Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

Đức Giáo hoàng Phanxicô nói Vatican đã hủy cuộc họp với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kiril

Đức Giáo hoàng Phanxicô nói Vatican đã hủy cuộc gặp gỡ với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gặp đức Thượng phụ Kirill tại sân bay Havana vào ngày 12 tháng Hai năm 2016, trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa một Giáo hoàng và một Thượng phụ của Moscow.

Đức Giáo hoàng Phanxicô nói Vatican đã hủy cuộc họp với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kiril

Đức Giáo hoàng Phanxicô thực hiện cuộc gọi video với Đức Thượng phụ Kirill, 16 tháng Ba, 2022. (photo: Courtesy photo / Vatican Media)

Hannah Brockhaus/CNA

Vatican 22 tháng Tư, 2022



VATICAN CITY — Trong phỏng vấn của một tờ báo Argentina, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết cuộc gặp gỡ với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill sẽ không diễn ra theo kế hoạch.

Hội nghị thượng đỉnh, lẽ ra là cuộc gặp gỡ thứ hai giữa Giáo hoàng và Thượng phụ, dự kiến sẽ diễn ra tại Giêrusalem vào tháng Sáu, trong chuyến tông du ngày 12 tháng Sáu đến Li Băng của Giáo hoàng.

“Tôi rất tiếc vì Vatican đã phải hủy cuộc gặp gỡ thứ hai với Đức Thượng phụ Kirill,” Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết trong cuộc phỏng vấn đăng trên La Nacion.

Đức Giáo hoàng cho biết mối quan hệ của ngài với Đức Kirill là “rất tốt”, nhưng “về ngoại giao chúng tôi hiểu rằng một cuộc gặp gỡ của hai chúng tôi vào thời điểm này có thể gây ra rất nhiều nhầm lẫn”.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gặp Đức Thượng phụ Kirill tại sân bay của Havana vào ngày 12 tháng Hai năm 2016, trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa một Giáo hoàng và một Thượng phụ của Moscow.

Giáo hội Chính thống Nga là Giáo hội Chính thống giáo Đông phương độc lập với khoảng 150 triệu thành viên, chiếm hơn một nửa số người Kitô hữu Chính thống giáo trên thế giới.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tìm cách tăng cường mối quan hệ Công giáo-Chính thống giáo kể từ khi ngài được bầu chọn vào năm 2013.

Trong cuộc phỏng vấn trên La Nacion, Đức Giáo hoàng cũng trả lời câu hỏi về việc tại sao ngài không nêu đích danh ông Putin hoặc nước Nga trong các bình luận của ngài về cuộc chiến ở Ukraine.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bị chỉ trích vì không chỉ đích danh Nga hoặc Tổng thống Vladimir Putin trong các bài phát biểu của ngài kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine.

Ngài nói: “Một Giáo hoàng không bao giờ chỉ đích danh một người đứng đầu chính phủ, với nguyên thủ quốc gia càng không thể.”

Về những nỗ lực của Vatican trong việc can thiệp vào cuộc chiến, ngài nói, “Vatican không bao giờ nghỉ ngơi. Tôi không thể cho anh biết chi tiết vì chúng sẽ không còn là nỗ lực ngoại giao. Nhưng những cố gắng sẽ không bao giờ dừng lại”.

Đức Phanxicô cũng bày tỏ những nghi ngờ về tính hữu ích của chuyến thăm đến Kyiv của Giáo hoàng, sau khi ngài bày tỏ sự sẵn lòng đến thăm thủ đô Ukraine trong chuyến tông du tới Malta hồi đầu tháng.

Ngài nói với tờ báo: “Tôi không thể làm bất cứ điều gì khiến các mục đích cao hơn gặp rủi ro, đó là kết thúc chiến tranh, đình chiến hay ít nhất là một hành lang nhân đạo. Giáo hoàng đến Kyiv sẽ có ích gì nếu chiến tranh tiếp tục vào ngày hôm sau?”


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/4/2022]


Quảng trường Thánh Phêrô ngập tràn niềm vui, nhưng thông điệp buồn: bài giảng Tiếp kiến chung về “trọng tội” khi bỏ mặc người già

Quảng trường Thánh Phêrô ngập tràn niềm vui, nhưng thông điệp buồn: bài giảng Tiếp kiến chung về “trọng tội” khi bỏ mặc người già

Quảng trường Thánh Phêrô ngập tràn niềm vui, nhưng thông điệp buồn: bài giảng Tiếp kiến chung về “trọng tội” khi bỏ mặc người già

Antoine Mekary | ALETEIA

Kathleen N. Hattrup 

21/04/22


Nếu tôi làm mất danh dự của người già là tôi làm mất danh dự chính mình, Đức Giáo hoàng cảnh báo.

Sau hai năm dài do những hạn chế đại dịch, buổi tiếp kiến chung ngày 20 tháng Tư đã trở lại trong Quảng trường Thánh Phêrô đầy màu sắc và hương thơm do hàng trăm ngàn bông hoa Phục sinh do Hà Lan dâng cúng.

Tuy nhiên trong khi Đức Giáo hoàng rõ ràng tỏ rất vui mừng khi được trở lại với các tín hữu, thì thông điệp của ngài khi tiếp tục loạt bài về người cao tuổi là một sự ảm đạm: “Chúng ta thường nghĩ rằng những người già là đồ bỏ đi, hoặc chúng ta bỏ họ vào thùng rác; … ‘Đồ bỏ’ là từ ngữ đúng hoàn cảnh, phải không? Khinh miệt người già và loại bỏ họ khỏi cuộc sống, gạt họ sang một bên, hạ thấp họ.”

Quảng trường Thánh Phêrô ngập tràn niềm vui, nhưng thông điệp buồn: bài giảng Tiếp kiến chung về “trọng tội” khi bỏ mặc người già

Đức Giáo Hoàng đã lưu ý đến lý do Điều Răn tôn kính cha và mẹ của chúng ta là điều đầu tiên trong “phiến đá thứ hai” của các Điều răn, tức là những điều răn liên quan đến cách chúng ta đối xử với người lân cận.

Đức Giáo Hoàng giải thích: “Tôn kính là một “tình yêu đặc biệt” bao hàm “sự dịu dàng đồng thời tôn trọng”.

Lòng tôn trọng bị thiếu khi sự tự tin thái quá biến thành sự thô bạo và ngược đãi, thay vì được thể hiện bằng sự tế nhị và trìu mến, sự dịu dàng và tôn trọng. Điều này xảy ra khi sự yếu ớt bị khiển trách, thậm chí bị trừng phạt, như thể đó là một sai lỗi, và khi sự bối rối và lẫn lộn trở thành cơ hội cho việc chế nhạo và công kích. Nó có thể xảy ra ngay cả trong gia đình, trong viện dưỡng lão, cũng như trong văn phòng hoặc những không gian mở của thành phố. Khuyến khích người trẻ, dù là gián tiếp, một thái độ trịch thượng – và thậm chí khinh thường – đối với người già, vì những sự yếu ớt và mong manh của họ sẽ tạo ra những điều khủng khiếp.

Đức Thánh Cha đề cập đến một trường hợp đáng buồn được đưa tin trên báo chí về những người trẻ tuổi đã đốt chăn mền của một người vô gia cư.

Họ [những người trẻ tuổi] xem người vô gia cư như một thứ bỏ đi, và chúng ta thường nghĩ rằng người già là người thừa, hoặc chúng ta bỏ họ vào thùng rác; Những người trẻ đã đốt chăn của người lang thang này là phần nổi của tảng băng chìm, tức là sự khinh miệt đối với một cuộc sống dường như đã bị gạt sang một bên, xa rời những hấp dẫn và sôi động của tuổi trẻ.

Quảng trường Thánh Phêrô ngập tràn niềm vui, nhưng thông điệp buồn: bài giảng Tiếp kiến chung về “trọng tội” khi bỏ mặc người già

Đức Thánh Cha nhận xét:

“Sự khinh miệt này, tức là sự khinh miệt người già, thật ra là làm mất danh dự chính chúng ta. Nếu tôi làm mất danh dự của người già là tôi làm mất danh dự chính mình, Đức Giáo hoàng cảnh báo.”

Sau đó, Đức Thánh Cha đã xin các bậc cha mẹ:

Và về điểm này, cho phép tôi đưa ra một vài lời khuyên gửi đến các bậc cha mẹ: xin làm ơn hãy đưa những đứa con, những trẻ nhỏ đến gần người già hơn, luôn đưa chúng đến gần hơn. Và khi người già đau ốm, hơi đãng trí, hãy luôn đến gần họ: hãy cho các trẻ biết rằng đây là ruột thịt của chúng ta, rằng đây là những gì đã làm cho chúng ta có thể ở đây.

Xin đừng đẩy người già ra xa. Và nếu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi họ vào viện dưỡng lão, xin hãy đến thăm họ và đưa các con cùng đến gặp họ: họ là niềm vinh dự của nền văn minh chúng ta, những người xưa đã mở ra những cánh cửa. Và rất nhiều khi, con cái quên điều này.

Sau đó, ngài kết luận bằng một câu chuyện riêng trong thời gian ở Argentina, cảnh báo rằng việc bỏ bê người cao tuổi là một tội trọng:

Cha kể với anh chị em một câu chuyện riêng: trước đây cha thường đến thăm các viện dưỡng lão ở Buenos Aires. Cha thường xuyên đi. Cha đi rất thường xuyên, cha đến thăm từng người một… Và cha nhớ có lần hỏi một bà cụ: ‘Bà có mấy đứa con?’ – ‘Tôi có bốn đứa, tất cả đều đã lập gia đình, có cháu…,’ và bà cụ bắt đầu nói với tôi về gia đình. ‘Và chúng có đến [thăm] cụ không?’ – “Có, [bà cụ nói,] ‘chúng luôn luôn đến!’ Khi tôi rời khỏi phòng, cô y tá đã nghe thấy câu chuyện, nói với tôi: ‘Thưa cha, bà cụ nói dối để khỏa lấp cho những đứa con của bà. Sáu tháng rồi chẳng ai đến đây!’

Việc này là loại bỏ người già, cho rằng người già là đồ bỏ đi. Xin làm ơn: đó là một tội trọng. Đây là điều răn trọng thứ nhất và là điều răn duy nhất có kèm theo phần thưởng: ‘Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, thì ngươi sẽ được hưởng thọ trên mặt đất này’.

Điều răn tôn kính người cao tuổi này mang lại cho chúng ta một ân phúc được diễn đạt theo cách này: ‘Ngươi sẽ được hưởng thọ trên mặt đất này.’ Xin hãy trọng kính những người cao tuổi. Và [thậm chí] nếu họ bị đãng trí, hãy trân trọng người già. Bởi vì họ là sự hiện diện của lịch sử, sự hiện diện của gia đình tôi, và nhờ họ mà tôi có mặt ở đây, tất cả chúng ta có thể nói: nhờ có ông, có bà mà tôi còn sống. Xin đừng để họ một mình. Và điều này, việc chăm sóc người già, không phải là vấn đề trang điểm và phẫu thuật thẩm mỹ, không. Đúng hơn, đó là một vấn đề về danh dự, nó phải thay đổi cách chúng ta giáo dục giới trẻ về sự sống và các giai đoạn của nó. Tình yêu đối với con người là điểm chung đối với chúng ta, bao gồm cả việc trân trọng cuộc sống đã trải qua, không phải là vấn đề đối với người già. Đúng hơn đó là một tham vọng sẽ mang lại vẻ đẹp rạng rỡ cho người trẻ kế thừa những phẩm chất tốt nhất của nó. Ước mong sự khôn ngoan của Thần Khí Thiên Chúa ban cho chúng ta để mở ra chân trời của cuộc cách mạng văn hóa đích thực này với năng lượng cần thiết.

Quảng trường Thánh Phêrô ngập tràn niềm vui, nhưng thông điệp buồn: bài giảng Tiếp kiến chung về “trọng tội” khi bỏ mặc người già




[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/4/2022]