thủ đô Washington, D.C. trong suốt thời gian 1 tuần trước và sau sự kiện Together2016.
Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp bằng câu, “... và Cha bảo đảm với các con, các con sẽ không cảm thấy thất vọng. Thiên Chúa không để ai bị vỡ mộng. Giê-su đang chờ đợi các con. Ngài là Người đã gieo những hạt mầm nhiệt huyết trong tim chúng con. Hãy thử đi! Các con sẽ không mất mát gì đâu.”
Xem video thông điệp của Đức Thánh Cha:

Để biết thêm thông tin về Together2016, xin truy cập reset2016.com
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/07/2016]



Các đoàn thể Công giáo đứng thứ hai chỉ sau Liên Hiệp Quốc trong việc cung cấp cứu trợ cho Iraq và Syria

A Syrian refugee carries her child in a thermal blanket as refugees and migrants arrive on an overcrowded boat on the Greek island of Lesbos, 2015. CNEWA's $150 million contributed to Iraq and Syria in 2015 was only second to the United Nations'.
Một người tị nạn Syria ẵm đứa con của bà trong một tấm chăn giữ nhiệt khi những người tị nạn và di cư trên một chiếc thuyền quá đông cập bến đảo Lesbos, Hy lạp năm 2015. CNEWA đã đóng góp $150 triệu cho Iraq và Syria trong năm 2015 và đứng thứ 2 về trợ giúp sau Liên Hiệp quốc.CNS photo/Courtesy of Alkis Konstantinidis, Reuters

Các đoàn thể Công giáo đứng thứ hai chỉ sau Liên Hiệp Quốc trong việc cung cấp cứu trợ cho Iraq và Syria


27 tháng 6, 2016



OTTAWA – Hiệp hội Công tác Xã hội Công giáo vùng Cận đông (CNEWA), Carl Hetu, giám đốc quốc gia Canada, báo cáo rằng các đoàn thể cứu trợ Công giáo đã đóng góp $150 triệu trong năm 2015 để giúp những người ở Iraq và Syria.

Ông Hetu nói, “Điều này thật đáng kinh ngạc.” Ông đại diện cho CNEWA đến tham dự Buổi họp mặt Những Cơ quan Cứu trợ Các Giáo hội Đông phương ở Vatican ngày 14-16 tháng 6.

Đây là một mức độ cứu trợ cao nhất trong số tất cả các nhóm cứu trợ chuyển đến Trung Đông và chỉ đứng sau Liên Hiệp Quốc, ông Hetu nói. Sự hồi đáp của Công giáo có tổ chức, có kế hoạch và hoạt động hợp tác và thông qua các nhà thờ trong vùng để giúp đỡ “tất cả mọi người ở Trung Đông,” không riêng người Ki-tô hữu.

Cũng có mặt tại buổi họp mặt là các tổ chức thuộc Hiệp hội Caritas Quốc tế, hội Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn và các đại sứ đại diện của Jordan và Iraq, Lebanon và Ukraine. Buổi họp mặt gặp gỡ với Phái đoàn các Giáo hội Đông phương và tiếp theo sau là gặp gỡ trong buổi triều yết với Đức Thánh Cha Phanxico.

Ông Hetu nói, một trong những quan tâm lớn cho Trung Đông là làm sao duy trì sự hiện diện Ki-tô giáo ở Iraq và Syria

“Từ một góc nhỏ của thế giới, thật khó có thể nhìn được toàn cảnh,” ông Hetu nói. Buổi họp mặt là một cơ hội để lắng nghe những người khác cũng đang hoạt động trong công tác cứu trợ. “Nó làm cho bạn có cảm giác giống như bạn là một phần trong một cái gì đó lớn hơn, một phần trong tiếng hồi đáp quan trọng cho cuộc khủng hoảng này.”

Các buổi họp cũng được nghe báo cáo về những gì Đức Thánh Cha đang làm trên tầm mức quốc tế, thông qua Liên Hiệp Quốc và ở Geneva, để cổ vũ cho hòa bình. Tổng Giám mục Richard Gallagher, Quốc vụ khanh Vatican “ngồi ở những bàn hội nghị khác để thúc đẩy hòa bình,” và tìm hiểu xem người dân ở những vùng bị chiến tranh xé nát có được cung cấp thực phẩm không, và việc ngừng bắn ở Syria có cho phép người dân nhận được cứu trợ không, ông Hetu nói.

“Thay mặt Đức Thánh Cha ngài kêu gọi chúng ta tiếp tục hỗ trợ tất cả những người dân là nạn nhân của chiến tranh ở Syria, Iraq, Li-băng và Jordan,” ông nói. “Nó vẫn còn rất thảm khốc. Không có ai trong buổi nói chuyện có thể nói với chúng tôi rằng hòa bình sẽ diễn ra vào ngày mai. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên hoạt động vì hòa bình nữa. Rất khó tiến đến được hòa bình, vì thế chúng ta phải nhân đôi nỗ lực.”

Ông Hetu nói, “Tin tốt lành là cuộc ngừng bắn ở Syria. Ngừng bắn có nghĩa là người dân bắt đầu nếm được một chút hương vị của hòa bình. Họ sẽ được cung cấp lương thực; họ sẽ không phải nghe thấy những tiếng nã pháo và bom, và điều đó có thể là khởi đầu cho một đường xoắn ốc tiến đến hòa bình, nhưng một hành động ngừng bắn vẫn chưa đủ.”

Những người đang hoạt động vì hòa bình trong vùng đang chuẩn bị làm việc với chính phủ Assad, ông Hetu nói.

“Năm năm vừa qua đã cho chúng tôi và cho thế giới thấy việc các bạn có thực sự muốn hòa bình hay không, bạn phải làm việc với những người ở đó,” ông Hetu nói. Việc thay thế cho lỗ hổng chính trị như ở Lybia là “rất, rất đáng sợ.”

“Làm việc với Assad không có nghĩa là bạn thừa nhận Assad và chính quyền Syria,” ông nói. “Nó chỉ có nghĩa là bạn đang làm việc vì hòa bình và một giải pháp với Assad. Đó chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải kết thúc.”

Buổi họp mặt cũng được nghe báo cáo về xung đột ở Ukraina và Ấn độ.

“Mặc dù không ai nói về những cái chết hàng ngày ở đó trong đất nước Ukraina,” ông Hetu nói. “Cuộc xung đột cũng chưa có thể giải quyết được. Nền kinh tế của Ukraina về căn bản đang bị xuống dốc trầm trọng và những người không là nạn nhân trực tiếp của xung đột bây giờ đang chịu thiệt hại do hậu quả của nó.”

Có những người bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc xung đột, đang phải di tản và tị nạn, và thậm chí một nhóm người nhiều hơn nữa đang chịu đựng sự sụp đổ kinh tế, ông Hetu nói. “Các gia đình bây giờ đang phải chống chọi để tìm thực phẩm, trợ giúp y tế và nhà ở.”

Buổi họp cũng nghe báo cáo của một giám mục giáo hội Công giáo đông phương Malabar Syria và một giám mục giáo hội Công giáo đông phương Syro-Malankar về sự bách hại người Ki-tô hữu do những người cuồng tín Hindu ở những vùng trung tâm và miền bắc Ấn độ, ông Hetu nói. Những nhà thờ Công giáo này đã đưa tay vươn đến với những người ở các vùng trong Ấn độ chưa được rao giảng tin mừng, đến những nhóm bộ lạc và những tầng lớp thấp hèn nhất trong hệ thống đẳng cấp của đạo Hindu.

“Nhưng những người và các nhóm Hindu cuồng tín đang cố gắng ngăn cản sự vươn tới đó.”

[Nguồn: catholicregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/07/2016]