Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Cuộc thăm dò của AP cho thấy hầu hết lính tuyển dụng của ISIS đều không biết gì về Hồi giáo


ISIS Forces 04 - Daech - Daeech - Daesh - isis flag - Screenshot
© Al Furqan

Cuộc thăm dò của AP cho thấy hầu hết lính tuyển dụng của ISIS đều không biết gì về Hồi giáo

17 tháng 8, 2016

Hầu hết lính tuyển dụng của Nhà nước Hồi giáo đều biết rất ít về Hồi giáo hay chẳng quan tâm tí gì đến tôn giáo, một cuộc điều tra của AP cho biết. Một nghiên cứu khác cho thấy một số ít người có kiến thức sâu nhất về tôn giáo có tên trong nhóm khủng bố không hăm hở để được tử đạo.

Khoảng 70% số lính tuyển dụng được cho là có kiến thức “cơ bản” về Hồi giáo – một trong ba lựa chọn khả dĩ trong hình thức tuyển dụng của Nhà nước Hồi giáo (IS, trước đây là ISIS/ISIL), theo một nghiên cứu do Associated Press thực hiện. Cơ quan thông tấn này xem hàng ngàn tài liệu rò rỉ của IS được thu thập bởi một trang web của Syria, Zaman al-Wasl, và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các chiến binh cũ của IS.

Cuộc thăm dò tìm ra rằng khoảng 24% số lính tuyển dụng của IS có thể tự hào về kiến thức Hồi giáo “bậc trung cấp” và chỉ có 5% xem họ là những tín đồ “cao cấp”. Chỉ có 5 lính tuyển dụng nói rằng họ nhớ kinh Koran.

Trong số những tài liệu được AP nghiên cứu là những mẫu đơn gia nhập được điền thông tin của khoảng 4.030 lính tuyển dụng nước ngoài, họ là những người vượt biên giới vào Syria năm 2013 và 2014. Muốn gia nhập IS, lính tuyển dụng phải điền vào một mẫu đơn xin tuyển dụng đặc biệt, trong đó yêu cầu họ đánh giá kiến thức Hồi giáo của họ theo thang bậc từ 1 đến 3. Những gì tìm được cho thấy hầu hết những tân binh thánh chiến đều gặp rắc rối khi trả lời những câu hỏi kiểm tra kiến thức Hồi giáo của họ.

… Trong số những người được AP phỏng vấn là một người Châu âu cải đạo nhận mình là đồng tính, một nhóm người Pháp và hai người Britons. Hai người Britons được nói là có mua ‘Kinh Koran cho người bắt đầu’ và ‘Hồi giáo cho người bắt đầu’ trên Amazon để chuẩn bị được tuyển vào làm chiến binh.

Những người được phỏng vấn nói rằng sau khi họ điền vào một mẫu đơn xin tuyển dụng họ được một nhóm giáo chủ giảng thuyết về Hồi giáo và liên tục ca ngợi tử đạo.

Nói chung, những gì tìm ra cho thấy tôn giáo chẳng đóng vai trò gì với những người gia nhập IS. Những điều này cũng cho thấy rằng nhóm cực đoan tiếp tục bơm vào những người có ít kiến thức về Hồi giáo và khi một người càng biết ít về đức tin thì càng dễ tuyển dụng hơn.

“Tôn giáo chỉ là một lời giải thích về sau,” Patrick Skinner, một cựu nhân viên CIA và giám đốc những dự án đặc biệt tại công ty tư vấn an ninh Soufan Group nói với AP. Theo Skinner, rất ít người gia nhập IS vì sự tôn trọng tôn giáo. Hầu hết những lính tuyển dụng đều là những người đang cần “một cảm giác có sở hữu, một cảm giác có tiếng tăm, một cảm giác phấn khích.”

[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/08/2016]



TRIỀU YẾT CHUNG: Hóa bánh và cá ra nhiều

TRIỀU YẾT CHUNG: Hóa bánh và cá ra nhiều

‘Đức Giê-su quá yêu chúng ta và muốn ở bên chúng ta.’

17 tháng 8, 2016
popefrancis
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT về bài giảng huấn của Đưc Thánh Cha Phanxico tại buổi Triều yết chung sáng nay trong Đại sảnh Phaolo VI của Vatican.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta hãy suy tư về phép lạ Hóa bánh ra nhiều. Khởi đầu đoạn Tin mừng Mát-thêu (14:13-21), Chúa Giê-su vừa nhận được tin về cái chết của Gioan Tẩy giả, và Người vượt qua hồ bằng một con thuyền, tìm “một nơi hoang vắng riêng biệt” (c. 13). Tuy nhiên, dân chúng biết được và đi bộ đến trước Người, khi “Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.” (c. 14). Đức Giê-su là như vậy: luôn có lòng trắc ẩn, luôn luôn nghĩ đến người khác. Sự xác quyết của con người, những người sợ bị bỏ cô đơn, giống như là bị bỏ rơi, là rất mạnh mẽ. Gioan Tẩy giả, một tiên tri được linh hứng, đã chết, họ phó thác bản thân cho Chúa Giê-su, Người mà chính Gioan đã nói: “Người đến sau tôi nhưng cao trọng hơn tôi.” (Mt 3:11). Vì thế, đám đông theo Người đi khắp nơi, để được nghe thấy Người và mang những người bệnh đến cho Người. Và nhìn thấy như vậy, Chúa Giê-su đã cảm động. Giê-su không lạnh lùng; Người không có một trái tim lạnh lùng. Chúa Giê-su rất dễ cảm động. Về một mặt, Người cảm thấy ràng buộc với đám đông này và không muốn họ phải bỏ đi; mặt khác, Người cần những khoảng thời gian ở một mình, để cầu nguyện với Chúa Cha. Người dành rất nhiều đêm cầu nguyện với Chúa Cha.
Vì thế, hôm đó cũng vậy, Người Thầy đã tận hiến bản thân mình vì con người. Lòng trắc ẩn của Người không phải là loại tình cảm mơ hồ; nhưng nó cho thấy sức mạnh của ý định của Người muốn gần gũi với chúng ta và giải thoát chúng ta. Chúa Giê-su quá yêu chúng ta và muốn ở bên chúng ta.
Khi tối đến, Chúa Giê-su lo lắng đến việc cho những người đang mệt và đói được ăn, và Người chăm sóc tất cả những ai đi theo Người. Và Người muốn các tông đồ can dự vào việc này. Quả thật, Người bảo các ông: “Các anh cho họ ăn đi” (c. 16). Và Người cho các ông thấy rằng chỉ mấy chiếc bánh và vài con cá các ông đang có — bằng sức mạnh của đức tin và lời cầu nguyện – có thể chia sẻ cho tất cả mọi người ở đó. Chúa Giê-su đã làm một phép lạ, nhưng đó là phép lạ của đức tin, của lời cầu nguyện, được thúc giục bởi lòng trắc ẩn và tình yêu. Vì thế Chúa Giê-su “bẻ ra và  trao bánh cho các môn đệ, và các môn đệ trao bánh cho dân chúng” (c. 19). Chúa đã đáp ứng nhu cầu của con người, nhưng Người muốn làm cho mỗi chúng ta cũng phải cộng tác một cách cụ thể với lòng trắc ẩn của Người.
Bây giờ, chúng ta chú ý đến cử chỉ chúc tụng của Chúa Giê-su. Người cầm “năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho các môn đệ” (c. 19). Như chúng ta thấy, đây cũng cùng là những cử chỉ Chúa Giê-su đã làm trong Bữa Tiệc ly; và đó cũng là những cử chỉ mỗi linh mục thực hiện khi dâng Thánh Thể. Cộng đoàn Ki-tô liên tục sinh và tái sinh nhờ Bí tích Thánh thể. Vì thế, để sống trong tình hiệp nhất với Đức Ki-tô, tất cả phải vượt ra khỏi thái độ thụ động và ghẻ lạnh trong cuộc sống hàng ngày; ngược lại, nó đưa chúng ta ngày một gia tăng nhiều hơn trong mối quan hệ với những người của thời đại chúng ta, để trao tặng cho họ một dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót và của sự chăm sóc của Đức Ki-tô. Khi nuôi dưỡng chúng ta trong Đức Ki-tô, dần dần Thánh thể chúng ta dâng cũng biến đổi chúng ta thành Chi thể của Đức Ki-tô và là lương thực tinh thần cho anh em. Chúa Giê-su muốn đến với mọi người, để đem đến cho mọi người tình yêu Thiên Chúa. Vì vậy, Người làm cho mỗi tín hữu theo Người thành một người phục vụ của lòng thương xót. Chúa Giê-su nhìn thấy đám đông, Người động lòng trắc ẩn đối với họ, và Người đã hóa bánh ra nhiều; Người cũng làm như vậy trong Phép Thánh Thể. Và chúng ta, những kẻ tin theo Người, nhận lãnh bánh Thánh này, được thúc đẩy bởi Chúa Giê-su để mang sự phục vụ đến với anh em, cũng giống như lòng trắc ẩn của Người. Đây là con đường.
Phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều kết thúc bằng việc kiểm tra cho thấy tất cả đều ăn no nê và thu lại những mẩu còn thừa (c. 20). Với lòng trắc ẩn và tình yêu của Người, Chúa Giê-su ban cho chúng ta ân sủng, Người tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta, Người ôm lấy chúng ta, Người yêu chúng ta, Người không làm việc gì nửa chừng, nhưng luôn hoàn tất. Như việc xảy ra ở đây, tất cả đều hài lòng. Chúa Giê-su đổ đầy tâm hồn và cuộc sống của chúng ta bằng tình yêu của Người, bằng sự tha thứ của Người, và bằng lòng trắc ẩn của Người. Vì thế Chúa Giê-su cho phép các môn đệ thực hành mệnh lệnh của Người. Như thế họ biết cách để noi theo: nuôi dưỡng mọi người và giữ cho họ được hợp nhất; tức là, bằng sự phục vụ đời sống và Thánh thể. Do đó, chúng ta hãy khẩn cầu Thiên Chúa, xin Người làm cho Giáo hội của Người luôn đủ năng lực trong việc phục vụ thánh này, để mỗi người trong chúng ta có thể là một khí cụ hiệp nhất trong gia đình, tại nơi làm việc, trong giáo xứ và trong những nhóm hội đoàn, thành một dấu chỉ hữu hình của lòng thương xót của Chúa, Người không muốn bỏ ai đang cô đơn và đang thiếu thốn, để sự hiệp nhất và hòa bình, và sự hiệp nhất của con người với Thiên Chúa bao trùm lên con người, vì sự hiệp nhất này là sự sống cho tất cả.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT]

Lời chào bằng tiếng Ý
Cha chào thân ái những khách hành hương nói tiếng Ý, đặc biệt các Nữ tu dòng Thánh Anne, các tín hữu từ giáo xứ Holy Mary of Carmel ở Manfredonia, nhóm cầu nguyện ở Borgomanero và Rivolta d’Adda.
Cuối cùng, cha chào các bạn trẻ, những người đau bệnh và các cặp hôn nhân mới. Lễ Đức Mẹ Lên Trời mà chúng ta vừa mừng vài ngày trước, mời gọi chúng ta sống trung tín trên hành trình nơi dương thế này để nhắm đến hạnh phúc vĩnh cửu.
Các bạn trẻ thân mến, khi xây dựng tương lai chúng con hãy đặt tiếng gọi của Đức Ki-tô vào vị trí hàng đầu. Các anh chị em bệnh nhân thân mến, xin cho sự đau đớn của anh chị được vỗ về bởi sự hiện hữu tình mẫu tử của Mẹ Maria, dấu chỉ của hy vọng. Cha cầu chúc cho chúng con, những đôi uyên ương mới, rằng tình yêu của chúng con là một tấm gương phản chiếu sự vô biên và vĩnh hằng của Thiên Chúa.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/08/2016]