Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Video mới của nhóm nữ tu nhạc Rock sẽ trở thành một video thành công

Video mới của nhóm nữ tu nhạc Rock sẽ trở thành một video thành công


Ảnh hưởng của những nữ tu này trên giới trẻ ngoài sức tưởng tượng




Theo sau thành công lẫy lừng của video YouTube đầu tiên – ghi hình các nữ tu trình diễn trên sân đáp máy bay trực thăng (rocking on a helipad) – nhóm Siervas phát hành ca khúc mới của các soeur “Hoy Despierto” (Hôm nay tôi tỉnh giấc). Bài hát là ca khúc đơn trong album cùng tên,có trên iTunes (iTunes.)

Lại một lần nữa những nữ tu rock-and-roll này đã chiếm được trái tim của công chúng bằng tài năng của các soeur và chứng ngôn đức tin tỏa sáng và vui mừng của họ. “Niềm tin của chúng tôi nói với chúng tôi. Đây là điều chúng tôi hy vọng chuyển tải đến được với Đức Thánh Cha Phanxico và tới tất cả giới trẻ trên thế giới,” các seour nói.

Nhóm Siervas hiện nay gồm 11 soeur từ Argentina, Trung quốc, Philippines, Chile, Venezuela, Ecuador, Peru, và Nhật. Các soeur đến với cộng đoàn để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa phục vụ anh em chị em, đặc biệt những người đau khổ nhất, những người bé mọn nhất, người đau yếu, người nghèo và người thiếu thốn.

Để cập nhật các nghệ sĩ yêu thích của bạn và tìm thêm nhạc mới mỗi ngày, truy cập Cecilia Music on Facebook.

Cecilia Team

siervas-2
siervas-4
siervas-5
siervas-gallery-2
siervas-gallery-3
Siervas
Tên: Siervas
Thành phố: Lima, Peru
Nhóm Siervas hiện nay gồm 11 soeur từ Argentina, Trung quốc, Philippines, Chile, Venezuela, Ecuador, Peru, và Nhật. Các soeur đến với cộng đoàn để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa phục vụ anh em chị em, đặc biệt những người đau khổ nhất, những người bé mọn nhất, người đau yếu, người nghèo và người thiếu thốn.

[Nguồn:  aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/10/2016]


Vận động viên tị nạn mang chứng tá đến ‘Thể thao Phục vụ Nhân đạo’

Vận động viên tị nạn mang chứng tá đến ‘Thể thao Phục vụ Nhân đạo’

Paulo Amotun Lokoro runs during a training session in Kenya - AP
Paulo Amotun Lokoro chạy trong một buổi tập luyện ở Kenya - AP
07/10/2016 11:00
(Vatican Radio) Một trong những tham dự viên tại hội nghị Vatican sắp diễn ra về Thể thao và Đức tin là một vận động viên tị nạn từ Nam Sudan, anh đem đến chứng tá của riêng anh về sự tham dự của anh vào Thế vận hội Olympics 2016 với tư cách một thành viên của “đội tị nạn” đầu tiên tranh tài tại các buổi thi đấu đã cho phép anh đại diện cho những người tị nạn trên khắp thế giới và dọi ánh sáng trên những câu chuyện của họ và trên một trong những thách thức chủ yếu của thời đại chúng ta.
Hội nghị Toàn cầu ‘Thể thao Phục vụ Nhân đạo’ được chủ trì bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và được tài trợ bởi sự hợp tác của Allianz. Sự kiện, được Liên Hợp Quốc và Ủy ban Olympic Quốc tế ủng hộ, được những nhân vật hàng đầu về tôn giáo và thể thao tham dự. Mục tiêu của họ là thảo luận  phương cách để đức tin và thể thao có thể kết hợp với nhau để thúc đẩy những giá trị tích cực, với chủ đích đạt được những kết quả khả thi.
Paulo Amotun Lokoro, một thành viên của Đội Olympic Tị nạn Mùa hè 2016, là một vận động viên điền kinh, chuyên 1500 mét. Anh xuất thân là một nông dân chăn nuôi gia súc ở Nam Sudan nhưng cuộc nội chiến đã buộc anh phải di tản đến Kenya năm 2006. Sau khi đến Kenya, anh sống tại Trại Tị nạn Kakuma,  tại đây anh đoạt giải nhiều cuộc đua và cuối cùng được các huấn luyện viên chuyên nghiệp từ Tegla Loroupe Foundation săn lùng. Hôm nay, Lokoro tập luyện tại Nairobi, Kenya với cựu vận động viên giữ kỷ lục thế giới và vận động viên chạy ma-ra-tông vô địch Olympic, Tegla Loroupe.
Lokoro nói chuyện với Hayley Susino của đài phát thanh Vatican về sự tham dự của anh trong Hội nghị “Thể thao Phục vụ Nhân đạo’ và những kinh nghiệm của anh là một người tị nạn và một vận động viên Olympic.
Lokoro rất phấn khởi được tham dự trong Hội nghị Toàn cầu lần Đầu tiên về Thể thao Phục vụ Nhân đạo và hy vọng rằng nó sẽ hoàn tất được mục tiêu thúc đẩy hòa bình qua thế giới thể thao. “Chúng ta cần hòa bình và chúng ta cần lòng trắc ẩn,” Lokoro nói, phản ánh lại sự cần thiết có hòa bình ở đất nước quê hương của anh hiện tại đang trong chiến tranh. Anh mong ước rằng một ngày nào đó sẽ trở về nhà ở Nam Sudan nếu các tình hình được cải thiện.
Anh rất tự hào được là một thành viên của nhóm đầu tiên đại diện cho những người tị nạn tại Thế vận hội Olympic. “Chúng tôi là năm người tị nạn từ Kenya và chúng tôi đại diện cho 60 triệu người tị nạn trên toàn thế giới.” Cộng đồng quốc tế hiện nay nhận biết có hàng triệu người phải di tản trên khắp thế giới. Lokoro cảm nhận rằng người ta thường xuyên tin rằng “những người tị nạn không phải là con người và không thể làm được những việc như những người khác. Các bạn phải đối xử với người tị nạn theo cách công bằng.”
Vì Lokoro không thể đại diện cho quốc gia quê hương của anh, anh rất tự hào được đại diện cho cộng đồng người tị nạn: “Bây giờ chúng tôi là những đại sứ của người tị nạn và chúng tôi là những đại sứ của đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ thay đổi đất nước chúng tôi qua thể thao.”
Những người mới đến Trại Tị nạn Kakuma nhìn vào Lokoro và những người đã lớn lên tại đây. Họ đưa ra cho những cư dân mới của Kakuma nguồn hứng khởi: “Họ nhìn vào chúng tôi vì chúng tôi là những người hiền nhân của họ; chúng tôi lớn lên tại Kakuma …  và bây giờ chúng tôi có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn.” Anh muốn mọi người hiểu rằng người tị nạn cũng là những con người. “Chúng ta có tầm nhìn và năng lực như những người khác. Chúng ta có  lời nói, chúng ta có mọi thứ.” Lokoro khuyến khích những người tị nạn như anh loan truyền thông điệp hòa bình.
Lokoro nhìn thấy sự nghiệp Olympic như là một cơ hội để loan truyền thông điệp quan trọng hơn. Bây giờ anh đã có thể truyền thông điệp hòa bình đến cộng đồng quốc tế. “Đây là sự khởi đầu của cuộc đời của tôi và đây là sự khởi đầu của đời sống những người tị nạn. Chúng tôi đang mở cánh cửa ra cho những người khác.”
Anh cũng tin rằng ý định của Đức Thánh Cha Phanxico hướng đến những người tị nạn là rất quan trọng: “Dĩ nhiên, vì sự tiếp cận của ngài và Thiên Chúa, vì thế chúng tôi sẽ cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới và nó sẽ được thay đổi nhờ lời của Đức Thánh Cha và qua thể thao.”

[Nguồn:  en.radiovaticana.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/10/2016]



Sét đánh vào nóc vòm của Vương Cung thánh đường Thánh Phê-rô ngày lễ Đức Mẹ Mân côi

Sét đánh vào nóc vòm của Vương Cung thánh đường Thánh Phê-rô ngày lễ Đức Mẹ Mân côi


Một “tia chớp phóng ra khỏi mây xanh” đánh vào Vương Cung thánh đường Thánh Phê-rô vào ngày lễ Công giáo mừng kính kinh cầu nguyện khiêm nhường và một trận chiến lịch sử!

AFP PHOTO / FILIPPO MONTEFORTE / AFP PHOTO / FILIPPO MONTEFORTE

© FILIPPO MONTEFORTE / AFP
VATICAN CITY — Roma rung chuyển sáng nay khi một tia sét đánh vào mái vòm của Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Cú  sét đánh đúng ngày Lễ Đức Mẹ Mân côi, một Lễ mừng kính không chỉ những lời kinh khiêm cung, nhưng còn là một trận chiến lịch sử.
Tia sét đánh trúng mái vòm Vương Cung thánh đường Thánh Phê-rô khoảng 9.20 sáng, khi một trận mưa lớn kéo qua Roma. Cảnh sát Vatican xác nhận cú sét đánh. Không có báo cáo về thiệt hại.
Những người gần Vatican, từ đội vệ binh Thụy sĩ đến những chủ cửa hàng địa phương, đều cảm thấy sự rung chuyển.
“Tôi đang trong phòng tắm và nghe âm thanh giống như một tiếng sấm gầm thật lớn kéo dài một vài giây và dường như làm rung chuyển mọi thứ. Tôi biết đang có mưa lớn nhưng nghe nó giống một trận động đất hơn là tiếng sét,” một người dân sống gần Vương Cung thánh đường Thánh Phê-rô nói với Aleteia.
Một chủ quán cà phê người Ý địa phương nói thêm: “Mọi thứ đều rung chuyển. Tôi có thể cảm nhận thấy trong phổi mình. Dường như không khí bị nghẽn lại một lát.”
Cú sét sáng nay gợi nhớ lại “tia sét phóng ra từ nền trời xanh” đánh vào Vương Cung thánh đường Thánh Phê-rô ngày 11 tháng Hai, 2013 — ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức — chỉ ít giờ sau khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI làm rúng động Vatican bằng công bố từ chức giáo hoàng.
Lightning strikes St Peter's dome at the Vatican on February 11, 2013. AFP PHOTO / FILIPPO MONTEFORTE / AFP PHOTO / FILIPPO MONTEFORTE
Sét đánh vào mái vòm Vương Cung thánh đường Thánh Phê-rô tại Vatican ngày 11 tháng Hai, 2013. AFP PHOTO / FILIPPO MONTEFORTE
Cú sét hôm nay cũng rơi vào một ngày lễ kính Mẹ Maria: Lễ Đức Mẹ Mân côi.
Our Lady of the Rosary
Đức Mẹ Mân Côi
Theo nguồn gốc Lễ được gọi là Lễ Đức Mẹ Vinh Thắng, Lễ được thiết lập bởi Thánh Giáo hoàng Pio V để tôn vinh Mẹ Đồng trinh Đầy Ơn phúc cho chiến thắng của Ki-tô giáo trước  người Turks tại trận chiến Lepanto.
The Battle of Lepanto
Trận chiến Lepanto
Cha Steve Grunow, viết trong mục “Word on Fire” của Đức Giám mục Robert Barron, mô tả những nguồn gốc của ngày lễ như sau:
Ngày 7 tháng 10, 1571 một hạm đội tàu chiến của các lực lượng liên minh của Naples, Sardinia, Venice, Đức giáo hoàng, Genoa, Savoy và các Hiệp sĩ Bệnh viện dàn trận chuẩn bị một trận chiến căng thẳng với Đế quốc Thổ. Chiến trận diễn ra trong Vịnh Patras nằm ở phía Tây Hy Lạp.  Mặc dù các lực lượng của Thổ đông hơn, lực lượng được gọi là “Liên minh Thánh” sở hữu hỏa lực vượt trội dẫn đến chiến thắng. Chiến thắng này cắt đứt những nỗ lực của Đế quốc Thổ muốn kiểm soát vùng Địa Trung hải, tạo ra một sự thay đổi chấn động trong những quan hệ quốc tế từ Đông sang Tây. Liên quan đến một số điểm trong này, và tôi không muốn sự khẳng định này bị cường điệu, thế giới chúng ta biết được hôm nay được hình thành với chiến thắng này. Sự kiện này được biết đến trong lịch sử như là “Chiến trận Lepanto.”
Đức Giáo hoàng Pio V, nguồn tài chính của ngài đã cung cấp một phần cho nỗ lực quân sự này, ra lệnh cho các nhà thờ ở Roma mở cửa cầu nguyện suốt ngày và đêm, khuyến khích các tín hữu cầu xin sự can thiệp của Đức Mẹ Đồng Trinh Đầy Ơn Phúc qua việc đọc kinh Mân côi. Khi tin chiến thắng của Liên minh Thánh đến với Đức Giáo hoàng Pio, ngài đã thêm một ngày lễ mới vào Lịch Phụng vụ Roma. Ngày 7 tháng 10 từ đó về sau là ngày Lễ Đức Bà Mân Côi. Đức Giáo hoàng kế nhiệm của Đức Pio, Gregory XIII đổi tên của ngày này thành ngày Lễ Mân côi Thánh.
Những nhà viết tiểu sử cũng tường thuật rằng khi Chiến trận Lepanto kết thúc, Đức Thánh Giáo hoàng Pio đứng dậy và bước đến một cửa số, ngài đứng đó hướng nhìn về phía Đông. Sau đó, ngài quay lại, kêu lên “Hạm đội Ki-tô giáo đã khải hoàn!” và rơi lệ tạ ơn.
This fresco of the Dominican Pope St Pius V praying the Rosary during the Battle of Lepanto
Bức vẽ trên tường của Thánh Giáo hoàng Pio V dòng Đa-minh đọc kinh Mân côi trong suốt Chiến trận Lepanto
Nguyện xin cho “tia sét phóng ra từ trời cao” hôm nay động viên những đứa con của Giáo hội, trong tháng kính Đức Mẹ, biết lấy vũ khí rất đơn sơ nhưng rất mạnh mẽ là Tràng chuỗi Mân côi, khi Con tàu của Thánh Phê-rô tiếp tục chiến đấu với những con sóng của lịch sử.

Diane Montagna

Diane Montagna là phóng viên Roma cho Aleteia phiên bản tiếng Anh

[Nguồn:  aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/10/2016]