Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Đức Thánh Cha thành lập Tân Ủy ban để nghiên cứu về chức Nữ Phó tế

Đức Thánh Cha thành lập Tân Ủy ban để nghiên cứu về chức Nữ Phó tế
The Appearance Of The Angel To Women © Cathopic

Đức Thánh Cha thành lập Tân Ủy ban để nghiên cứu về chức Nữ Phó tế

Bao gồm năm thành viên nữ và bảy thành viên nam

08 tháng Tư, 2020 17:34

Đức Thánh Cha Phanxico đã thành lập một Tân Ủy ban để nghiên cứu về chức Phó tế nữ, bao gồm năm thành viên nữ và bảy thành viên nam, gần một năm sau thông báo về việc nghiên cứu vấn đề này, ba năm trước đã được trao phó cho một nhóm các chuyên gia, và đã phải dừng lại do sự khác biệt về tầm nhìn và tư tưởng giữa các thành viên.

Theo bản tin của Văn phòng Báo chí Tòa thánh hôm thứ Tư ngày 8 tháng Tư năm 2020, Tân Ủy ban được thiết lập trong một buổi họp với Đức Hồng y Luis Francisco Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin.

Đức Hồng y Giuseppe Petrocchi, Tổng Giám mục L’Aquila, Ý, sẽ là trưởng nhóm. Đức Denis Dupont-Fauville, một viên chức của Bộ Giáo lý Đức tin, được bổ nhiệm làm Thư ký. Các chuyên gia từ Ukraine, Anh, Thụy sĩ, Ý, và Pháp nằm trong danh sách các thành viên, cùng với các học giả từ Tây Ban nha, Hoa kỳ, và Châu Âu.

“Phải nghiên cứu vấn đề, vì tôi không thể công bố một Sắc chỉ thuộc Bí tích mà không có nền tảng thần học và lịch sử,” Đức Thánh Cha trao đổi với các Bề trên Tổng quyền thuộc 80 quốc gia, trong Tổng Hội nghị lần thứ 21 tại Roma ngày 13 tháng Năm, 2019.

Những nghiên cứu trước đây

Liên quan đến chức phó tế nữ, Đức Giáo hoàng nói rằng có “một cách để hình thành ý tưởng mà không cần phải có cùng tầm nhìn như chức phó tế nam.” Ngài đã nói lời này trên chuyến bay trở về từ Bulgaria và Bắc Macedonia vào tháng Năm năm ngoái, khi một phóng viên hỏi ngài về chức phó tế nữ.

“Điều gây tò mò là ở những nơi có nữ phó tế thì họ hầu như luôn ở trong một vùng địa lý, đặc biệt ở Syria, nhưng ở những nơi khác thì họ không có hoặc chỉ có ít, Đức Thánh Cha giải thích, và khẳng định rằng ngài đã nhận được tất cả dữ liệu của Ủy ban Nghiên cứu.

Liên quan đến công cuộc nghiên cứu đã kết thúc, Đức Thánh Cha nói: “Mỗi người tiếp tục nghiên cứu và những việc tốt đẹp đã thực thực hiện vì có một điểm chung đã đạt tới và có thể dùng nó như khởi điểm để tiếp tục tiến tới, để nghiên cứu và đưa ra câu trả lời dứt khoát: hoặc có hoặc không, tùy theo đặc điểm của thời gian.”

Thành viên của Tân Ủy ban gồm:

— Chủ tịch:

Hồng y Giuseppe Petrocchi, Tổng Giám mục L’Aquila (Ý).

– Thư ký:

Ngài Denis Dupont-Fauville, viên chức Bộ Giáo lý Đức tin.

— Các thành viên:

Giáo sư Catherine Brown Tkacz, Lviv (Ukraine).

Giáo sư Dominic Cerrato, Steubenville (Hoa kỳ).

Cha Giáo sư Santiago del Cura Elena, Burgos (Tây Ban nha).

Giáo sư Caroline Farey, Shrewsbury (Anh).

Giáo sư Barbara Hallensleben, Fribourg (Thụy sĩ).

Giáo sư James Keating, Omaha (Hoa kỳ).

Giáo sư Đức ông Angelo Lameri, Crema (Ý).

Giáo sư Rosalba Manes, Viterbo (Ý).

Giáo sư Anne-Marie Pelletier, Paris (Pháp).



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/4/2020]


Bộ Giáo dục Công giáo thể hiện sự gần gũi với các nhà giáo dục trong đại dịch

Bộ Giáo dục Công giáo thể hiện sự gần gũi với các nhà giáo dục trong đại dịch
Congregation For Catholic Education - Wikimedia

Bộ Giáo dục Công giáo thể hiện sự gần gũi với các nhà giáo dục trong đại dịch

‘Đại dịch này đã làm lộ ra sự mong manh và những vết thương của xã hội’

08 tháng Tư, 2020 16:25

Đại dịch coronavirus là một cuộc khủng hoảng mà thế giới chưa được chuẩn bị và buộc nhiều người phải đương đầu với cái chết, nỗi sợ hãi, và mất mát gia đình và việc làm, theo một thông cáo được phát hành ngày 7 tháng Tư năm 2020 của Bộ Giáo dục Công giáo của Vatican.

Bộ đã gửi đến những suy tư đặc biệt cho những người gắn kết trong nền giáo dục của Công giáo:

“Bộ Giáo dục Công giáo mong muốn bày tỏ tình gần gũi và những sự động viên đến tất cả các trường học Công giáo, các Viện của Giáo hội, và các Đại học Công giáo; đặc biệt, Bộ gửi lời cảm ơn đến các Giám đốc, Hiệu trưởng, Chủ tịch, Trưởng khoa, các giáo viên, và nhân viên quản lý và phục vụ, là những người trong các tháng gần đây đã mang gánh nặng phải bảo đảm sự vận hành cho các hoạt động của cơ sở và năm học thông qua những phương pháp trên mạng để giữ sự liên tục và kết thúc cho năm học theo bình thường, như đã được lưu ý trong phần Lưu ý của Bộ, liên quan đến những bài kiểm tra và kỳ thi tương đương của các Viện Học thuật thuộc Giáo hội (12 tháng Ba, 2020).

Thông cáo được ký bởi Đức Hồng y Giuseppe Versaldi, Tổng trưởng Bộ. Ngài thừa nhận rằng thế giới đã “chìm ngập trong một biến cố quá bi thương, nó đến một cách đột ngột và tạo ra tình trạng khẩn cấp ngoại thường.” Và ngài nhắc nhở độc giả rằng đại dịch đã “làm lộ ra sự mong manh và những vết thương của xã hội: người nghèo, người vô gia cư, người già, tù nhân, những sự mất cân bằng xã hội, cũng như tính ích kỷ cá nhân và dân tộc.”

Đức Hồng y nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các cơ sở giáo dục để bảo đảm cho sức khỏe và sự an toàn cho người dân trong đại dịch.

Dưới đây là toàn văn thông cáo của Bộ:



Bộ Giáo dục Công giáo

Thời gian chúng ta đang phải nếm trải do sự lây lan của đại dịch gây ra bởi Covid-19 là một thời gian chúng ta hoàn toàn chưa được chuẩn bị. Chúng ta bị chìm ngập trong một biến cố bi thương, nó đến một cách đột ngột và tạo ra tình trạng khẩn cấp ngoại thường. Có những người phải chiến đấu với tử thần, những người với nỗi sợ hãi, những người bị mất các thành viên gia đình, bạn bè, mất việc làm.

Chiều kích của những điều bất ngờ và không thể lường trước đã phủ bóng đen trên nhiều sự vững chắc của chúng ta. Đại dịch này làm lộ ra sự mong manh và những vết thương của xã hội: người nghèo, người vô gia cư, người già, tù nhân, những sự mất cân bằng xã hội, cũng như tính ích kỷ cá nhân và dân tộc.

Và trong bóng tối tạm thời này, nó đã tạo ra một sự đứt đoạn trong đời sống hàng ngày của chúng ta và trong xã hội của thiên niên kỷ thứ ba, chúng ta được kêu gọi quay trở lại để suy xét sâu xa hơn ý nghĩa của sự sống, để tìm ra những con đường để một lần nữa bắt đầu lại cuộc sống, bắt đầu lại từ những nền tảng mới, hiểu rõ rằng nó sẽ không bao giờ giống như trước.

Một hướng dẫn mạch lạc đến từ kinh nghiệm mà Đức Thánh Cha Phanxico đã đưa ra cho chúng ta trong giờ cầu nguyện hôm Thứ Sáu, ngày 27 tháng Ba năm 2020, tại Quảng trường Thánh Phê-rô. Chúng ta phải quay trở lại với ký ức của câu chuyện Thiên Chúa sống với con người, được duy trì bởi truyền thống của các dân tộc, như Đức Thánh Cha cho chúng ta thấy khi dừng lại trước Thập giá trong một quảng trường trống không với cơn mưa lã chã, để hiểu được rằng cái chết của Ngài đã cứu thoát chúng ta, và làm cho tất cả chúng ta trở thành anh em.

Từ biến cố ngoại thường và mang tính biểu trưng này, là biến cố sẽ lưu lại trong lịch sử, sinh ra năng lượng thiêng liêng có thể giúp chúng ta biết đối phó với cuộc khủng hoảng đa diện mà chúng ta đang trải qua; khủng hoảng cá nhân, khủng hoảng những mối tương quan; với một số người thậm chí là khủng hoảng đức tin vì họ cảm thấy sự xa cách rõ ràng của Thiên Chúa; khủng hoảng của cộng đồng, của một dân tộc và những cơ quan của nó; khủng hoảng lịch sử và thế giới.

Đứng trước cuộc khủng hoảng này và trong tinh thần của Mùa Chay năm nay đang trải qua một cách hết sức khác thường, với người tín hữu vẫn còn có ánh sáng của sự sống lại trong ngày Phục sinh. Cái chết và sự sống lại của Đức Giê-su Ki-tô mở ra một viễn cảnh của sự sống sẽ không kết thúc và cho phép chúng ta nhìn về tương lai với lòng vững tin và niềm hy vọng vững chắc.

Bộ Giáo dục Công giáo mong muốn bày tỏ tình gần gũi và những sự động viên đến tất cả các trường học Công giáo, các Viện của Giáo hội, và các Đại học Công giáo; đặc biệt, Bộ gửi lời cảm ơn đến các Giám đốc, Hiệu trưởng, Chủ tịch, Trưởng khoa, các giáo viên, và nhân viên quản lý và phục vụ, là những người trong các tháng gần đây đã mang gánh nặng phải bảo đảm sự vận hành cho các hoạt động của cơ sở và năm học thông qua những phương pháp trên mạng để giữ sự liên tục và kết thúc cho năm học theo bình thường, như đã được lưu ý trong phần Lưu ý của Bộ, liên quan đến những bài kiểm tra và kỳ thi tương đương của các Việc Học thuật thuộc Giáo hội (12 tháng Ba, 2020)

UNESCO, cân nhắc đến những biện pháp can thiệp cần thiết để đối phó với những tình huống khẩn cấp nghiêm trọng, đã nhắc lại một trong những mục tiêu của Chương trình Giáo dục 2030, nhấn mạnh đến sự cần thiết “phát triển những hệ thống giáo dục linh hoạt hơn và thuận tiện hơn trước những xung đột, bất ổn xã hội, và những rủi ro tự nhiên – và để bảo đảm rằng giáo dục vẫn được duy trì trong những tình huống khẩn cấp, xung đột và hậu xung đột.” Thật không may, sự đột ngột của biến cố này đã không cho phép có đủ thời gian cho một sự chuẩn bị đầy đủ để giới thiệu việc áp dụng học từ xa cần thiết nhằm đảm bảo tính liên tục của các bài giảng trong tất cả các tổ chức. 

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra đã tạo ra một tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng không chỉ đối với các trường học và các tổ chức học thuật, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến các gia đình, trong khi vẫn phải làm công việc của mình, thấy lúng túng để thích nghi với việc giúp đỡ con cái học tập tại nhà; không phải tất cả mọi người đều được trang bị các công cụ công nghệ thông tin thích hợp, và họ cũng không được chuẩn bị để đối phó với sự có mặt liên tục ở nhà của con cái họ.

Đứng trước tất cả những vấn đề này, điều đầu tiên liên quan đến sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ, chúng ta có trách nhiệm trả lời cho những nhu cầu cấp bách nhất, để tiến đến việc kết thúc năm học như bình thường. Đồng thời, cần xem xét thực tế rằng tình hình hiện tại có thể tiếp tục, do đó cần phải tổ chức cho tương lai để có thể nhận ra được những cơ hội mà cuộc khủng hoảng này có thể mang lại cho chúng ta.

Trong khi chúng tôi mời gọi bạn thực hiện những gì mà các Bộ chịu trách nhiệm về học đường và đại học đang sắp xếp cho các tổ chức giáo dục ở nước họ, chúng tôi kêu gọi mọi người ủng hộ và bảo đảm an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên, và từ đó đối phó với thời gian đặc biệt này một cách kiên nhẫn, với sự hợp tác tích cực và khôn ngoan với nhau.

Thánh Phaolô viết cho Cộng đoàn Êphêsô: “Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, [...] biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. [...] nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí. [...] Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha.” (Êp 5: 15-20) Cuộc khủng hoảng này có thể trở thành cơ hội cho các tổ chức giáo dục Công giáo trên khắp thế giới củng cố bằng chứng về đặc tính và sứ mạng của mình là một cộng đồng đức tin và bác ái.

Cùng với Thánh Phaolô, chúng tôi mời gọi các bạn canh tân lại niềm tin vào Đấng Phục sinh, và sống thời khắc này trong tinh thần cảnh giác thực sự, sử dụng những ân huệ đón nhận từ Thiên Chúa một cách tốt nhất có thể.

Lời chúc Phục Sinh của chúng tôi gửi tới mọi người là sự canh tân niềm tin vào mầu nhiệm và thực tại về sự phục sinh của Con Thiên Chúa, Đấng trao ban ý nghĩa và soi sáng cho tất cả mọi người thực tại này. Điều này thúc giục chúng ta hãy rộng mở tâm hồn và trí óc của mình cho Thiên Chúa và cho anh em của chúng ta với lòng can đảm và sự quyết tâm, và vận dụng tài năng của chúng ta trong thời điểm hiện tại. Vâng, bởi vì người tín hữu không được yêu cầu sống một linh đạo vô hình và trừu tượng, nhưng là sống một linh đạo phù hợp với thực tại, trong đó ánh sáng, tình huynh đệ, niềm vui và hòa bình phải được thấm đẫm vào.

Với những tâm tư trên, nhân dịp này chúng tôi cầu chúc cho các bạn một Phục sinh đầy phúc lành!

Thành Vatican, 7 tháng Tư, 2020

Hồng y Giuseppe VERSALDI

Tổng trưởng

Angelo Vincenzo ZANI

Tổng Giám mục Hiệu tòa Volturno

Thư ký



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/4/2020]