Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico chủ sự đêm canh thức cầu nguyện Năm Thánh Maria

Đức Thánh Cha Phanxico chủ sự đêm canh thức cầu nguyện Năm Thánh Maria

Pope Francis on Saturday evening presided at the Vigil of the Marian Jubilee taking place in St. Peter’s Square. - AFP
Tối hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxico chủ trì đêm canh thức cầu nguyện của Năm Thánh Maria tại Quảng trường Thánh Phê-rô. - AFP
08/10/2016 18:30
(Vatican Radio) Tối thứ Bảy Đức Thánh Cha Phanxico đã chủ sự buổi canh thức Cầu nguyện của Năm Thánh Maria trong Quảng trường Thánh Phê-rô. Năm Thánh bắt đầu thứ Sáu, đó là Lễ Đức Mẹ Mân Côi, và điểm nhấn của sự kiện ngày Thứ Bảy là Lần chuỗi những Màu nhiệm Vinh Thắng của Tràng Mân côi.
Từ những thế kỷ đầu tiên, Mẹ Maria đã được khẩn cầu là Mẹ của Lòng thương xót,” Đức Thánh Cha Phanxico nói.
“Bằng rất nhiều cách, lời kinh Mân côi là sự tổng hợp lịch sử của Lòng Thương xót của Thiên Chúa, và trở thành lịch sử của ơn cứu độ cho tất cả mọi người để lòng mình được dẫn dắt bởi ơn sủng, – Đức Thánh Cha tiếp tục – “Qua cầu nguyện và suy niệm về cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta lại một lần nữa được chiêm ngưỡng dung nhan Lòng thương xót của Ngài, mà Ngài tỏ lộ ra cho tất cả mọi người trong tất cả những nhu cầu cần thiết của đời sống. Mẹ Maria đồng hành cùng chúng ta trên suốt hành trình, dẫn đưa đến con của Mẹ là người chiếu tỏa lòng thương xót của Chúa Cha.”
Toàn văn bản của Đức Thánh Cha Phanxico cho buổi canh thức Năm Thánh Maria dưới đây
Anh chị em thân mến,
Trong buổi canh thức này chúng ta đã suy niệm về những giây phút căn bản của đời sống của Chúa Giê-su cùng với Mẹ Maria. Trong tâm trí và con tim, chúng ta đã quay trở lại thời điểm hòan tất của sứ vụ của Đức Ki-tô trên trần gian. Chúa Phục Sinh, như là một dấu chỉ của tình yêu đỉnh điểm của Chúa Cha Người đã phục hồi lại mọi thứ và như một lời báo trước về tình trạng tương lai của chúng ta. Chúa Lên trời, cùng chung hưởng vinh quang với Chúa Cha, là nơi  thậm chí con người chúng ta cũng tìm được một vị trí đặc ân. Chúa Thánh Thần hiện xuống, thể hiện sứ vụ của Giáo hội trong lịch sử cho đến tận cùng thế giới, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong hai mầu nhiệm cuối, chúng ta cũng đã chiêm ngưỡng Mẹ Maria Đồng trinh trong vinh quang nước trời. Từ những thế kỷ đầu tiên, Mẹ Maria đã được khẩn cầu là Mẹ của Lòng Thương xót.
Bằng rất nhiều cách, lời kinh Mân côi là sự tổng hợp lịch sử của Lòng Thương xót của Thiên Chúa, và trở thành lịch sử của ơn cứu độ cho tất cả mọi người để lòng mình được dẫn dắt bởi ơn sủng. Những mầu nhiệm chúng ta đã chiêm ngưỡng là những sự kiện cụ thể qua đó sự can thiệp của Thiên Chúa thay cho chúng ta phát triển lên. Qua cầu nguyện và suy niệm về cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta lại một lần nữa được chiêm ngưỡng dung nhan Lòng thương xót của Ngài, mà Ngài tỏ lộ ra cho tất cả mọi người trong tất cả những nhu cầu cần thiết của đời sống. Mẹ Maria đồng hành cùng chúng ta trên suốt hành trình, dẫn đưa đến Con của Mẹ là người chiếu tỏa lòng thương xót của Chúa Cha. Mẹ thực sự là Đấng Chỉ Đường, Mẹ chỉ con đường mà chúng ta được kêu gọi để có thể trở nên những môn đệ đích thực của Chúa Giê-su. Trong mỗi mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, chúng ta cảm nhận sự gần gũi của Mẹ và chúng ta chiêm ngưỡng Mẹ như là người môn đệ đầu tiên của Con của Mẹ, vì Mẹ làm theo ý định của Chúa Cha (Lc 8:19-21).
Đọc kinh Mân côi không phải là lấy đi những khó khăn trong đời chúng ta. Ngược lại, nó đòi hỏi rằng chúng ta phải chìm đắm vào trong lịch sử mỗi ngày, để nắm lấy những dấu chỉ của sự hiện hữu của Đức Ki-tô trong cuộc đời của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta chiêm ngưỡng một sự kiện, một mầu nhiệm của đời sống của Đức Ki-tô, chúng ta được mời gọi để suy tư về những cách mà Thiên Chúa đi vào đời sống riêng của chúng ta, để chúng ta có thể chào đón Ngài và đi theo Ngài. Bằng cách này, chúng ta khám phá ra cách chúng ta có thể đi theo Đức Ki-tô bằng việc phục vụ anh chị em chúng ta. Bằng cách chấp nhận và biến đời sống riêng của chúng ta thành những sự kiện nổi bật nào đó trong đời sống của Chúa Giê-su, là chúng ta cùng chia sẻ công trình phúc âm hóa của Ngài, để Nước Chúa có thể mở rộng và lan truyền trên khắp thế giới. Chúng ta là những môn đệ, nhưng cũng là những nhà thừa sai, đem Đức Ki-tô đến bất kỳ nơi nào Ngài yêu cầu chúng ta hiện diện. Vì vậy chúng ta không thể giữ ân ban sự hiện hữu của Ngài cho riêng chúng ta. Ngược lại, chúng ta được kêu gọi để chia sẻ với mọi người tình yêu của Ngài, lòng nhân hậu của Ngài, lòng tốt và lòng thương xót của Ngài. Niềm vui thực sự là biết chia sẻ không biên giới, vì nó mang một thông điệp tự do và ơn cứu độ.
Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa là một môn đệ của Đức Ki-tô. Từ muôn đời Mẹ đã được chọn là Mẹ của Ngài, Mẹ học cách trở nên môn đệ của Ngài. Hành động đầu tiên của Mẹ là lắng nghe Thiên Chúa. Mẹ vâng phục theo thông điệp của Thiên Thần và mở lòng để đón nhận mầu nhiệm làm Mẹ Thiên Quốc. Mẹ đã theo Đức Giê-su, lắng nghe từng lời từ miệng Ngài nói ra (Mc 3:31-35).  Mẹ ghi nhớ mọi điều trong lòng (Lc 2:19) và trở thành bộ nhớ sống của những dấu chỉ được được thực hiện bởi Con Thiên Chúa để đánh thức đức tin của chúng ta. Nhưng nếu đơn thuần là lắng nghe thì chưa đủ. Đó chắc chắn là bước đầu tiên, nhưng lắng nghe rồi sau đó cần phải được chuyển thành hành động cụ thể. Người môn đệ thực sự đưa đời sống vào sự phục vụ Tin mừng.
Vì thế chính Mẹ Maria đã ngay lập tức đến với bà Ê-li-sa-bét để giúp bà trong thời kỳ mang thai (Lc 1:39-56).  Ở Bê-lem Mẹ hạ sinh Con Thiên Chúa (Lc 2:1-7).  Ở Cana Mẹ thể hiện sự quan tâm đối với đôi uyên ương trẻ (Ga 2:1-11).  Tại Gôn-gô-tha Mẹ không bỏ trốn nỗi đau nhưng đứng đó dưới chân cây thập tự của Chúa Giê-su và, theo ý định của Ngài, trở thành Mẹ của Giáo hội (Ga 19:25-27).  Sau Phục sinh, Mẹ động viên các tông đồ tụ họp ở Tầng trên khi họ chờ đợi Chúa Thánh Thần để Người biến các ông thành những sứ giả can trường của Tin mừng (Cv 1:14). Trong suốt cuộc đời, Mẹ Maria đã làm mọi việc mà Giáo hội được đòi hỏi phải làm trong sự tưởng nhớ Đức Ki-tô vĩnh hằng. Trong đức tin của Mẹ, chúng ta học được cách mở lòng mình ra để vâng nghe Thiên Chúa; Trong sự hy sinh, chúng ta nhìn thấy sự quan trọng của sự quan tâm chăm sóc đến như cầu của tha nhân; trong nước mắt của Mẹ, chúng ta tìm thấy sức mạnh để an ủi những ai đang đau khổ. Trong mỗi giây phút này, Mẹ biểu lộ sự dồi dào của lòng thương xót của Thiên Chúa trải rộng ra đến với tất cả theo những nhu cầu hàng ngày của họ.
Tối nay  chúng ta hãy khẩn xin Mẹ yêu thương trên thiên đàng của chúng ta bằng lời kinh cổ xưa nhất mà những người Ki-tô hữu đã dâng lên Mẹ, đặc biệt trong những lúc khó khăn và tử đạo. Chúng ta hãy khẩn xin Mẹ, trong niềm tin chắc chắn được trợ giúp bởi lòng thương xót mẫu tử của Mẹ, để Mẹ, “vinh quang và đầy ơn phúc,” là sự bảo vệ, là sự trợ giúp và phúc lành cho chúng ta tất cả mọi ngày trong cuộc sống:
“Chúng con xin núp dưới sự bảo vệ của Mẹ, lạy Mẹ Thiên Chúa. Xin đừng khinh chê những lời nguyện xin của chúng con trong cơn thiếu thốn. Ôi lạy Mẹ Đồng Trinh vinh quang và đầy ơn phúc, xin cứu chúng con khỏi mọi cơn nguy biến.”
pope francis
pope francis





[Nguồn:  en.radiovaticana.va]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/10/2016]



Tòa Thánh: Pháp quyền quan trọng cho người bé nhỏ nhất trong xã hội

Tòa Thánh: Pháp quyền quan trọng cho người bé nhỏ nhất trong xã hội

Archbishop Bernardito Auza, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan Sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc.
08/10/2016 18:07
(Vatican Radio) Vatican chào đón những sáng kiến của Liên Hợp quốc cung cấp những nguồn tài nguyên thiết thực và những đánh giá tại chỗ tập trung vào việc bảo đảm sự tiếp cận tư pháp cho những người trong những hoàn cảnh dễ bị nguy hiểm, trong đó có những người bị câu lưu, người bần cùng, người tị nạn, và những người phải di tản khác.
“Pháp quyền với mục đích hoàn tất một vai trò vượt ra ngoài sự duy trì tính hài hòa và trật tự; nó cũng phải là một người thầy giáo mẫu mực,” – Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza nói, ngài là Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc – “Trong trường hợp này, nó phải là một cách biểu lộ năng lực của xã hội vực dậy người nghèo và người bị gạt ra loại trừ, những người bé mọn và tù nhân.”
Nhà ngoại giao Vatican nói tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp quốc về pháp quyền.
“Song song với sự thừa nhận những vai trò chủ yếu của các chánh án, các công tố viên, các luật sư, và những người tham gia quan trọng trong việc thực thi pháp quyền, phái đoàn của tôi đặc biệt quan tâm đến những người phải chịu tố tụng phổ thông, đặc biệt những người bị câu lưu bất hợp pháp, những người bị tố cáo bất công, những người bị thiểu năng thể lý và tinh thần, và những người không có luật sư bào chữa, không có ảnh hưởng chính trị và không có tài sản để minh oan cho quyền của họ,” Đức Tổng giám mục Auza nói.
“Tòa Thánh tập trung vào việc xem xét những nhóm người này có tìm được sự công nhận trong hệ thống luật pháp hay không.”

Quý vị đọc phát biểu đầy đủ ở dưới
Phát biểu của H.E. Tổng Giám mục Bernardito Auza
Sứ thần, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh
Phiên họp thứ 71 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Ủy ban thứ Sáu
Chương trình nghị sự Mục 84: Pháp quyền ở những tầm mức Quốc gia và Quốc tế
Thưa ông Chủ tịch,
Tôi xin chúc mừng ông và toàn ban chấp hành trong lần bầu cử này và tôi xin bảo đảm sự hợp tác tiếp tục của phái đoàn của tôi.
Báo cáo của ôn Tổng Thư ký “Làm vững mạnh và phối hợp những hoạt động pháp quyền của Liên Hợp quốc” 1 mô tả những nỗ lực của Liên Hợp quốc trong việc ủng hộ sự thực thi những hiệp ước quốc gia nhiều phía. Tòa Thánh ghi nhận với sự hài lòng rằng những nỗ lực này nhắm chủ yếu vào việc “tạo thuận tiện cho sự tiếp cận tư pháp cho tất cả, kể cả những người nghèo nhất và hèn mọn nhất.”
Vì vậy, đặc biệt, đoàn của tôi chào đón những sáng kiến cung cấp những nguồn tài nguyên thiết thực và những đánh giá tại chỗ tập trung vào việc bảo đảm sự tiếp cận tư pháp cho những người trong những hoàn cảnh dễ bị nguy hiểm, gồm có những người bị câu lưu, người bần cùng, người tị nạn, và những người phải di tản khác
Lo lắng cho người thiếu thốn nhất không chỉ là một mệnh lệnh đạo đức; nó đã trở thành một thước đo cho sự thành công hay thất bại của Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030, với mục tiêu hàng đầu là không để ai ở đằng sau. Pháp quyền với mục đích hoàn tất một vai trò vượt ra ngoài sự duy trì tính hài hòa và trật tự; nó cũng phải là một người thầy giáo mẫu mực. Trong trường hợp này, nó phải là một cách biểu lộ năng lực của xã hội vực dậy người nghèo và người bị gạt ra loại trừ, những người bé mọn và tù nhân.
Về việc này, song song với sự thừa nhận những vai trò chủ yếu của các chánh án, các công tố viên, các luật sư, và những người tham gia quan trọng trong việc thực thi pháp quyền, phái đoàn của tôi đặc biệt quan tâm đến những người phải chịu tố tụng phổ thông, đặc biệt những người bị câu lưu bất hợp pháp, những người bị tố cáo bất công, những người bị thiểu năng thể lý và tinh thần, và những người không có luật sư bào chữa, không có ảnh hưởng chính trị và không có tài sản để minh oan cho quyền của họ. Tòa Thánh tập trung vào việc xem xét những nhóm người này có tìm được sự công nhận trong hệ thống luật pháp hay không. Nếu một trong những điều quan tâm của Ủy ban này là để đề xuất và đánh giá những chỉ số của pháp quyền, nó phải nhìn vượt ra ngoài những việc soạn luật lệ và cơ sở hạ tầng luật pháp và kiểm tra xem liệu những người bé mọn nhất giữa chúng ta trong thực tế có thể thực hiện được những quyền độc lập và theo trình tự dưới pháp luật không; liệu họ có thể tin tưởng và cậy dựa vào nó không; liệu họ có tìm được công lý và tình thương trong nó không.
Ngoài ra, báo cáo của ông Tổng Thư ký nghiên cứu đến rất nhiều bước quan trọng mà các Chính phủ đã sử dụng trong năm qua để giữ lấy một cấu trúc khung quốc tế của những quy phạm và tiêu chuẩn của các vấn đề như sinh thái học, sự tiếp cận với tư pháp, và cuộc chiến chống lại tội phạm xuyên quốc gia. Báo cáo cũng làm nổi bật những dự án xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật được bảo đảm bởi những thực thể pháp lý Liên Hợp quốc. Phái đoàn của tôi muốn đề nghị rằng những nghiên cứu như vậy phải được bổ sung bằng những phản ánh thực tế xem những việc thực hiện này có hiệu quả, có mở rộng cho tất cả và có lâu bền hay không. Pháp quyền không tồn tại trong một không gian vô nghĩa và nó cũng không đứng vững hay thất bại một mình. Sự phản ánh về pháp quyền, vì thế, phải nghiên cứu sâu vào đặc tính văn hóa và xã hội nơi luật pháp được áp dụng. Nó phải nhìn sâu hơn vào sự tương giao giữa luật pháp và thế giới thực tại của những cơ quan không thuộc nhà nước và những tổ chức dân sự, để có thể đánh giá một cách bao quát hơn cách thức để pháp quyền có thể có hiệu quả tốt hơn và làm hưng thịnh trong một xã hội nào đó. Xét cho cùng, công lý, là nguyện vọng bất biến và muôn thuở để trao tặng cho mỗi người quyền được hưởng, phải được học và thúc đẩy căn bản từ trong gia đình, các cộng đồng tôn giá và xã hội dân sự.
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh mong muốn nhấn mạnh đến sự liên quan giữa pháp quyền và sự tự do tư tưởng và bày tỏ, như được xác định trong Chương 19 của Hiến chương Toàn cầu về Nhân quyền. Việc bỏ tù và giết các nhà báo, nhà nghiên cứu hay các nhà hoạt động thường là một dấu hiệu cho thấy nhóm lợi ích quyền lực đang cố gắng lảng tránh trách nhiệm giải trình, và đây là phản đề đối với pháp quyền.
Vì thế Ủy ban phải khuyến khích sự độc lập phù hợp của bộ máy tư pháp. Khuyến khích những người nhấn mạnh đến nhu cầu cần có sự tự do trách nhiệm trong việc thi hành chức năng pháp luật của họ, Đức Giáo hoàng Phanxico nói rằng “thiếu sự tự do như vậy, bộ máy tư pháp của một dân tộc là tham nhũng và đang tham nhũng.”
Một bộ máy tư pháp bị khống chế tức là bị tham nhũng, theo cách diễn đạt của Đức Giáo hoàng Phanxico, vì những nhân tố chính trị được đưa ra cân đo một cách bất hợp pháp trên các cán cân công lý; một bộ máy tư pháp bị khống chế đang tham nhũng vì những quyết định của nó, thiếu tính hợp pháp của một sự áp dụng luật khách quan và công bằng, làm ô nhiễm cơ quan luật pháp với những nguyên tắc không thể chấp nhận, từ đó gây nguy hiểm cho công lý và thiện ích chung. Với một bộ máy tư pháp tham nhũng và mục nát, pháp quyền rút cục tạo con đường cho  law ultimately gives way to a rule of force.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.

[Nguồn:  en.radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/10/2016]