Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

10 điều thú vị các bạn chưa biết về đội Cận vệ Thụy sĩ

10 điều thú vị các bạn chưa biết về đội Cận vệ Thụy sĩ


swiss guard

Khi nhìn những bức ảnh của Vatican, một trong những chi tiết thu hút sự chú ý của đôi mắt chúng ta là các quý ông mặc đồ xanh, vàng, đỏ, và đứng nghiêm như tượng chung quanh khu vực sân quảng trường. Đây là những người trong đội cận vệ Thụy sĩ, chúng ta thực sự biết được bao nhiêu thông tin về sự hiện diện đầy kiên trì của họ. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết:

1. Lịch sử của đội cận vệ Thụy sĩ quay ngược lài từ thời Đức Giáo hoàng Julius II, khi đó lần đầu tiên ngài mời đội binh Thụy sĩ đến Roma năm 1506; vào năm 1512 đội binh này đã được biết đến như là “Những người bảo vệ sự tự do của Giáo hội.”

Hofburg Schweizertor (Swiss Gate), Vienna
Hofburg Schweizertor (Cổng Thụy sĩ), Vienna Wikipedia

2. Theo lịch sử, ngày 22 tháng 01 năm 1506, được gọi là ngày khai sinh chính thức của Đội Cận vệ Thụy sĩ bảo vệ Đức Giáo hoàng và lúc đó 150 binh sĩ đầu tiên  được Đức Giáo hoàng ban phép lành. Từ đó về sau, cơ cấu của đội cận vệ phải trải qua những đợt xét duyệt tùy theo từng tình trạng đe dọa an ninh khác nhau. Cho mãi đến hôm nay thì đội cận vệ vẫn đứng vững và sẵn sàng bảo vệ Đức Thánh Cha và nhà nước Vatican.

Massacre of the Swiss Guard (1792), Jean Duplessi Bertaux Wikipedia
Cuộc thảm sát của Đội cận vệ Thụy sĩ (1792), Jean Duplessi Bertaux
Wikipedia

3. Những đòi hỏi khắt khe đối với một người muốn gia nhập đội cận vệ bao gồm: phải là công dân Thụy sĩ, trung thành với Giáo hội, đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự đặc biệt, tuổi từ 19 đến 30, cao tối thiểu 5’8’’ (khoảng 1,72m), độc thân, và học vấn tối thiểu đã hoàn thành trung học hay chương trình khác tương đương.

swiss-guard-reviewing

Wikimedia

4. Đồng phục hiện tại của Đội cận vệ Thụy sĩ đã được sửa đổi lại lần gần đây nhất là vào khoảng năm 1914. Tuy nhiên, nó vẫn được lấy cảm hứng từ bộ đồng phục đầu tiên của đội cận vệ.

swiss guard

Wikimedia


5. Hàng năm vào ngày 6 tháng 5, những cận vệ mới được tuyển chọn làm lễ tuyên thệ lòng trung thành để “phục vụ trung thành, trung tín và tôn kính” Đức Giáo hoàng. Đây là ngày tưởng nhớ biến cố lịch sử “Cuộc cướp phá thành Roma” năm 1527 với 147 cận vệ đã hy sinh để bảo vệ Giáo hội.

Last Stand of the Swiss Guard

Cuộc kháng cự cuối cùng của Đội cận vệ Thụy sĩ

6. Ba vị thánh bổn mạng của đội Cận vệ Thụy sĩ là: thánh Martino thành Tours, một chiến binh trở thành tu sĩ (11 tháng 11); Thánh Sebastian (20 tháng 1) cũng là thánh bổn mạng của các binh sĩ; và thánh Niklaus von Flüe (25 tháng 9) là thánh bổn mạng của Thụy sĩ.

St. Martin of Tours
St. Sebastian
St. Niklaus von Flüe

7. Mỗi ngày khoảng 2/3 đội cận vệ đứng gác tại các cổng ra vào của Cung Giáo hoàng, những người khác tháp tùng Đức Giáo hoàng khi ngài tông du nước ngoài hoặc xuất hiện giữa đám đông; họ hoạt động như đội vệ sĩ riêng.

Wikipedia
Wikipedia

8. Ngoài trách vụ chính của họ là bảo vệ, những người này phải tiếp tục cập nhật những bài hướng dẫn khác nhau, giữ kỷ luật qua những bài luyện tập và hành quân và tiếp tục được huấn luyện quân sự như tập bắn thường xuyên.

swiss guard
Wikipedia

9. Họ cũng tham gia vào những hoạt động nhàn rỗi hơn như đội bảo vệ danh dự, đồng ca, và thể thao! Các đơn vị của đội cận vệ thành lập các nhóm và thi đấu với nhau!

swiss guard
Wikimedia

10. Lương khởi điểm hàng năm của một người trong đội Cận vệ Thụy sĩ vào khoảng €15,600, hay $18,400 USD. Mức lương này chỉ nhằm cung cấp đủ cho những nhu cầu cơ bản của một người thanh niên độc thân đã chọn dâng hiến đời mình (trong một khoảng thời gian nào đó) để phục vụ Đức Thánh Cha.

swiss guard
Wikimedia




[Nguồn: epicpew]


Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét