Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Ảnh đẹp: Mười tượng đài Chúa Ki-tô đẹp nhất

Ảnh đẹp: Mười tượng đài Chúa Ki-tô đẹp nhất

19 tháng Hai, 2018
Ảnh đẹp: Mười tượng đài Chúa Ki-tô đẹp nhất

Chúa Ki-tô Đấng Cứu Thế, Corcovado (Brazil), Rio de Janeiro. Một trong những tượng đài Ki-tô giáo nổi tiếng nhất trên thế giới, cao 38 mét (Phần thân Chúa Ki-tô cao 30 m và phần đế cao 8 m) và chiều ngang từ bàn tay này sang tay kia là 28 m. Tượng được thực hiện năm 1931 bởi điêu khắc gia người Pháp Paul Landowski theo yêu cầu của Heitor da Silva, người kỹ sư cộng tác trong công trình và đã dành cả đời cho công trình đó. Ở Brazil, hơn 130 thành phố có tượng Chúa Ki-tô đúc dựa theo mẫu của tượng ở Rio.


Từ Corcovado đến Świebodzin, từ Copoya đến Manado, từ Maratea đến Vũng Tàu và Cochambama đến Lisbon, tất cả những tượng đài này là biểu tượng của niềm tin.

Mặc dù bức tượng oai nghi Chúa Ki-tô Đấng Cứu thế tại Corcovado ở Rio de Janeiro được xem là nổi tiếng nhất trên thế giới, nhưng còn nhiều tượng ở những nơi khác trên toàn thế giới. Kích thước chiều cao trong tầm từ 20 đến 40 mét. Những tượng đó giống như Tượng Thần Tự Do ở New York: một biểu tượng thống nhất và bảo vệ cho toàn quốc, và là một địa điểm thu hút hàng ngàn khách du lịch. Bạn có biết rằng chỉ ở Brazil đã có hơn một trăm bức tượng được thực hiện theo mẫu tượng tại Corcovado?

Dưới đây là sự chọn lọc đại diện 10 tượng đài Chúa Ki-tô nổi bật nhất trên thế giới.


Chúa Ki-tô Đấng Cứu Thế, Corcovado (Brazil), Rio de Janeiro. Một trong những tượng đài Ki-tô giáo nổi tiếng nhất trên thế giới, cao 38 mét (Phần thân Chúa Ki-tô cao 30 m và phần đế cao 8 m) và chiều ngang từ bàn tay này sang tay kia là 28 m. Tượng được thực hiện năm 1931 bởi điêu khắc gia người Pháp Paul Landowski theo yêu cầu của Heitor da Silva, người kỹ sư cộng tác trong công trình và đã dành cả đời cho công trình đó. Ở Brazil, hơn 130 thành phố có tượng Chúa Ki-tô đúc dựa theo mẫu của tượng ở Rio.



Chúa Ki-tô Vinh Thắng Copoya (Mexico), Chiapas. Hiện nay, đây là biểu tượng nghệ thuật lớn nhất của Đức Ki-tô trên thế giới với chiều cao 62,30 mét (cả phần chân đế), cao hơn tượng Chúa Ki-tô Đấng Cứu Thế của Rio de Janeiro 16 m. Phía dưới là khu phức hợp du lịch tôn giáo. Công trình xây dựng bắt đầu năm 2007 sau gần 20 năm chuẩn bị, dưới sự hướng dẫn của điêu khắc gia, họa sĩ và kiến trúc sư Gabriel Gallegos, lấy nguồn cảm hứng từ văn hóa Zoque, một trong những nhóm sắc tộc tiền-Columbia ở Chiapas.



Chúa Ki-tô Hòa bình ở Cochabamba (Bolivia). Thân tượng cao 34,50 mét. Được xây dựng kết cấu bê-tông khung thép từ năm 1987 đến 1994 bởi họa sĩ và điêu khắc gia Cesar Terrazas Pardo và nhân viên của ông, tượng được xây dựng để kỷ niệm chuyến thăm của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đến thành phố năm 1988. Bạn phải leo lên 1.399 bậc thang để đến thân tượng và vào bên trong để leo lên cánh tay của Đức Ki-tô, để thưởng lãm một cảnh quan tráng lệ.

By Jess Kraft | Shutterstock


Chúa Ki-tô Phục sinh Tlalnepantla de Baz (Mexico) là bức tượng cao 33 mét. Đây là tác phẩm của điêu khắc gia David Gutierrez Becerril. Được xây dựng trong thập niên 1970 bên trong Nghĩa trang Jardines del Recuerdo, và được khánh thành năm 1981, đây là bức tượng lớn thứ ba ở Mexico.



Chúa Ki-tô Ban Ơn Lành Manado, Sulawesi (Indonesia), cao 30 mét, và phần chân đế cao 20 mét. Được xây dựng từ năm 2007 đến 2010, bức tượng sử dụng hết 35 tấn thép và 25 tấn sợi kim loại. Đây là bức tượng cao thứ nhì ở Châu Á và là tượng Chúa Ki-tô cao thứ tư trên thế giới (không tính phần đế). Bức tượng mô tả hình ảnh rất ấn tượng Chúa Ki-tô đang ban ơn lành cho Thế giới, với đôi tay giang rộng và áo Ngài bay theo chiều gió, đưa Ngài đứng vào hàng đầu những “bức tượng bay” cao nhất thế giới. Nguồn gốc của dự án: một nhà phát triển bất động sản giàu có người Tin lành.

By mosista | Shutterstock


Chúa Ki-tô Vua Lisbon (Bồ Đào nha) đứng trên đỉnh một thánh địa nhìn xuống dòng sông Tagus. Tượng đài cao 110 mét, cho du khách một cảnh quan ngoạn mục của thành phố và những vùng lân cận. Tượng cao 28 mét. Dưới chân tượng đài là một nhà nguyện cung hiến Đức Mẹ Hòa Bình. Ý tưởng xây dựng xuất phát từ Thượng phụ Lisbon, Đức Hồng y Manuel Gonçalves Cerejeira, sau chuyến đi đến Brazil. Tượng đài được khánh thành trọng thể năm 1959. Bức tượng là tác phẩm của điêu khắc gia Francisco Franco de Sousa.

Shutterstock


Chúa Ki-tô Vũng Tàu (Việt nam) là một bức tượng cao 32 mét, đứng trên đế cao 4 mét. Chiều rộng sải hai cánh tay của tượng là 18 mét. Phần đế được trang trí với bức phù điêu mô tả Bữa Tiệc Ly. Một công trình của Hiệp hội Công giáo, công trình xây dựng bắt đầu năm 1974 nhưng mãi đến năm 1993 mới hoàn tất. Một cầu thang 133 bậc đưa du khách lên đường lan can trên hai cánh tay của Người.

By Donquxote | Shutterstock


Đức Ki-tô Gãy Tay của Island, San Jose de Gracia (Mexico) là một tượng cao 25 mét, cộng thêm 3 mét nếu tính cả phần chân đế. Hoàn tất năm 2006, chủ đích của bức tượng là một sự nhắc nhớ về bệnh nhân và những người bị áp bức, nhưng lại trở thành một địa điểm thu hút du lịch nổi tiếng.



Tượng Chúa Ki-tô Đấng Cứu Thế Maratea (Ý) cao 22 mét và sải rộng hai cánh tay là 19 mét. Được xây dựng trong thập niên 1960 bằng xi-măng trắng và đá cẩm thạch Carrara, tượng đứng ngay trước mặt thánh địa Thánh Blaise, một thánh tử đạo người Armenia là bổn mạng của thị trấn Maratea, và thánh tích của ngài được lưu giữ trong vương cung thánh đường.

By tommaso lizzul | Shutterstock


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/2/2018]


“Cha Padre Pio thường ở cùng tôi trong những lần trừ quỷ, và quỷ rất sợ ngài”

“Cha Padre Pio thường ở cùng tôi trong những lần trừ quỷ, và quỷ rất sợ ngài”

14 tháng Hai, 2018
“Cha Padre Pio thường ở cùng tôi trong những lần trừ quỷ, và quỷ rất sợ ngài”
Public Domain

Cha Piero Catalan là một môn đệ tinh thần của Cha Gabriele Amorth. Ngài kể rằng trong những lần làm phép trừ quỷ, quỷ thường gọi thánh nhân của vùng Pietrelcina là "ông râu rậm” hoặc là “Francesco Forgione.”

Cha được giới truyền thông chú ý vì ngày 4 tháng Mười Hai cha chủ sự một cuộc họp tại trường Telesio Grammar ở vùng Reggio Calabria, Ý, để thảo luận về “trò chơi kinh dị” rất nổi tiếng trên mạng suốt một thời gian dài, “Charlie Charlie Challenge.”

Một cuộc hội thảo với Focolarini

Cha Piero Catalano, môn đệ của Cha Gabriele Amorth, nhà trừ quỷ nổi tiếng của giáo phận Roma đã qua đời năm 2016, là một linh mục và là nhà trừ quỷ của thành phố Reggio Calabria, giải thích tại sao cha lại sử dụng thánh tích của thánh nhân trong những lần trừ quỷ và khẩn cầu Thánh Pio thành Pietrelcina chiến đấu chống lại quỷ.

Sau suốt cuộc đời cống hiến cho công cuộc tình nguyện của Phong trào Gen Movement (có liên hệ với Phong trào Focolari được thành lập bởi Chiara Lubich), ngày 8 tháng Mười hai, 1988, ngài tận hiến cho Chúa trong thiên chức linh mục. Ngài đã làm cha sở của hai thành phố trên vùng duyên hải Jonica, Reggio Calabria — Roccaforte del Greco và Saint Pantaleone — và hiện nay là cha sở của Giáo xứ Thánh Gioan Nepomucene và Thánh Philip Neri ở Arangea.

Quỷ thậm chí còn sợ nói đến tên ngài!

Cha Piero đã học nhiều năm để trở thành một nhà trừ quỷ và là một người con tinh thần của Cha Amorth. Cha bắt đầu thực hành lời nguyện giải thoát năm 18 tuổi, và được gọi là một nhà trừ quỷ ba năm trước.

Trong văn phòng, cha có nhiều thánh tích của thánh nhân. “Tôi sử dụng chúng trong những lần trừ quỷ,” cha giải thích với tờ báo Corriere della Sera của Ý (19 tháng Mười Hai năm trước). “Tôi thường khẩn cầu vị thánh nào nhiều nhất? Tôi có một tình yêu đặc biệt với Thánh Pio thành Pietrelcina, ngài thường hiện diện trong những lần trừ quỷ. Người bị quỷ ám rất sợ. Hắn ta hét lên, ‘Người râu rậm đang ở đây!’ Và tôi trả lời, ‘Thế thì, có phải tên ngài là Thánh Pio thành Pietrelcina không?’ Quỷ trả lời, “Không, tên ông ta là Francesco Forgione.’ Quỷ thậm chí sợ gọi tên ngài.”

Từ buồn nôn đến lạnh toát

Cha Piero nói rằng ngài bắt đầu ý thức được tình trạng hiện hữu của quỷ, bị quỷ ám thật hay chỉ là sự khó ở trong người, thường qua những hoạt động đặc thù của quỷ. “Ví dụ, khi tôi đặt tay lên đầu người bị quỷ ám, người đó giật lùi lại, người trở lên lạnh toát, cảm giác giống như họ bị nghẹt thở, hoặc chuẩn bị nôn ói, v.v…” Nếu đó không phải là trường hợp có sự hiện diện của quỷ thì nhà trừ quỷ giới hạn không đọc lời nguyện giải thoát.

“Ông có muốn đứng về phía tôi không?”

Cha Piero nhận xét, “Quỷ làm mọi điều có thể để cám dỗ những người trừ quỷ như chúng tôi. Có lần hắn hỏi tôi, ‘Ông cần trả bao nhiêu tiền để đứng về phía tôi?’ Tôi bật cười, vì tôi đã có lời khấn khó nghèo. Tôi thậm chí không có tiền để trả cho đám an táng của chính tôi nếu tôi chết, và tôi chia sẻ mọi thứ với người nghèo. Và tên quỷ nói, ‘Nếu ta có thể, ta muốn giết ngươi ngay lập tức.’ Tôi liền trả lời, ‘Nhưng ngươi không thể vì ta thuộc về Chúa Giê-su!’”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/2/2018]