Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chương trình chuyến thăm Thái Lan và Nhật Bản của Đức Thánh Cha

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chương trình chuyến thăm Thái Lan và Nhật Bản của Đức Thánh Cha
© Vatican Media

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chương trình chuyến thăm Thái Lan và Nhật Bản của Đức Thánh Cha

Sẽ là chuyến tông du thứ 32 ra nước ngoài của Đức Thánh Cha

02 tháng Mười, 2019 16:57

Ngày 2 tháng Mười năm 2019, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố chương trình chuyến Tông du đến Thái Lan và Nhật Bản của Đức Thánh Cha và Tháng Mười Một. Ngài sẽ khởi hành từ Roma ngày 19 tháng Mười Một; sau ba ngày trọn vẹn ở Thái Lan, ngài sẽ đến Nhật Bản là điểm dừng chân thứ hai trong chuyến đi. Theo chương trình ngài sẽ trở về Vatican ngày 26 tháng Mười Một.

Dưới đây là chương trình chi tiết:

Thứ Ba 19 Tháng Mười Một 2019

ROMA - BANGKOK
19:00Khởi hành trên chuyến bay từ Sân bay Fiumicino của Roma tới Bangkok




Thứ Tư 20 tháng Mười Một 2019

ROMA - BANGKOK
12:30Đáp Cổng 2 Sân bay Quân sự của Bangkok


NGHI THỨC CHÀO ĐÓN CHÍNH THỨC tại Cổng 2 Sân bay Quân sự của Bangkok




Thứ Năm 21 Tháng Mười Một 2019

BANGKOK

NGHI THỨC CHÀO ĐÓN trong sân Tòa nhà Chính phủ


GẶP GỠ THỦ TƯỚNG trong “Phòng Inner Ivory” của Tòa nhà Chính phủ


GẶP GỠ CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH, XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ NGOẠI GIAO ĐOÀN trong Khán phòng “Inner Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủDiễn từ của Đức Thánh Cha

THĂM VIẾNG TRƯỞNG LÃO TĂNG GIÀ tại Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha SimaramLời chào của Đức Thánh Cha

GẶP GỠ BAN NHÂN VIÊN Y TẾ CỦA NHÀ THƯƠNG THÁNH LOUIS Lời chào của Đức Thánh Cha

GẶP RIÊNG NGƯỜI BỆNH VÀ TÀN TẬT tại nhà thương Thánh Louis


Ăn trưa tại Tòa Khâm sứ


CHUYẾN THĂM RIÊNG ĐỨC VUA MAHA VAJIRALONGKORN “RAMA X” tại Cung điện Amphorn Royal


THÁNH LỄ trong Sân Vận động Quốc giaBài giảng của Đức Thánh Cha



Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2019

BANGKOK

GẶP GỠ CÁC LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ GIÁO LÝ VIÊN trong Giáo xứ Thánh Phê-rôHuấn từ của Đức Thánh Cha

GẶP GỠ CÁC GIÁM MỤC CỦA THÁI LAN VÀ FABC Đền Thánh Chân phước Nicholas Boonkerd KitbamrungHuấn từ của Đức Thánh Cha

Gặp riêng các thành viên Dòng Tên trong khán phòng gần Đền Thánh


Ăn trưa tại Tòa Khâm sứ


GẶP GỠ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CÁC GIÁO PHÁI KI-TÔ GIÁO VÀ TÔN GIÁO KHÁC tại Đại học Chulalongkorn Diễn từ của Đức Thánh Cha

THÁNH LỄ GIỚI TRẺ trong Vương cung Thánh đường Chúa Lên TrờiBài giảng của Đức Thánh Cha

Thứ Bảy 23 Tháng Mười Một 2019

BANGKOK - TOKYO

NGHI THỨC TẠM BIỆT tại Cổng 2 Sân bay Quân sự Bangkok

09:30Khởi hành đi Tokyo

17:40Đáp Sân bay Haneda của Tokyo


NGHI THỨC CHÀO ĐÓN tại Sân bay Haneda của Tokyo


GẶP GỠ CÁC GIÁM MỤC tại Tòa Khâm sứHuấn từ của Đức Thánh Cha

Chúa nhật 24 Tháng Mười Một 2019

TOKYO - NAGASAKI - HIROSHIMA - TOKYO
07:00Lên máy bay đi Nagasaki

09:20Đáp Sân bay Nagasaki


THÔNG ĐIỆP VỀ VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ tại Công viên tưởng niệm Ném Bom Nguyên tửThông điệp của Đức Thánh Cha

TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO tại Tượng đài các Thánh Tử đạo – Đồi Nishizaka Lời chào của Đức Thánh Cha

Kinh truyền tin

Ăn trưa tại Tòa Giám mục


THÁNH LỄ trong Sân Vận động Bóng chàyBài giảng của Đức Thánh Cha
16:35Lên máy bay đi Hiroshima

17:45Đáp Sân bay Hiroshima


GẶP GỠ HÒA BÌNH tại Đài Tưởng niệm Hòa bìnhThông điệp của Đức Thánh Cha
20:25Lên máy bay về Tokyo

22:10Đáp Sân bay Haneda của Tokyo




Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2019

TOKYO

GẶP GỠ CÁC NẠN NHÂN CỦA BA VỤ THẢM HỌA tại “Bellesalle Hanzomon”Huấn từ của Đức Thánh Cha

GẶP GỠ RIÊNG HOÀNG ĐẾ NARUHITO tại Hoàng cung


GẶP GỠ GIỚI TRẺ tại Vương cung Thánh đường Thánh MaryHuấn từ của Đức Thánh Cha

Ăn trưa với Phái đoàn Giáo hoàng tại Tòa Khâm sứ


THÁNH LỄ trong Sân vận động Tokyo DomeBài giảng của Đức Thánh Cha

GẶP GỠ THỦ TƯỚNG tại Kantei


GẶP GỠ CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH VÀ NGOẠI GIAO ĐOÀN tại KanteiDiễn từ của Đức Thánh Cha



Thứ Ba 26 Tháng Mười Một 2019

TOKYO - ROME

Thánh lễ riêng với các Thành viên Dòng Tên trong Nhà nguyện Kulturzentrum của Đại học Sophia





GẶP GỠ CÁC LINH MỤC GIÀ VÀ ĐAU YẾU tại Đại học Sophia


THĂM ĐẠI HỌC SOPHIADiễn từ của Đức Thánh Cha

NGHI THỨC TẠM BIỆT tại Sân bay Tokyo-Haneda

11:35Lên máy bay về Sân bay Rome/Fiumicino

17:15Đáp Sân bay Rome/Fiumicino



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/10/2019]


TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sách Tông đồ Công vụ và Phi-líp-phê

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sách Tông đồ Công vụ và Phi-líp-phê
Copyright: Vatican Media

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sách Tông đồ Công vụ và Phi-líp-phê

‘Đi vào Lời Chúa là sẵn sàng thoát ra khỏi những giới hạn của mình để gặp gỡ Thiên Chúa và tuân theo Đức Ki-tô, Đấng là Lời Hằng sống của Chúa Cha’

02 tháng Mười, 2019 13:20

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:35 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục loạt giáo lý về Sách Tông đồ Công vụ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung phân tích về chủ đề: “Ông loan báo Tin mừng Đức Giê-su cho viên quan (Cv 8:35). Phi-líp-phê và ‘cuộc chạy đua’ Tin mừng trên các con đường.” (Trích đoạn Kinh Thánh: Trích Sách Tông đồ Công vụ 8:5-8).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến!

Sau sự tử đạo của Stê-pha-nô, “cuộc chạy đua” của Lời Chúa dường như bị chững lại, căn cứ vào sự bùng dậy “một cuộc bắt bớ dữ dội chống lại Hội thánh ở Giê-ru-sa-lem” (Cv 8:1). Vì điều này, các Tông đồ ở lại Giê-ru-sa-lem, trong khi những Ki-tô hữu khác, tản mác đi những nơi khác trong vùng Giu-đê-a và Sa-ma-ri-a. Trong Sách Tông đồ Công vụ, sự bắt bớ trở thành một tình trạng thường xuyên trong đời sống của các môn đệ, như lời Chúa Giê-su nói: “Nếu họ đã bắt bớ thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15:20). Tuy nhiên, thay vì dập tắt ngọn lửa rao giảng phúc âm, thì sự bắt bớ thậm chí lại tiếp thêm năng lượng cho nó.

Chúng ta đã nghe những điều Phó tế Phi-líp-phê làm, ông bắt đầu rao giảng trong các thành Sa-ma-ri-a, và con số đông đảo cho thấy những dấu chỉ của sự giải phóng và chữa lành cùng đi theo với việc loan truyền Lời Chúa. Tại thời điểm này, Chúa Thánh Thần đánh dấu một chặng đường mới trong hành trình của Tin mừng: Người khiến Phi-líp-phê đến gặp một người lạ mặt với tâm hồn đang rộng mở cho Thiên Chúa. Phi-líp-phê đứng lên và tiến bước với một lòng nhiệt huyết, và trên một con đường trong sa mạc và nguy hiểm ông gặp một viên quan lớn của Nữ hoàng Ê-ti-ô-pi-a, người tổng quản kho bạc của bà. Người đàn ông này, là một viên thái giám, sau khi đã đến Giê-ru-sa-lem để hành hương, đang trên đường trở về. Ông là một người theo đạo Do Thái của Ê-ti-ô-pi-a.

Ông ngồi trong xe đọc sách ngôn sứ I-sai-a, đặc biệt là đoạn thứ tư nói về “người tôi tớ của Thiên Chúa.” Phi-líp-phê chạy đuổi kịp xe và hỏi ông: “Ngài có hiểu điều ngài đọc không?” (Cv 8:30). Người Ê-ti-ô-pi-a trả lời: “Mà làm sao tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải?” (Cv 8:31). Ông là một người quản lý ngân khố lớn, ông là Bộ trưởng Kinh tế, ông ta có toàn bộ sức mạnh của đồng tiền, nhưng ông ta biết rằng nếu không có sự giải thích thì ông không thể nào hiểu được; ông ta khiêm nhường. Và cuộc đối thoại này giữa Phi-líp-phê và người Ê-ti-ô-pi-a cũng làm cho chúng ta phải suy ngẫm về sự thật rằng chỉ đọc Kinh Thánh là không đủ, người ta phải hiểu được ý nghĩa, phải tìm được “mạch sống” bằng cách vượt qua khỏi “cái bề ngoài,” đón lấy Thần Khí tạo sinh khí cho từ ngữ. Như Đức Giáo hoàng Benedict nói khi khai mạc Thượng Hội đồng về Lời Chúa, “Sự chú giải, việc đọc Kinh Thánh thật sự, không chỉ là một hiện tượng về văn ngữ, [...] Đó là hoạt động của sự sống của tôi” (Suy niệm, 6 tháng Mười, 2008). Đi vào Lời của Chúa là sẵn sàng thoát ra khỏi những giới hạn của mình để gặp gỡ Thiên Chúa và tuân theo Đức Ki-tô, Đấng là Lời Hằng sống của Chúa Cha.

Vậy, ai là vai chính trong những điều người Ê-ti-ô-pi-a đang đọc? Phi-líp-phê cung cấp cho người đối thoại của mình chìa khóa cho việc đọc: về người Phục vụ đau khổ nhu mì đó, Đấng không lấy ác để đáp trả cái ác, mặc dù bị cho là thất bại và cuối cùng được cất ra khỏi giữa chúng ta, giải phóng cho dân tộc khỏi tội và sinh hoa kết trái cho Thiên Chúa; đó chính là Đức Ki-tô, Đấng mà Phi-líp-phê và toàn Hội thánh công bố, Đấng cùng với sự Phục sinh đã cứu độ tất cả chúng ta. Cuối cùng, người Ê-ti-ô-pi-a nhận biết Chúa Giê-su và xin chịu Phép Rửa và tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giê-su. Trình thuật này rất đẹp; tuy nhiên, ai đã thúc đẩy Phi-líp-phê đi vào sa mạc để gặp người đàn ông này? Ai đã thúc đẩy Phi-líp-phê đuổi theo chiếc xe? Đó chính là Chúa Thánh Thần. Thánh Thần là vai chính trong việc rao truyền phúc âm. “Thưa Cha, con sẽ đi ra giảng phúc âm.” “Được, nhưng con sẽ làm gì?” “À, con rao truyền Tin mừng và con nói cho biết Chúa Giê-su là ai, con cố thuyết phục người ta rằng Chúa Giê-su là Thiên Chúa.” Anh chị em thân mến, đây không phải là rao giảng phúc âm; nếu không có Thánh Thần ở đó, sẽ không có rao giảng phúc âm. Việc này có thể trở nên việc chiêu dụ, quảng cáo … Nhưng rao giảng phúc âm là để cho mình được hướng dẫn bởi Thánh Thần; phải chính là Ngài thúc đẩy anh chị em đi rao giảng, để công bố bằng chứng tá, kể cả bằng sự tử đạo, và cũng bằng lời nói.

Sau khi đã giúp cho người Ê-ti-ô-pi-a gặp được Đấng Phục sinh — người Ê-ti-ô-pi-a gặp được Chúa Giê-su Phục sinh vì ông hiểu lời ngôn sứ đó — Phi-líp-phê biến mất, Thần Khí lại sai ông và gửi ông đi làm việc khác. Cha nói rằng vai chính của việc rao giảng phúc âm là Thánh Thần, và dấu chỉ nào cho biết người Ki-tô hữu chúng ta là một người rao truyền phúc âm? — Niềm vui, thậm chí phúc tử đạo. Và Phi-líp-phê đi đến những nơi khác lòng đầy niềm vui để rao giảng Tin mừng.

Xin Thần Khí làm cho những người nam và nữ đã được rửa tội loan báo Tin mừng cuốn hút người khác, không phải đến với họ nhưng đến với Đức Ki-tô; những con người có thể dành không gian cho hoạt động của Chúa, là người có thể làm cho người khác được tự do và chịu trách nhiệm trước mặt Chúa.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/10/2019]