Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 15 tháng Tư, 2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 15 tháng Tư, 2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô


Thư viện Điện Tông tòa

Thứ Tư, 14 tháng Tư, 2021



Giáo lý về cầu nguyện - 29. Giáo hội, vị thầy của cầu nguyện

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Giáo hội là một trường học kinh nguyện tuyệt vời. Nhiều người trong chúng ta đã học cách thì thầm những lời kinh nguyện đầu tiên khi ngồi trong lòng cha mẹ hoặc ông bà. Có lẽ chúng ta sẽ trân trọng ký ức về mẹ về cha của chúng ta, những người đã dạy chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ. Những giây phút hồi tưởng này thường là những giây phút trong đó cha mẹ lắng nghe một điều thầm kín thân thương nào đó và có thể đưa ra những lời khuyên dạy của họ được truyền cảm hứng từ Phúc âm. Sau đó, khi chúng lớn lên, sẽ có những cuộc gặp gỡ khác, với những chứng nhân khác, và những thầy dạy cầu nguyện khác (xem Giáo lý Công giáo, 2686-2687). Thật đẹp để ghi nhớ điều này.

Đời sống của một giáo xứ và mỗi cộng đoàn Kitô giáo được đánh dấu bằng những thời khắc của phụng vụ và những thời gian cầu nguyện của cộng đoàn. Chúng ta cảm nhận rằng ân sủng mà chúng ta được lãnh nhận với tính đơn sơ khi còn thơ ấu là một di sản tuyệt vời, một cơ nghiệp phong phú và rằng kinh nghiệm cầu nguyện ngày càng cần phải được đào sâu hơn nữa (xem sđd, 2688). Tấm áo đức tin không trở nên khô cứng, nhưng phát triển cùng với chúng ta; nó không cứng nhắc, nó phát triển, thậm chí trải qua những thời gian khủng hoảng và hồi sinh. Trên thực tế, không có sự trưởng thành nào mà không có những thời gian khủng hoảng, vì khủng hoảng làm cho anh chị em trưởng thành. Trải qua khủng hoảng là một cách cần thiết để trưởng thành. Và hơi thở của đức tin là sự cầu nguyện: chúng ta trưởng thành trong đức tin theo mức độ chúng ta học cách cầu nguyện. Sau những giai đoạn nhất định trong cuộc sống, chúng ta ý thức được rằng nếu không có đức tin thì chúng ta không thể làm được và sức mạnh của chúng ta là sự cầu nguyện – không chỉ là lời cầu nguyện cá nhân, mà còn cả lời cầu nguyện của anh chị em của chúng ta, và của cộng đoàn đã đồng hành và hỗ trợ chúng ta, của những người quen biết chúng ta, của những người chúng ta xin họ cầu nguyện cho chúng ta.

Cũng vì lý do này, những cộng đoàn và các nhóm chuyên chăm cầu nguyện phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội. Một số người Kitô hữu thậm chí cảm nhận tiếng gọi để biến kinh nguyện trở thành hoạt động chính trong ngày của họ. Có những tu viện, dòng tu, ẩn thất trong Giáo hội, nơi những người tận hiến cho Chúa sinh sống. Những nơi đó thường trở thành trung tâm của ánh sáng thiêng liêng. Những nơi đó là trung tâm cầu nguyện cộng đoàn chiếu tỏa linh đạo. Chúng là những ốc đảo nhỏ trong đó lời kinh nguyện tha thiết được chia sẻ và sự hiệp thông huynh đệ được xây dựng từng ngày. Chúng là những tế bào quan trọng không chỉ riêng đối với cấu trúc của Giáo hội, nhưng còn của chính xã hội. Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ về vai trò của đời sống ẩn tu đối với sự ra đời và phát triển của nền văn minh Châu Âu, cũng như các nền văn hóa khác. Cầu nguyện và lao động trong cộng đồng giúp thế giới tiếp tục phát triển. Nó là một động cơ!

Mọi sự trong Giáo hội đều bắt nguồn từ kinh nguyện và mọi sự phát triển nhờ kinh nguyện. Khi Kẻ thù là Ác thần muốn chống lại Giáo hội, hắn làm việc đó bằng cách trước hết cố gắng làm khô cạn các suối nguồn của Giáo hội, cản trở họ cầu nguyện. Tỷ như, chúng ta nhìn thấy điều này trong một số nhóm nào đó tán thành việc đẩy mạnh cải cách Giáo hội, những thay đổi trong đời sống của Giáo hội và tất cả các tổ chức, chính là phương tiện truyền thông cho mọi người biết … Nhưng việc cầu nguyện thì không có, không có cầu nguyện. Chúng ta cần thay đổi điều này; chúng ta cần phải đưa ra quyết định hơi khó khăn này… Nhưng đề xuất thì thú vị. Nó thì thú vị! Nhưng chỉ là tranh luận, chỉ thông qua các phương tiện truyền thông. Nhưng cầu nguyện ở đâu? Và cầu nguyện là việc mở cửa ra cho Chúa Thánh Thần, Đấng soi dẫn sự xúc tiến. Những thay đổi trong Giáo hội mà không có cầu nguyện thì không phải là những thay đổi do Giáo hội thực hiện. Chúng là những thay đổi được thực hiện bởi các nhóm. Và khi Kẻ thù – như cha đã nói – muốn chống lại Giáo hội thì hắn sẽ làm việc đó trước hết bằng cách làm khô cạn các suối nguồn của Giáo hội, ngăn cản việc cầu nguyện, và đưa ra những đề xuất khác. Nếu không còn cầu nguyện, trong chốc lát có vẻ như mọi thứ vẫn có thể diễn tiến như bình thường – theo quán tính, phải không? – nhưng sau một thời gian ngắn, Giáo hội nhận thức rằng mình đã trở nên giống như một chiếc vỏ trống rỗng, đã đánh mất mọi khía cạnh của mình, rằng mình không còn sở hữu nguồn mạch của hơi ấm và tình yêu.

Những người nữ và nam thánh thiện không có cuộc sống dễ dàng hơn những người khác. Thậm chí họ chắc chắn có những vấn đề riêng cần giải quyết, và hơn thế nữa, họ thường là đối tượng bị chống đối. Nhưng sức mạnh của họ là sự cầu nguyện. Họ luôn kín múc từ “giếng” vô tận của Giáo hội Mẹ. Qua kinh nguyện, họ nuôi dưỡng ngọn lửa đức tin của mình, như dầu được dùng để thắp sáng đèn. Và từ đó, họ tiến bước trong niềm tin và hy vọng. Các vị thánh, những người thường ít được coi trọng trong con mắt của thế gian, nhưng quả thật là những người duy trì nó, không phải bằng các loại vũ khí là tiền bạc và quyền lực, của các phương tiện truyền thông – vân vân – nhưng bằng vũ khí cầu nguyện.

Trong Tin Mừng của Thánh Luca, Chúa Giêsu đã đặt ra một câu hỏi đầy trăn trở luôn khiến chúng ta phải suy ngẫm: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18: 8), hay Người sẽ chỉ tìm thấy những tổ chức, giống như những nhóm doanh nhân đức tin, mọi thứ được tổ chức rất tốt, những người làm việc bác ái, rất nhiều việc, hay Người sẽ tìm thấy lòng tin? “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” Câu hỏi này xuất hiện ở phần cuối của một dụ ngôn cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện với lòng kiên trì mà không mệt mỏi (xem các câu 1-8). Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên mặt đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện. Chính điều này dẫn dắt lòng tin tiến bước và dẫn đưa đời sống của chúng ta tiến về phía trước – những con người yếu đuối, tội lỗi, nhưng cầu nguyện sẽ dẫn đưa nó tiến tới phía trước một cách an toàn. Câu hỏi mà người Kitô giáo chúng ta cần phải tự hỏi mình là: Tôi có cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện không? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Giống như những con vẹt hay tôi cầu nguyện với trọn tâm hồn mình? Tôi cầu nguyện như thế nào? Tôi có cầu nguyện không, chắc chắn rằng tôi đang ở trong Giáo hội và tôi cầu nguyện cùng với Giáo hội không? Hay tôi cầu nguyện một chút theo những ý tưởng của mình và sau đó biến ý tưởng của tôi trở thành lời cầu nguyện? Đây là lời cầu nguyện của người ngoại giáo, không phải của người Kitô giáo. Cha nhắc lại: Chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên mặt đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện.

Và đây là nhiệm vụ trọng yếu của Giáo hội: cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Để truyền ngọn đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngọn đèn đức tin chiếu sáng sửa chữa mọi thứ như bản chất của chúng, nhưng nó chỉ có thể tiến bước với dầu đức tin. Bằng không, nó sẽ bị dập tắt. Nếu không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường của việc rao giảng phúc âm, hay nói đúng hơn, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường để vững tin; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khuôn mặt của anh chị em của chúng ta để đến gần và phục vụ; chúng ta sẽ không thể thắp sáng căn phòng nơi chúng ta gặp gỡ trong cộng đoàn. Không có lòng tin mọi thứ sẽ sụp đổ; và nếu không có cầu nguyện thì lòng tin sẽ bị dập tắt. Lòng tin và cầu nguyện cùng với nhau. Không có lựa chọn nào khác. Vì lý do này, Giáo hội, với tư cách là ngôi nhà và là trường học của sự hiệp thông, luôn là ngôi nhà và trường học của đức tin và cầu nguyện.

_______________________________________________


Lời chào đặc biệt

Cha thân ái chào các tín hữu nói tiếng Anh. Trong niềm vui của Chúa Kitô Sống Lại, cha khẩn xin lòng từ bi lân tuất của Thiên Chúa Cha đổ xuống trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa chúc phúc cho tất cả anh chị em!

_______________________________________________


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/4/2021]


Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

15/03/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 27: Ở đây lịch sử được đan xen với huyền thoại (và toán học).


Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.

Ngày 27

Tại Vương cung thánh đường Santi Quattro Coronati (“Bốn vị được đội triều thiên”), vào đầu tuần thứ tư của Mùa Chay, lịch sử đan xen với huyền thoại (và toán học). Trên thực tế, không rõ bốn “vị được đội triều thiên” là ai (triều thiên của phúc tử vì đạo). Cũng không rõ là có bốn hay năm vị trong số họ…. Điều chắc chắn là lòng sùng mộ các ngài đã phổ biến rộng rãi từ thế kỷ thứ 4 và hài cốt của các ngài được lưu giữ trong hầm mộ của vương cung thánh đường này.

Truyền thống cho rằng các ngài thuộc một trong hai nhóm người khác nhau. Một khả năng cho biết các ngài có thể là 5 thợ đá từ Pannonia (Claudius, Castorius, Sempronianus, Nicostratus và Simplicius) bị xử tử vì từ chối chạm khắc các tượng thần ngoại giáo. Khả năng khác đó là các ngài là bốn người lính La Mã theo đức tin Kitô giáo: Severus, Severianus, Carpophorus và Victorinus.

Chúng ta đang ở trên sườn Đồi Caelian, phía trước một khu phức hợp tu viện kiên cố, được giao cho các nữ tu dòng Augustinô từ giữa những năm 1500. Vương cung thánh đường đầu tiên có từ thế kỷ thứ 5. Nó được xây dựng lại và mở rộng thêm vào kỷ nguyên của vương triều Carol bởi Đức Giáo hoàng Lêô IV và được xây dựng lại (và bị thu nhỏ một lần nữa) bởi Đức Giáo hoàng Paschal II vào đầu thế kỷ 12: cấu trúc đó là những gì chúng ta thấy ngày nay.

Trong gian cung thánh, bức bích họa trên mái vòm mô tả vinh quang của tất cả các thánh. Bên dưới là một loạt bích họa với những câu chuyện về các vị thánh được đội triều thiên. Ở lối đi bên trái, bàn thờ Thánh Sebastian lưu giữ những mẩu xương sọ của thánh tử vì đạo.

Trong số những viên ngọc quý của khu phức hợp Santi Quattro là Gothic Hall, hiện không thể vào trong, với loạt hình ảnh từ thế kỷ 13.

Vì Giêrusalem, Ta sẽ hoan hỷ, vì dân Ta, Ta sẽ nhảy mừng; nơi đây sẽ không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la. (Is 65:19)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati (bên ngoài). Vương cung Thánh đường đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Những gì chúng ta thấy ngày nay được xây dựng lại bởi Đức Giáo hoàng Paschal II vào đầu thế kỷ 12.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati (bên trong). Trên thực tế, không rõ bốn “vị được đội triều thiên” là ai, cũng không rõ là có bốn hay năm vị. Truyền thống cho rằng các ngài có thể là 5 thợ đá từ Pannonia hoặc là bốn người lính La Mã theo Kitô giáo.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati (cung thánh). Khu phức hợp dưới sự quản lý của các nữ tu Dòng Augustinô.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati. Bức bích họa trên gian cung thánh mô tả vinh quang của tất cả các thánh.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati. Thánh tích của các vị tử vì đạo được lưu giữ trong hầm mộ.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati. Trên gian thánh, loạt tranh vẽ mô tả những câu chuyện của các vị tử vì đạo được đội triều thiên (chi tiết).

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati. Chi tiết của loạt tranh vẽ trên gian cung thánh mô tả những câu chuyện của các vị tử vì đạo được đội triều thiên.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati. Sự mô tả các vị tử vì đạo, trên trần bằng gỗ của gian cánh nhà thờ.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati. Bàn thờ Thánh Sebastian có lưu giữ những mẩu xương sọ của thánh tử vì đạo.

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati (nội vi).

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati (nhà nguyện Thánh Barbara)

Viếng Vương cung Thánh đường Santi Quattro Coronati: Ai được đội triều thiên?

Vương cung Thánh Đường Santi Quattro Coronati. Trong số những viên ngọc của khu phức hợp Santi Quattro Coronati là Gothic hall với loạt tranh vẽ từ thế kỷ 13 (chi tiết).

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 13/4/2021]