Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Gặp các thánh bổn mạng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama

Gặp các thánh bổn mạng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama

27 tháng Hai, 2018
Gặp các thánh bổn mạng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Panama
PD

Sáu trong tám vị xuất thân hoặc thi hành thừa tác vụ ở Mỹ La-tinh

Có tám vị thánh bổn mạng cho Ngày Giới trẻ Thế giới 2019 ở Panama: sáu vị hiển thánh và hai chân phước sẽ bảo trợ cho sự kiện:

Các vị gồm: Thánh Jose Sanchez del Rio, Chân phước Oscar Romero, Chân phước Maria Romero Meneses, Thánh Gioan Bosco và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II, cũng như Thánh Martin de Porres của Peru; Thánh Rose thành Lima; và Thánh Juan Diego của Mexico được Đức Mẹ Guadalupe hiện ra.

Dưới đây là tiểu sử tóm tắt của tám vị thánh:


Thánh Jose Sanchez del Rio sinh ngày 28 tháng Ba, 1913, ở Sahuayo, Michoacan, Mexico. Năm 1926 cuộc Chiến Cristero bùng nổ, khi chính quyền chống Công giáo cố gắng đóng cửa các nhà thờ và biến đức tin thành phi pháp. Những người anh của Thánh Jose gia nhập lực lượng phiến quân của Cristero để chiến đấu chống lại các đạo luật.

Jose muốn gia nhập quân đội Cristero, nhưng vì cậu mới 13 tuổi nên thân mẫu từ chối yêu cầu. Điều đó không có gì quan trọng. Ngày 5 tháng Hai, 1928, Jose bị quân đội chính phủ bắt và tống giam trong một buồng áo của nhà thờ.

Sau năm ngày đánh đập và tra tấn, Jose vẫn từ chối chống lại Thiên Chúa và đức tin. Những tên lính, không một chút thương xót, cắt hai lòng bàn chân của cậu thiếu niên và bắt cậu đi bộ ra nghĩa trang gần đó. Sự đau đớn lên đến cực độ. Khi ra đến nghĩa trang, Jose Sanchez del Rio hô lớn, “Vạn tuế Chúa Ki-tô Vua!” Những tên lính vội vàng bắn chết cậu thiếu niên 14 tuổi.

Cậu được phong thánh ngày 16 tháng Mười, 2016.


Chân phước Oscar Romero sinh tại El Salvador ngày 15 tháng Tám, 1917. Ngài là một trong tám người con và khi ngài bắt đầu đi học thì ở đó chỉ có các lớp từ 1 đến 3. Nhưng sự thông minh của ngài thể hiện rất rõ và một người bạn của gia đình là giáo viên, Anita Iglesias, bắt đầu dạy riêng cho Oscar. Ý nghĩ trở thành linh mục bắt đầu đơm hoa.

Romero vào tiểu chủng viện khi lên 13 tuổi. Sau ba tháng cậu phải ra tiểu chủng viện để chăm sóc mẹ bị bệnh và đang chuẩn bị sinh đứa con thứ tám. Khi trở lại trường, cậu gia nhập Chủng viện Quốc gia ở San Salvador. Cậu có trí óc rất sắc sảo và hoàn thành các môn học ở Đại học Gregoria ở Roma. Cậu được truyền chức linh mục ngày 4 tháng Tư, 1942.

Cha Romero bắt đầu thừa tác vụ linh mục xứ ở Anamoros và sau đó tại San Miguel là nơi ngài hoạt động trên 20 năm với các nhóm chẳng hạn Alcoholics Anonymous. Năm 1970, ngài được bổ nhiệm làm giám mục phó của San Salvador, và năm 1977 được bổ nhiệm tổng giám mục.

Ngày 23 tháng Ba, 1980, Đức Tổng Giám mục Romero giảng một bài giảng kêu gọi binh sĩ Salvador vâng nghe theo luật Thiên Chúa hơn là mệnh lệnh chính phủ bắt giết người. Tối hôm sau, trong khi đang dâng Lễ trong một nhà nguyện ở nhà thương, ngài bị các tay ám sát bắn gục.

Khoảng 250.000 người tham dự lễ tang của Đức Giám mục Romero. Ngài được phong chân phước ngày 23 tháng Năm, 2015.


Chân phước Maria Romero Meneses được xem là một nhà cải cách xã hội người đã mang đến một “cuộc cách mạng bác ái” ở Costa Rica. Khi Maria lên 12 tuổi, cô bắt đầu bị bệnh thấp khớp. Cô bị liệt suốt gần sáu tháng, và phải mất gần một năm sau mới lấy lại được sức khỏe.

Chị cầu nguyện với Đức Bà Hằng Cứu Giúp người Ki-tô hữu. Các bác sĩ nói rằng tim của chị bị hư, nhưng chị nói với một người bạn, “Tôi biết Mẹ Đồng Trinh Diễm Phúc sẽ chữa lành tôi.” Một vài ngày sau, Maria hoàn toàn bình phục và trở lại trường học.

Một cố vấn tinh thần giúp xác định những kinh nghiệm thần bí mà chị có, Maria nhận ra rằng một tiếng gọi tu trì đang chờ đợi cô. Cô trở thành một thành viên của Dòng Con cái Đức Mẹ Hằng Cứu giúp người Ki-tô hữu. Thời gian trong nhà tập chị ở El Salvador. Chị khấn trọng năm 1929 ở Nicaragua. Chị viết rằng chị sẽ sống một đời sống tâm linh theo mẫu gương của Thánh Gioan Bosco.

Năm 1931 chị được gửi sang Costa Rica là nơi chị hoạt động giữa những khu xóm nghèo dạy đức tin và những kỹ năng sống cho người dân để giúp họ tìm được việc làm. Chị tổ chức những trung tâm phát thức ăn, trung tâm giải trí, các trường học cho người nghèo và các phòng khám bệnh. Chị thậm chí đã khởi động Centro San Jose, một chương trình phát triển nhà ở cho người nghèo.

Maria Romero Meneses qua đời vì suy tim ngày 7 tháng Bảy, 1977. Chị được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II phong Chân phước ngày 14 tháng Tư, 2002.


Thánh Gioan Bosco sinh ngày 16 tháng Tám, 1815. Thân phụ của ngài qua đời khi ngài 2 tuổi, và thân mẫu phải chật vật để chăm sóc ba đứa con trai. Tuy nhiên bà không bao giờ bê trễ việc giáo dục đức tin và thông điệp Tin mừng cho các con.

Khi cậu Gioan lên 9 tuổi, cậu có một giấc mơ kêu gọi cậu cống hiến cho công cuộc giáo dục giới trẻ. Khi cậu đủ trưởng thành, cậu bắt đầu biến công cuộc trọn đời thành hiện thực. Nó bắt đầu bằng sự yêu thương và lòng tốt và đặt nền tảng trên lý trí. Đây sẽ là nền tảng cho dòng Salesians (Dòng của Thánh Francis de Sales).

Được truyền chức linh mục năm 1841, Cha Gioan Bosco chọn một câu trong Sách Sáng Thế 14:21 làm kim chỉ nam tận hiến cho cuộc đời của ngài, “Người, thì xin ông cho lại tôi; còn tài sản, ông cứ lấy.” Và thánh nhân bắt đầu đưa những người trẻ tuổi về gặp gỡ với Đức Ki-tô. Sự kết hiệp liên tục của Cha Gioan Bosco với Thiên Chúa và lòng vững tin không gì lay chuyển của ngài vào Mẹ Maria là chất xúc tác được chứng minh là ơn sủng giải thoát cho hàng ngàn hàng ngàn bạn trẻ qua năm tháng.

Thánh Gioan Bosco được phong hiển thánh ngày 1 tháng Tư, 1934, bởi Đức Thánh Cha Pio XI.


Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tên khai sinh là Karol Jozef Wojtyla sinh ngày 18 tháng Năm, 1920, ở Wadowice, Ba lan. Ngài trở thành giáo hoàng phục vụ lâu nhất trong lịch sử hiện đại, từ năm 1978 đến 2005. (Đức Giáo hoàng phục vụ lâu nhất sau Thánh Phê-rô là Đức Pio IX).

Là một trong những giáo hoàng tông du nhiều nhất trong lịch sử và là giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong suốt hơn 400 năm, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II là một tiếng nói bảo vệ cho nhân quyền, được công nhận là người giúp kết thúc sự thống trị của Cộng sản ở Ba lan và cuối cùng là trên toàn Châu Âu, và cải thiện những mối quan hệ của Công giáo với những Ki-tô hữu khác và những tôn giáo khác.

Ngày nay, nhiều người gọi ngài là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo Cả, dù tước hiệu đó chưa phải là chính thức. Đức Thánh Cha được phong hiển thánh ngày 27 tháng Tư, 2014.


Thánh Rose thành Lima tên thật là Isabel Flores de Oliva sinh tại Lima, Peru, ngày 20 tháng Tư, 1586. Thánh nhân rất đẹp, và một số người nói rằng khuôn mặt của thánh nhân đẹp như một hoa hồng, và thánh nhân trở nên nổi tiếng với tên gọi này từ lúc chịu phép Thêm sức.

Rose là người sống rất thánh thiện và thực hành ép xác và sự phạt xác hầu như mỗi ngày. Chị theo gương đời sống của Thánh Catherine of Siena và tận hiến cho Chúa Giê-su, hiện hữu trong Bí tích Thánh Thể. Chị rất quan tâm đến người nghèo và người bị gạt ra bên lề và chị làm hết mức để giúp đỡ càng nhiều người càng tốt theo mức độ có thể.

Đến cuối đời, khi bị bệnh, chị cầu nguyện, “Lạy Chúa, xin gia tăng sự đau khổ cho con, và cùng với những đau khổ xin gia tăng tình yêu của Người trong tâm hồn con.” Người phụ nữ tuyệt vời này qua đời ngày 25 tháng Tám, 1617, ở tuổi 31. Chị được phong hiển thánh ngày 12 tháng Tư, 1671, bởi Đức Giáo hoàng Clement X.


Thánh Martin de Porres sinh tại Lima, Peru, năm 1579, bảy năm trước Thánh Rose. Martin trưởng thành với tâm hồn tràn ngập lòng thương xót đối với các bệnh nhân và người đau khổ. Ngài trở thành một thợ hớt tóc, rồi là người lao động ở nông trang và là một người phát chẩn (người phát đồ từ thiện).

Mang dòng máu lai, Martin gia nhập dòng Đa-minh năm 1601. Nổi tiếng với việc ép xác và những hy sinh cá nhân, thánh nhân còn được ơn chữa lành bệnh cho bệnh nhân. Thánh nhân thành lập một khu nhà ở cho trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Ngài lập những khu nuôi dưỡng chó và mèo bị lạc và chữa trị cho chúng khỏe lại. Ngài có một đời sống rất đơn giản và ăn chay hàng ngày. Ngài cũng có lòng sùng kính rất lớn đối với Thánh Thể.

Martin de Porres qua đời tại Lima ngày 3 tháng Mười Một, 1639. Ngài được phong hiển thánh ngày 6 tháng Năm, 1962, bởi Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII. Ngài là vị thánh da đen đầu tiên từ Châu Mỹ.


Thánh Juan Diego sinh năm 1474 trong bộ lạc Chichimeca trong vùng bây giờ thuộc Mexico City. Vào ngày 9 tháng Mười Hai, 1531, khi thánh nhân 57 tuổi thì Mẹ Diễm Phúc hiện ra với Juan trên Đồi Tepeyac và yêu cầu xây một đền thờ ở đó.

Đức Mẹ yêu cầu thánh nhân ngắt những bông hoa tươi mọc trên đồi và mang đến cho đức giám mục như là bằng chứng về sự hiện ra của Mẹ. Dù khi đó là mùa đông, ngài tìm cách bỏ đầy chiếc áo choàng ngoài với hoa tươi và làm như những gì được yêu cầu. Khi mở áo choàng của ngài ra trước mặt đức giám mục, các bông hoa rơi ra thể hiện hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe.

Với sự cho phép của đức giám mục, Juan Diego sống suốt quãng đời còn lại trong một túp nhà nhỏ gần nhà nguyện nơi linh ảnh được đặt để thờ kính. Thánh nhân chăm sóc cho ngôi nhà thờ nhỏ đến khi qua đời năm 1548.

Juan Diego được phong hiển thánh bởi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II ngày 31 tháng Bảy, 2002.

~


Ngày Giới trẻ Thế giới 2019, tại Panama City, Panama, được phó thác cho tám vị thánh bảo trợ trên thiên đàng. Chắc chắn đó sẽ là một sự thành công lớn.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/2/2018]


Đức Phanxico, “Hãy luôn tiến tới, ngay cả giữa những cơn bão. Chúa Giê-su luôn ở cùng chúng ta”

Đức Phanxico, “Hãy luôn tiến tới, ngay cả giữa những cơn bão. Chúa Giê-su luôn ở cùng chúng ta”


Đức Bergoglio thăm giáo xứ San Gelasius của Roma: có những lúc thuận lợi và những lúc không thuận lợi, đừng bao giờ dừng lại, tiếp tục tiến bước, ngay cả khi trời “mưa.” Nói với người già, “Đừng trách mắng tuổi trẻ!” “Lời khuyên” cho một nữ tu bị cảm lạnh, “Hãy uống rượu grappa!”


Đức Phanxico, “Hãy luôn tiến tới, ngay cả giữa những cơn bão. Chúa Giê-su luôn ở cùng chúng ta”
Đức Thánh Cha dưới trời mưa trong chuyến thăm giáo xứ San Gelasius của Roma


Pubblicato il 25/02/2018
DOMENICO AGASSO JR
ROME

"Trong cuộc sống đừng bao giờ dừng lại, trong những lúc thuận lợi cũng như những lúc không thuận lợi. Chúng ta phải luôn tiến tới, ngay cả giữa những cơn bão, đặc biệt là người Ki-tô hữu, vì “Chúa Giê-su đồng hành với chúng ta ngay cả khi trời mưa.” Đây là những lời kêu gọi của Đức Phanxico trong chuyến viếng thăm ngày 25 tháng Hai, 2018, đến giáo xứ Thánh Gelasius của Roma.

“Cha nghe nói rằng các con mong chờ cha với niềm vui. Điều đó không đúng: chúng con mong chờ cha với trận mưa.” Đức Thánh Cha hài hước khi ngài chào các thiếu nhi và thiếu niên tham dự lớp học Chúa nhật, các thiếu niên và thiếu nhi nam nữ của nhà nguyện và các gia đình, tập trung trong sân bên ngoài nhà nguyện trong Ponte Mammolo-Rebibbia, thuộc vùng ngoại vi của Roma. Đức Thánh Cha lắng nghe câu chuyện của một số thiếu nhi và các giáo lý viên và ký lên trái bóng của một thiếu niên cầu thủ.

Sau đó Đức Thánh Cha nói, “Cha có một câu hỏi cho chúng con: chúng con đến đây lúc mấy giờ? Chúng con đã chờ từ lúc mấy giờ? Từ 2 giờ? Nhưng bây giờ là 4 giờ! Và bây giờ chúng con ướt hết rồi! Cảm ơn chúng con rất nhiều. Cảm ơn vì sự kiên nhẫn của chúng con. Chúng con rất tốt. Nào cùng vỗ tay tán thưởng chúng con.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “cuộc sống rất giống như buổi chiều hôm nay, vì có khi có mặt trời, nhưng lúc khác những đám mây kéo đến, mưa rơi và thời tiết xấu đổ xuống.” Ở đây, “chúng con biết rằng trong cuộc sống – ngài tiếp tục nói mà không đọc bài diễn từ - có những lúc thuận tiện và những lúc không thuận tiện. Một người Ki-tô hữu phải làm gì? Hãy tiến tới một cách dũng cảm, cả trong những lúc tốt đẹp cũng như lúc xấu. Chúng con hiểu rồi chứ? Sẽ có những cơn bão trong đời. Hãy cứ tiến tới! Chúa Giê-su hướng dẫn chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta. Sẽ có những ngày tươi sáng. Hãy tiến bước, Chúa Giê-su chỉ lối cho chúng ta.”

Ngài Jorge Mario Bergoglio lặp lại khái niệm này khi ngài trả lời những câu hỏi của thiếu niên. Rồi ngài khuyên, “Hãy tự hỏi mình: mình có cho phép Chúa Giê-su cầm lấy tay mình không? Hãy trả lời trong lòng. À, thưa cha có lúc thì con không cho phép, con làm những việc không được đẹp lắm, hoặc con chán nản. Nhưng Chúa Giê-su luôn ở với chúng ta. Và nếu mình phạm lỗi lầm trong đời, Chúa Giê-su có rời bỏ chúng ta không? Không, Ngài vẫn ở lại. Nhưng Ngài có vui không? Không, Ngài rất buồn, nhưng Ngài không rời đi, ngài luôn ở lại trong những lúc tốt đẹp cũng như xấu.” Chúa Ki-tô luôn lưu lại “vì Ngài quá yêu chúng ta. Và Người có chán không? Không, Người không hề chán, không. Chính chúng ta mới là người chán. Cảm ơn chúng con. Xin Chúa chúc lành cho chúng con. Và nhớ cầu nguyện cho cha nhé.”

Khi bước xuống xe, Đức Thánh Cha ngay lập tức gấp cái dù mà một vị cộng tác đưa cho ngài, và đi thẳng đến với các tín hữu đang đứng đợi bên ngoài, bất chấp trời mưa, và bắt đầu chào hỏi họ, nắm tay, cho những lời động viên và lời chúc tốt đẹp, không bao giờ từ chối chụp ảnh hoặc chụp selfie. Một tấm băng-rôn viết, “Chào mừng Đức Thánh Cha Phanxico, người mục tử với mùi của con chiên.”

Giáo xứ Thánh Gelasius của Roma được giao phó cho các linh mục thuộc gia đình hội thánh Missione Chiesa-Mondo. Khi đến, Đức Bergoglio được các giáo sĩ địa phương chào đón. Giáo xứ được thành lập năm 1972 và nằm ẩn mình giữa những lâu đài ở khu vực trung tâm. Trong số các thiếu nhi có em Giulia Rinaldo, một trong những nạn nhân của trận động đất ngày 24 tháng Tám năm 2016 ở Trung Ý. Dường như Giulia dùng thân mình che chắn cho em gái của em tên Giorgia và cứu bé trong căn nhà đổ nát ở Pescara del Tronto. Lớp học giáo lý mà em đang theo học được đặt theo tên của em nhờ sự đóng góp của hiệp hội "Immensamente Giulia", được thành lập bởi cha và mẹ của cô bé, người được Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ riêng trong chuyến thăm đến giáo xứ.

Sau đó Đức Thánh Cha chào thăm bệnh nhân và người già, người thiếu thốn và các nhân viên Trung tâm Caritas chăm sóc họ, cùng những thiện nguyện viên của nhiều tổ chức bác ái. Sau đó Đức Thánh Cha nói chuyện với hai vị khách trẻ tuổi của giáo xứ, đến từ nước Cộng hòa Gambia, 18 và 25 tuổi; cuối cùng Đức Thánh Cha giải tội cho một số hối nhân.

Đức Thánh Cha Phanxico xin các tín hữu trong giáo xứ cầu nguyện cho ngài. Rồi, với một giọng hài hước, ngài nói thêm: “Cầu nguyện cho tôi, đừng chống lại tôi nhé,” và loạt tiếng cười vang lên.

Bên trong nhà xứ nơi ngài gặp gỡ với người già và bệnh nhân, ngài hỏi một bà, “Bà khỏe không?” Và bà nói: “Ngợi khen Thiên Chúa”; Đức Thánh Cha trả lời, “Đây mới là đức tin!” Thêm nhiều tiếng cười. Đức Thánh Cha xúc động trước sự hăng hái của một bà cụ 94 tuổi.

Sau nhiều câu pha trò khác, Đức Thánh Cha cảm ơn những người có mặt “vì những gì anh chị em làm cho thế giới, vì những gì anh chị em làm cho Giáo hội. Có thể một vài người tự hỏi: Nhưng tôi có làm gì cho thế giới đâu? Tôi không đến Liên Hợp Quốc, tôi không tham dự những cuộc họp, vậy tôi đang làm gì? Đức Thánh Cha cảm ơn các cụ già vì “chứng tá của họ cho Giáo hội: bằng chứng đức tin: yêu thương người, chúc người khác khỏe mạnh. Nó giống như giữ cho ngọn lửa luôn cháy: ông bà là những cục than hồng, những cục than hồng của thế giới, bên dưới những đống tro tàn, dưới những khó khăn, dưới những cuộc chiến tranh, để có những cục than hồng này, than hồng của đức tin, của hy vọng, của niềm vui ẩn giấu.”

“Xin hãy giữ lấy những cục than hồng, những điều ông bà có trong tâm hồn, với chứng tá của ông bà, ngay cả giữa những vấn đề. Hãy nhớ rằng ông bà có một sứ mạng trên thế giới và trong Giáo hội: để tiếp tục đốt cháy ngọn lửa tiềm ẩn đó, vì cuộc sống của ông bà vẫn chưa vô ích. Đã có ngọn lửa, ngọn lửa cuối cùng sẽ không tắt.” Và ngài nói thêm, “Đừng quên, ông bà là những cục than hồng của thế giới, những cục than hồng của Giáo hội, để thúc đẩy. Hãy nói chuyện với lớp người trẻ tuổi! Đừng trách mắng họ: hãy để cho họ nói, hãy hỏi họ nhiều điều, những điều từ trong tâm trí của ông bà, vì không dễ hiểu được người trẻ. Nhưng cứ nói chuyện với họ: họ cần kinh nghiệm của ông bà, họ cần cục than hồng trong ông ông bà. Những cục than hồng dưới đám tro. Và xin cầu nguyện cho tôi, tôi cần lời cầu nguyện.”

Ngài nói với những người nhập cư được chào đón trong giáo xứ, “Cảm ơn anh chị em rất nhiều vì đã đến. Thật tốt đẹp khi tìm được cuộc sống mới và làm nó phát triển, đó là tương lai. Hãy chăm sóc sự sống: sự sống phải được chăm sóc, chứ không loại bỏ.” Sau đó ngài tiếp tục, “Không bao giờ được loại bỏ sự sống. Thật đẹp khi chăm sóc sự sống, đúng không? Hãy chăm sóc sự sống khi nó bị bỏ mặc … Ngày nay chúng ta nhìn thấy rất nhiều người bỏ mặc sự sống. Người già bị gạt qua một bên. Không được. Tương lai của một đất nước nằm trong sự sống.” Nhưng “Thưa cha, nhưng chúng con không có nhiều tiền.” “Có lần tôi gặp một ông rất tham lam; chính vợ ông ta là nạn nhân và ông ta có rất nhiều tiền. Di sản của người đàn ông đó để lại là gì? Trong đám tang của ông người ta thì thào, “chắc không đóng quan tài được vì có quá nhiều thứ.” Chúng ta phải “chăm sóc sự sống, âu yếm sự sống, có những người cần thuốc điều trị … Nhưng hãy luôn chăm sóc sự sống. Không thể làm điều đó trong phòng thí nghiệm: Thiên Chúa ban tặng nó, thuốc điều trị thì được, nhưng Thiên Chúa ban tặng nó.”

Sau đó, Đức Thánh Cha chủ tế Thánh Lễ trong nhà thờ giáo xứ, giảng ứng khẩu, nhắc lại rằng chúng ta không cô đơn trong những cơn thử thách của cuộc đời. “Không thể sống bất cứ giây phút nào trọn vẹn nếu không lắng nghe tiếng Chúa Giê-su: Người luôn luôn bảo chúng ta phải làm gì,” Đức Thánh Cha nói với chúng ta.

Tv2000 tường thuật rằng Đức Thánh Cha khuyên một nữ tu đang bị cảm lạnh là hãy uống một ít rượu grappa (một loại rượu của Ý). 

Trước khi trở về Vatican, bên ngoài nhà thờ, Đức Phanxico chào các giáo dân và dí dỏm với họ về thời tiết lạnh: “Tôi đang nghĩ đến việc mở một giáo xứ ở vùng Bắc Cực và anh chị em hôm nay chịu quá lạnh có thể đến đó và xây dựng giáo xứ. Anh chị em có thích ý tưởng của tôi không? Cảm ơn anh chị em đã ở đây trong thời tiết lạnh như vầy, cảm ơn anh chị em đã đến, sự kiên nhẫn và những điều tốt lành. Cuối cùng, ngài nói, “Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, cho các gia đình của giáo xứ, cho các linh mục, cho những người làm việc ở đây, cho các tín hữu, và cho cả những người không phải tín hữu. Và tôi xin anh chị em, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em.”


[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/2/2018]


Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Đức Thánh Cha nói Asia Bibi và nạn nhân của Boko Haram là “những người tử đạo”

Đức Thánh Cha nói Asia Bibi và nạn nhân của Boko Haram là “những người tử đạo”

Đức Phanxico gặp gỡ gia đình người phụ nữ Công giáo bị tống ngục ở Pakistan vào ngày Hý trường Colosseum thắp sáng rực một màu đỏ để làm nổi bật tình trạng bách hại người Ki-tô hữu

Đức Thánh Cha nói Asia Bibi và nạn nhân của Boko Haram là “những người tử đạo”
Chồng và con gái của Asia Bibi
Pubblicato il 24/02/2018
Ultima modifica il 24/02/2018 alle ore 15:55
CHRISTOPHER LAMB
THÀNH PHỐ VATICAN

Đức Thánh Cha Phanxico nói rằng một phụ nữ Công giáo bị kết án tử theo luật báng bổ của Pakistan và một phụ nữ Nigeria bị các chiến binh Jihad của Boko Haram bắt là “những người tử đạo.”

Ngài nói điều này trong một cuộc tiếp kiến riêng trong Vatican hôm thứ Bảy với người chồng và con gái của chị Asia Bibi, bị tống ngục từ năm 2009 vì xúc phạm Tiên tri Mohammed. Cùng có mặt là chị Rebecca Bitrus, chị kể cho Đức Thánh Cha biết chuyện chị bị cưỡng hiếp bởi một trong những kẻ bắt cóc của Boko Haram và sau đó sinh đứa con trai của chị.

“Chứng tá của chị Rebecca và của chị Asia Bibi thể hiện những mẫu gương cho một xã hội hôm nay e sợ sự đau khổ,” Đức Phanxico nói, theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn (ACN) Chi nhánh ở Ý, cũng có mặt trong buổi gặp gỡ là ông chủ tịch và người sáng lập của tổ chức. “Họ là hai người tử đạo.”

Đức Thánh Cha gặp gỡ nhóm trong Điện Tông Tòa nhiều giờ trước khi Hý trường Colosseum của Roma được thắp sáng rực với ánh sáng đỏ, một sự kiện nhằm nhấn mạnh đến tình trạng bách hại của người Ki-tô hữu ngày càng tăng mạnh ở Trung Đông, nhiều vùng Châu Á và Châu Phi.

Trong khi hý trường của Roma cổ đại là địa điểm hành hình những Ki-tô hữu tiên khởi, sự kiện hôm thứ Bảy được thiết kế để cho thấy con đường mà sự đau khổ vẫn tiếp tục hơn 2.000 năm sau. Cùng với hý trường, những tòa nhà nổi bật ở những địa điểm bách hại lớn như Mosul, Iraq và Aleppo, Syria cũng sẽ được tắm trong ánh sáng đỏ.

Buổi tập trung ở Hý trường Colosseum, được ACN tổ chức, sẽ được nghe chứng tá của Cô Bitrus, và anh Ashiq Masih, chồng của chị Asia Bibi, và nghe diễn văn của Đức Hồng y Phê-rô Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cùng với ông Antoni Tajani, Chủ tịch Quốc hội Châu Âu.

Trước buổi tiếp kiến anh Ashiq Masih nói rằng anh muốn khẩn nài Đức Phanxico làm “mọi điều ngài có thể” để cho vợ của anh được thả, và cuối buổi tiếp kiến xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho vợ của anh “và tất cả những Ki-tô hữu bị bách hại.”

Cô Bitrus mô tả câu chuyện cô đã bị bắt đi khỏi vòng tay của chồng cô như thế nào trong quá khứ, nhìn thấy đứa con trai 3 tuổi bị những kẻ bắt cóc dìm nước chết và kể rằng cô đã bị bắt phải “phục vụ cho Allah”. Sau đó cô bị bỏ tù và tại đó một trong những kẻ bắt cô đã “đè lên cô” và cô mang thai.

Cô giải thích, “Sau đó tôi tìm cách tự tử.” Nhưng vợ của một Mục sư, bản thân bà cũng bị cưỡng hiếp ở Gwoza, xin tôi đừng kết liễu mạng sống. Bà đã có hai đứa con mà cha của chúng là các chiến binh. Khi đến thời gian sinh nở, tôi được cho về nhà, một mình.”

Từ đó cô được đoàn tụ với chồng và theo báo cáo đã tha thứ cho những kẻ bắt cóc cô.


[Nguồn: lastampa]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/2/2018]


Hỏi-Đáp của Đức Thánh Cha với giới trẻ Romania và trẻ em được tài trợ bởi NGO (Tổ chức phi chính phủ) “FDP Protagonists in Education,” (4 tháng Một, 2018)

Hỏi-Đáp của Đức Thánh Cha với giới trẻ Romania và trẻ em được tài trợ bởi NGO (Tổ chức phi chính phủ) “FDP Protagonists in Education,” (4 tháng Một, 2018)

‘Cuộc sống của chúng ta luôn là một hành trình, một hành trình theo sau Chúa Giê-su, Đấng với tình yêu kiên nhẫn và trung tín không bao giờ ngừng dạy bảo chúng ta, làm cho chúng ta phát triển theo chương trình của Người’

22 tháng Hai, 2018
Hỏi-Đáp của Đức Thánh Cha với giới trẻ Romania và trẻ em được tài trợ bởi NGO (Tổ chức phi chính phủ) “FDP Protagonists in Education,” (4 tháng Một, 2018)
Pope Francis © L'Osservatore Romano
Ngày 4 tháng Một, 2018, vừa qua Đức Thánh Cha Phanxico tiếp kiến một nhóm thanh thiếu niên, thiếu nhi, những vị khách của một nhà mồ côi, được tài trợ bởi Tổ chức phi chính phủ “FDP Protagonists in Education,” đã hoạt động ở Romania nhiều năm.

Dưới đây là bản dịch những câu trả lời của Đức Thánh Cha và câu hỏi của các em thanh thiếu niên.


* * *


Những câu trả lời của Đức Thánh Cha

Các con thanh thiếu niên thân yêu, các Thầy và Dì phước thân mến,

Cha cảm ơn về buổi gặp gỡ này và về lòng tự tin khi chúng con gửi lên cha những câu hỏi của mình, trong đó cảm nhận được thực tại cuộc sống của chúng con. Cha có các câu hỏi của chúng con ở đây, những câu hỏi cha đã đọc. Tuy nhiên, trước khi trả lời cho chúng con, cha muốn cùng chúng con cảm tạ Chúa vì được đến đây, vì Người, cùng với sự cộng tác của nhiều người bạn, đã giúp chúng con tiến bước và phát triển. Và chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến nhiều trẻ em và thiếu niên đã về Thiên Đàng: chúng ta hãy cầu nguyện cho các bạn, và chúng ta cầu nguyện cho những người sống trong các hoàn cảnh vô cùng khó khăn ở Romania và ở những quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta phó dâng lên Chúa và mẹ Đồng Trinh tất cả mọi trẻ em, các em trai và em gái chịu đựng những căn bệnh, chiến tranh và những hình thức nô lệ hôm nay.

Và bây giờ cha sẽ trả lời những câu hỏi của chúng con. Cha sẽ cố gắng theo mức cha có thể, vì một người không thể trả lời trọn vẹn một câu hỏi từ trái tim. Trong những câu hỏi này từ ngữ chúng con sử dụng nhiều nhất là “tại sao?” Có rất nhiều chữ “tại sao?” Cha có thể có câu trả lời cho một số câu “tại sao” này, nhưng một số câu khác thì không. Chỉ có Chúa mới có câu trả lời. Có quá nhiều câu “tại sao” trong cuộc sống mà chúng ta không thể trả lời. Chúng ta chỉ có thể nhìn, cảm nhận, chịu đựng và khóc.

Câu hỏi 1: Tạo sao cuộc sống quá khó khăn và tại sao chúng ta lại cãi nhau quá thường xuyên? Và chúng ta lừa đảo nhau? Các linh mục nói chúng con đi lễ; tuy nhiên, ngay sau đó thì chúng con lại mắc lỗi và phạm tội. Vậy thì tại sao con lại đi lễ? Nếu con tin rằng Chúa ngự trong linh hồn con, tại sao điều quan trọng là phải đi lễ?

ĐTC Phanxico: Câu hỏi “tại sao” của con có câu trả lời: đó là tội, sự kiêu ngạo của con người, đó là lý do tại sao, như con nói “chúng ta thường cãi nhau, chúng ta làm tổn thương nhau, chúng ta lừa đảo.” Chính con nhận biết điều đó, rằng cho dù chúng ta đi lễ, rồi chúng ta lại phạm lỗi; chúng ta luôn luôn là những tội nhân.

Rồi con có câu hỏi rất đúng rằng: đi lễ để làm gì? Thật vô cùng hữu ích phải trình diện chúng ta trước mặt Chúa theo đúng con người của mình, không mang những “thứ trang điểm,” con người thật của chúng ta trước mặt Chúa, không tô điểm. Và nói lên: “Lạy Chúa, con đây, con là một tội nhân và con xin Người tha thứ cho con. Xin hãy thương xót con.” Nếu tôi đi lễ để ra vẻ rằng tôi là một người tốt lành, điều này là vô ích. Nếu tôi đi nhà thờ vì tôi thích nghe nhạc hay vì tôi cảm thấy thoải mái, đó là vô ích. Thật hữu ích nếu tôi bước vào nhà thờ mà tôi có thể nói: “Lạy Chúa, con đây. Người thương con và con là một kẻ có tội. Xin thương xót con.” Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta trở về và được tha thứ, được Người âu yếm, được Người thương yêu hơn, cảm nhận được sự âu yếm này, tình yêu này. Rồi dần dần, Thiên Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta với lòng thương xót của Người, và Người cũng biến đổi cuộc sống chúng ta. Chúng ta sẽ không mãi ở trong tình trạng cũ, nhưng chúng ta có “sự hoạt động.” Thiên Chúa hoạt động trong tâm hồn chúng ta. Chính người, và Người hoạt động trong chúng ta như cục đất sét trong tay của người thợ gốm, và tình yêu của Chúa thay thế lòng kiêu căng của chúng ta. Chúng con thấy đó là lý do tại sao cha nghĩ rằng đi lễ là vô cùng quan trọng: không chỉ ngắm nhìn Thiên Chúa, nhưng để cho bản thân được Thiên Chúa ngắm nhìn. Đây là suy nghĩ của cha. Cảm ơn chúng con.

Câu hỏi 2: Tại sao có những cha mẹ chỉ yêu những đứa con khỏe mạnh mà không yêu những đứa bị bệnh hay có các vấn đề?

ĐTC Phanxico: Câu hỏi của con liên quan đến cha mẹ, thái độ của họ đối với những đứa con khỏe mạnh và với những đứa con bị đau yếu. Cha nói điều này với chúng con: khi đứng trước sự mỏng giòn của người khác, chẳng hạn những căn bệnh, có những người lớn thậm chí còn yếu đuối hơn; họ không có đủ sức mạnh để chịu đựng những sự mỏng giòn. Và đó là vì chính bản thân họ rất mỏng giòn. Nếu cha có một tảng đá lớn, cha không thể đặt nó trên một thùng các-tông, vì tảng đá sẽ đè bẹp thùng giấy. Có những cha mẹ rất mỏng giòn. Đừng e ngại nói lên điều này, hay nghĩ về điều này. Có những cha mẹ rất mỏng giòn. Có những cha mẹ rất mỏng giòn, vì luôn có những người đàn ông và phụ nữ với những giới hạn của họ, tội và những tính mỏng giòn họ phải mang, và có lẽ, họ đã không có cơ hội tốt để được giúp đỡ khi họ còn nhỏ. Và thế là họ cứ tiếp tục bước đi vào đời với những tính mỏng giòn đó vì họ đã không được giúp đỡ, họ đã không có được cơ hội như chúng ta để tìm được một người thân thiện, người cầm lấy tay chúng ta và dạy chúng ta phát triển và trở nên mạnh mẽ để vượt qua tính mỏng giòn đó. Rất khó tìm được sự giúp đỡ từ những cha mẹ có tính mỏng giòn, và đôi khí chính chúng con lại là người giúp đỡ họ. Thay vì than van về cuộc sống vì nó đã trao tặng cho tôi người cha mẹ có tính mỏng giòn và tôi lại không mang sự mỏng giòn đó, tại sao lại không thay đổi mọi điều và nói lời tạ ơn Chúa, cám ơn cuộc sống vì tôi có thể giúp đỡ cho tính mỏng giòn của cha mẹ để tảng đá kia không đè bẹp thùng giấy các-tông. Chúng con đồng ý không? Cảm ơn chúng con.

Câu hỏi 3: Năm ngoái, một đứa bạn của con ở trong nhà mồ côi đã chết. Bạn ấy chết trong Tuần Thánh, Thứ Năm Tuần Thánh. Một linh mục Chính thống giáo nói với chúng con rằng bạn ấy chết là một tội nhân, và như vậy sẽ không lên Thiên Đàng. Con không nghĩ điều đó là đúng.

ĐTC Phanxico: Có lẽ vị linh mục đó không biết mình đang nói về điều gì; có thể hôm đó linh mục khó ở trong người; linh mục đang mang một tâm trạng nào đó làm cho ngài trả lời như vậy. Không ai trong chúng ta có thể nói rằng người kia không được lên Thiên Đàng. Cha nói với chúng một điều mà có lẽ sẽ làm cho chúng con sững sờ: chúng ta thậm chí không thể nói hay viết như vậy về Giu-đa. Con nhắc về một người bạn đã chết, và con nhớ rằng bạn ấy chết vào Thứ Năm Tuần Thánh. Điều con nghe từ vị linh mục nói có vẻ rất lạ đối với cha; chúng ta cần phải hiểu thật rõ, có thể linh mục đó chưa được hiểu đúng. Dù sao đi nữa, cha nói với chúng con rằng Thiên Chúa muốn đưa tất cả chúng ta lên Trời, không ai bị loại trừ, và chúng ta cử hành việc này trong suốt Tuần Thánh: Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, Vị Mục Tử Nhân Lành đã trao tặng sự sống của Người cho chúng ta là đoàn chiên của Người. Và nếu một con chiên bị lạc, Người sẽ đi tìm nó cho đến khi Người tìm được. Như vậy đấy. Chúa không ngồi một chỗ. Như Tin mừng cho chúng ta thấy, Người ra đi; Người luôn trên đường đi tìm con chiên lạc đó, và không hoảng sợ khi Người tìm thấy chúng ta, cho dù chúng ta ở trong tình trạng vô cùng mong manh, cho dù chúng ta chìm trong tội, cho dù chúng ta bị mọi người và bị cuộc sống loại bỏ. Người ôm lấy chúng ta và hôn chúng ta. Vị Mục Tử Nhân Lành đã đến vì chúng ta. Và nếu một con chiên bị lạc, khi Người tìm lại được nó, Người vác nó trên vai, và lòng tràn đầy vui mừng Người mang nó về nhà. Cha có thể nói với chúng con: biết Chúa Giê-su, cha bảo đảm, cha bảo đảm rằng đây là điều Chúa Giê-su đã làm trong Tuần Thánh đó với bạn của con.

Câu hỏi 4: Tại sao chúng con không có số may mắn? Tại sao? Điều đó là nghĩa gì?

ĐTC Phanxico: Chúng con biết không, có những câu hỏi “tại sao” mà không có câu trả lời. Ví dụ: tại sao trẻ em đau khổ? Ai có thể trả lời được câu hỏi này? Chẳng ai cả. Câu “tại sao?” của con là một trong những câu hỏi đó và không thể có câu trả lời từ con người nhưng chỉ có câu trả lời từ Thiên Chúa. Cha không biết tại sao con có “vận may này.” Chúng ta không biết câu “tại sao” theo ý nghĩa chỉ lý do. Tôi đã làm gì sai để phải mang số phận này? Chúng ta không biết. Tuy nhiên, chúng ta biết “tại sao” theo ý nghĩa chung cuộc mà Thiên Chúa muốn tặng ban cho phận đời của con, chung cuộc là sự chữa lành — Chúa luôn chữa lành – chữa lành và sự sống. Chúa Giê-su nói điều này trong Tin mừng khi Người gặp người đàn ông bị mù từ lúc sinh. Và chắc chắn ông ta đã tự hỏi câu này: “Tại sao tôi sinh ra đã bị mù?” Các môn đệ hỏi Chúa Giê-su: “Tại sao anh ta mù? Có phải đó là do tội của cha mẹ anh ta?” Và Chúa Giê-su trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (x. Ga 9:1-3). Nó có nghĩa là, đứng trước quá nhiều hoàn cảnh kinh khủng mà chúng ta mang lấy từ lúc nhỏ, Thiên Chúa muốn chữa lành chúng, phục hồi lại chúng; Người muốn đem sự sống đến nơi đâu có sự chết. Chúa Giê-su làm điều này, và những người Ki-tô hữu thật sự được kết hiệp với Chúa Giê-su cũng làm như vậy. Chúng con đã có kinh nghiệm về nó. Chữ “tại sao” là một sự gặp gỡ chữa lành nỗi đau, chứng bệnh, sự chịu đựng và trao ban một cái ôm chữa lành. Tuy nhiên, nó là một chữ “tại sao” cho cuộc sống đời sau; ngay ban đầu không ai biết được nó. Cha không biết “tại sao.” Cha thậm chí không thể nghĩ về nó. Cha chỉ biết rằng những câu “tại sao” đó không có câu trả lời. Tuy nhiên, nếu chúng con đã trải nghiệm về sự gặp gỡ với Thiên Chúa, với Chúa Giê-su Đấng chữa lành, Đấng chữa lành bằng một cái ôm, bằng sự âu yếm, bằng tình yêu, thì sau tất cả những nỗi đau mà chúng con đã trải qua, cuối cùng chúng con sẽ tìm được điều này. Chúng con thấy “tại sao.”

Câu hỏi 5: Con rất thường xuyên cảm thấy cô đơn và con không biết cuộc sống của con có ý nghĩa gì. Con của con ở trong nhà chăm sóc trẻ (foster care) và một số người đánh giá con không phải là một người mẹ tốt. Nhưng con tin rằng con gái của con khỏe và con đã đưa ra một quyết định đúng, cũng vì chúng con thường xuyên gặp nhau.

ĐTC Phanxico: Cha đồng ý với con rằng nhà chăm sóc trẻ có thể là một sự trợ giúp trong những hoàn cảnh khó khăn nào đó. Điều quan trọng đó là mọi việc phải được làm với tình yêu, với sự chăm sóc con người, với lòng tôn trọng. Cha hiểu rằng con thường cảm thấy cô đơn. Cha khuyên con đừng khóa lòng mình lại, hãy đi tìm bạn bè trong cộng đoàn Ki-tô hữu: Chúa Giê-su đến để xây dựng một gia đình mới, gia đình của Người, trong đó không ai cô đơn và tất cả chúng ta là anh em chị em, là con cái của Thiên Chúa Cha của chúng ta Trên Trời và của người Mẹ mà Chúa Giê-su tặng ban cho chúng ta, Đức Maria Đồng Trinh. Và tất cả chúng ta đều có thể gặp gỡ trong gia đình Giáo hội, chữa trị những vết thương của chúng ta và vượt qua những khoảng trống của tình yêu thường có trong các gia đình của con người chúng ta. Chính con nói rằng con nghĩ con gái của con khỏe mạnh trong Nhà Gia đình, cũng vì con biết rằng họ có con ở đó, và con cũng vậy. Và rồi con nói: “Chúng con thường gặp nhau.” Có khi một cộng đoàn anh chị em Ki-tô hữu trợ giúp theo cách này, trao phó chúng ta cho nhau, không chỉ là những đứa trẻ. Khi chúng ta cảm thấy một điều gì đó trĩu nặng tâm hồn, chúng ta tâm sự với một người bạn, và hãy để nỗi đau đó thoát ra khỏi tâm hồn chúng ta. Chân tình tâm sự như anh chị em với nhau, đây là một điều rất đẹp mà Chúa Giê-su đã dạy. Cảm ơn chúng con.

Câu hỏi 6: Khi con được 2 tháng tuổi, mẹ con bỏ con vào một nhà mồi côi. Năm 21 tuổi con đi tìm mẹ con, và ở với bà hai tuần, nhưng bà không cư xử tốt với con, và con ra đi. Cha con đã chết. Con có lỗi gì mà bà không yêu thương con? Tại sao bà không chấp nhận con?

ĐTC Phanxico: Cha hiểu câu hỏi này rất rõ vì con nói bằng tiếng Ý. Cha rất chân thành với con. Khi cha đọc câu hỏi của con, trước khi đưa ra những hướng dẫn để viết bài huấn từ, cha đã khóc. Cha đã rất gần gũi với con bằng những giọt lệ. Vì cha không biết nữa; con đã cho cha quá nhiều, các bạn khác cũng vậy, nhưng có lẽ con đã bắt được điểm yếu của cha. Khi chúng ta nói về một người mẹ luôn luôn có cái gì đó … và lúc đó con đã làm cha khóc. Câu hỏi “tại sao” của con giống như câu hỏi thứ hai, về cha mẹ. Nó không phải là câu hỏi về tội; nó là câu hỏi về tính mỏng giòn của người lớn, như trường hợp của con sự nghèo khổ quá lớn, có quá nhiều bất công xã hội nghiền nát những con người nhỏ bé và nghèo khổ, và cũng do qua nhiều sự thiếu thốn về tinh thần. Đúng, sự thiếu thốn tinh thần đè nặng tâm hồn và gây ra những điều dường như không thể, chẳng hạn một người mẹ bỏ con của mình. Đây là kết quả của sự nghèo túng về vật chất và tinh thần; kết quả của một hệ thống xã hội sai lầm, vô nhân đè nặng lên tâm hồn, làm chúng ta phạm lỗi để chúng ta không tìm ra được con đường ngay chính. Tuy nhiên, biết rằng điều này đòi hỏi có thời gian: con đã tìm được một điều gì đó sâu thẳm trong tâm hồn của bà. Mẹ con yêu con nhưng không biết cách thể hiện như thế nào, không biết bày tỏ như thế nào. Bà không thể làm được vì cuộc sống quá khó khăn; nó quá bất công. Và bà không biết cách bày tỏ tình yêu có trong bà, hay cách âu yếm con. Cha hứa với con rằng cha sẽ cầu nguyện để một ngày nào đó con sẽ nhìn thấy được tình yêu đó. Đừng hoài nghi; hãy hy vọng.

Simona Carobene (chịu trách nhiệm về sáng kiến): Con rất xúc động bởi Sứ điệp nhân Ngày Người Nghèo. Nó làm con bật dậy vì con phải tự hỏi mình: “Con có cái nhìn như thế nào đối với những thiếu niên?” Đôi lúc con nhận ra rằng con là con mồi cho công việc, và con quên lý do tại sao Chúa Giê-su sắp xếp chúng ta với nhau. Vì vậy con phải thực hiện một hành trình hoán cải, và hành trình này là liên tục và không bao giờ là chuyện đương nhiên. Vì vậy, con tiếp tục theo những em thiếu niên của con vì các em là “những vị thánh của con.” Và con bám chặt vào Mẹ Giáo hội qua đặc sủng của Cha Giussani, đó là một con đường cụ thể làm con yêu mến Chúa Giê-su. Đồng thời, lời kêu gọi thiết tha của Sứ điệp của Đức Thánh Cha rất rõ ràng. Cha nói đến sự chia sẻ đúng nghĩa. Con bắt đầu tự hỏi liệu đó có thể là thời điểm đã đến cho con để bước một bước đi dài hơn trong cuộc đời, lòng hiếu khách và sự chia sẻ. Nó là một khát khao được sinh ra từ trái tim của con và con muốn kiểm tra lại vào thời gian tiếp theo. Đâu là những dấu hiệu để tìm kiếm và hiểu được chương trình dành cho con là gì? Sống trọn vẹn ở mức độ cao nhất ơn gọi nghèo khó mang ý nghĩa gì?

ĐTC Phanxico: Simona, cảm ơn con về chứng tá của con. Đúng, cuộc sống chúng ta luôn luôn là một hành trình, một hành trình theo sau Chúa Giê-su, Đấng với tình yêu kiên nhẫn và trung tín không bao giờ ngừng dạy bảo chúng ta, làm cho chúng ta phát triển theo chương trình của Người. Và có lúc Người tặng ban cho chúng ta những sự ngạc nhiên, để phá vỡ những kế hoạch của chúng ta. Khát khao của con lớn lên trong sự chia sẻ và trong sự khó nghèo phúc âm đến từ Chúa Thánh Thần: không thể mua hay thuê mướn điều này, chỉ có Thánh Thần mới có thể làm được, và Người sẽ giúp con tiến bước trên hành trình này, hành trình mà con và các bạn bè của con đã làm quá nhiều điều tốt lành. Chúng con đã giúp Chúa Giê-su thực hiện công cuộc của Người cho những thiếu niên này.

Một lần nữa cha cảm ơn tất cả chúng con. Được gặp gỡ chúng con làm cho cha thật vui. Cha luôn nhớ cầu nguyện cho chúng con. Và đừng quên, chúng con cũng phải cầu nguyện cho cha, và cha cần nó. Cảm ơn chúng con!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/2/2018]


Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Huấn từ Kinh Truyền tin: Sự biến hình của Đức Ki-tô

Huấn từ Kinh Truyền tin: Sự biến hình của Đức Ki-tô

Sự biến hình của Chúa Giê-su là một sự báo trước cuộc vượt qua của Người.

25 tháng Hai, 2018
Huấn từ Kinh Truyền tin: Sự biến hình của Đức Ki-tô
Vatican Media Screenshot
THÀNH VATICAN, 25 THÁNG HAI, 2018 (Zenit.org). - Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay, trước và sau khi đọc Kinh Truyền tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.


* * *


Trước Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin mừng Chúa nhật thứ hai Mùa Chay hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngắm sự Biến hình của Đức Ki-tô (x. Mc 9:2-10). Chương này liên kết với những việc xảy ra sáu ngày trước khi Chúa Giê-su tiết lộ cho các môn đệ của Ngài rằng tại Giê-ru-sa-lem Ngài sẽ “phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại” (Mc 8:31). Sự thông báo này đưa Phê-rô và tất cả nhóm các môn đệ vào sự khủng hoảng. Họ gạt bỏ ý nghĩ rằng Chúa Giê-su sẽ bị chối bỏ bởi những người lãnh đạo dân chúng và sau đó bị giết. Quả thật, họ chờ đợi một Đấng Mê-xi-a quyền lực, mạnh mẽ, thống trị, nhưng Chúa Giê-su lại trình bày Ngài là một Người Phục vụ khiêm nhường của Chúa và của tha nhân, Đấng phải hy sinh mạng sống của mình, đi qua con đường khổ nạn, đau khổ và cái chết. Làm sao người ta có thể đi theo một người Thầy và là Đấng Mê-xi-a mà số phận nơi trần thế có kết cục như vậy? Quả thật, câu trả lời đến từ sự Hiển dung của Chúa. Sự Hiển dung của Chúa Giê-su là gì? Đó là sự báo trước cuộc vượt qua của Người.

Chúa Giê-su mang theo ba người môn đệ: Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an và “dẫn các ông lên một ngọn núi cao” (Mc 9:2); và ở đó Người cho các ông nhìn thấy vinh quang của Người trong một thời gian ngắn, vinh quang của Con Thiên Chúa. Vì vậy biến cố Hiển dung này giúp cho các môn đệ đối mặt với Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su theo một cách tích cực, không bị nhận chìm. Và như vậy Chúa Giê-su đã chuẩn bị cho các ông một cuộc thử thách. Biến cố Biến hình giúp các môn đệ, và cả chúng ta, hiểu rằng Cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô là một mầu nhiệm của sự đau khổ, nhưng về phần Chúa Giê-su đó là một món quà của tình yêu vô tận. Biến cố của Chúa Giê-su, Đấng biến hình trên núi, làm chúng ta hiểu rõ hơn về sự Phục sinh của Người. Để hiểu về mầu nhiệm của thập giá, thật vô cùng cần thiết phải thấy được rằng Người chịu đau khổ và được vinh quang không chỉ là một con người nhưng là Con Thiên Chúa, Đấng đã cứu thoát chúng ta bằng tình yêu trung tín của Người đến mức hy sinh mạng sống. Vì thế Chúa Cha nhắc lại lời công bố Đấng Thiên Sai của Chúa Con, đã một lần công bố trên bờ sông Gio-đan sau khi chịu Phép Rửa, và Người tuyên bố: “Hãy lắng nghe lời Người!” (c. 7). Các môn đệ được kêu gọi đi theo Thầy với lòng vững tin và hy vọng, bất chấp cả cái chết của Người; Thiên tính của Chúa Giê-su tỏ lộ rõ trên thập giá, trong cái chết của Người “theo cách đó,” đến mức tác giả Tin mừng Mác-cô đặt lên miệng viên đại đội trưởng lời tuyên xưng đức tin: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (15:39).

Bây giờ chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Mẹ Maria Đồng trinh, tạo vật được biến hình trong tâm hồn bởi ơn sủng của Đức Ki-tô. Chúng ta vững tâm phó thác cho sự trợ giúp theo tình mẫu tử của Mẹ, để tiếp tục hành trình Mùa Chay với đức tin và lòng quảng đại.

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Sau Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến,

Thời gian này ý nghĩ của tôi thường hướng về nước Syria thân yêu tử đạo, nơi cuộc chiến đã bùng lên mạnh hơn, đặc biệt ở vùng Ghouta thuộc miền đông. Tháng Hai này là một trong những tháng bạo lực nhất trong suốt bảy năm xung đột: hàng trăm, hàng ngàn nạn nhân là dân thường, trẻ em, phụ nữ và người già. Các nhà thương đã bị tấn công; người dân không thể tìm được cái gì để ăn … Thưa anh chị em, điều này hoàn toàn vô nhân. Tội ác không thể bị đánh bại bằng tội ác khác, và chiến tranh là một tội ác. Vì thế, tôi khẩn nài phải dừng bạo lực ngay lập tức, để sự cứu trợ nhân đạo có thể đến được – thực phẩm và thuốc điều trị – và để người bị thương và người bệnh được di tản. Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa cho điều này được thực hiện ngay.

[Thời gian thinh lặng] Kính mừng Maria … 

Xin gửi lời chào nồng hậu đến tất cả anh chị em, những người hành hương của Roma, của nước Ý và nhiều quốc gia khác, đặc biệt những anh chị em đến từ Spis ở Slovakia.

Tôi xin chào các đại diện của đài truyền hình giáo phận Prato cùng với Đức Giám mục, các bạn trẻ của ban nhạc giao hưởng Oppido Mamertina và các hướng đạo sinh của Genoa. Cha xin chào các ứng viên Thêm sức và các thiếu niên tuyên xưng đức tin từ Serravalle, Scrivia, Verdellino, Zingonia, Lodi, Renate và Verduggio.

Tôi xin chào nhóm anh chị em đến đây nhân dịp “Ngày những Căn Bệnh Hiếm Gặp,” với lời động viên các Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực này. Cảm ơn anh chị em. Cảm ơn vì những gì anh chị em đang làm.

Xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúa bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

JF


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/2/2018]


Tin giả: Đức Thánh Cha Phanxico không ra ngoài vào ban đêm để tặng thức ăn cho người nghèo

Tin giả: Đức Thánh Cha Phanxico không ra ngoài vào ban đêm để tặng thức ăn cho người nghèo

21 tháng Hai, 2018
Tin giả: Đức Thánh Cha Phanxico không ra ngoài vào ban đêm để tặng thức ăn cho người nghèo
Shutterstock

Phát ngôn viên Vatican bác bỏ những tin đồn mới.

Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican, Paloma García Ovejero, khẳng định rằng những tin đồn về việc Đức Giáo hoàng ra ngoài vào ban đêm cải trang như một linh mục bình thường để tặng thức ăn cho người nghèo là bịa đặt.

“Truyền thuyết đô thị” này đã được đồn thổi một thời gian, và gần đây lại được khơi dậy qua một tài khoản Facebook tiếng Tây Ban nha có tên “Papa Francesco.” Tài khoản gần đây đăng tải một tấm ảnh của vị giáo hoàng tương lai, khi vẫn còn là tổng giám mục Buenos Aires, đứng trước quảng trường Thánh Phê-rô.

“Đức Thánh Cha Phanxico, trang phục như một linh mục bình thường, cải trang ra ngoài vào ban đêm để thăm và an ủi những người vô gia cư ở Roma, hỗ trợ những nhóm bác ái của Tòa Thánh trong việc phân phát thức ăn, quần áo và tiền,” theo bài đăng ngày 15 tháng Hai, bài này đã nhận được 84.000 lượt chia sẻ.

Tin giả: Đức Thánh Cha Phanxico không ra ngoài vào ban đêm để tặng thức ăn cho người nghèo
"Tin giả"

Đức Thánh Cha Phanxico đã dành phần lớn trong Sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới mới đây để nói về chủ đề tin giả mạo. Ngài nói:

Một thuốc giải triệt để con virus dối trá này là sự thanh tẩy bởi sự thật. Trong Ki-tô giáo, sự thật không chỉ là một thực tại thuộc khái niệm liên quan đến cách chúng ta xét đoán mọi việc, xác định nó là đúng hoặc sai. Sự thật không chỉ là việc đưa ra ánh sáng những điều bị che giấu, “làm rõ thực tại,” như ý nghĩa của cụm từ Hy lạp cổ aletheia (gốc từ a-lethès, “không giấu giếm”) có thể dẫn chúng ta đến niềm tin. Sự thật bao gồm toàn bộ đời sống. Trong Kinh Thánh, nó mang nghĩa là sự hỗ trợ, sự chắc chắn, và tin tưởng, như được hàm ý trong gốc từ ‘aman, nguồn gốc của câu đáp trong phụng vụ của chúng ta Amen. Sự thật là một chỗ để anh chị em có thể tựa vào, để không bị ngã. Trong ý nghĩa tương quan này, chỉ một Đấng duy nhất thật sự đáng tin cậy – Đấng chúng ta đặt niềm tin vào – là Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy, Chúa Giê-su nói: “Thầy là sự thật” (Ga 14:6). Chúng ta khám phá và tái khám phá sự thật khi chúng ta trải nghiệm nó trong lòng chúng ta trong sự trung thành và tin tưởng nơi Đấng yêu thương chúng ta. Chỉ điều này mới giải phóng cho chúng ta: “Sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8:32).

Quay ngược lại tháng Mười Hai 2013, cùng năm ngài được chọn lên ngôi, đã có những tin đồn rằng đức giáo hoàng ra ngoài vào ban đêm để làm mục vụ cho người nghèo. Thời điểm đó, đại diện từ thiện tông tòa, Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski, được hỏi về những thông tin này. Ngài chỉ cười và nói, “Xin hỏi câu tiếp theo.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/2/2018]


Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

40.000 lượt đăng ký Ngày Giới trẻ Thế giới trong tuần đầu tiên

40.000 lượt đăng ký Ngày Giới trẻ Thế giới trong tuần đầu tiên

20 tháng Hai, 2018
40.000 lượt đăng ký Ngày Giới trẻ Thế giới trong tuần đầu tiên
Kamil Szumotalski

Khách hành hương quốc tế đến Sân bay Chopin của Warsaw Ngày Giới trẻ Thế giới 2016


Chuỗi Mân côi của các Ki-tô hữu ở Bê-lem sẽ là một phần trong bộ hành trang hành hương.

Theo Cha Father João Chagas thuộc Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống cho biết đã có hơn 40.000 bạn trẻ đăng ký Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) được tổ chức ở Panama tháng Một năm 2019.

Đức Thánh Cha khởi động đăng ký bằng cách chính ngài nhấp nút đăng ký ngày 11 tháng Hai, với sự hỗ trợ của các bạn trẻ trong buổi Đọc Kinh Truyền Tin.

Cha Chagas cho biết các nhà tổ chức mong chờ hơn nửa triệu người đăng ký cho sự kiện sẽ được tổ chức từ 22-27 tháng Một, 2019.

Linh mục lưu ý rằng cũng như tất cả các Ngày Giới trẻ Thế giới, người tham dự sẽ không phải là du khách, nhưng là người hành hương. Cha Chagas cũng nhắc đến một chuỗi mân côi bằng gỗ olive được làm thủ công bởi các Ki-tô hữu ở Bê-lem sẽ được kèm vào trong bộ hành trang hành hương.

Để chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên được tổ chức ở Trung Mỹ, 300 bạn trẻ đại diện từ khắp thế giới sẽ họp tại Panama vào tháng Sáu tới này.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/2/2018]


TIN NHANH: Linh mục người Ý phát hiện ra những Bánh Thánh ‘phép lạ’ vẫn tồn tại sau động đất

TIN NHANH: Linh mục người Ý phát hiện ra những Bánh Thánh ‘phép lạ’ vẫn tồn tại sau động đất

22 tháng Hai, 2018
TIN NHANH: Linh mục người Ý phát hiện ra những Bánh Thánh ‘phép lạ’ vẫn tồn tại sau động đất
© Pixabay
Hosties

Sau 16 tháng những Bánh Thánh vẫn giữ được độ tươi mới, tương tự như phép lạ Thánh Thể tại Siena.

Ngày 30 tháng Mười năm 2016, vùng Trung Ý bị rung chuyển vì trận động đất 6,6 độ tàn phá nhiều thị trấn, trong đó có thành phố Arquata del Tronto. Nhà thờ giáo xứ trở thành đống gạch vụn và cho mãi đến gần đây người ta mới tìm lại được nhà tạm.

Những gì họ tìm thấy thật sự “là phép lạ.”

Theo National Catholic Register, “Những Bánh Thánh, lấy ra từ nhà tạm được tìm thấy trong đống đổ nát của nhà thờ giáo xứ Arquata del Tronto, không chứa vi khuẩn hay nấm mốc, như thường xảy ra với các bánh lễ sau một vài tuần.”

Chén đựng Mình Thánh nằm bên hông phía trong nhà tạm và trong đó có “40 Bánh Thánh với màu sắc, hình dạng và mùi vị không thay đổi.”

Vị linh mục địa phương mô tả đó như một “phép lạ.” Trong khi đó đức giám mục địa phương yêu cầu sự thận trọng đối với lời tuyên bố như vậy, nhưng ngài thật sự thừa nhận rằng sự phát hiện đó “không cần nói gì thêm.”

Việc phát hiện ra những Mình Thánh sau một thời gian dài như vậy gợi nhớ lại một phép lạ Thánh Thể xảy ra trong một thị trấn khác của Ý tên là Siena. Phép lạ xảy ra ngày 14 tháng Tám, 1730 và theo các báo cáo, những kẻ trộm đã đột nhập vào Vương cung Thánh đường và đánh cắp nhà tạm trong đó có 351 Bánh Thánh đã được truyền phép. Ba ngày sau, tất cả 351 Bánh Thánh xuất hiện trong hòm dâng cúng của Thánh điện Thánh Mary of Provenzano, nơi Bánh Thánh đã bị lấy cắp.

Qua nhiều năm các Bánh Thánh không có dấu hiệu bị hư hay phân hủy. Ngày 14 tháng Tư năm 1780, Bề trên Tổng quyền của Dòng Phan Sinh, Cha Carlo Vipera, rước một Mình Thánh và thấy vẫn còn tươi nguyên và không bị hư. Vì một số Bánh Thánh đã được cho rước lễ trong những năm trước đó, Bề trên ra lệnh số 230 Bánh Thánh còn lại phải được giữ lại, và không bao giờ cho rước. Các Bánh Thánh vẫn còn để trong nhà thờ cho đến ngày nay và vẫn giữ được độ tươi mới như ngày vừa làm ra.

Nếu sự phát hiện gần đây ở Ý được xác minh thì đó sẽ có thể là một phép lạ Thánh Thể khác xảy ra trong những năm qua, chẳng hạn một phép lạ xảy ra ở Sokolka, Ba lan năm 2008.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/2/2018]


Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Vị linh mục leo lên vách đá dựng đứng mỗi ngày để đến nhà thờ (VIDEO)

Vị linh mục leo lên vách đá dựng đứng mỗi ngày để đến nhà thờ (VIDEO)

21 tháng Hai, 2018
Vị linh mục leo lên vách đá dựng đứng mỗi ngày để đến nhà thờ (VIDEO)
PRINTSCREEN FACEBOOK | FAIR USE

Đức tin di chuyển được núi non … bằng cách này hay cách khác.

“Ai được lên núi CHÚA? Ai được ở trong đền thánh của Người? Đó là kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24). Người ta có thể nói rằng Cha Haylesilassie Kahsay, một linh mục Cốp-tíc người Ethiopia, là một trong số những người đó.


Trong rặng núi Gheralta, thuộc miền bắc Ethiopia, Cha Kahsay đi bộ hai giờ đồng hồ mỗi ngày và sau đó leo lên một vách đá để đến Abuna Yemata Guh, một nhà thờ được khoét sâu vào trong vách đá, được trang trí với những bích họa sặc sỡ và hai mái vòm.

Theo truyền thống khi đi lên phải đi bằng chân không và không dùng dây thừng. Truyền thống Ki-tô hữu địa phương cho rằng “Chín vị Thánh” (nhóm các nhà thừa sai đầu tiên thế kỷ thứ V thúc đẩy sự phát triển Ki-tô giáo ở khu vực bây giờ là Ethiopia) sẽ bảo vệ những người leo lên những vách đá này.


Nhà thờ Abuna Yemata Guh được đục vào trong vách đá bởi Thánh Abuna Yemata, một trong chín vị thánh thừa sai, trong thế kỷ thứ VI, khi ngài từ Syria đến vùng này. Tuy nhiên, một số sử gia cho rằng một vài người trong nhóm 9 vị Thánh này có thể đến từ Constantinople hoặc Roma.

Cuộc sống thường ngày của Cha Haylesilassie Kahsay là lao động vào cầu nguyện. Cha thức dậy lúc bình minh và làm việc ở nhà cho đến 6 giờ sáng. Sau bữa ăn, cha bắt đầu đi bộ hai giờ đồng hồ để lên nhà thờ.

Đó là lúc bắt đầu việc leo vách đá. Nó là một vách đá cao 10 mét dựng đứng. Cha Kahsay nói với BBC, “Tôi không sợ khi tôi leo lên nhà thờ vì ngày nào tôi cũng leo. Nó cực kỳ khó, nhưng tôi tìm cách leo được.”


Khi cha lên tới nhà thờ, cha dành thời gian cầu nguyện và nghiên cứu. Cha dành hầu hết thời gian để nghiên cứu những sách cổ. “Tôi thấy rất hạnh phúc được đọc sách cả ngày. Vì ở đây rất yên tĩnh, thật sự chẳng có ai nói chuyện. Anh chỉ nói chuyện với Chúa và chia sẻ những bí mật của anh với Chúa. Rồi trí óc anh được tự do và hạnh phúc.”

Trong nhiều thế kỷ, những linh mục đến đây để chăm sóc cho ngôi nhà thờ này cũng được chôn trong đó. Nhưng chưa có linh mục nào bị chết, bị sẩy chân, hay bị tai nạn khi leo. Cha Kahsay cười nói, “Chín vị thánh sống trong rặng núi này giữ cho họ được an toàn.”



Bài này được đăng lần đầu trên Aleteia phiên bản tiếng Pháp và được dịch và đăng lại ở đây cho độc giả tiếng Anh.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/2/2018]


Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới của Đức Thánh Cha Phanxico

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới của Đức Thánh Cha Phanxico

“Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1:30)

22 tháng Hai, 2018
Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới của Đức Thánh Cha Phanxico
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) do Vatican cung cấp sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxico gửi giới trẻ thế giới nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 33, sẽ được tổ chức ở cấp giáo phận ngày 25 tháng Ba năm 2018, Chúa nhật Lễ Lá, với chủ đề, “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1: 30).


+++


“Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1:30)

Các bạn trẻ thân mến,

Ngày Giới trẻ Thế giới 2018 thể hiện một bước đi trong việc chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) quốc tế sẽ diễn ra tại Panama tháng Một 2019. Chặng đường mới trong cuộc hành hương của chúng ta rơi vào cùng năm diễn ra Đại Hội đồng chung Thông thường của Thượng Hội đồng Giám mục với chủ đề: Giới trẻ, Đức tin và Nhận thức Ơn gọi. Đây là một sự trùng hợp thật vui mừng. Sự tập trung, sự cầu nguyện và suy tư của Giáo hội sẽ hướng đến chúng con những người trẻ tuổi, cùng với khát khao đón nhận, và trên hết là ôm lấy món quà quý giá là chính chúng con cho Thiên Chúa, cho Giáo hội và cho thế giới.

Như chúng con đã biết, chúng ta chọn mẫu gương và sự chuyển cầu của Mẹ Maria để đồng hành trên hành trình này, Mẹ là một người nữ trẻ của làng Na-da-rét được Chúa chọn làm Mẹ của Con của Ngài. Mẹ cùng đồng hành với chúng tiến đến Thượng Hội đồng và đến WYD ở Panama. Nếu năm trước chúng ta được hướng dẫn bởi lời hát của bài ca tán tụng của Mẹ – “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1:49) – dạy chúng ta biết ghi nhớ quá khứ, thì năm nay cùng với Mẹ, chúng ta học cách lắng nghe tiếng của Chúa Đấng khơi dậy lòng dũng cảm và tặng ban ơn sủng cần thiết để biết đáp lại tiếng gọi của Ngài: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1:30). Đây là những lời từ chính sứ thần của Thiên Chúa, Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, nói với Maria, một cô gái bình thường trong một làng quê nhỏ miền Galilê.

1. Đừng sợ!

Có thể hiểu được rằng, sự xuất hiện đột ngột của thiên sứ và lời chào huyền nhiệm của ngài: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1:28), làm Mẹ Maria vô cùng lo âu, Mẹ ngạc nhiên trước sự mạc khải đầu tiên về giá trị và ơn gọi của Mẹ, tuy nhiên vẫn còn là bí ẩn đối với Mẹ. Maria, cũng giống như những vị khác trong các Sách Thánh, run sợ trước sự huyền nhiệm của tiếng gọi của Chúa, Mẹ liền đặt sự vĩ đại của chương trình của Người trước Mẹ và làm Mẹ cảm thấy tất cả sự bé mọn của Mẹ như một tạo vật khiêm nhường. Nhìn thấu suốt trong tâm hồn của Mẹ, Thiên Thần nói: “Đừng sợ!” Thiên Chúa cũng đọc được tận sâu thẳm tâm hồn chúng ta. Người biết rõ những thách đố chúng ta phải đương đầu trong cuộc sống, đặc biệt khi chúng ta phải đối với với những lựa chọn nền tảng để quyết định chúng ta sẽ là ai và chúng ta sẽ làm gì trong thế giới này. Đó là “sự run sợ” mà chúng ta cảm nhận khi đứng trước những quyết định về tương lai của mình, về cuộc sống, về ơn gọi của chúng ta. Trong những lúc như vậy chúng ta bị bấn loạn và bị các nỗi sợ hãi bủa vây.

Và các bạn trẻ thân yêu, những nỗi sợ hãi của chúng con là gì? Điều gì làm chúng con lo lắng nhất? Nhiều người chúng con có một sự sợ hãi “ẩn giấu” đó là không được yêu thương, không được tôn trọng hoặc chấp nhận với chính con người của chúng con. Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ cảm thấy cần phải khác biệt với chính con người thật của họ, với nỗ lực thích ứng theo một tiêu chuẩn thường là giả tạo và không thể đạt được. Họ liên tục phải “photoshop” hình ảnh của họ, che giấu đàng sau những mặt nạ và những giá trị giả tạo, gần như trở thành bản ngã ngụy tạo. Nhiều bạn bị ám ảnh bởi việc tìm càng nhiều “Like” càng tốt. Nhiều nỗi sợ hãi và những bấp bênh nổi lên trong ý thức về sự thiếu thốn này. Các bạn khác thì sợ rằng họ sẽ không tìm được sự an toàn về tình cảm và sợ rằng họ sẽ bị cô đơn. Đứng trước sự bấp bênh về việc làm, nhiều bạn sợ rằng họ sẽ không tìm được một vị trí nghề nghiệp phù hợp, hay để làm trọn ước mơ của họ. Ngày nay một số đông các bạn trẻ mang rất nhiều nỗi sợ hãi, cả người có tín ngưỡng lẫn không tín ngưỡng. Quả thật, ngay cả những người đã đón nhận được món quà đức tin và nghiêm túc tìm kiếm ơn gọi của mình cũng không thoát khỏi một số nỗi sợ hãi. Một số bạn nghĩ rằng: có thể Chúa đang đòi hỏi hoặc sẽ đòi hỏi quá nhiều nơi tôi; bước theo con đường Ngài đã vạch ra cho tôi, có thể tôi sẽ không được hạnh phúc thật, hoặc tôi sẽ không thể thực hiện được những gì Ngài yêu cầu nơi tôi. Có bạn thì nghĩ: nếu tôi đi theo con đường Chúa chỉ cho tôi, ai có thể bảo đảm rằng tôi có khả năng đi trọn con đường đó? Có thể tôi sẽ ngã lòng? Có thể tôi sẽ mất nhiệt huyết? Liệu tôi có thể bền gan trong suốt cuộc đời?

Trong những lúc sự hoài nghi và sợ hãi lấp đầy tâm hồn chúng ta, sự nhận thức trở nên vô cùng cần thiết. Nó cho phép chúng ta mang đến trật tự giữa những bấn loạn về tư tưởng và cảm xúc, để hành động theo đường ngay và cẩn trọng. Trong tiến trình này, bước đầu tiên để đánh bại những sự sợ hãi là phân định chúng thật rõ ràng, để giúp chúng con không lãng phí thời gian và năng lượng do bị tóm lấy bởi những con ma trống rỗng và lạnh lùng. Và vì thế, cha mời gọi tất cả chúng con hãy nhìn kỹ vào tâm hồn mình và “đặt tên” cho những sự sợ hãi của chúng con. Hãy tự hỏi bản thân: điều gì làm tôi lo lắng, điều gì làm tôi lo sợ nhất trong thời điểm này của cuộc đời tôi? Điều gì ngăn chặn và cản bước tiến của tôi? Tại sao tôi thiếu can đảm để đưa ra những lựa chọn quan trọng cho tôi? Đừng e ngại phải đối mặt với những nỗi sợ hãi một cách trung thực, để nhận biết chúng là gì và đặt cho chúng một cái tên. Kinh Thánh không bỏ qua kinh nghiệm của con người về sự sợ hãi cũng như những nguyên nhân gây ra chúng. Ông Abraham sợ (x. St 12:10ff), Gia-cóp sợ (x. St 31:31; 32:7), và Môi-sê cũng vậy (x. Xh 2:14; 17:4), Phê-rô (x. Mt 26:69ff) và các Tông đồ (x. Mc 4:38-40; Mt 26:56). Chính Chúa Giê-su đã trải qua nỗi sợ hãi và thống khổ, mặc dù theo một cách không thể so sánh được (x. Mt 26:37; Lc 22:44).

“Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” (Mc 4:40). Qua lời khiển trách các môn đệ, Chúa Giê-su giúp chúng ta hiểu được rằng trở ngại cho đức tin thường không phải là sự hoài nghi nhưng là sự sợ hãi. Từ đó chúng ta hiểu rằng, sự nhận thức giúp phân định những nỗi sợ hãi của chúng ta và do đó có thể giúp chúng ta vượt thắng chúng, mở ra cho chúng ta sự sống và giúp chúng ta bình tĩnh đối mặt với những thách đố trên hành trình của mình. Đặc biệt đối với chúng ta là Ki-tô hữu, sự sợ hãi không bao giờ là lời nói cuối cùng nhưng trở thành một cơ hội để thực hành đức tin vào Thiên Chúa … và cuộc sống! Nghĩa là tin vào sự tốt lành căn bản của sự sống mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta và vững tin rằng Ngài sẽ dẫn đưa chúng ta đến cùng đích tốt đẹp, cho dù những hoàn cảnh và những thăng trầm thường làm chúng ta hoang mang. Nếu chúng ta chìm trong những sự sợ hãi, chúng ta sẽ trở nên cô đơn và đóng chặt cửa để bảo vệ mình trước mọi sự và mọi người, và chúng ta ở trong tình trạng tê liệt. Chúng ta phải hành động! Đừng bao giờ khóa chặt bản thân! Trong các Sách Thánh cụm từ “đừng sợ” được lặp đi lặp lại 365 lần theo những cách diễn tả khác nhau, dường như muốn nói với chúng ta rằng Chúa muốn chúng ta thoát khỏi sự sợ hãi từng ngày trong năm.

Sự nhận thức là tuyệt đối cần thiết khi đi tìm ơn gọi trong cuộc sống. Thường thường ơn gọi của chúng ta ban đầu không dứt khoát hoặc rõ ràng nhưng là một điều gì đó chúng ta dần dần hiểu được. Như vậy, nhận thức không được xem như một nỗ lực xét nội tâm của cá nhân, với mục đích hiểu rõ hơn sự trang điểm nội tâm của chúng ta để làm chúng ta mạnh mẽ và đạt được một sự cân bằng nào đó. Trong những trường hợp như vậy, con người có thể trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng vẫn khóa mình trong chân trời giới hạn của những khả năng và quan điểm của họ. Nhưng, ơn gọi là một tiếng gọi từ trời, và trong bối cảnh này sự nhận thức chính là mở lòng mình ra trước Đấng lên tiếng gọi. Vì thế cần phải có thời gian thinh lặng cầu nguyện để nghe được tiếng của Thiên Chúa vang lên trong lương tâm của chúng ta. Chúa gõ cửa tâm hồn chúng ta, như Ngài đã làm với Mẹ Maria; Người khao khát thiết lập tình bạn với chúng ta qua sự cầu nguyện, nói với chúng ta qua Kinh Thánh, ban tặng cho chúng ta lòng thương xót trong Bí tích Hòa giải, và trở nên một với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể.

Một điều quan trọng khác nữa là đối thoại và gặp gỡ tha nhân, những anh em chị em của chúng ta trong đức tin là những người có nhiều kinh nghiệm hơn, vì họ giúp chúng ta nhìn rõ hơn và biết khôn ngoan chọn lựa giữa nhiều con đường. Khi Samuel nghe tiếng gọi của Chúa, ngay lúc đó chàng thiếu niên không nhận ra tiếng gọi. Cậu ba lần chạy đến Ê-li, vị tư tế cao tuổi cuối cùng đã gợi ý cho cậu cách trả lời trước tiếng gọi của Chúa: “Nếu Người gọi con, con hãy thưa: ‘Lạy Chúa xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe.’” (1 Sam 3:9). Trong những lúc hoài nghi chúng con biết rằng chúng con có thể cậy dựa vào Giáo hội. Cha biết có rất nhiều linh mục tốt, những người nam nữ sống đời thánh hiến và những tín hữu giáo dân, nhiều người trong số đó cũng trẻ tuổi, họ có thể trợ giúp chúng con như những anh em chị em trong đức tin. Được soi sáng bởi Thánh Thần, họ sẽ giúp chúng con làm cho những hoài nghi của mình trở nên có ý nghĩa và hiểu được chương trình ơn gọi của mình. Tha nhân không chỉ là một người hướng dẫn tinh thần, nhưng cũng là người giúp chúng ta biết mở lòng ra trước những sự phong phú của cuộc sống mà Chúa ban tặng cho chúng ta. Thật quan trọng phải tạo ra được những không gian trong các thành phố và cộng đoàn của chúng ta để phát triển, để ước mơ và để nhìn về những chân trời mới! Đừng bao giờ đánh mất lòng nhiệt huyết của tình bạn và cộng đoàn, cũng như niềm vui cùng nhau mơ ước, cùng nhau bước đi. Người Ki-tô hữu đích thực không ngại mở lòng mình ra với tha nhân và chia sẻ với họ những không gian quan trọng của mình, biến chúng thành những không gian của tình huynh đệ. Các bạn trẻ thân mến, đừng để cho ngọn lửa tuổi trẻ của chúng con bị dập tắt trong bóng đêm của một căn phòng khóa kín cửa trong đó cửa sổ duy nhất mở ra với thế giới bên ngoài là bộ máy vi tính hoặc điện thoại thông minh. Hãy mở rộng những cánh cửa cuộc sống của chúng con! Mong sao cho thời gian và không gian của chúng con được tràn đầy những mối quan hệ trọn vẹn ý nghĩa, những con người thật, để chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể và thiết thực về cuộc sống hàng ngày với họ.

2. Mẹ Maria!

“Ta đã gọi ngươi bằng chính tên ngươi” (Is 43:1). Lý do thứ nhất để không e sợ là Thiên Chúa đã gọi chúng ta bằng chính tên của chúng ta. Sứ thần của Chúa, Thiên Thần đã gọi Maria bằng chính tên của Mẹ. Quyền năng đặt tên thuộc về Thiên Chúa. Trong công trình tạo dựng, Người đặt tên cho mọi loài thụ tạo. Đàng sau mỗi tên gọi có một giá trị đặc thù, nó là độc nhất trong mỗi loài, trong mỗi con người; bản thể yêu thương đó chỉ một mình Thiên Chúa biết. Đặc quyền này của Thiên Chúa đã được chia sẻ với con người khi Chúa mời con người đặt tên cho những loài động vật, những loài chim và con cái của mình (St 2:19-21; 4:1). Nhiều nền văn hóa chia sẻ tầm nhìn Kinh Thánh rất sâu sắc này; họ tìm thấy trong một tên gọi mạc khải về sự huyền nhiệm của sự sống và ý nghĩa của cuộc sống.

Khi Chúa gọi một người bằng chính tên của họ, Ngài cũng tỏ lộ cho người đó ơn gọi của Ngài, chương trình thánh thiêng và hoàn thiện của Ngài, qua đó người được gọi trở thành một món quà cho tha nhân và trở thành duy nhất. Và khi Thiên Chúa muốn mở rộng những chân trời cuộc sống, Ngài tặng ban một tên gọi mới cho người mà Ngài đang gọi, như Ngài đã làm với Si-mon, người mà Ngài gọi là “Phê-rô.” Từ đây đã trở thành một truyền thống đặt tên mới khi đi vào dòng tu, để xác định một giá trị và sứ mạng mới. Vì tiếng gọi của Thiên Chúa là độc nhất và riêng cho từng người, chúng ta cần phải có lòng can đảm để đoạn tuyệt bản thân khỏi những áp lực bị định hình bởi những hình thức rập khuôn, để đời sống chúng ta có thể thực sự trở thành một món quà đích thực và duy nhất cho Thiên Chúa, cho Giáo hội và cho mọi người.

Các bạn trẻ thân mến, được gọi bằng chính tên của mình là dấu chỉ của phẩm giá to lớn của chúng ta trước mặt Thiên Chúa và là dấu chỉ tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Chúa gọi mỗi người chúng con bằng chính tên của mình. Tất cả chúng con đều là “con” của Thiên Chúa, quý giá trong mắt của Ngài, đáng được tôn trọng và được yêu thương (x. Is 43:4). Hãy chào đón cuộc đối thoại với niềm vui mà Ngài tặng ban cho chúng con, lời kêu gọi Ngài gửi đến chúng con, gọi chúng con bằng chính tên của chúng con.

3. Chúng con đã tìm được sự yêu thương cách đặc biệt nơi Thiên Chúa

Lý do chính tại sao Mẹ Maria không e sợ là Mẹ đã tìm thấy sự yêu thương cách đặc biệt nơi Thiên Chúa. Cụm từ “ơn sủng” nói lên tình yêu được tặng ban nhưng không, không mang nợ. Chúng ta phải biết rằng chúng ta không cần phải tìm kiếm sự thân thích và giúp đỡ của Thiên Chúa bằng cách trình lên Ngài một “bản Lý lịch xuất sắc,” đầy bằng cấp cao và những thành tựu! Thiên sứ nói với Mẹ Maria rằng Mẹ đã được sự yêu thương đặc biệt nơi Thiên Chúa, chứ không phải là Mẹ sẽ đạt được điều đó trong tương lai. Và cách trình bày bằng lời nói của thiên thần giúp chúng ta hiểu rằng ơn sủng của Chúa là liên tục, không phải là một điều gì đó đang đi qua hoặc lướt nhanh; vì lý do này, ơn sủng không bao giờ cạn. Và cả trong tương lai, ơn sủng của Chúa sẽ luôn đổ xuống để nâng đỡ chúng ta, đặc biệt trong những thời gian thử thách và đen tối.

Sự hiện hữu liên tục của ơn sủng của Chúa khuyến khích chúng ta ôm chặt lấy ơn gọi của mình với lòng tín thác; ơn gọi của chúng ta đòi hỏi một sự cam kết của lòng trung thành cần được canh tân mỗi ngày. Hành trình ơn gọi của chúng ta không phải không có thập giá: không chỉ những hoài nghi nội tâm của chúng ta, nhưng cả những cám dỗ thường xuyên xảy đến trên hành trình. Cảm giác của sự thiếu thốn đeo đuổi người môn đệ của Đức Ki-tô đến tận cùng. Nhưng người đó hiểu được sự trợ giúp của ơn sủng của Chúa.

Lời của Sứ thần bất ngờ phủ lấp những nỗi sợ hãi của con người chúng ta, phá tan chúng bằng sức mạnh của Tin Mừng mà chúng ta là những sứ giả: cuộc sống của chúng ta không đơn thuần là một cơ hội hay một cuộc chiến đấu sinh tồn, nhưng mỗi chúng ta là một câu truyện được thương yêu bởi Thiên Chúa. Rằng chúng ta đã “tìm được ơn sủng trong ánh mắt của Ngài” nghĩa là Đấng Tạo Hóa nhìn thấy một vẻ đẹp duy nhất trong hữu thể của chúng ta và Người có một chương trình vĩ đại cho cuộc sống của chúng ta. Dĩ nhiên, sự ý thức chắc chắn về điều này không giải quyết được mọi vấn đề của chúng ta và nó cũng không cất khỏi chúng ta những sự bấp bênh của cuộc sống. Nhưng nó có sức mạnh biến đổi sâu sắc cuộc sống chúng ta. Một ngày mai vô định của chúng ta không phải là sự đe dọa đen tối mà chúng ta phải vượt qua, nhưng là một thời gian ích lợi được tặng ban cho chúng ta để sống ơn gọi riêng biệt duy nhất của chúng ta, và để chia sẻ nó với anh em chị em của chúng ta trong Giáo hội và trên thế giới.

4. Can đảm trong thời gian hiện tại

Từ sự chắc chắn rằng ơn sủng của Chúa luôn ở cùng chúng ta sẽ tạo ra sức mạnh cho lòng can đảm trong thời gian hiện tại: lòng can đảm để dấn bước mang theo những gì Thiên Chúa yêu cầu nơi chúng ta ở đây và ngay bây giờ, trong mọi lĩnh vực cuộc sống của chúng ta; lòng can đảm để ôm ghì lấy ơn gọi Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta; lòng can đảm sống đức tin mạnh mẽ không che giấu hay giảm bớt.

Đúng, khi chúng ta mở lòng ra trước ơn sủng của Thiên Chúa, những điều không thể sẽ trở thành hiện thực. “Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?” (Rm 8:31). Ơn sủng của Chúa chạm đến thời gian “bây giờ” của cuộc sống chúng con, “đón lấy” con người thật của chúng con, với tất cả những nỗi sợ hãi và những giới hạn của chúng con, nhưng ơn sủng cũng mạc khải những chương trình vĩ đại của Người! Những người trẻ chúng con cần phải biết rằng có một người thật sự tin tưởng chúng con: xin chúng con hãy biết rằng Đức Giáo hoàng rất tin tưởng nơi chúng con, rằng Giáo hội rất tin tưởng nơi chúng con! Về phần chúng con, hãy vững tin vào Giáo hội!

Maria trẻ tuổi đã được trao phó một công cuộc quan trọng, chính bởi vì Mẹ còn trẻ. Chúng con những người trẻ tuổi có sức mạnh khi chúng con bước qua một giai đoạn của cuộc đời khi năng lượng còn tràn trề. Hãy sử dụng sức mạnh này và năng lượng này để làm cho thế giới tốt hơn, bắt đầu từ những thực tại gần gũi nhất với chúng con. Cha muốn chúng con được trao phó những trách nhiệm quan trọng trong Giáo hội; để có thể có sự can đảm tạo ra không gian cho chúng con; và chúng con có thể được chuẩn bị để đón nhận những trách nhiệm này.

Một lần nữa cha mời chúng con chiêm ngưỡng tình yêu của Mẹ Maria: một tình yêu ân cần, nhiệt huyết và cụ thể. Một tình yêu đầy sự táo bạo và hoàn toàn tập trung vào món quà cho đi. Một Giáo hội được thấm đẫm những giá trị này của Mẹ Maria sẽ luôn là một Giáo hội lên đường, một Giáo hội vượt xa hơn những giới hạn và biên giới của mình để làm cho ơn sủng Giáo hội đã đón nhận được tỏa lan. Nếu chúng ta cho phép bản thân mình được chạm đến bởi mẫu gương của Mẹ Maria, chúng ta sẽ thật sự sống đức ái là nhân đức thúc giục chúng ta mến Chúa trên hết mọi sự và hơn cả bản thân chúng ta, và yêu thương những người chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày. Và chúng ta cũng sẽ yêu thương cả những người có vẻ rất khó ưa. Đó là một tình yêu phục vụ và tận hiến, trên hết hướng đến những người yếu đuối nhất và nghèo khổ nhất, một tình yêu biến đổi khuôn mặt của chúng ta và làm chúng ta tràn đầy niềm vui.

Cha muốn kết thúc bằng những lời rất đẹp của Thánh Bê-na-đô trong một bài giảng nổi tiếng về mầu nhiệm Truyền tin, những lời diễn tả sự mong đợi của toàn nhân loại trong câu trả lời của Mẹ Maria: “Ôi Mẹ Đồng Trinh, Mẹ nghe biết rằng Mẹ sẽ thụ thai và sinh một con trai; Mẹ nghe biết rằng việc đó sẽ không bởi một người đàn ông nhưng bởi Chúa Thánh Thần. Thiên sứ chờ đợi một câu trả lời … Chúng con cũng vậy, ôi lạy Mẹ, chúng con đang chờ đợi lời thương xót của Mẹ … Nhờ câu trả lời ngắn gọn của Mẹ mà chúng con được tái sinh để được đưa trở lại với sự sống … Đây là điều toàn nhân loại mong chờ, phủ phục dưới chân Mẹ … Xin hãy nhanh chóng trả lời, ôi lạy Mẹ Đồng Trinh” (Bài giảng 4, 8-9; Opera Omnia).

Các bạn trẻ thân yêu, Chúa Giê-su, Giáo hội, thế giới đang chờ đợi câu trả lời của chúng con cho tiếng gọi duy nhất mà mỗi chúng con nhận được trong cuộc sống này! Ngày Giới trẻ Thế giới ở Panama đang đến gần, cha mời gọi chúng con hãy chuẩn bị cho buổi họp mặt của chúng ta với niềm vui và lòng nhiệt huyết của những người muốn tham dự vào một cuộc phiêu lưu vĩ đại như vậy. Ngày Giới trẻ Thế giới dành cho những người gan dạ! Không dành cho những người chỉ đi tìm sự thoải mái tiện nghi và những người vội rút lui mỗi khi gặp khó khăn. Chúng con có dám chấp nhận thử thách không?

Viết từ Vatican, 11 tháng Hai 2018

Chúa nhật thứ VI Mùa Thường niên

Kính nhớ Mẹ Đồng Trinh Diễm Phúc Lộ Đức

PHANXICO

[Văn bản chính: Tiếng Anh]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/2/2018]