Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Video ý cầu nguyện tháng Năm của Đức Thánh Cha

Video ý cầu nguyện tháng Năm của Đức Thánh Cha
Video Screenshot

Video ý cầu nguyện tháng Năm của Đức Thánh Cha

‘Sứ mạng của giáo dân’
03 tháng Ba, 2018 17:44

Ý cầu nguyện tháng Năm của Đức Thánh Cha là “Cầu cho các tín hữu có thể hoàn thành được sứ mạng đặc biệt của họ, qua cách trả lời cho những thách đố mà thế giới đang đối mặt hôm nay với tính sáng tạo.”

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha được Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo hoàng (Hội Tông đồ Cầu nguyện) phát hành hàng tháng, trong đó nêu lên những thách đố mà nhân loại đang phải đối mặt và hỗ trợ cho sứ mạng của Giáo hội.

Trong video trình bày ý cầu nguyện, Đức Thánh Cha nói:

Giáo dân đứng ở hàng tiền tuyến của đời sống Giáo hội.

Chúng ta cần họ làm chứng nhân cho sự thật của Tin mừng và tấm gương của họ thể hiện đức tin qua cách thể hiện tình liên đới.

Chúng ta hãy cảm ơn những giáo dân dấn thân vào nguy hiểm, những người không e sợ và những người trao tặng các lý do để hy vọng cho người nghèo nhất, cho người bị loại trừ, cho người bị gạt ra bên lề.

Trong tháng này chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho các tín hữu có thể hoàn thành được sứ mạng đặc biệt của họ, sứ mạng họ đã đón nhận trong Bí tích Rửa tội, đem tính sáng tạo vào trong công cuộc phục vụ cho những thách đố của thế giới ngày nay.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/5/2018]


“Loan truyền đức tin không phải là tìm kiếm những người hâm mộ để reo hò cổ vũ cho một đội bóng đá”

“Loan truyền đức tin không phải là tìm kiếm những người hâm mộ để reo hò cổ vũ cho một đội bóng đá”

Trong nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Giáo hội không phát triển bằng cách chiêu dụ tín đồ” và khen ngợi những người bà, người mẹ và những người chăm sóc đã truyền đức tin bằng “sự yêu thương” hay thậm chí bằng “ngôn ngữ riêng”

“Loan truyền đức tin không phải là tìm kiếm những người hâm mộ để reo hò cổ vũ cho một đội bóng đá”
Đức Thánh Cha trong nhà nguyện Thánh Marta


Pubblicato il 03/05/2018
Ultima modifica il 03/05/2018 alle ore 15:09
SALVATORE CERNUZIO
VATICAN CITY



Đó là “sự yêu thương” của những người mẹ, những người bà và thậm chí của những người chăm sóc. Và “chứng tá”, là một điều gì đó khác xa với “chủ nghĩa chiêu dụ tín đồ” và khuấy động tạo nên một “sức hút.” Chính qua hai kênh này mà có thể “loan truyền đức tin,” nó không đơn thuần mang nghĩa là “cung cấp thông tin”, “học một cách máy móc” một số khái niệm hay “đi tìm những người hâm mộ cổ vũ cho một đội bóng đá,” nhưng nó có nghĩa là “cắm rễ một tâm hồn” trong đức tin và truyền cho một gia tài quý giá nhất.

Trong nhà nguyện Thánh Marta Đức Thánh Cha Phanxico lấy dẫn chứng từ những lời của Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Cô-rinh-tô để cho thấy một thách đố chung của toàn Giáo hội và của riêng mỗi người tín hữu, đó là “trổ sin hoa trái” trong việc “loan truyền đức tin,” để “sinh ra những đứa con trong đức tin.”

“Loan truyền đức tin không phải là cung cấp thông tin, nhưng là cắm rễ một tâm hồn, cắm rễ một tâm hồn trong niềm tin vào Chúa Giê-su Ki-tô. Không thể thực hiện việc loan truyền đức tin một cách máy móc: “Đây, hãy cầm lấy quyển sách này, học nó đi và tôi sẽ rửa tội cho bạn.” Không. Loan truyền đức tin phải theo cách khác: truyền lại những gì chúng ta đã được đón nhận. Đây là thách đố của người Ki-tô hữu: trổ sinh hoa trái trong việc loan truyền đức tin. Và đây cũng là thách đố của Giáo hội: trở nên một người mẹ sinh hoa trái, sinh ra những đứa con trong đức tin,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong phần suy tư của ngài được tường thuật bởi Vatican News. 

Đặc biệt, Đức Bergoglio nói phải duy trì việc truyền đức tin lại cho những thế hệ trẻ. Một sự thật đã diễn ra qua nhiều thế kỷ đặc biệt nhờ công của những người phụ nữ trong gia đình, đó là những người bà và những người mẹ (chính bản thân ngài cũng được nhờ như vậy, như ngài vẫn thường nói), “trong một không khí mang hương sắc của tình yêu.” Thật vậy, không phải chỉ bằng những lời nói mà làm cho sự xác tín của con người chuyển động, nhưng phải bằng “sự chăm sóc,” “lòng nhân hậu,” những hành động, cách gần gũi như vậy được thể hiện qua những “ngôn ngữ riêng” hoặc là bằng tiếng nước ngoài. Đây là trường hợp của những người chăm sóc, trong một số trường hợp nào đó họ trở nên như “những người mẹ thứ hai” của người được chăm sóc. Đức Thánh Cha nói “Hoặc là người nước ngoài hoặc không, ngày càng có thêm nhiều trường hợp của những người chăm sóc loan truyền đức tin bằng sự chăm sóc.”

Đức Thánh Cha sau đó trích dẫn câu nói nổi tiếng gần đây của Đức Benedict XVI, “Giáo hội phát triển không bằng cách chiêu dụ tín đồ nhưng bằng sức cuốn hút,” để giải thích điều đó, để loan truyền đức tin, bằng sự yêu thương chuyển thành chứng tá. Đôi khi thậm chí “đi đến mức tử đạo.” “Loan truyền đức tin không phải là việc chiêu dụ tín đồ, nó là một điều khác, nó lớn lao hơn. Nó không phải là việc đi tìm những người hâm mộ cổ vũ cho đội bóng đá, cho câu lạ bộ này, cho trung tâm văn hóa này; điều này cũng tốt, nhưng chủ nghĩa chiêu dụ tín đồ thì không tốt cho đức tin,” Đức Thánh Cha nhắc lại.

Nhưng phải làm chứng tá cho điều gì? Chẳng có gì ngoài điều chúng ta tin “làm cho chúng ta trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa.” Chứng tá gợi lên sự tò mò nơi những người ở xung quanh chúng ta. “Chứng tá khơi gợi lên sự tò mò trong lòng người khác và Thánh Thần dùng sự tò mò đó mà đi vào để hoạt động trong con người,” Đức Phanxico nhấn mạnh. “Khi chúng ta nhìn thấy sự kiên định trong đời sống của một người theo đúng những gì họ nói, nó thậm chí sẽ gây tò mò nhiều hơn nữa: “Nhưng tại sao người này lại sống như vậy? Tại sao họ lại dành cuộc sống của họ để phục vụ người khác? Và sự tò mò đó là hạt giống mà Chúa Thánh Thần nắm lấy và làm cho nó phát triển. Loan truyền đức tin – Đức Phanxico kết luận - làm chúng ta nên công chính, nó làm chúng ta nên công chính. Đức tin làm chúng ta nên công chính và qua việc loan truyền nó là chúng ta cho đi sự công bình thật sự cho tha nhân.”


[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/5/2018]