Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

PHỎNG VẤN: Đức Giám mục: Dù rằng thức dậy sớm là rất khó nhưng các lễ sinh gặp gỡ Đức Ki-tô và làm cho phụng vụ trở nên đẹp

PHỎNG VẤN: Đức Giám mục: Dù rằng thức dậy sớm là rất khó nhưng các lễ sinh gặp gỡ Đức Ki-tô và làm cho phụng vụ trở nên đẹp
WIKIMEDIA COMMONS - Michael Vitz

PHỎNG VẤN: Đức Giám mục: Dù rằng thức dậy sớm là rất khó nhưng các lễ sinh gặp gỡ Đức Ki-tô và làm cho phụng vụ trở nên đẹp

Đức Giám mục chịu trách nhiệm về chuyến Hành hương Quốc tế đưa hơn 60.000 lễ sinh đến Roma nói chuyện với ZENIT

01 tháng tám, 2018 16:15

Ngày hôm qua trên các đường phố Roma rất nhộn nhịp và đầy không khí vui tươi. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của dòng người hành hương trên các đường phố và ga xe điện ngầm. Họ là thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 23, di chuyển theo từng nhóm lớn có trật tự. Họ cất vang tiếng hát tại ga xe điện ngầm, và điều đó tạo ấn tượng vô cùng đẹp cho người đi xe, ít nhất là đa số mọi người. Họ đến đây theo Chuyến Hành hương Quốc tế lần thứ 12 dành cho các Lễ sinh Nam và Nữ và rõ ràng họ đã vô cùng say sưa trước và sau buổi gặp gỡ đặc biệt với Đức Thánh Cha hôm qua, bất chấp cái nắng chói chang đổ xuống trên Quảng trường Thánh Phê-rô! Hơn 60.000 Lễ sinh từ 18 quốc gia và đảo quốc có mặt ở đây. Nhóm đông nhất từ Đức có ít nhất 50.000 lễ sinh, nhưng nhiều quốc gia Châu Âu, Hoa kỳ, Nga, và Ukraine, nằm trong số nhiều quốc gia có trong nhóm đầy nhiệt huyết này.

Dưới đây là một phỏng vấn với Đức Giám mục Tiến sĩ Ladislav Nemet SVD (Zrenjanin/Serbia), Chủ tịch của Coetus Internationalis Ministrantium (CIM), tổ chức hành hương quốc tế cho các lễ sinh nam và nữ, do Deborah Castellano Lubov của Zenit thực hiện, và rất hãnh diện vì chính chị đã từng là một lễ sinh trong suốt gần 10 năm … 

*********************

Tại sao sự gặp gỡ này lại quá quan trọng như vậy?

Mục tiêu chính là tập họp các lễ sinh nam nữ của chúng tôi trong Châu Âu và ở những nơi khác nếu có thể, và bây giờ lần đầu tiên chúng tôi đã có được những lễ sinh từ Hoa kỳ, các đảo vùng Caribbe … Antigua … Thánh Vinh sơn. Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là phải cho các lễ sinh có được cảm nhận rằng các em không cô đơn. Có hàng hàng hàng ngàn những thanh thiếu niên nam nữ trong những quốc gia trên khắp thế giới mong muốn đóng góp vào sự phục vụ này cho Thiên Chúa. Có ba điểm chính: ý thức cộng đoàn; đào sâu cam kết đức tin, vì cần phải có cam kết chắc chắn khi phục vụ tại bàn thánh; và gặp gỡ Đức Thánh Cha và có kinh nghiệm ở tại trung tâm của Giáo hội Công giáo.

Trở thành một lễ sinh trong năm 2018 có ý nghĩa như thế nào? Yếu tố nào giúp quyết định trở thành một lễ sinh và lễ sinh ngày nay khác với những năm trước như thế nào?

Chắc chắn có một động lực khác cho một thiếu niên nam hay nữ quyết định trở thành lễ sinh. Có khi đó là một truyền thống gia đình, có thể trước đó cha hoặc mẹ đã là một lễ sinh. Có thể là bạn học và bạn bè khuyến khích và mời gọi các em tham gia để khám phá xem như thế nào. Vấn đề quan trọng là sự khao khát trở thành lễ sinh phải có bước tiếp cận phù hợp và một ý thức rõ ràng về những giá trị thiêng liêng. Bạn phải trải qua một sự chuẩn bị chắc chắn, để biết cách thực hiện, những hành động, ngôn ngữ, dấu hiệu dùng trong Phụng vụ là gì, ý nghĩa, chỉ khi nào bạn được chuẩn bị kỹ thì bạn mới có thể phục vụ Thiên Chúa trọn vẹn.

Tôi có thể hình dung rằng đối với các em có sự trải nghiệm cộng đoàn như thế là vô cùng tuyệt vời, kể cả kinh nghiệm về thẩm mỹ, trong bộ áo giúp lễ, phục trang phù hợp và sự tôn kính là một điểm phải để ý kỹ. Sau Thánh Lễ, luôn có dịp để gặp gỡ nhau và cùng tận hưởng những hoạt động bên ngoài nhà thờ, để củng cố thêm ý thức về cộng đoàn.

Trở thành một lễ sinh quan trọng như thế nào trong việc huấn luyện đức tin của giới trẻ?

Mỗi độ tuổi đều có những cách thức riêng để tiếp cận với Thiên Chúa và tiếp cận xã hội, trên quan điểm tôn giáo và tinh thần. Các lễ sinh nam nữ, bên cạnh bàn thờ, cảm nhận được ý nghĩa của việc ở trong lòng Giáo hội, và Phụng vụ. Ngày nay ít có nhóm đông các em vào làm lễ sinh; có khi cả lớp chỉ có ba bốn em … ít nhất ở Châu Âu là vậy … Vì đó là một trách nhiệm rất khó khăn khi đến phiên bạn phục vụ, bạn phải đi Lễ. Đặc biệt vào ngày Chúa nhật, chẳng em nào muốn dậy sớm. [Đức Giám mục mỉm cười…]

Nó dạy cho bạn phải trung thành với trách nhiệm. Nó dạy cho bạn biết chiêm ngưỡng Phụng vụ trong giây phút đó. Vì thế khi Phụng vụ được cử hành trang nghiêm là một nét đẹp vô cùng. Tôi muốn nói nó như rạp hát, nếu anh cho phép. Chắc chắn không phải là rạp hát rồi, nhưng một số yếu tố và quy tắc làm cho bạn nhận ra được một số khía cạnh rất đẹp tương tự như vậy, từ một vài quan điểm.

Đức Cha có thể cho chúng con biết về những lễ sinh đến từ Mỹ có mặt ở đây?

Sự tham gia của Mỹ là một điều rất thú vị. Hơn một năm trước, có một giáo xứ người Việt nam ở Mỹ, khi họ lướt web họ tìm được trang web của chúng tôi. Họ liền hỏi liệu họ có thể đến Roma trong buổi gặp gỡ hay không. Chúng tôi liền bật đèn xanh cho họ, ban đầu là cho hai lễ sinh nam và hai lễ sinh nữ tham dự. Chúng tôi yêu cầu phải có thư được linh mục xứ ký để chúng tôi chắc chắn đó là lời yêu cầu nghiêm túc. Họ làm theo yêu cầu và gửi cho chúng tôi ít đoạn phim về đời sống giáo xứ của họ và những hình thức khác nhau của Phụng vụ, cách họ cử hành. Điều thú vị là bây giờ có đến 90 lễ sinh từ giáo xứ đó, với di sản của người Việt nam. Họ thường cử hành các nghi thức Phụng vụ bằng những điệu múa và bài ca. Họ trình bày một đoạn múa ngắn trước Đức Thánh Cha, như họ làm ở Mỹ, họ đã làm như vậy ở Quảng trường.

Trong quá khứ, những người vào chủng viện thường xuất thân từ lễ sinh … Bằng cách nào để lễ sinh trở thành một con đường giúp cho ơn gọi?

Nói chung đó thường là bước đầu tiên của ơn gọi linh mục. Tôi cho rằng độ tuổi biết phân định ơn gọi trở thành linh mục hay tu sĩ trong quá khứ khá sớm; có lẽ ở độ tuổi 10, 11, 12, thì một em đã có ý tưởng khá chắc chắn. Ngày nay, điều này thường không xảy ra trước tuổi 18 thì một em mới có được sự phân định đó. Trở thành một lễ sinh là một cơ hội vô cùng quý giá để được gần gũi với Chúa hơn, và với ý thức tốt hơn về đời sống của bạn, bạn quyết định cho ơn gọi. Bất kể đó là ơn gọi gì … 

Riêng tôi cũng không chắc lắm về việc liệu [là một lễ sinh] về một mặt nào đó có dễ dàng hơn cho bạn tìm được con đường của đời sống tu trì, hay đến với ơn gọi linh mục. Không khí chung trong xã hội chúng ta thường không tích cực lắm trong cách nhìn nhận những ơn gọi tu trì là một con đường trong cuộc sống.

Ở Đức, chúng con thấy có rất nhiều lễ sinh. Mọi việc được tổ chức rất chu đáo … tinh thần tham gia quá tốt. Rõ ràng điều này phải xuất phát từ một điểm nào đó. Đức Cha có thể nói nó phát xuất từ điều gì không?

Tôi rất vui khi nói rằng ở Đức, vì tôi thường xuyên đến đó, đây là công tác mục vụ hiệu quả nhất với thanh thiếu niên mà tôi quan sát được. Thật ngạc nhiên nhìn thấy sự phát triển. Nghệ thuật này, đường lối mục vụ này, rất mạnh mẽ ngay cả hôm nay và thậm chí còn mạnh hơn về mặt đại kết. Vì ngày càng có nhiều thiếu nhi và giới trẻ thuộc Giáo hội Phúc Âm và Luther cùng phục vụ chung với các bạn Công giáo.

Xin cảm ơn Đức Cha.

Cảm ơn bạn. Chúa chúc lành cho bạn.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/8/2018]


CRS đang thay đổi cuộc sống của các trẻ em khuyết tật ở Việt nam như thế nào

CRS đang thay đổi cuộc sống của các trẻ em khuyết tật ở Việt nam như thế nào

CRS đang thay đổi cuộc sống của các trẻ em khuyết tật ở Việt nam như thế nào

Một em trong chương trình CRS/Special Olympics dành cho trẻ em khuyết tật ở Việt nam. Credit: Nguyen Minh Duc for CRS

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt nam, 27 tháng Bảy, 2018 / 04:54 chiều (CNA). - Cuộc sống của em Hồ Ngọc Linh, 11 tuổi sống ở miền Trung Việt nam, trước đây hoàn toàn bị cô lập.

Em sống ở nhà với gia đình và đi học với bạn bè, nhưng em không thể có được những mối quan hệ như em mong muốn - và cần thiết - vì em bị điếc.

“Bạn có thể hình dung được không; bạn 11 tuổi, bạn không thể giao tiếp được với gia đình hay bạn bè, hay thầy cô giáo của bạn, vì bạn không thể nghe được,” Leia Isanhart nói, bà là một cố vấn kỹ thuật cấp cao cho Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo Công giáo (CRS).

“Đó là điều vô cùng bực bội. Đặc biệt khi bạn bước vào tuổi trưởng thành.”

Nhưng thế giới của Linh đã được thay đổi trong năm nay khi em là một trong số hơn 5.400 trẻ em được hưởng phúc lợi từ những chương trình của Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo Công giáo dành cho thiếu nhi và người lớn bị khuyết tật ở Việt nam.

Vào tháng Hai, Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo Công giáo gửi đến cho Linh một chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để dạy cho em cách đọc ngôn ngữ trên môi. Phương pháp đọc môi là liệu pháp tốt nhất cho Linh vì thính lực của Linh quá yếu đến mức không sử dụng được máy trợ thính và không ai trong cộng đồng của Linh biết ngôn ngữ ký hiệu.

Linh đi học ở trường của nhà nước và chẳng bạn bè hay thầy cô giáo nào của em biết cách giao tiếp với em. Nhưng khi Linh về nhà, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ giúp em thực hành cách đọc môi trong khi ôn bài của lớp.

Khi Linh bắt đầu liệu pháp trị liệu ngôn ngữ vào tháng Hai, em hoàn toàn không nói được lời nào. Đến tháng Sáu, em đã kết hợp tạo ra được nhiều âm thanh.

Bà Isanhart nói, “Đó là một bước bứt phá rất lớn … Em là một cô bé rất thông minh.”

Isanhart đến thăm gia đình của Linh thuộc huyện Thăng bình, tỉnh Quảng nam của Việt nam vào tháng Sáu. Bà nói rằng những kỹ năng mới của Linh đã thay đổi cuộc sống gia đình của cô bé 11 tuổi.

Isanhart nói rằng cha mẹ của Linh có vẻ bớt nặng nề hơn, vì cuối cùng họ đã có thể giao tiếp được với con gái của họ. Cha mẹ của Linh cũng có thêm sự hỗ trợ nhờ hiệp hội cha mẹ được CRS tổ chức cho những cha mẹ có con bị khuyết tật. Các cha mẹ họp mặt trong xóm để học những kỹ năng và kỹ thuật hỗ trợ tích cực cho cha mẹ để xử lý những tình huống về thái độ thường có nơi các em.

“Chúng tôi cho các gia đình và những thiếu nhi này tiếp cận với liệu pháp ngôn ngữ để mở cửa thế giới của họ ra và giúp họ biết giao tiếp,” bà Isanhart nói. “Điều đó làm giảm bớt những sự nặng nề trong gia đình.”

Nhưng Linh cũng đã có được những sự quan hệ tích cực với các bạn thiếu nhi khác trong khu xóm.

Trong lần đến thăm em vào tháng Sáu, bà Isanhart theo dõi khi chuyên gia trị liệu ngôn ngữ gọi Linh, các anh chị em của Linh và mấy trẻ em ngồi quây quần theo vòng tròn. Sau đó chuyên gia này hướng dẫn tất cả các em nhiều trò chơi phổ biến của trẻ em Việt nam.

Có một trò chơi buộc các trẻ phải lặp đi lặp lại từ ngữ trong khi chỉ vào đồ vật mà từ ngữ đó miêu tả. Linh nhìn vào miệng của các anh chị em và bạn bè để xem âm thanh hoặc từ ngữ đó trông như thế nào trên môi của người khác trong khi cũng thực hiện sự liên kết giữa từ ngữ và đồ vật mà các bạn mô tả.

Bà Isanhart nói, “Thăng tiến sự bao gồm của xã hội qua các trò chơi; nó rất ấn tượng.”

Câu truyện về Linh chỉ là một trong hàng ngàn câu truyện của chương trình lâu dài của Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo Công giáo cho các thiếu nhi và người lớn bị khuyết tật ở Việt nam.

CRS, năm nay đang kỷ niệm năm thứ 75 phục vụ, có nhiều dự án ở Việt nam; trong đó có chương trình rà tìm mìn chưa nổ trong Cuộc chiến tranh Việt nam, giảm thiểu nguy cơ thảm họa và chương trình nước sạch. Nhưng Julie Keane, giám đốc quốc gia của CRS tại Việt nam, cho biết công việc với thiếu nhi và người lớn khuyết tật là dự án tốt nhất ở đất nước này.

Trong suốt hơn 20 năm, CRS hoạt động để cung cấp sự phục vụ cho những người như Linh và gia đình của em, đồng thời cũng ủng hộ cho những thay đổi trên phạm vi lớn để làm cho xã hội Việt nam tốt đẹp hơn cho những người khuyết tật. Công việc của họ bao gồm nhiều phạm vi từ việc xây những đường lên xuống dốc và tay vịn ở trường học đến những chương trình huấn luyện trẻ em khuyết tật nhận dạng và báo cáo hành vi lạm dụng.

Keane nói, “Hình thức tiếp cận hai chiều này thật sự thành công và hữu ích vì bạn không phải đưa ra sự phục vụ cho đến khi xong là xong, nhưng nó quả thật đang thay đổi toàn bộ hệ thống hỗ trợ cho trẻ em và người lớn bị khuyết tật.”

Năm nay CRS cũng đang giới thiệu các trò chơi và những môn thể thao có tổ chức cho người khuyết tật ở Việt nam. Qua sự hợp tác với Olympics cho người Khuyết tật, CRS đã đứng ra tổ chức được giải bóng đá và thi bóng bocce cho 100 trẻ em khuyết tật và hàng chục bạn bè đồng tuổi vào tháng Sáu.

Bà Isandhart nói, “Có rất nhiều ích lợi cho sự phát triển của một đứa trẻ qua thể thao. Chúng tôi sẽ theo dõi ghi chép lại những lợi ích đối với mọi đứa trẻ chơi với nhau và việc xây dựng tình bạn giữa các trẻ.”

Bà Isanhart nói rằng mục tiêu cuối cùng của CRS là giúp cho các cộng đồng có thể tự tổ chức được những môn thể thao bao gồm. Các tỉnh chủ nhà của những trận đấu tháng Sáu đã thu về hơn $800 tiền đóng góp từ các thành viên của cộng đồng.

Bà Isanhart nói, “Thật tuyệt vời khi thấy lượng mua vé của rất nhiều người trong cộng đồng để ủng hộ cho những trẻ em này có cơ hội chơi vui và xây dựng tình bạn qua môn thể thao có tổ chức.”

Đối với Keane, chương trình của CRS cho người khuyết tật ở Việt nam là một trong những chương trình làm thay đổi đời sống nhiều nhất mà bà đã từng chứng kiến trong suốt hơn một thập kỷ làm việc với cơ quan cứu trợ Công giáo.

Bà nói, “Ở Việt nam, có một đứa con bị khuyết tật vẫn còn bị coi là một điều sỉ nhục và thường cha mẹ không đi tìm sự giúp đỡ cho đứa trẻ … và sự can thiệp sớm lại vô cùng quan trọng.”

“Tôi nghĩ đối với chúng tôi - đối với CRS - phải bảo đảm rằng tất cả mọi con người đều có một cuộc sống có giá trị và những người dễ bị xúc phạm nhất không bị bỏ rơi đằng sau. Còn rất nhiều việc phải làm … chúng tôi đang tạo được những tiến bộ cho cuộc sống cho những người khuyết tật không còn bị xem thường, nhưng vẫn còn nhiều bước đường phải đi.”


[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/8/2018]