Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống

‘Cho phép tôi nhắc quý vị nhớ rằng khoa học và kỹ thuật được xây dựng cho con người và thế giới, không phải con người và thế giới cho khoa học và kỹ thuật’
10 tháng Tư, 2017
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
PHOTO.VA - L'OSSERVATORE ROMANO
Lúc 11:15 sáng nay, 10 tháng Tư, 2017, Đức Thánh Cha Phanxico có buổi tiếp kiến — trong Đại sảnh các Giáo hoàng của Điện Tông truyền Vatican –, các thành viên của Ủy ban Quốc gia về An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống trong một buổi tiếp kiến tại Vatican, nhân dịp kỷ niệm 25 năm của Ủy ban trong Hội đồng Bộ trưởng.
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican cung cấp diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước những người có mặt trong buổi gặp gỡ.
* * *
Diễn văn từ của Đức Thánh Cha
Kinh thưa quý vị,
Tôi xin thân ái chào quý vị và tôi cảm ơn ngài chủ tịch, Giáo sư Andrea Lenzi, với những lời giới thiệu trịnh trọng cho buổi gặp gỡ của chúng ta. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng tri ân công việc được thực hiện bởi Ủy ban Quốc gia về An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống trong suốt 25 năm kể từ khi được thành lập tại Hội đồng Bộ trưởng. Những chủ điểm và những vấn đề ủy ban của quý vị đối mặt mang tính quan trọng rất lớn cho con người hiện nay, cả với cá nhân và trong chiều kích quan hệ và xã hội, bắt đầu từ gia đình và cả trong những cộng đồng địa phương và quốc gia cũng như quốc tế, và trong việc chăm sóc tạo vật.
Như chúng ta đọc trong Sách Sáng thế, “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai” (2:15). Văn hóa, lĩnh vực mà quý vị đang là đại diện trong phạm vi khoa học và kỹ thuật của đời sống, mang trong nó ý nghĩa của “sự trồng cấy.” Nó miêu tả rất rõ sự căng thẳng của việc làm cho nó lớn lên, sinh hoa và đơm quả, qua tài năng của con người, những gì Thiên Chúa đã đặt trên mặt đất này. Tuy nhiên chúng ta không thể quên rằng văn bản kinh thánh cũng mời gọi chúng ta “gìn giữ” khu vườn của trái đất. Như tôi đã viết trong Tông huấn Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa), “‘canh tác’ là nói đến việc trồng trọt, cày xới hay lao động, trong khi ‘gìn giữ’ có nghĩa là chăm sóc, bảo vệ, trông nom và bảo quản. Điều này hàm ý một mối tương quan của trách nhiệm qua lại giữa con người và thiên nhiên” (s. 67). Trách nhiệm của quý vị không chỉ là thúc đẩy sự phát triển hài hòa và tổng hợp của những nghiên cứu khoa học và kỹ thuật liên quan đến những tiến trình sinh học của đời sống của thực vật, động vật và con người; quý vị cũng có trách nhiệm phải tiên liệu và ngăn ngừa những hậu quả không tốt do việc sử dụng sai lệch về kiến thức và kỹ năng để xuyên tạc sự sống.
Nhà khoa học, cũng như chuyên gia và công nghệ, có trách nhiệm phải “hiểu” và “hiểu cách thức” với mức độ chính xác và sáng tạo ngày càng cao trong phạm vi khả năng của mình, đồng thời, đưa ra những quyết định đầy trách nhiệm cho những bước đi tiếp theo, và những quyết định sớm khi thấy cần phải dừng lại và đi theo một con đường khác. Nguyên tắc về trách nhiệm giải trình là một tảng đá gốc quan trọng cho hành động của con người, và con người phải trả lời cho những hành động và sự thiếu sót của riêng mình trước chính bản thân mình, trước tha nhân và trước Thiên Chúa. Các môn công nghệ, còn hơn cả những môn khoa học, đặt vào tay của con người một sức mạnh khổng lồ và lớn dần. Nguy cơ chính là những công dân, và đôi khi là những người đại diện cho họ và lãnh đạo họ, không  nhận thức trọn vẹn được tính nghiêm trọng của những thách đố đang nổi lên, tính phức tạp của những vấn đề phải giải quyết, và sự nguy hiểm của việc sử dụng sai lệch sức mạnh của những khoa học và công nghệ của đời sống được đặt vào tay của chúng ta (xem Romano Guardini, Kết thúc kỷ nguyên hiện đại, Brescia 1987, t. 80-81).
Rồi, khi sự tác động qua lại giữa sức mạnh công nghệ và sức mạnh kinh tế trở nên gần gũi hơn, những ích lợi có thể đặt điều kiện cho những lối sống và chiều hướng xã hội đi theo hướng tìm kiếm lợi nhuận cho các nhóm công nghiệp và thương mại nào đó, gây thiệt hại cho dân chúng và những quốc gia nghèo nhất. Không dễ để đạt đến một sự sắp xếp hài hòa cho những lợi ích khác nhau của khoa học, sản xuất, đạo đức, xã hội, kinh tế và chính trị, thúc đẩy sự phát triển bền vững biết tôn trọng “ngôi nhà chung”. Sự sắp xếp hài hòa này đòi hỏi tính khiêm nhường, lòng can đảm và sự cởi mở trước việc so sánh giữa những vị trí khác nhau, trong sự chắc chắn rằng bằng chứng về sự thật được đưa ra bởi những con người khoa học và thiện ích chung sẽ góp phần vào sự trưởng thành cho lương tâm của xã hội.
Để đúc kết cho những suy tư này, cho phép tôi nhắc quý vị nhớ rằng khoa học và kỹ thuật được xây dựng cho con người và thế giới, không phải con người và thế giới cho khoa học và kỹ thuật. Chúng phải phục vụ cho một sự sống đúng phẩm giá và khỏe mạnh cho tất cả, bây giờ và cho tương lai, và làm cho ngôi nhà chung của chúng ta trở nên đáng sống hơn và được hỗ trợ nhiều hơn, biết giữ gìn hơn và được bảo vệ hơn. Cuối cùng, tôi khuyến khích những nỗ lực của Ủy ban của quý vị để khởi xướng và duy trì những tiến trình đồng thuận giữa các nhà khoa học, những chuyên gia công nghệ, những doanh nhân và đại diện của các cơ quan, và vạch ra được những chiến lược để thúc đẩy ý thức chung về những vấn đề nảy sinh do những phát triển trong các khoa học đời sống và công nghệ sinh học.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi quý vị, gia đình của quý vị và công việc quý báu của quý vị. Tôi xin dâng lời cầu nguyện cho quý vị và tôi tin rằng quý vị cũng sẽ cầu nguyện cho tôi. Xin cảm ơn!
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Vatican cung cấp]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/04/2017]
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ủy ban Quốc gia An toàn Sinh học, Kỹ thuật Sinh học và Khoa học Đời sống


Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ Truyền Dầu của ngài tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô - AP
13/04/2017 10:52
(Vatican Radio)  Hôm thứ Năm Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế Thánh Lễ Truyền Dầu, trong đó dầu thánh được dùng cho các Bí tích và Bí tích Truyền Chức Thánh được làm phép.
Trong bài giảng của ngài trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói về “niềm vui của Tin mừng.”
Ngài phân tích ba “biểu tượng” của tin vui: những chum nước bằng đá tại tiệc cưới Ca-na, vò nước với gầu múc bằng gỗ mà người phụ nữ Sa-ma-ri đội trên đầu dưới ánh nắng giữa trưa, và nguồn mạch vô tận của Trái tim bị đâm thâu của Chúa.

Dưới đây là toàn văn bản dịch tiếng Anh chính thức của bài giảng của Đức Thánh Cha:
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico
Lễ Truyền Dầu thứ Năm
13 tháng Tư, 2017
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức” (Lc 4:18).  Chúa Giê-su, được xức dầu bởi Thần Khí, đem tin mừng đến cho người nghèo. Mọi điều Người công bố, và cả chúng ta nữa là những linh mục công bố tin mừng. Những tin ngập tràn niềm vui của Tin mừng – niềm vui của những người được xức dầu cho tội của họ bằng dầu tha thứ và được xức dầu cho đặc sủng của họ bằng dầu sứ vụ, để họ lại xức dầu cho người khác.
Như Chúa Giê-su, người linh mục làm cho thông điệp tràn đầy niềm vui bằng trọn vẹn con người của linh mục. Khi linh mục rao giảng – một cách ngắn gọn, nếu có thể! –, linh mục làm việc đó bằng niềm vui để chạm đến tâm hồn mọi người bằng cùng những lời nói mà Chúa đã chạm đến tâm hồn của linh mục trong lời cầu nguyện. Cũng như các tông đồ thừa sai khác, người linh mục làm cho thông điệp tràn đầy niềm vui bằng trọn vẹn chính con người của linh mục. Vì tất cả chúng ta đều biết, niềm vui được nhìn thấy rõ nhất và được chia sẻ chính trong những điều nhỏ nhặt: bằng cách bước một bước đi nhỏ, chúng ta làm cho lòng thương xót của Chúa đổ tràn trên những hoàn cảnh cô độc; khi chúng ta quyết định nhấc điện thoại lên và sắp xếp gặp gỡ một ai đó; khi chúng ta kiên nhẫn để cho người khác lấy mất thời gian của mình …
Cụm từ “tin vui” là một cách nói khác của cụm từ “Tin Mừng.” Tuy nhiên cụm từ này chỉ đến một điều quan trọng: niềm vui của Tin mừng. Tin mừng là tin vui vì, trong bản chất, đó là một thông điệp của sự mừng vui.
Tin vui là hòn ngọc vô giá mà chúng ta đọc được trong Tin mừng. Nó không phải là một đồ vật nhưng là một sứ mạng. Điều này trở nên hiển nhiên với bất kỳ ai đã trải nghiệm được “niềm vui hân hoan và ủi an của việc loan báo tin mừng” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 10 (Niềm vui của Tin mừng).
Tin vui được sinh ra bởi việc Xức dầu. “Việc xức dầu chức tư tế vĩ đại” đầu tiên của Chúa Giê-su đã diễn ra, do quyền năng của Chúa Thánh Thần, trong cung lòng Mẹ Maria. Tin mừng của Thiên Thần Truyền tin đã khơi nguồn cảm hứng cho Mẹ Đồng Trinh hát bài ca Magnificat. Nó làm ngập tràn tâm hồn của Giu-se, vị hôn phu của Mẹ, với sự tĩnh lặng thánh thiêng, và nó làm cho Gio-an nhảy múa mừng vui trong lòng của bà Ê-li-za-bét, thân mẫu của ông.
Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su trở về Na-za-rét và niềm vui của Thần Khí canh tân Đấng được Xức Dầu trong hội đường nhỏ của ngôi làng đó: Thần khí ngự xuống và ngự trên ngài, “xức dầu thơm hoan lạc” (x. Tv 45:8).
Tin vui. Một cụm từ đơn giản – Tin Mừng – mà thậm chí cả khi nói, trở thành sự thật, đầy ắp niềm vui và lòng thương xót. Chúng ta không bao giờ được tách rời ba ơn sủng của Tin mừng: sự thật, đây là điều không phải bàn cãi; lòng thương xót, vô điều kiện và cho tất cả mọi tội nhân; và niềm vui, mang tính riêng tư và mở ra cho mọi người.
Sự thật của tin vui không bao giờ đơn thuần mang tính trừu tượng, không thể mang lấy mẫu hình  cụ thể của đời sống con người vì họ cảm thấy dễ chịu hơn khi nhìn thấy sự thật được in trong sách.
Lòng thương xót của tin vui không bao giờ là lòng thương hại giả tạo, vẫn để tội nhân trong sự sầu khổ của họ mà không nắm lấy tay họ và nâng họ lên, giúp họ bước tới một bước sang con đường hoán cải.
Thông điệp này không bao giờ là ảm đạm hoặc hờ hững, vì nó bày tỏ một niềm vui hoàn toàn mang tính riêng tư. Nó là “niềm vui của Chúa Cha, Đấng mong mỏi rằng không một ai trong những đứa con bé mọn của Người bị lạc mất” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 237).  Đó là niềm vui của Chúa Giê-su, Đấng nhìn thấy rằng phải rao giảng tin vui cho người nghèo, và rồi đến lượt mình, họ lại ra đi rao giảng tin vui (nt., 5) Niềm vui của Tin mừng là những niềm vui đặc biệt. Tôi nói “những niềm vui” ở số nhiều, vì chúng rất nhiều và rất khác nhau, tùy vào Thần Khí chọn cách nào để chuyển tải đến họ, trong từng thời đại, tới từng con người và trong mọi nền văn hóa. Họ cần phải được đổ vào trong những bình rượu mới, những bình rượu mà Chúa nói đến khi diễn tả tính mới mẻ của thông điệp của Ngài. Anh em linh mục và các anh em thân mến, tôi muốn chia sẻ với anh em ba hình ảnh hay ba biểu tượng của những bình rượu mới đó trong đó tin vui cất giữ được tính tươi mới của nó, mà không bị lên men chua và được rót ra tràn trề.
Một biểu tượng đầu tiên của tin vui phải là những chum nước bằng đá tại tiệc cưới Ca-na (x. Ga 2:6). Về một mặt, chúng rõ ràng phản ánh nguồn mạch hoàn hảo đó chính là Đức Mẹ của chúng ta, Mẹ Maria Đồng Trinh. Tin mừng kể cho chúng ta rằng những người phục vụ “đổ đầy lên đến miệng” (Ga 2:7). Tôi tưởng tượng ra một trong những người phục vụ chắc hướng nhìn về Mẹ Maria đển hỏi xem như vậy đủ chưa, và Mẹ Maria ra hiệu thêm một chum đầy. Mẹ Maria là bình rượu mới chứa đựng đầy niềm vui lan tỏa. Mẹ là “người nữ tỳ của Chúa Cha hát những bài ca khen Người” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 286), Đức Bà Hằng Cứu Giúp của chúng ta, sau khi thụ thai trong cung lòng vô nhiễm của mình, Mẹ đã đi thăm và giúp đỡ người chị họ Ê-li-za-bét. “Sự viên mãn lan tỏa” của Mẹ giúp chúng ta vượt qua được cám dỗ của sự sợ hãi, cám dỗ làm chúng ta né tránh để không được đổ đầy lên đến miệng, cám dỗ dẫn đến sự nhát gan ngăn giữ chúng ta không dám bước tới để đổ niềm vui vào cho tha nhân. Điều này không thể được, vì “niềm vui của Tin mừng đổ đầy tâm hồn và cuộc sống của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giê-su” (nt., 1).
Một biểu tượng thứ hai của tin vui là cái vò với gầu múc nước bằng gỗ mà người phụ nữ Sa-ma-ri đội trên đầu dưới ánh nắng giữa trưa (x. Ga 4:5-30). Nó nói cho chúng ta một điều cốt lõi: tính quan trọng của những hoàn cảnh cụ thể. Thiên Chúa, Nguồn Nước Hằng Sống, không có công cụ để lấy nước làm dịu cơn khát của Người. Vì vậy người phụ nữ Sa-ma-ri dùng vò để lấy nước, và với cái gầu chị ta làm thỏa mãn cơn khát của Chúa. Chị ta thậm chí còn thỏa mãn hơn bằng việc thú tội của mình. Bằng lòng thương xót làm rung động tâm hồn của người phụ nữ Sa-ma-ri đó, Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người của ngôi thành nhỏ đó, họ mời Chúa ở lại với họ.
Thiên Chúa ban cho chúng ta nguồn mạch mới khác hay bình rượu đầy tràn “tính bao dung cụ thể” trong tâm hồn người Sa-ma-ri đó là Mẹ Teresa. Người đã gọi mẹ và nói với mẹ: “Ta khát.” Người nói: “Con của ta, hãy đến, hãy đưa Ta đến những khu ổ chuột của người nghèo. Hãy đến, hãy là ánh sáng của Ta. Ta không thể làm việc này một mình. Họ không biết Ta, và đây là lý do tại sao họ không yêu Ta. Hãy đem Ta đến với họ.” Mẹ Teresa, bắt đầu bằng một con người cụ thể, nhờ vào nụ cười của mẹ và cách mẹ đụng chạm đến những vết thương của họ, đã mang đến tin vui cho mọi người.
Biểu tượng thứ ba của tin vui là nguồn mạch của Trái tim bị đâm thấu của Chúa: lòng nhân lành tuyệt đối của Ngài, lòng khiêm nhường và cái nghèo của Ngài kéo con người lại với Ngài. Từ nơi Ngài chúng ta phải học biết rằng chỉ có thể thực hiện việc loan báo một niềm vui lớn cho người nghèo qua con đường tôn trọng, khiêm nhường, và thậm chí hạ mình. Rao truyền Phúc âm thể mang tính quá tự mãn. Sự toàn vẹn của sự thật không thể là tính khắt khe. Thần Khí loan báo và dạy “tất cả sự thật” (x. Ga 16:3), và Người không e ngại phải làm mỗi lúc một ít. Thần Khí nói với chúng ta trong mọi hoàn cảnh những gì chúng ta phải nói với những người thù nghịch của chúng ta (x. Mt 10:19), và trong những lúc đó Người soi sáng cho bước tiến nhỏ của chúng ta. Lòng nhân từ và sự toàn vẹn này tặng ban niềm vui cho người nghèo, hồi sinh những tội nhân, và ban sự bình an cho những ai bị ách của ma quỷ.
Anh em linh mục thân mến, khi chúng ta chiêm ngắm và uống từ ba bình rượu mới này, nguyện xin cho tin vui tìm thấy trong chúng ta “sự viên mãn lan tỏa” đó mà Đức Mẹ chiếu tỏa ra trên trọn vẹn con người của Mẹ, “sự bao dung cụ thể” của câu chuyện của người phụ nữ Sa-ma-ri, và “lòng nhân lành tuyệt đối” qua đó Thánh Thần không ngừng tăng thêm và dẫn đưa từ trái tim bị đâm thấu của Đức Giê-su Chúa chúng ta.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/04/2017]


Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm

Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại Lễ Truyền Dầu Thứ Năm