Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Chiếc #Lamborghini "Huracan" được dâng cho Đức Thánh Cha Phanxico sẽ được bán đấu giá giúp cho Dự án Tái kiến thiết Đồng bằng Ni-ni-vê

Chiếc #Lamborghini "Huracan" được dâng cho Đức Thánh Cha Phanxico #PopeFrancis, sẽ được bán đấu giá giúp cho Dự án Tái kiến thiết Đồng bằng Ni-ni-vê của @aidtochurch 📷@oss_romano

Chiếc "Huracan" được dâng cho Đức Thánh Cha Phanxico sẽ được bán đấu giá giúp cho Dự án Tái kiến thiết Đồng bằng Ni-ni-vê
Chiếc "Huracan" được dâng cho Đức Thánh Cha Phanxico sẽ được bán đấu giá giúp cho Dự án Tái kiến thiết Đồng bằng Ni-ni-vê
Chiếc "Huracan" được dâng cho Đức Thánh Cha Phanxico sẽ được bán đấu giá giúp cho Dự án Tái kiến thiết Đồng bằng Ni-ni-vê


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/11/2017]


Hân hoan chào đón Giáng sinh, cây thông 2017 của Trung tâm Rockefeller đã có mặt

Hân hoan chào đón Giáng sinh, cây thông 2017 của Trung tâm Rockefeller đã có mặt

12 tháng 11, 2017
Hân hoan chào đón Giáng sinh, cây thông 2017 của Trung tâm Rockefeller đã có mặt
Stephanie Keith | Getty Images North America | AFP
NEW YORK, NY - 11 tháng 11: Cây thông của Trung tâm Rockefeller đã đến thành phố New York ngày 11 tháng 11, 2017. Cây thông vân sam sao 75 bộ (gần 23 m) đến từ Thị trấn State College, tiểu bang Pennsylvania sẽ trở thành cây thông Giáng sinh thứ 86 trang hoàng cho khu trung tâm. Stephanie Keith/Getty Images/AFP

Cây thông cao 75 bộ (gần 23 m) từ thị trấn State College, tiểu bang Pennsylvania, đã đến Trung tâm Rockefeller New York hôm thứ Bảy.

Mùa Giáng sinh đã chính thức bắt đầu với việc cây thông Giáng sinh được chuyển đến Trung tâm Rockefeller của New York sáng thứ Bảy.
Cây thông vân sam của Na-uy cao 75 bộ (gần 23 m) được xe tải chở đến từ thị trấn State College, tiểu bang Pennsylvania, và sẽ được trang trí với hơn 50.000 bóng đèn đúng dịp bắt đầu mùa hoa đăng quốc gia tại Trung tâm Thương mại Rockefeller ngày 29 tháng Mười Một.
Hân hoan chào đón Giáng sinh, cây thông 2017 của Trung tâm Rockefeller đã có mặt
Cây thông Giáng sinh cao 75 bộ năm nay đã đến trung tâm thương mại Rockefeller!
Hôm thứ Năm, Erik Pauze, người làm vườn chính của Trung tâm Rockefeller nói, trong khi cây thông đang được cưa, rằng ông đã để ý chăm sóc cho cây này trong gần bảy năm.
Khi đến thăm thị trấn State College tháng Chín năm 2010 trong một trận đá bóng trung học, ông Pauze nhìn thấy cây này và ông biết ngay rằng nó sẽ là cây thông hoàn hảo để trưng bày trong mùa Giáng sinh ở New York.
Ông Pauze nói với State College News, “Tôi đang tìm một cây thông đẹp, cao thẳng và hoàn hảo, một cây thông sau khi được chở về New York và được dựng lên trong Trung tâm Rockefeller mà nó vẫn sẽ vẫn giữ được vẻ đẹp hoàn hảo.”

“Khi tôi nhìn thấy nó với hình dáng tuyệt vời, rất đẹp và hoàn hảo, tôi nghĩ ‘mình phải gõ cửa nhà ông chủ đó ngay ngày mai.’”

Jason Perrin, người chủ của khu đất đã tặng cây thông, nói rằng khi ông Pauze gõ cửa nhà ông bảy năm về trước ông nghĩ rằng chắc đó là chuyện đùa.
Ông Perrin nói, “Sau khi tôi hiểu rằng đó không phải là trò đùa, ông Erik nói với tôi rằng chiều cao và độ rộng của tán cây cây thông của tôi trông vừa đủ và rất hoàn hảo, và ông ta nói rằng trong một vài năm có lẽ nó sẽ sẵn sàng trở thành cây thông Giáng sinh trong Trung tâm Rockefeller.”
Cây thông nặng 12 tấn sẽ được trưng bày đến ngày 7 tháng Một, 2018. Sau khi được hạ xuống, cây thông sẽ được xẻ thành những tấm ván và tặng cho Tổ chức Hỗ trợ Gia cư Habitat.




[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 13/11/2017]


Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục

Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục

09 tháng 11, 2017
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
Hector Rondon | AP Photo

Các linh mục Công giáo cũng là con người và có thể vấp ngã như mọi người. Nhưng đôi khi họ thật sự là những anh hùng.

Mấy năm trước, trên blog the Crescat (hiện đã đóng), Katrina Fernandez, người phụ trách chuyên mục cố vấn của Aleteia đã tìm thấy tấm ảnh này ở đây và vô cùng kinh ngạc trước “những điều làm nên người linh mục!”
Ngày 4 tháng Sáu năm 1962, cha Luis Padillo, linh mục tuyên úy Hải quân, đang làm các phép cuối cùng cho các tử sĩ trong khi những làn đạn bắn tỉa rải rác quanh cha. Một người lính bị thương cố gượng lên bằng cách đu vào áo chùng thâm của cha, khi những viên đạn gặm nhấm dần lớp bê-tông chung quanh hai người. Phải nằm rạp xuống để tránh không bị trúng đạn, Hector Rondón Lovera sau này thú thật rằng không biết bằng cách nào ông lại chụp được tấm ảnh này. [Xem tất cả ảnh ông chụp được ngày hôm đó]. Norman Rockwell đã sử dụng tấm ảnh này làm mẫu cho bức họa Công lý Miền nam, “Vụ Sát nhân ở Mississippi.”
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mụcHector Rondon | AP Photo
Chính bản thân tôi vô cùng kinh ngạc bởi cảm giác hoàn toàn bình tĩnh của Cha Padillo trong bức ảnh đó. Có một điều gì đó vô cùng đáng chú ý xảy ra ở đó. Thật nhẹ nhàng. Thậm chí là liều lĩnh.
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mụcHải quân Hoa kỳ - Trung tâm Lịch sử Hải quân Thư viện Online
Hình ảnh này gợi lên trong trí hình ảnh Cha “Grunt Padre,” Tôi tớ Chúa Vinh sơn Capodanno, đã chết ở Việt nam:
Cha Capodanno đi giữa những binh sĩ bị thương và tử trận, ban các phép cuối cùng và chăm sóc những người lính Hải quân thân yêu của ngài. Luôn cảnh giới cho họ, cũng như họ cảnh giới cho ngài. Bị thương ở mặt và bị một vết thương rất nặng do mảnh bom cắt gần đứt lìa bàn tay của ngài, trong chiến trường anh dũng Bồng sơn tháng Chín năm 1967, Cha Vinh sơn bò đến để giúp một lính Hải quân chỉ cách khẩu súng máy của địch quân ít thước (yard). Cha Capodanno bị loạt đạn súng máy giết chết khi đang chăm sóc cho người lính Hải quân trẻ này. Khi xác của ngài được tìm thấy, ngài bị 27 vết đạn bắn.




Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
Public Domain

Câu truyện của Cha Capodanno lại gợi lên trong trí tôi một vị linh mục khác sẽ có thể được phong thánh, Cha Tuyên úy Emil Kapaun người Kansas:
Hối hả vượt qua những tiền tuyến của Mỹ để đi vào “vùng vành đai trắng,” cha đã chặn được một vụ hành quyết và thương thuyết với địch quân để tìm sự an toàn cho những người lính Mỹ bị thương. Không ai biết cha đã cõng trên lưng được bao nhiêu người lính trẻ đưa về vị trí an toàn. Chạy đi chạy lại và cuối cùng cha bị bắt làm tù binh khi cố giải cứu thêm một thương binh khác.
Có một chi tiết tuyệt vời về Cha Kapaun, khi cha đang giúp một người lính bị thương thì một quân binh phía địch tiến đến và chĩa khẩu súng trường lên. Cha Kapaun, hình như không muốn chuyện đó xảy ra nhưng cha đã phải hạ đo ván người lính kia, trước khi bị bắt.
Chuyện của Cha Kapaun lại nhắc tôi nhớ đến:
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
Fair Use

Cha Tim Vakoc, Tuyên úy Quân đội, đã chết vì những vết thương ở Iraq.
Cha Vakoc bị thương ngày 29 tháng Năm, 2004 – kỷ niệm năm thứ 12 cha được truyền chức linh mục – đang trên đường trở về sau Thánh Lễ dâng cho những người lính tác chiến trên chiến trường Iraq thì chiếc Humvee của cha đâm phải quả bom tự chế (IED). Cha bị thương rất nặng ở đầu … Ngày 1 tháng Sáu, 2005, một lá cờ – có chữ ký của cha Vakoc và đơn vị của cha – được trao lại cho cha. Thông điệp đầu tiên của cha cho những người đứng trước cờ là “TIM 4F” (mật mã quân đội cho đơn vị tác chiến) và sau đó là “OK.”
Và câu chuyện của Cha Vakoc gợi lên trong trí hình ảnh oai hùng của Cha Tuyên úy Hải quân Aloysius Schmitt, cha vừa kết thúc Thánh lễ trên chiến hạm USS Oklahoma chỉ ít phút trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, và hy sinh trong khi giúp những hải quân khác đến nơi an toàn.
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
Photo Courtesy of Loras College

Chén Lễ bị bào mòn và quyển sách Kinh bằng tiếng La-tinh bị ngấm nước của ngài được tìm thấy trong đống mảnh đổ nát. Quyển sách vẫn còn được đánh dấu bằng dây ruy-băng dấu trang lời cầu nguyện sáng hôm đó, trang Thánh vịnh 8.
Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con,
lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!
Uy phong Ngài vượt quá trời cao.
Cha Schmitt là linh mục Công giáo đầu tiên hy sinh khi đang phục vụ trong quân đội Hoa kỳ. Chiến hạm USS Schmitt, một khu trục hộ tống lớp Buckley trong Hải quân Hoa kỳ, được đặt tên của cha.
Câu chuyện về ngài không bao giờ làm tôi hết xúc động, và tự nhiên nó nhắc tôi nhớ đến:
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
Public Domain

Cha John Patrick Washington, một trong “Bốn Linh mục Tuyên Úy” thuộc những các truyền thống khác nhau, là những vị lần cuối cùng được nhìn thấy cùng nhau cầu nguyện, tay khoác tay nhau trên boong chiếc tàu vận tải chuyển quân, chiếc USS Dorchester, trong Đệ nhị Thế Chiến.
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
PD

Ký ức về Cha Washington bắt tôi phải kể lại chuyện của Thánh Maximilian Kolbe, một linh mục của Dòng Phanxico đã chết tại Auschwitz sau khi tình nguyện thay thế vị trí cho một người đàn ông có gia đình:
Tháng Bảy năm 1941 một người trong trại của Cha Kolbe biến mất, khiến cho Karl Fritzsch, SS-Hauptsturmführer, một sĩ quan cai ngục, bắt 10 người trong trại để bỏ đói cho đến chết trong Trại số 13 (nổi tiếng về sự tra tấn), để ngăn cản bất kỳ mưu đồ trốn trại nào khác. (Người đàn ông đã biến mất sau đó được tìm thấy bị chìm dưới hố nhà xí của trại.) Người bị chọn để chết thay, Franciszek Gajowniczek, bật khóc, khóc thương về gia đình của anh ta, và Cha Kolbe đã tình nguyện thay thế vị trí của người đó.
Trong suốt thời gian bị bỏ đói trong ngục, ngài giúp các bạn cùng hát và cầu nguyện. Sau ba tuần bị mất nước và nhịn đói, chỉ còn Cha Kolbe và ba người khác còn sống. Cuối cùng họ phải giết các ngài bằng cách tiêm phê-non.
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
© Public Domain

Vụ hành quyết cha Kolbe nhắc tôi nhớ đến Đức Giám mục Oscar Romero, người đã bị sát hại tại bàn thờ khi đang dâng lễ, giữa cuộc biến động chính trị. Ngài là người thách đố tất cả các linh mục, và tất cả chúng ta:
“Một giáo hội không có bất kỳ xáo trộn nào, một phúc âm không có sự bất ổn, một Lời Chúa không làm nhức nhối con người, thì đó là phúc âm gì? Những người rao giảng mà né tránh các vấn đề gai góc để không bị quấy rầy thì không thắp sáng thế giới lên được.”
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
Public Domain

Chuyện Đức Giám mục Romero lại nhắc tôi nhớ đến Đức Hồng y Ignatiô Cung Phẩm Mai, một tù nhân của chính quyền Trung quốc. Ngài nói với họ, “Tôi là một Giám mục Công giáo Roma. Nếu tôi lên án Đức Thánh Cha, không những tôi không còn là một Giám mục, mà tôi cũng chẳng còn là một người Công giáo. Các ông có thể chặt đầu tôi, nhưng các ông không thể lấy mất sứ mạng của tôi.” Sau khi bị bắt, Đức Hồng y Cung được đưa đến sân vận động thể thao Thượng hải, và ở đây người ta mong chờ ngài cung khai “tội ác.” Nhưng, với đôi tay bị trói sau lưng, ngài nói thật lớn vào mic-crô, “Vạn tuế Đức Ki-tô Vua! Vạn tuế Đức Thánh Cha!”
Đám đông lặp lại lời của ngài, và còn thêm, “Vạn tuế Đức Giám mục Cung!” Ngài ngồi tù 30 năm, gần hết thời gian đó là bị biệt giam.
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
© Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận Mgr François-Xavier Nguyên Van Thuân

Câu chuyện của Đức Hồng y Cung nhắc tôi nhớ đến Đức Tổng Giám mục Sài gòn, Đức cha Phanxico Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận, bị tù suốt 13 năm, dâng Lễ trong xà lim với những giọt rượu, mẩu bánh vụn, và một Thánh giá bằng dây thép của ngài tự làm.
Đức Hồng y Cung được Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II phong hồng y, vị linh mục đã sống dưới gót giầy của cả Đức Quốc xã lẫn Cộng sản và đã hiểu rằng câu trả lời cho chủ nghĩa tư bản bị khiếm khuyết, không hoàn thiện hoặc những xã hội bất công không phải là sự chà đạp tự do của con người — vị giáo hoàng đã khơi gợi cho người dân Ba lan bị áp bức với sự đòi hỏi lặp đi lặp lại không dứt, “Chúng tôi muốn Thiên Chúa!”
Những vị anh hùng áo chùng thâm: kinh ngạc trước những điều làm nên người linh mục
Bundesarchiv, B 145 Bild-F059404-0019 / Schaack, Lothar / CC-BY-SA

Tôi có thể tiếp tục nhắc đến tên của những vị linh mục anh dũng qua các thời đại — những linh mục anh hùng vì họ kiên gan bền chí trong thời chiến tranh, hoặc hoạt động chống lại sự áp bức, hoặc liều mạng sống và sức khỏe để đưa Đức Ki-tô đến cho bệnh nhân. Rất nhiều vị linh mục anh hùng đã qua đi theo năm tháng, và chúng ta không biết hết được tên của họ, vì đơn giản họ là những linh mục thánh thiện, không thích ồn ào khi thi hành trách vụ của mình.
Chúng ta có được những con người như vậy từ đâu? Thân phụ mẫu của các ngài đã nuôi dưỡng và giáo dục họ trong đức tin, và như Đức Tổng Giám mục Timothy Dolan kể cho chúng ta biết, chức tư tế, sự sẵn sàng dấn thân vào nguy hiểm vì Tin mừng, và vì thừa tác vụ, là “món quà của Thiên Chúa …”



Amen. Lạy Chúa, xin ban thêm cho chúng con nhiều món quà như vậy, chúng con cần các ngài. Dân của Người cần các ngài.
Tất cả chúng ta đều hy vọng được an giấc trong Thị kiến Vĩnh hằng Vinh quang của Người, như vị tu sĩ này, và vị nữ tu này.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/11/2017]