Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

“Thiếu niên cũng là những người thầy cho chúng ta”

“Thiếu niên cũng là những người thầy cho chúng ta”

Nền kinh tế của Thánh Phanxicô từ 22 đến 24 tháng Chín

“Thiếu niên cũng là những người thầy cho chúng ta”

© Vatican Media

 

Chỉ còn một tháng trước khi sự kiện Assisi diễn ra với sự tham dự của Đức Giáo hoàng, nhà hoạt động sinh thái toàn diện Ralyn Satidtanasarn người Thái Lan lên tiếng: “Chúng tôi phải giải quyết những sai lầm của người lớn. Cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hút sự chú ý đến những vấn đề này”.

Người trẻ ngày càng trở thành nhân vật chính trong nền Kinh tế của Thánh Phanxicô (EoF): các thiếu niên từ 13-17 tuổi và nhà hoạt động Ralyn Satidtanasarn sẽ tham gia vào sự kiện toàn cầu vào tháng Chín.

Luigino Bruni (Giám đốc Khoa học EoF): “Thiếu niên cũng là những người thầy cho chúng ta”.

Assisi (Ý) – Không chỉ có thanh niên, mà cả thiếu niên cũng sẽ nằm trong số các tham dự viên trong sự kiện Nền Kinh tế của Thánh Phanxicô (EoF) trực tiếp toàn cầu sắp tới, tại đây cộng đồng toàn cầu mới này sẽ ký Hiệp ước với Đức Thánh Cha về một nền kinh tế mới vào ngày 24 tháng Chín sắp tới, vào cuối sự kiện kéo dài ba ngày dự kiến từ 22 đến 24 tháng Chín năm 2022 tại Thành phố Seraphic (Assisi, Ý). Trong ba năm vừa qua, cộng đồng bao gồm khoảng hai mươi thanh thiếu niên đến từ các quốc gia khác nhau không ngừng gặp gỡ và làm việc trực tuyến, bao gồm Ralyn Satidtanasarn được biết đến với biệt danh Lilly, là một nhà hoạt động sinh thái toàn diện rất trẻ đến từ Thái Lan, người đã đấu tranh chống lại việc sử dụng nhựa trong nhiều năm. Mặc dù hầu hết thanh thiếu niên đều là người Ý (họ đến từ Collegio San Carlo ở Milan, Istituto Maria Ausiliatrice thuộc thành phố Lecco và Ragazzi Mondo Unito và Nomadelfia, và những nơi khác), còn có những thanh thiếu niên đến từ: Syria, Việt Nam, Thái Lan, Slovakia và Brazil. Tất cả đều từ 13 đến 17 tuổi. Thanh thiếu niên nam nữ tham gia vào các sáng kiến phát triển bền vững như #ZeroHunger, và tham gia trong các vấn đề về sinh thái học toàn diện và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Một thiếu nữ người Brazil cũng sẽ có mặt, tham gia vào dự án Trường học Pacar (Pacar School) khai sinh trong EoF.

Giáo sư Luigino Bruni, Giám đốc Khoa học của nền Kinh tế của Thánh Phanxicô, nhận xét “Thời điểm này là thời điểm cho vai trò chủ đạo mới của người trẻ và đặc biệt là thiếu niên. Trong những năm gần đây, chưa bao giờ giới trẻ lại đi đầu trong việc yêu cầu thay đổi triệt để về kinh tế và xã hội, sự đòi hỏi mang tính triệt để nhất trong những thập kỷ gần đây”. Giáo sư Bruni cho biết thêm, “Greta Thunberg và phong trào Ngày thứ Sáu cho thế hệ Tương lai đại diện cho sự đổi mới quan trọng nhất của thế kỷ 21 về văn hóa môi trường và một mô hình phát triển mới. Ngày nay, những thiếu niên này đang ở tiền tuyến của sự thay đổi trên thế giới, họ là những nhà giáo, họ thực thi huấn quyền thực sự cho tất cả chúng ta và chúng tôi rất vui mừng vì những thiếu niên đang hiện diện và hoạt động trong Eof một cách đầy ý nghĩa, như lời tiên tri của Đức Phanxicô.”

Trong cuộc phỏng vấn dài mà Ralyn dành riêng cho Marina Rosati, biên tập viên báo chí cho tờ The Economy of Francesco đến từ Assisi, cô thiếu nữ 14 tuổi này nhấn mạnh sự cam kết của những người trẻ như cô. “Ngay cả thiếu niên và thiếu nhi không còn làm ngơ trước thế giới xung quanh họ. Chúng tôi buộc phải giải quyết các vấn đề của người lớn vì sợ sẽ không có một tương lai trong sạch và bền vững. Người lớn phải để lại một thế giới tốt đẹp hơn cho con cháu của họ. Họ phải có hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề của ngày nay, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, ô nhiễm và bất bình đẳng, chứ không chỉ nói về chúng”.

Cô cho biết cam kết của người nữ trẻ Thái Lan bắt đầu từ khi còn là một thiếu nhi. Cô nói, “Khi còn nhỏ, tôi luôn quan tâm và cam kết với môi trường: là công dân của thế giới, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với tính bền vững. Mặc dù khi đó tôi mới tám tuổi. Tôi đã cố gắng làm điều đúng đắn, giảm thiểu đồ nhựa và nói với các bạn cùng lớp và gia đình nhận thức về tác động của chúng đối với môi trường. Đáng buồn, hoạt động cá nhân không thể làm được nhiều, vì vậy tôi quyết định giải quyết vấn đề từ gốc rễ, ở cấp độ công ty và chính phủ. (….) Vào đầu năm 2020, túi ni lông sử dụng một lần đã bị cấm trên toàn quốc tại hơn 70 nhà bán lẻ lớn. Đây là một trong những thành tựu của tôi. Tôi biết được rằng các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến tất cả mọi người, vì vậy tất cả chúng ta đều có trách nhiệm góp phần vào sự thay đổi”.

Đối với Ralyn, Eof là “một cách tuyệt vời để bắt đầu cuộc đối thoại về tác động của giới trẻ đối với khí hậu” và khi đến Assisi, cô ý thức rõ ràng về những gì cô sẽ nói: “Trước hết, tôi xin cảm ơn Đức Giáo hoàng Phanxicô – cô kết thúc cuộc phỏng vấn – vì những lời chỉ dạy và lòng nhân từ mà ngài đã chia sẻ trong suốt những năm làm giáo hoàng. Tôi cũng muốn cảm ơn ngài vì đã giúp mọi người nhận thức được các vấn đề hiện tại của thế giới và mạnh mẽ hỗ trợ những người trẻ tuổi như tôi để gióng lên tiếng nói và được lắng nghe bởi những người vĩ đại, như ngài, những người có thể giúp chúng tôi tạo ra sự khác biệt”.

Assisi, 22 tháng Tám, 2022


[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/8/2022]


Các diễn viên nổi tiếng họp với Đức Giáo hoàng Phanxi cô tìm kiếm 'sự chuyển đổi văn hóa'

Các diễn viên nổi tiếng họp với Đức Giáo hoàng Phanxi cô tìm kiếm 'sự chuyển đổi văn hóa'

Các diễn viên nổi tiếng họp với Đức Giáo hoàng Phanxi cô tìm kiếm 'sự chuyển đổi văn hóa'

©Vitae Global

Ary Waldir Ramos Diaz 

21/08/22


Theo các nhà tổ chức, trong nền văn hóa xung đột của chúng ta, chúng ta cần những thông điệp về hy vọng.

“Tận dụng nghệ thuật, truyền thông và giải trí để kích hoạt sự chuyển đổi văn hóa nhằm thúc đẩy lợi ích chung, niềm hy vọng và sự gặp gỡ giữa con người trên toàn cầu.”

Đây là mục tiêu của phiên đầu tiên của hội nghị Vitae Summit, một sự kiện do tổ chức Vitae International Foundation tổ chức, sẽ diễn ra tại lâu đài Casina Pio IV của Vatican, là địa điểm họp đầu tiên, từ ngày 31 tháng Tám đến ngày 1 tháng Chín.

Ban tổ chức nói với Aleteia rằng sự kiện, được Đức Giáo hoàng Phanxicô hỗ trợ, sẽ có sự tham gia của “các nghệ sĩ và diễn viên nổi tiếng quốc tế”. Sáng kiến này do nhà hoạt động từ thiện Luis Quinelli người Argentine, 48 tuổi, chủ tịch của tổ chức quốc tế Vitae, đứng đầu.

Đức Thánh Cha Phanxicô đang nhờ các nghệ sĩ mang lại một cuộc cách mạng về sự dịu dàng và cái đẹp, ngài nói rằng họ đóng một vai trò rất quan trọng như là “những người bảo vệ cái đẹp, những đại sứ của văn hóa gặp gỡ, và là những chứng nhân hy vọng cho toàn nhân loại”.

Về phần mình, ông Quinelli khẳng định rằng mục đích của sự kiện này là đối nghịch lại với “một xã hội phân cực với những thông điệp và sự xung khắc đầy tiêu cực”.

Tổ chức quốc tế Vitae còn có sự hỗ trợ của Nữ hoàng danh dự Sofia của Tây Ban Nha và 25 nghệ sĩ, diễn viên và ca sĩ của Hollywood. Chương trình của sự kiện sẽ được công bố trong những ngày sắp tới.

Nghệ thuật với các giá trị

Theo các nhà tổ chức, sự kiện văn hóa và nghệ thuật này là thành quả của một loạt các cuộc gặp riêng diễn ra trong những năm gần đây giữa ông Quinelli với đội ngũ quản lý toàn cầu của Vitae và Đức Giáo hoàng Phanxicô tại nơi ở của ngài tại khu Santa Marta.

“Ở đó, chúng tôi trình bày công việc của Tổ chức với ngài” và “cùng đồng thuận rằng Vatican sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Vitae đầu tiên vào năm 2022.”

Ông Quinelli khẳng định, “Đây sẽ là một sự kiện mà tại đó các khách mời, với sự hiện diện và truyền cảm hứng của Đức Giáo hoàng, sẽ có thể chia sẻ kinh nghiệm, và trong khuôn khổ hợp tác, cùng xây dựng các thông điệp và dự án có ảnh hưởng lớn đến quần chúng sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, đặt nền tảng trên những giá trị phổ quát thúc đẩy sự gặp gỡ, liên đới và hy vọng.” Ông là người sáng lập tổ chức Vitae Foundation.

Điều đáng nhớ là vào tháng 12 năm 2020 với khẩu hiệu “Hãy nhấn nút ‘Play’ của niềm hy vọng”, ông Quinelli và nhóm của ông đã xuất bản bài hát “La Bendición Unidos” (“The Blessing Together”), được trình diễn bởi một nhóm nghệ sĩ nổi tiếng người Ibero-American. Bài hát đã được truy cập bởi hàng chục triệu người trên khắp thế giới.

Các diễn viên nổi tiếng họp với Đức Giáo hoàng Phanxi cô tìm kiếm 'sự chuyển đổi văn hóa'

Tác động trong tương lai

Theo xác nhận của các nhà tổ chức hội nghị Vitae Summit, đây là bước đầu tiên của những hoạt động sẽ được thực hiện trong tương lai gần. Trong các sáng kiến khác, London, Mexico City và Los Angeles được nhắc đến là những thành phố tiếp theo có thể tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Vitae để tiếp tục công việc đã bắt đầu tại Vatican.

Nội dung đang được đưa ra cho mọi người là gì? Chúng tôi đang có tác động gì đến mọi người? Vitae, cùng với những nghệ sĩ và các nhà lãnh đạo quốc tế, đang làm việc để cách mạng hóa nền văn hóa ở cấp độ toàn cầu, tạo ra nhận thức và xây dựng một phong trào sẽ trao đổi những thông điệp tiêu cực kia bằng những thông điệp lành mạnh hơn giúp chúng ta sống tốt hơn.

Tổ chức Vitae Global

Vitae Global là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế bao gồm các nghệ sĩ, giám đốc điều hành và các nhà lãnh đạo thế giới với sứ mệnh truyền đạt các giá trị phổ quát tác động tích cực đến tâm hồn và tinh thần của mọi người thông qua nghệ thuật, phương tiện truyền thông đại chúng và giải trí.

Để biết thêm thông tin về Vitae Global, VITAE SUMMIT 2022 và các nghệ sĩ / các nhà lãnh đạo sẽ tham gia, hãy truy cập: https://vitae.global/


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/8/2022]


Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 21 tháng 8, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 21 tháng 8, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 21 tháng Tám, 2022

____________________________


Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Trong trích đoạn Tin mừng của Thánh Luca cho phụng vụ Chúa nhật này, có người hỏi Chúa Giêsu, “những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Và Chúa trả lời: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13:24). Cửa hẹp … đây là một hình ảnh có thể làm chúng ta sợ hãi, như thể ơn cứu độ chỉ dành cho số ít người được tuyển chọn, hoặc những người hoàn hảo. Nhưng điều này mâu thuẫn với những gì Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong nhiều lần khác. Và quả thực, sau đó một chút, Ngài khẳng định rằng, “Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa” (c. 29). Như vậy, cánh cửa thì hẹp, nhưng mở ra cho tất cả mọi người! Đừng quên điều này. Cánh cửa mở ra cho tất cả mọi người!

Nhưng để hiểu rõ hơn cửa hẹp này là gì, chúng ta cần phải tìm hiểu xem nó là gì. Chúa Giêsu sử dụng một hình ảnh từ cuộc sống đương thời khi đó, rất có thể ám chỉ thực tế rằng khi đêm buông xuống, các cổng thành đóng lại và chỉ có một cửa duy nhất, nhỏ nhất và hẹp nhất, còn mở. Để trở về nhà, người ta chỉ có thể đi qua cửa đó.

Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ về thời điểm Chúa Giêsu nói, “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu” (Ga 10:9). Ngài muốn nói với chúng ta rằng để đi vào sự sống của Thiên Chúa, bước vào ơn cứu độ, chúng ta cần phải đi qua Ngài, không qua bất kỳ ai khác, phải đi qua Ngài; chào đón Chúa và Lời Chúa. Cũng như để đi vào trong thành, người ta phải “đo lường” như vậy, như cánh cửa duy nhất còn mở là cánh cửa hẹp, thì cánh cửa của người Kitô hữu là một đời sống mà “thước đo là Chúa Kitô”. Điều này có nghĩa rằng nguyên tắc đo lường là Chúa Giêsu và Tin mừng của Người – không phải là những gì chúng ta nghĩ, mà là những gì Chúa nói với chúng ta. Vì vậy, chúng ta đang nói về một cửa hẹp không phải là vì chỉ có một số ít người được định sẵn đi qua nó, không phải, nhưng bởi vì thuộc về Đức Kitô có nghĩa là đi theo Ngài, sống cuộc sống yêu thương, phục vụ, và dâng hiến bản thân như Chúa đã làm, Ngài đã đi qua cửa hẹp là thập tự giá. Bước vào dự án mà Chúa đề nghị cho chúng ta đòi hỏi rằng chúng ta phải hạn chế không gian của tính vị kỷ, bớt đi tính tự phụ, hạ bớt thói kiêu căng và ngạo mạn, và chúng ta phải vượt qua sự lười biếng, để chinh phục cuộc phiêu lưu của tình yêu, ngay cả khi nó có thập giá.

Nói cách cụ thể, chúng ta hãy suy nghĩ về những hành động yêu thương mà chúng ta phấn đấu thực hiện hàng ngày: chúng ta hãy nghĩ về những bậc cha mẹ dành trọn vẹn cho con cái, hy sinh và từ bỏ thời gian của bản thân; chúng ta hãy nghĩ về những người quan tâm đến người khác mà không màng đến ích lợi của bản thân (có biết bao nhiêu người tốt như vậy); chúng ta hãy nghĩ đến những người dành thời gian để phục vụ người già, người nghèo nhất và người dễ bị tổn thương nhất; chúng ta hãy nghĩ đến những người tận tâm làm việc, chịu cảnh thiếu thốn và, có thể là cả sự hiểu lầm; chúng ta hãy nghĩ đến những người chịu đau khổ vì đức tin, nhưng họ vẫn tiếp tục cầu nguyện và yêu thương; chúng ta hãy nghĩ đến những người đáp trả điều ác bằng việc thiện hơn là theo đuổi lợi ích riêng, tìm sức mạnh để tha thứ và lòng can đảm để bắt đầu trở lại. Đây mới chỉ là một vài ví dụ về những người không chọn con đường rộng thuận tiện cho mình, nhưng là con đường hẹp của Chúa Giêsu, của một đời sống yêu thương. Hôm nay Chúa Giêsu nói rằng Chúa Cha sẽ nhận ra họ nhiều hơn những người tin rằng họ đã được cứu nhưng thật ra họ là “những quân làm điều bất chính” (Lc 13:27) trong cuộc sống.

Thưa anh chị em, chúng ta muốn thuộc về bên nào? Chúng ta thích con đường dễ dàng chỉ nghĩ về bản thân hơn, hay chúng ta chọn cửa hẹp của Tin mừng khiến lòng ích kỷ của chúng ta rơi vào khủng hoảng, nhưng lại giúp chúng ta có thể chào đón sự sống thật đến từ Thiên Chúa và làm cho chúng ta hạnh phúc? Chúng ta đang đứng về bên nào? Xin Đức Mẹ, Đấng đã theo Chúa Giêsu suốt con đường tới thập giá, giúp chúng ta biết đo lường cuộc sống của chúng ta với Ngài để bước vào sự viên mãn của cuộc sống đời đời.

_________________________________________

Sau Kinh Truyền tin Đức Thánh Cha tiếp tục:

Thưa anh chị em,

Tôi đau buồn và lo lắng theo dõi sát sao tình hình ở Nicaragua liên quan đến con người và các tổ chức. Tôi tin tưởng và hy vọng rằng nền tảng cho sự chung sống hòa bình và tôn trọng có thể được tìm thấy thông qua một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ Purísima, khơi dậy ý chí cụ thể này nơi tâm hồn của mọi người.

Thưa anh chị em, cha gửi lời chào tất cả anh chị em đến từ Roma và những anh chị em hành hương đến từ các quốc gia khác – các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hội đoàn. Đặc biệt, cha gửi lời chào cộng đoàn đến từ Trường Đại học Giáo hoàng Bắc Mỹ, nhất là các chủng sinh mới đến, và cha khích lệ các con trong cam kết thiêng liêng, và thúc giục các con hãy trung thành với Tin Mừng và với Giáo Hội. Cha xin chào mừng những phụ nữ tận hiến trong dòng Ordo virginum, và cha khuyến khích các chị em làm chứng cho niềm vui tình yêu của Chúa Kitô.

Cha xin chào các tín hữu đến từ Verona, Trevignano, Pratissolo, các bạn trẻ đến từ Paternò, Lequile và anh chị em tham dự Chặng đàng Phục sinh Via lucis, được truyền cảm hứng bởi mẫu gương của các Thánh “hàng xóm”, sẽ gặp gỡ những người nghèo sống gần các ga xe lửa. Và cha gửi lời chào các bạn trẻ của Immaculata.

Chúng ta hãy kiên trì trong tình gần gũi và lời cầu nguyện cho người dân Ukraine thân yêu gánh chịu sự tàn ác vô nhân.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/8/2022]


Tại sao Thánh Padre Pio gọi Kinh Mân côi là “vũ khí”

Tại sao Thánh Padre Pio gọi chuỗi Mân côi là “vũ khí”

Tại sao Thánh Padre Pio gọi Kinh Mân côi là “vũ khí”

Public Domain

Philip Kosloski 

16/08/22


Đối với Thánh Padre Pio, chuỗi Mân Côi là “vũ khí” được sử dụng để chống lại kẻ thù thiêng liêng, chứ không phải đối thủ là con người.

Thánh Padre Pio, một trong những vị thánh được yêu mến nhất trong Giáo hội Công giáo, thường được trích dẫn lời của ngài nói rằng chuỗi Mân Côi là “vũ khí” của ngài.

Có phải Thánh Padre Pio ủng hộ bạo lực chống lại con người không?

Trong quyển tiểu sử Câu chuyện thật về Thánh Padre Pio của C. Bernard Ruffin, tác giả giải thích rằng, “Kinh Mân Côi là ‘lời cầu nguyện thường xuyên’ của ngài và là ‘vũ khí’ của ngài để chống lại những sức mạnh của hỏa ngục.”

Thánh Padre Pio đọc Kinh Mân côi hàng ngày và ngài làm việc đó vì lòng yêu mến Đức Mẹ. Ngài cũng yêu thương mọi người và mong muốn rằng tất cả họ sẽ đến được bến bờ vĩnh cửu của Thiên đàng.

Tuy nhiên, ngài cũng vững tin vào lời của thánh Phaolô nói với tín hữu Êphêsô.

Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. (Êphêsô 6:11-12)

Cuộc chiến của ngài không phải là chống lại các đối thủ chính trị hay những cá nhân chống Công giáo. Rõ ràng Thánh Padre Pio đọc Kinh Mân Côi như một “vũ khí” chống lại “những ác thần” trên thế gian, những kẻ “như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.” (1 Pr 5:8)

Thánh Padre Pio không chủ trương một cuộc thập tự chinh với các chuỗi Mân Côi được sử dụng như vũ khí, ngài cũng không mong muốn các đối thủ của ngài phải chết.

Ngài chỉ đơn thuần tin rằng có một cuộc chiến thiêng liêng đang diễn ra trên thế giới mà mắt thường không nhìn thấy được và Kinh Mân Côi là một trong những vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại các thế lực của ma quỷ.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/8/2022]


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

Nhà nguyện Sistine đã được cung hiến cho Đức Mẹ Lên Trời: 5 điều cần biết

Nhà nguyện Sistine đã được cung hiến cho Đức Mẹ Lên Trời: 5 điều cần biết

Nhà nguyện Sistine đã được cung hiến cho Đức Mẹ Lên Trời: 5 điều cần biết

The Sistine Chapel. | Shutterstock.

Joe Bukuras

Boston, Mass., 14 tháng Tám, 2022 / 06:47 am


Ngày 15 tháng Tám năm 1483, Đức Thánh Cha Sixtus IV đã cung hiến Nhà nguyện Sistine cho Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Hôm nay, khi chúng ta cử hành Lễ Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta có cái nhìn gần hơn về nhà nguyện lịch sử này.

Một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Thành Vatican, nổi tiếng với trần nhà được trang trí bằng các bức bích họa lộng lẫy, ngoài ra nhà nguyện còn có chức năng quan trọng là nơi các hồng y nhóm họp để bầu chọn tân giáo hoàng. Dưới đây là năm điều cần biết:

1. Nguồn gốc tên của nhà nguyện

Nhà nguyện được đặt theo tên vị giáo hoàng đã thực hiện việc cung hiến: Đức Giáo hoàng Sixtus IV phục vụ trong cương vị Giáo hoàng Roma từ năm 1471 đến năm 1484. Ngài ủy thác việc trùng tu nhà nguyện Cappella Magna là nhà nguyện nằm ở vị trí của Nhà nguyện Sistine ngày nay.

2. Ai vẽ các bức bích họa?

Họa sĩ nổi tiếng nhất có liên quan đến Nhà nguyện Sistine là Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni. Tuy nhiên, phải đến vài năm sau khi một nhóm nghệ sĩ bắt đầu làm việc với nhà nguyện, Đức Giáo hoàng Julius II mới ủy quyền công việc của Michelangelo.

Từ năm 1481 đến năm 1482, bốn nghệ sĩ, Pietro Perugino, Sandro Botticelli, Domenico Ghirlandaio và Cosimo Rosselli, đã thực hiện các bức bích họa của nhà nguyện. Những nghệ sĩ này đã được các cửa hàng của họ hỗ trợ vẽ những tấm rèm giả trên tường, các câu chuyện về ông Môsê và Chúa Kitô, cũng như chân dung của các giáo hoàng.

Michelangelo vẽ trần nhà nguyện và các cửa vòm bán nguyệt ở phần trên các bức tường. Có lẽ bức bích họa nổi tiếng nhất trong nhà nguyện là bức “Tạo dựng Ađam” của ông, trong đó miêu tả Đức Chúa dưới hình dạng một người đàn ông, vây quanh là các thiên thần và khoác chiếc áo choàng, đang với tay phía ông Ađam, trong khi ông Ađam với tay về phía Đức Chúa.


3. Michelangelo kể một câu chuyện

Mặc dù là tâm điểm của trần nhà, bức “Tạo dựng Ađam” là một phần của chín bức bích họa miêu tả những câu chuyện khác nhau trong sách Sáng thế ký. Các câu chuyện được chia thành từng nhóm ba bức tranh.

4. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Nhà nguyện Sistine, và Thần học về Thân xác

Bước vào Nhà nguyện Sistine, người ta có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều nhân vật khỏa thân trong các bức bích họa. Trong Thánh lễ tại nhà nguyện Sistine vào ngày 8 tháng Tư năm 1994, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gọi nhà nguyện là “thánh địa của thần học về thân xác con người”.

Đức giáo hoàng quá cố và hiện là thánh đã nói trong bài giảng của ngài: “Có vẻ như Michelangelo đã cho phép bản thân được hướng dẫn bởi những lời gợi mở trong Sách Sáng thế theo cách riêng của ông, những lời nói đến việc tạo dựng con người, nam và nữ, cho thấy: ‘Người nam và vợ của mình đều trần truồng, nhưng họ không thấy xấu hổ.”

Ngài nói thêm: “Có thể nói rằng Nhà nguyện Sistine chính là thánh địa của thần học về thân xác con người. Khi làm chứng cho vẻ đẹp của con người được tạo dựng bởi Thiên Chúa có nam và nữ, một cách nào đó nó cũng thể hiện niềm hy vọng về một thế giới được biến đổi, thế giới khai sinh bởi Chúa Kitô Phục Sinh, và thậm chí trước đó là bởi Chúa Kitô trên Núi Tabor.”

5. Mọi người có thể thực hiện chuyến tham quan ảo Nhà nguyện Sistine.

Bạn có thể đến thăm Nhà nguyện Sistine mà không cần ra khỏi nhà. Trang web của viện Bảo tàng Vatican cho phép chúng ta dạo quanh nhà nguyện và phóng to các chi tiết của từng bức bích họa.

Trải nghiệm này không hoàn toàn giống như khi hiện diện thực tế, nhưng du khách có thể dành thời gian xem các bức bích họa mà không gặp những đám đông như bình thường.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/8/2022]


Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tính độc hại trong truyền thông xã hội, kêu gọi sự hòa nhập trong không gian kỹ thuật số

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tính độc hại trong truyền thông xã hội, kêu gọi sự hòa nhập trong không gian kỹ thuật số

Đức Thánh Cha cũng nói rằng các nhà làm truyền thông Công giáo có một ‘sự đóng góp đáng kể trong việc truyền bá văn hóa hòa bình đặt nền tảng trên sự thật của Tin mừng’.

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tính độc hại trong truyền thông xã hội, kêu gọi sự hòa nhập trong không gian kỹ thuật số

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón những người tham dự trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần của ngài tại Khán phòng Phaolô VI ở Thành phố Vatican vào ngày 6 tháng Mười năm 2021. (photo: Daniel Ibañez / CNA)

AC Wimmer/CNA

Vatican 18 tháng Bảy, 2022



Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi người Công giáo hãy chống lại tính độc hại trên mạng xã hội và tham gia vào sự đối thoại và giáo dục để giúp đối phó với “những sự dối trá và thông tin sai lệch”.

Trong một thông điệp được Tòa Thánh công bố ngày 18 tháng Bảy, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi việc hòa nhập các cộng đồng hiện đang bị loại trừ vào “không gian kỹ thuật số”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp này tới các tham dự viên Đại hội SIGNIS Thế giới năm 2022 ở Seoul, Hàn Quốc. Sự kiện này được tổ chức bốn năm một lần và Đại hội 2022 sẽ khai thác chủ đề “Hòa bình trong thế giới kỹ thuật số” vừa trực tiếp tại hội nghị vừa trên không gian kỹ thuật số ngày 16-19 tháng Tám.

SIGNIS là Hiệp hội Truyền thông Công giáo Thế giới, một tổ chức có sứ mệnh “giúp biến đổi các văn hóa dưới ánh sáng của Tin mừng bằng cách thúc đẩy phẩm giá con người, công bằng và hòa giải.”

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đặc biệt là truyền thông xã hội, đã đặt ra một số vấn đề nghiêm trọng về đạo đức đòi hỏi sự đánh giá khôn ngoan và sáng suốt từ phía những người làm truyền thông và tất cả những người quan tâm đến tính xác thực và chất lượng của các mối quan hệ của con người.”

Đức Giáo hoàng nói thêm, “Có những lúc và ở một số nơi, các trang web truyền thông trở thành nơi mang tính độc hại, với ngôn từ kích động sự thù địch và tin giả.”

Ngài động viên các nhà truyền thông Công giáo hãy kiên trì trong những nỗ lực chống lại những vấn đề này, “đặc biệt chú ý đến nhu cầu hỗ trợ mọi người, nhất là giới trẻ, phát triển ý thức phê phán đúng đắn, học cách phân biệt thật giả, điều đúng và điều sai, thiện và ác, và hiểu đúng tầm quan trọng của việc làm vì sự công bằng, hòa hợp xã hội và tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta”.

Đức Giáo hoàng cũng hướng sự chú ý đến “nhiều cộng đồng trên thế giới của chúng ta vẫn bị loại trừ khỏi không gian kỹ thuật số, hội nhập trong thế giới kỹ thuật số trở thành một ưu tiên”.

Khi làm như vậy, các nhà truyền thông Công giáo có một “sự đóng góp đáng kể vào việc truyền bá văn hóa hòa bình dựa trên sự thật của Tin Mừng,” Đức Thánh Cha nói thêm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện rằng “câu chuyện của Thánh Anrê Kim và các bạn của ngài hai trăm năm trước [có thể] củng cố cho các con trong nỗ lực loan truyền Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô bằng ngôn ngữ của các phương tiện truyền thông đương đại.”


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/8/2022]


Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 14 tháng 8, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 14 tháng 8, 2022

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 14 tháng Tám, 2022

____________________________


Anh chị em thân mến, buongiorno!

Trong Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu có một cách diễn đạt luôn đánh động chúng ta và thách đố chúng ta. Khi đang đi với các môn đệ, Ngài nói: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên” (Lc 12:49). Ngài đang nói về lửa gì? Và những lời này có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay, lửa mà Chúa Giêsu mang đến?

Như chúng ta đã biết, Chúa Giêsu đến để mang Tin Mừng xuống cho thế gian, tức là tin vui về tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Như vậy, Ngài nói với chúng ta rằng Tin Mừng giống như lửa, bởi vì nó là một thông điệp sẽ thiêu cháy những sự cân bằng xưa cũ của đời sống khi nó bừng lên trong lịch sử, đốt cháy những sự cân bằng xưa cũ của cuộc sống, thách đố chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân, thách thức chúng ta vượt qua sự ích kỷ, thách đố chúng ta chuyển từ sự nô lệ cho tội và sự chết sang sự sống mới của Đấng Phục sinh, của Chúa Giêsu Phục sinh. Nói cách khác, Tin Mừng không để mọi thứ như chúng vốn có; Khi Tin Mừng đi qua, được lắng nghe và tiếp nhận, mọi thứ không ở lại như cũ. Tin Mừng kích động sự thay đổi và mời gọi hoán cải. Tin Mừng không tạo ra một sự bình an mật thiết giả tạo, nhưng khuấy động sự bồn chồn khiến chúng ta phải chuyển động, và thúc đẩy chúng ta mở lòng với Chúa và với anh em của chúng ta. Tin mừng giống như lửa: trong khi sưởi ấm chúng ta bằng tình yêu của Thiên Chúa, nó muốn đốt cháy lòng ích kỷ của chúng ta, để rọi sáng vào những mặt tối của cuộc sống – tất cả chúng ta đều có! – để phá hủy những thần tượng giả tạo bắt chúng ta làm nô lệ.

Theo sau các ngôn sứ trong Kinh thánh – hãy nghĩ đến Tiên tri Êlia và Giêrêmia chẳng hạn – Chúa Giêsu được thổi bừng lên bởi tình yêu của Thiên Chúa và để tình yêu đó lan rộng khắp thế giới, Ngài đã tự hủy chính mình, yêu thương đến tận cùng, nghĩa là đến chết, và chết trên thập giá (xem Pl 2:8). Ngài được tràn đầy Chúa Thánh Thần, Đấng được ví như lửa, và với ánh sáng và sức mạnh của Ngài, Ngài vén mở dung nhan mầu nhiệm của Thiên Chúa và ban sự sung mãn cho những người bị coi là hư mất, phá bỏ những rào cản của sự cách biệt xã hội, chữa lành vết thương của thân xác và linh hồn, và canh tân một tôn giáo đã bị thu hẹp vào những việc thực hành thuần túy hình thức. Đây là lý do tại sao Người là lửa: Người biến đổi, thanh tẩy.

Vậy, lời đó của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với chúng ta, với mỗi người chúng ta – với tôi, với bạn, với bạn – lời về lửa này của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Lời mời gọi chúng ta thắp sáng lại ngọn lửa đức tin, để nó không trở thành vấn đề thứ yếu, hay một phương tiện để đạt được hạnh phúc cá nhân, giúp chúng ta có thể tránh được những thử thách của cuộc sống hoặc cam kết dấn thân trong Giáo hội và xã hội. Thật vậy – như một nhà thần học đã nói – niềm tin vào Thiên Chúa “làm an lòng chúng ta – nhưng không phải ở cấp độ của chúng ta, hoặc là như vậy để tạo ra một ảo tưởng tê liệt, hoặc một sự hài lòng tự mãn, nhưng là cho phép chúng ta hành động” (De Lubac, The Discovery of God). Nói tóm lại, niềm tin không phải là một “bài hát ru” đưa chúng ta vào giấc ngủ. Niềm tin thật sự là ngọn lửa, ngọn lửa sống động giúp chúng ta luôn tỉnh thức và tích cực ngay cả khi đêm xuống!

Và rồi chúng ta cũng có thể tự hỏi: tôi có tha thiết với Tin mừng không? Tôi có thường xuyên đọc Tin mừng không? Tôi có đem Tin mừng theo với tôi không? Đức tin mà tôi tuyên xưng và cử hành có đưa tôi đến sự âm thầm tự mãn hay nó làm bừng lên ngọn lửa chứng tá trong tôi? Chúng ta cũng có thể tự hỏi bản thân câu hỏi như: là Giáo hội: trong các cộng đoàn của chúng ta, lửa của Thánh Thần có bùng cháy lên lòng say mê cầu nguyện và bác ái, và niềm vui đức tin không? Hay chúng ta lê bước theo với sự mệt mỏi và thói quen, với khuôn mặt ủ rũ, trên miệng luôn than thở và những câu chuyện phiếm mỗi ngày?

Thưa anh chị em, chúng ta hãy tự kiểm tra bản thân về điều này, để chúng ta cũng có thể nói như Chúa Giêsu rằng: chúng ta được đốt cháy bởi ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa, và chúng ta muốn làm nó lan tỏa trên khắp thế giới, để mang nó đến với mọi người, để mỗi người có thể khám phá sự dịu dàng của Thiên Chúa Cha và cảm nghiệm được niềm vui của Chúa Giêsu, Đấng mở rộng tâm hồn – và Chúa Giêsu mở rộng tâm hồn! – và làm cho cuộc sống tươi đẹp. Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ về điều này: xin Mẹ, Đấng đã đón nhận lửa của Chúa Thánh Thần, cầu bầu cho chúng ta.

___________________________________________

Sau Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha tiếp tục:

Anh chị em thân mến,

Tôi muốn anh chị em chú ý đến cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến Somalia và các khu vực khác nhau trong những nước láng giềng. Người dân ở khu vực này vốn đã sống trong điều kiện rất bấp bênh, nay lại đứng trước mối nguy hiểm đến tính mạng do hạn hán. Tôi hy vọng rằng sự đoàn kết quốc tế có thể ứng phó hiệu quả với tình huống khẩn cấp này. Thật đáng buồn, chiến tranh đã làm lệch hướng sự chú ý và nguồn lực, nhưng đây là những mục tiêu đòi hỏi sự cam kết cao nhất: cuộc chiến chống đói khổ, y tế và giáo dục.

Cha xin gửi lời chào tới anh chị em tín hữu của Roma và anh chị em hành hương đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Cha thấy cờ của Ba Lan, Ukraine, Pháp, Ý và Argentina! Rất nhiều khách hành hương. Đặc biệt, cha xin gửi lời chào các thầy cô giáo và giáo lý viên đến từ nhóm mục vụ Codevigo, Padua, các sinh viên đại học của Phong trào Thanh niên Salêdiêng ở Triveneto, và các bạn trẻ của nhóm mục vụ Villafranca, Verona.

Xin gửi suy nghĩ đặc biệt đến rất nhiều anh chị em hành hương đang tập trung tại Đền thờ Lòng Chúa Thương Xót ở Krakow hôm nay, nơi cách đây hai mươi năm Thánh Gioan Phaolô II đã thực hiện việc dâng thế giới cho Lòng thương xót của Chúa. Ngày nay chúng ta thấy được ý nghĩa của cử chỉ đó hơn bao giờ hết, trong đó chúng ta phải canh tân trong lời cầu nguyện và trong chứng tá của cuộc sống. Lòng thương xót là con đường cứu độ cho mỗi người chúng ta và cho toàn thế giới. Và chúng ta hãy cầu xin Chúa rủ lòng thương xót cách đặc biệt, thương xót cho người dân Ukraine đang tử đạo.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị bữa trưa ngon miệng, và arrivederci, và các bạn trẻ của Immacolata.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/8/2022]


Cậu thiếu niên đánh bại ung thư sau phép lành của Đức Giáo hoàng Benedict đã trở thành một linh mục

Cậu thiếu niên đánh bại ung thư sau phép lành của Đức Giáo hoàng Benedict đã trở thành một linh mục

Cậu thiếu niên đánh bại ung thư sau phép lành của Đức Giáo hoàng Benedict đã trở thành một linh mục

RevPeter Srsich / Facebook

Cerith Gardiner 

18/07/22


Câu chuyện của Cha Peter Srsich là sự thể hiện rõ ràng của trích đoạn Rôma 8:28.

Khi Peter Srsich, 17 tuổi, trở về nhà sau một chuyến đi bằng ca nô trong tình trạng mệt mỏi và ho kinh niên, gia đình nghĩ rằng cậu có thể bị viêm phổi. Cậu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hệ hạch bạch huyết non-Hodgkins giai đoạn 4 khi các bác sĩ phát hiện một khối u lớn trên phổi của cậu.

Trải qua những đợt hóa trị khiến cậu cảm thấy chán nản và tự hỏi tại sao mình lại phải gánh chịu thử thách như vậy. Mặc dù có đức tin mạnh mẽ và đã cảm nhận được tiếng gọi đến với chức tư tế, nhưng trên giường bệnh, cậu rước lễ cách miễn cưỡng. Nhưng như sau này cậu chia sẻ với Denver Catholic:

“Tôi biết mẹ tôi sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bà nhìn thấy tôi rước lễ, vì vậy tôi mang tâm trạng là: ‘thôi được rồi, con sẽ rước lễ.’ Người bạn cùng lớp của tôi nâng Mình Thánh lên và nói, ‘Đây Chiên Thiên Chúa.’ Và Chúa thật sự tỏ mình ra, Người tỏ mình ra theo một cách đầy quyền năng và Người nói với tâm hồn tôi, và tôi thật sự có thể nghe thấy Người từ tận sâu thẳm tâm hồn mình. Người nói, ‘Peter, Ta biết điều này thật khó khăn. Ta sẽ không cất đi cho con sự đau khổ, nhưng Ta sẽ cùng con vượt qua nó.”

Cha nói: “Đó là một trong những thời khắc khi không có gì thay đổi nhưng mọi sự đã thay đổi.”

Tổ chức Make-a-Wish, tổ chức mang đến cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo cơ hội biến ước mơ thành hiện thực, đã tìm đến với Srsich. Peter muốn đến Vatican gặp Đức giáo hoàng là một điều khá bất thường đối với một cậu bé.

LuAnn Griffin, người điều phối, chia sẻ: “Sau khi gặp Peter, tôi không còn chút nghi ngờ gì trong đầu, đó là mong muốn thực sự của cậu bé và nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong những gì cậu muốn làm trong sự nghiệp.”

Gặp Đức giáo hoàng

Tháng 5 năm 2012 ước mơ của Srsich đã thành hiện thực. Srsich đi du lịch cùng gia đình nhưng không nghĩ rằng mình sẽ được gặp đức giáo hoàng. Họ đến Quảng trường Thánh Phêrô để nghe huấn từ của Đức Giáo hoàng Benedict XVI trong buổi tiếp kiến chung. Gia đình Srsich sau đó được yêu cầu xếp hàng để gặp đức giáo hoàng.

Đứng trong hàng, Peter nhìn thấy các vị chức sắc có những món quà đắt tiền để dâng lên Đức Giáo hoàng. Cha cậu đề nghị cậu dâng lên ngài chiếc vòng màu xanh lục cậu đeo trên cổ tay với dòng chữ “Xin cầu nguyện cho Peter” và trích dẫn Roma 8:28: “… Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định” là câu Peter rất thích.

Cậu thiếu niên đánh bại ung thư sau phép lành của Đức Giáo hoàng Benedict đã trở thành một linh mục

Đức Benedict XVI nói chuyện với Peter và sau đó cậu chia sẻ: “Ngài nhìn tôi và nói, ‘Ồ, con nói tiếng Anh phải không?’ và ngài đặt tay lên ngực tôi ngay chỗ có khối u, mặc dù tôi chưa chưa hề nói với ngài. Ban phép lành thường là ở trên đầu”.

Peter cũng đã dành thời gian để giải thích câu chuyện của mình cho đức giáo hoàng, và cho biết cậu muốn trở thành một linh mục và xin Đức Benedict XVI ban phép lành.

Trong khi một số người tin rằng phép lành của Đức Giáo hoàng đã dẫn đến phép lạ, nhưng Peter lại nhìn nó cách hơi khác; phù hợp hơn với trích đoạn Rôma: “Hóa trị giúp tôi chiến đấu với căn bệnh ung thư. Mong ước giúp tôi chiến đấu với hóa trị. Biết được việc đức giáo hoàng ở trong tương lai của tôi đã giúp tôi vượt qua nó, và theo một cách nhỏ bé đã giúp chữa khỏi bệnh ung thư của tôi,” như Cha giải thích với ABC News năm 2013.

Và gần một thập niên sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo hoàng, Peter Srsich đã có thêm một ước mơ trở thành hiện thực. Sau khi Chúa tiếp tục tiếng gọi cách nhẹ nhàng, cựu cầu thủ môn lacrosse cao 6’6” đã được thụ phong linh mục năm 2021, bạn có thể xem trên tài khoản Facebook của cha.

Khi cha chia sẻ câu chuyện chi tiết hơn với Denver Catholic, có một bài học kinh nghiệm tuyệt vời của cha:

“Thật thú vị khi nhìn thấy những cách thức Chúa chuẩn bị cho tôi trong ơn gọi này, trong tiếng gọi này, để lãnh nhận bí tích phục vụ không phải cho tôi, [mà] cho dân Chúa. Người dùng những thời khắc khác nhau trong suốt cuộc đời tôi, những kinh nghiệm khác nhau trong suốt cuộc đời tôi.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/8/2022]


Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

Bao nhiêu phần trăm người Châu Âu tin Chúa?

Bao nhiêu phần trăm người Châu Âu tin Chúa?

Bao nhiêu phần trăm người Châu  Âu tin Chúa?

Landgeist

Francisco Veneto 

31/07/22 - updated on 07/31/22


“Bản đồ tín ngưỡng” cho thấy những mức độ thay đổi đáng ngạc nhiên giữa các quốc gia Châu Âu.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát về chủ đề này và kết quả đối với các quốc gia Châu Âu đã được trang web Landgeist chuyển thành bản đồ.

Bản đồ Landgeist trình bày dữ liệu từ 34 quốc gia Châu Âu là lục địa nơi phần lớn những người không theo tôn giáo trên thế giới sinh sống ngày nay. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi có một sự khác biệt rất lớn từ quốc gia này sang quốc gia khác liên quan đến số người nói rằng họ tin vào Thiên Chúa “một cách chắc chắn tuyệt đối”.

Bao nhiêu phần trăm người Châu  Âu tin Chúa?


Ít người tin hơn

Tỷ lệ phần trăm thấp nhất xuất hiện ở Đức, quốc gia chỉ có 10% dân số, theo cuộc khảo sát này, nói rằng họ tin tưởng mạnh mẽ vào Thiên Chúa, trong đó 9% nói rằng họ cầu nguyện hàng ngày, 11% nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ và 24% nói rằng họ tham dự thánh lễ ít nhất một lần một tháng.

Trong “bảng xếp hạng” những quốc gia có ít tín hữu nhất, đứng ngay sau Đức là Pháp và Thụy Sĩ, cả hai nước đều chỉ có 11% người dân tuyên bố là tin tưởng mạnh mẽ vào Chúa.

Vùng phụ cận của Đức, Pháp và Thụy Sĩ, tức là ở các khu vực thuộc phía tây và phía bắc của Châu Âu, những khu vực dường như bị tục hóa nhiều nhất trên lục địa với hầu hết các quốc gia có những con số dưới 20%, chẳng hạn như Vương quốc Anh (12% ), tỷ lệ đồng đều giữa Bỉ, Áo, Cộng hòa Séc và Estonia (với 13%), Thụy Điển (14%), con số ngang bằng giữa Hà Lan và Đan Mạch (cả hai với 15%) và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Na Uy (19%).

Hai trường hợp ngoại lệ là Ireland và Phần Lan, có tỷ lệ người nói rằng họ tin vào Thiên Chúa “một cách chắc chắn tuyệt đối” nhiều nhất ở khu vực này của Châu Âu: lần lượt là 24% và 23%.

Nhiều người tin hơn

Ở những quốc gia còn lại của lục địa, con số về “sự chắc chắn tuyệt đối” dành cho Thiên Chúa cao hơn, dao động từ 25% đến 66%.

Những con số cao nhất nằm trong vùng Balkan, với Bosnia và Herzegovina là quốc gia trên toàn bộ lục địa Châu Âu có tỷ lệ dân số cao nhất tuyên bố tin tưởng vững chắc vào Thiên Chúa: 66%.

Theo sau là Romania với 64%. Tiếp đến là Hy Lạp với 59%, Serbia 58%, Croatia với 57% và Moldova 55%.

Trong trường hợp của Bosnia và Herzegovina, nổi bật trong cuộc khảo sát là quốc gia có số lượng tín hữu cao nhất, thật thú vị khi biết rằng 54% người được hỏi cho biết họ xem tôn giáo là rất quan trọng, 46% tuyên bố mình rất sùng đạo; 35% cho biết họ tham dự thánh lễ ít nhất một lần mỗi tháng và 32% cho biết họ cầu nguyện hàng ngày.

Các quốc gia Công giáo

Giữa các quốc gia Công giáo có lịch sử lâu đời, tỷ lệ cao nhất được tìm thấy ở Ba Lan là 45%, và Bồ Đào Nha 44%.

Mặc dù có sự liên quan gần gũi với Giáo hội Công giáo vì tầm quan trọng hiển nhiên của Roma và Vatican, Ý báo cáo con số ít ỏi là 26% người dân nói rằng họ tin vào Thiên Chúa “một cách chắc chắn tuyệt đối”, xếp sau các quốc gia như Slovakia (37%), Lithuania ( 34%), Ukraine (32%) và Bulgaria (30%).

Cũng là quốc gia có lịch sử Công giáo lâu đời, Tây Ban Nha chỉ có 25% tín hữu có niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa, tỷ lệ tương tự với nước Nga theo Chính thống giáo.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/8/2022]


Chân phước Carlo Acutis ‘cho chúng ta thấy rằng sự nên thánh là ở trong tầm tay’

Chân phước Carlo Acutis ‘cho chúng ta thấy rằng sự nên thánh là ở trong tầm tay’

Quyển Tiểu sử mới dành cho độc giả trẻ làm nổi bật vị thánh của thiên niên kỷ đã sử dụng các kỹ năng công nghệ để truyền bá đức tin.

Chân phước Carlo Acutis ‘cho chúng ta thấy rằng sự nên thánh là ở trong tầm tay’

‘Chân phước Carlo Acutis: Khám phá kỳ diệu của một thiếu niên trên thiên đàng’ kể về đời sống nên thánh của một thiếu niên thuộc thiên niên kỷ thứ 3 yêu mến Chúa Giêsu và có sở thích đam mê công nghệ và thú cưng.. (photo: Courtesy of Holy Heroes; CarloAcutis.com via CNA)

Kerry Crawford và Patricia Crawford

7 tháng Tám, 2022



Các độc giả trẻ đang tìm kiếm anh hùng chắc chắn sẽ tìm được một người trong quyển sách truyền cảm hứng, nội dung phong phú về Carlo Acutis, người đầu tiên của thiên niên kỷ được tuyên phong “chân phước”.

Được viết bởi chị Sabrina Arena Ferrisi, một cộng tác viên tích cực của Register, quyển Blessed Carlo Acutis: The Amazing Discovery of a Teenager in Heaven (Chân phước Carlo Acutis: Khám phá kỳ diệu của một thiếu niên trên thiên đàng), kể câu chuyện về cuộc đời ngắn ngủi của Carlo trên dương thế — một cuộc đời được thúc đẩy bởi lòng yêu mến Thánh Thể và Giáo hội của một thiếu niên người Ý, và sống tươi vui trong thế giới hôm nay tràn ngập các trận bóng đá, phim ảnh, thú cưng, máy tính và bạn bè. Chị Ferrisi nói trong một cuộc phỏng vấn qua email với Register: “Câu chuyện của Chân phước Carlo có thể là câu chuyện của bất kỳ gia đình nào sống ở phương Tây. Cậu sống một cuộc sống bình thường. Cậu có TV, máy PlayStation, một máy tính xách tay. Cậu tham gia các hoạt động ngoài giờ học. Cậu có người mẹ làm việc toàn thời gian. Cậu mặc quần jeans và đi giày thể thao”.

Cuộc sống của cậu có chủ đích, tràn đầy niềm tin. “Để luôn được kết hợp với Chúa Giêsu, đây là chương trình cho cuộc đời tôi,” Carlo viết khi cậu mới 7 tuổi. Mục tiêu của cậu là thiên đàng — và theo những công trạng của cuộc sống, cậu cũng muốn dẫn dắt những người khác đến đó.

Tác giả nói: “Carlo chỉ cho chúng ta cách sống nên thánh trong bối cảnh của thời đại chúng ta, và trong những hoạt động bình thường của cuộc sống thường nhật của một thiếu niên. Cậu cho chúng ta thấy rằng sự nên thánh nằm trong tầm tay.” Kế hoạch mà cậu mô tả khi còn bé đã định hình khi trưởng thành: Thánh lễ hàng ngày và lần hạt Mân Côi, dành thời gian đọc Kinh thánh và cầu nguyện là những người bạn đồng hành để trở nên một người bạn tốt với các bạn cùng lớp, trở nên một người con ngoan với cha mẹ và giúp đỡ những người thiếu thốn.

Ngay từ khi còn nhỏ, Carlo đã đi ra ngoài cùng với một người lớn trong hầu hết các buổi tối để mang thức ăn cho người vô gia cư ở Milan và thường dùng tiền tiết kiệm để mua chăn mền cho những người mà cậu gặp. Ferrisi nói với Register: “Carlo không để cho cuộc sống xảy đến như sự ngẫu nhiên.”

“Cậu sống mọi việc trong bối cảnh của mối tương quan với Chúa Giêsu là người bạn tốt nhất của cậu.”

Và Carlo đã tìm thấy nhiều người bạn khác trên con đường truyền cảm hứng cho mình là các vị thánh. Chị Ferrisi nói, Thánh Phanxicô Assisi là mẫu gương lớn nhất của cậu. “Cả hai đều xuất thân từ những gia đình khá giả — nhưng chọn cách sống giản dị. Cả hai đều quan tâm đến người nghèo, và cả hai đều say mê Thánh Thể”.

Carlo thường nói rằng Bí tích Thánh Thể là “đường cao tốc dẫn lên thiên đàng” của cậu

Đó là đường cao tốc mà cậu cũng muốn người khác cùng đi. Là một phụ tá giáo lý viên, Carlo nhận thấy rằng nhiều thiếu nhi trong giáo xứ không hiểu ý nghĩa thật sự của Bí tích Thánh Thể. Là một người đam mê máy tính đã học viết mã khi mới 8 tuổi và tìm cách truyền cảm hứng cho các em, Carlo đã xây dựng một trang web “Những Phép lạ Thánh Thể”. Bốn năm thực hiện và hiện nay được dịch sang 17 thứ tiếng, trang web của cậu là bước khởi đầu cho một cuộc triển lãm ảnh sau này tiếp tục đi chu du khắp thế giới. Cậu cũng phát triển các trang web về “Thiên thần và ác quỷ”, “Hỏa ngục và Luyện ngục” và “Những lần Đức Mẹ hiện ra”, sử dụng những kỹ năng công nghệ của mình để truyền bá đức tin.

Chị Ferrisi nói: “Chân phước đã mang đến một cuộc Tân Phúc âm hóa tươi mới, đặc biệt là về sự quan tâm cao độ đến các phép lạ Thánh Thể.” Theo tác giả, công cuộc Tân Phúc âm hóa đó và cách thức cậu đóng góp cho nó khiến Carlo trở thành một mẫu gương tuyệt vời cho thời đại chúng ta và giúp cho sự nên thánh vừa dễ hiểu vừa hấp dẫn đối với người trẻ.

Chính sự thấu hiểu và cảm thông của cậu đối với người khác — điều mà Bộ Phong thánh sau này mô tả là “tính khí dễ mến” và “tính cách cởi mở và vui vẻ” — đã khiến cậu trở thành một nhà lãnh đạo bẩm sinh nhanh chóng đứng ra bênh vực những đứa trẻ bị bắt nạt, mời gọi những người bị loại trừ và tiếp cận với những người bị thiệt thòi.

Sự chan hòa trong cuộc sống đức tin của cậu đã thu hút mọi người đến với cậu — và với Đức Kitô.

Trong khi có nhiều điều để học từ chứng tá của Chân phước Carlo, cũng có một bài học cần phải học từ nỗ lực vượt qua điều mà cậu coi là khuyết điểm của bản thân: chẳng hạn như nói nhiều, ăn nhiều và không thường xuyên tập trung khi cầu nguyện.

Chị Ferrisi kể lại việc Carlo giữ một cuốn sổ ghi chép trong đó Chân phước viết, “Một người có thể chiến thắng một nghìn trận chiến nhưng nếu anh ta không thể chinh phục bản thân thì có ích gì?” Chị nói rằng Chân phước hiểu được tầm quan trọng của việc vượt qua những thói quen xấu ngăn cản chúng ta không đạt được sự vĩ đại và niềm hạnh phúc mà Chúa muốn dành cho chúng ta. Cuốn sách của chị đề cập đến những bước mà Carlo đã thực hiện để thay thế các thất bại bằng một đức tính cao đẹp hơn.

Khi viết cuốn Blessed Carlo Acutis: The Amazing Discovery of a Teenager in Heaven, chị Ferrisi trình bày nó như một quyển tiểu sử đúng tiêu chuẩn, bắt đầu từ ngày Chân phước chào đời và kết thúc khi cậu qua đời ở tuổi 15 do mắc bệnh bạch cầu cấp tính.

Giữa những cột mốc quan trọng đó, chị Ferrisi vẽ nên một bức tranh về cuộc sống gia đình và học hành của Carlo, nhiều sở thích của cậu cũng như những sự sùng mộ và suy nghĩ của cậu về đời sống thiêng liêng. Điều không theo tiêu chuẩn là quyển tiểu sử đề cập giai đoạn sau khi chân phước qua đời (“Sự sống sau khi chết của Carlo — Phép lạ” và “Phong chân phước”), phản ánh tình trạng “được chúc phúc” của cậu. Tác giả giải thích bằng cách nào và lý do cậu thiếu niên hiện đại này — với cuộc sống đời thường ghi đậm dấu ấn của một đức tin phi thường theo tinh thần Phúc âm — được Giáo hội Công giáo tuyên phong chân phước chỉ 14 năm sau khi qua đời năm 2006.

Quyển sách chứa đựng đầy hình ảnh của Carlo, những câu nói yêu thích của cậu, dòng thời gian và thông tin về các tiến trình phong chân phước và phong thánh.

Cộng thêm với sự nghiên cứu mở rộng, các cuộc phỏng vấn riêng của tác giả với bà Antonia Acutis, mẹ của Carlo, cung cấp những cái nhìn sâu sắc.

Khi còn là một đứa trẻ ở mẫu giáo, Carlo đã hỏi mẹ mình rất nhiều điều về Thiên Chúa đến mức bà Antonia, khi đó là một người Công giáo khô khan, bắt đầu theo một lớp thần học và một cuộc hành trình thiêng liêng, qua đó bà đã khám phá lại vẻ đẹp đức tin của mình.

Bà nói, “Carlo đã cứu tôi”. Chị Ferrisi nói rằng mẹ của Carlo vẫn còn kinh ngạc về sự trưởng thành thiêng liêng mà con trai bà đạt được trong một thời gian ngắn như vậy: “Cậu ấy là ánh sáng cho đời sống của cha mẹ về mọi mặt. Cậu có thể rất nghiêm túc nhưng cũng có khiếu hài hước tuyệt vời”. Sau khi Carlo qua đời, chị Ferrisi nói, mẹ Chân phước liền nghĩ, “Ai sẽ làm cho tôi cười bây giờ?”

Viết quyển sách này là hoàn toàn phù hợp với chị Ferrisi. Chào đời ở Ý và lớn lên ở Hoa Kỳ, nơi cha mẹ chị nói tiếng Ý với chị, Ferrisi đã làm việc trong lĩnh vực báo chí Công giáo hơn 20 năm, kể cả cho Register và thời gian ở Roma đưa tin về Vatican cho nhiều tờ báo Công giáo của Mỹ, và dẫn dắt chương trình riêng của chị bằng tiếng Ý cho đài Radio Maria. Trong những năm sau đó, chị tường thuật các hoạt động của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc cho EWTN News Nightly. Là mẹ của 4 đứa con tuổi thiếu niên và 1 thanh niên 21 tuổi lớn lên trong môi trường công nghệ, chị Ferrisi dành một vị trí đặc biệt trong tâm hồn cho chàng thiếu niên đam mê máy tính và là người yêu mến Chúa Giêsu cách nồng nàn.

Chị Ferrisi dành tặng cuốn sách của mình cho chồng và các con. Với các con, chị viết: “Cũng như Carlo, các con đừng bao giờ quên rằng tất cả chúng ta đều có thể trở thành những vị thánh trong thế kỷ 21. Đặt Thiên Chúa vào trung tâm đời sống chúng ta không bao giờ làm chúng ta giảm bớt chút nào. Nó làm cho chúng ta trở nên toàn vẹn”. Đó là lời khuyên tuyệt vời cho những người con của chị và là lời khuyên tuyệt vời cho độc giả trẻ tuổi và lớn tuổi đang sống trong một thế giới ngày càng thế tục.

Xin Chân phước Carlo cầu nguyện cho chúng tôi!


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 14/8/2022]


Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Tiếp kiến các bạn trẻ tham dự trại “Alpha Camp”, 05.08.2022

Tiếp kiến các bạn trẻ tham dự trại “Alpha Camp”, 05.08.2022

Tiếp kiến các bạn trẻ tham dự trại “Alpha Camp”, 05.08.2022

*******

Sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến các bạn trẻ tham dự trại “Alpha Camp”.

Sau đây là huấn từ của Đức thánh Cha với những người có mặt trong buổi gặp gỡ:

_____________________________________

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Các con giới trẻ thân yêu, chào mừng các con!

Tôi xin cảm ơn Đức Giám mục Camillo Cibotti của Isernia-Venafro vì những lời rất đẹp của Đức Cha và đặc biệt là vì ngài đã đồng hành cùng các con tới đây, cùng với một số linh mục, các thầy cô giáo và các giám đốc của “Alpha”, và ngài Thị trưởng của Macchia d'Isernia, địa điểm nơi các con cắm trại. “Đồng hành” là một từ ngữ quan trọng đối với chúng ta trong Giáo hội! Đồng hành.

Cũng như hôm nay, các con rời những ngọn đồi của vùng Molise để đến Roma và gặp gỡ Giáo hoàng. Cha cảm ơn vì điều này! Cha cảm thấy đó là một món quà cho cha và Giáo hội.

Các con là những thanh niên đến từ nước Ý và các nước Châu Âu. Các con được sinh ra trong một thế giới mà chúng ta gọi là “thế tục hóa”, có nghĩa là văn hóa của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những thực tại của thế giới này hơn là bởi chiều kích thiêng liêng. Tuy nhiên, sâu thẳm trong tâm hồn con người vẫn luôn có sự khát khao một điều gì đó lớn lao hơn, khát khao điều vô hạn. Các con là những người lớn lên với thông tin tức thời cũng đang đặt ra các câu hỏi lớn nổi lên trong mọi thời đại. Chúng ta từ đâu đến? Đâu là nguồn gốc của tất cả những gì tồn tại? Ý nghĩa cuộc sống của tôi là gì? Và cũng có thể là: Tại sao có quá nhiều đau khổ trên thế giới? Tại sao trẻ nhỏ và những người vô tội lại phải chịu đau khổ như vậy? Các con nên biết rằng Thiên Chúa yêu thích những câu hỏi; theo một cách nào đó, Người thích câu hỏi hơn là câu trả lời. Tại sao? Rõ ràng vì câu trả lời là khép lại, trong khi câu hỏi là mở ra. Một người chỉ sống dựa vào những câu trả lời là người quen với cách sống khép kín, khép kín, khép kín. Một người sống dựa trên các câu hỏi là người quen với cách sống cởi mở, cởi mở, cởi mở. Và Thiên Chúa yêu những câu hỏi. Một ngày nọ Chúa Giêsu hỏi hai người thanh niên đi theo Ngài trên bờ sông Giođan: “Các anh tìm gì thế?” (Ga 1:38). Một câu hỏi. Mọi người nên hỏi câu hỏi đó: Tôi đang tìm kiếm điều gì? Nếu bạn hỏi câu hỏi đó, có nghĩa là bạn còn trẻ, cho dù bạn đã tám mươi tuổi. Nếu bạn không hỏi câu hỏi đó là bạn đã già, ngay cả khi bạn chỉ mới đôi mươi. Cha nói đúng không?

Tuần trước, cha ở Canada, đến thăm các dân tộc bản địa mà tổ tiên của họ đã sống ở những vùng đất đó trước thời thuộc địa. Họ là những người bảo vệ các giá trị và truyền thống của tổ tiên, tuy rằng họ sống trong một đất nước rất hiện đại và rất tục hóa. Nhìn các con, cha liên tưởng đến những thanh niên nam nữ của các dân tộc bản địa đó. Họ rất khác với các con, nhưng lại cũng rất giống; thậm chí cha có thể nói rằng họ như các con. Giống như các con trong ý nghĩa làm người, trong việc chia sẻ những điều làm nên con người chúng ta, chẳng hạn như mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với tha nhân, với tạo vật và với chính chúng ta, trong sự tự do, lòng quảng đại và tự hiến. Tất cả những mối quan hệ đó là dấu hiệu cho thấy rằng một cách nào đó chúng ta “không hoàn thiện”: chúng ta khát khao sự viên mãn, cuộc sống viên mãn, niềm vui và ý nghĩa. Và Chúa Giêsu Kitô là sự viên mãn: tất cả chúng ta chưa đến đích, đang trên đường, đang thực hiện một cuộc hành trình. Chúng ta cần nhận thức được điều đó.

Đó là lý do vì sao ít năm trước, cha quyết định viết một bức thư dài cho giới trẻ trên thế giới. Cha bắt đầu bằng những lời này: “Chúa Giêsu Kitô đang sống! Ngài là niềm hy vọng của chúng ta. Ngài mang sự trẻ trung đến thế giới của chúng ta theo một cách tuyệt vời, và mọi thứ Ngài chạm vào đều trở nên trẻ trung, mới mẻ và đầy tràn sức sống… Chúa Giêsu Kitô đang sống và Ngài muốn các con sống! Ngài ở trong các con, Ngài ở cùng với các con và Ngài không bao giờ bỏ rơi các con. Dù con có lầm lạc xa rời đến đâu, Ngài vẫn luôn ở đó, là Đấng đã Sống lại. Ngài gọi các con, và Ngài đợi các con trở lại với Ngài và bắt đầu lại từ đầu. Khi các con cảm thấy mình già đi vì buồn phiền, phẫn uất hay sợ hãi, hoài nghi hoặc thất bại, Ngài sẽ luôn ở đó để phục hồi sức mạnh và niềm hy vọng cho các con” (Tông huấn Christus Vivit, 1-2).

Đó là trường hợp của Thánh Anrê và Gioan, và của Simon và Giacôbê, những người đã trở thành môn đệ và tông đồ của Chúa Giêsu. Đó cũng là trường hợp của cha: một ngày kia, cha nghe thấy tiếng gọi của Chúa khi cha 17 tuổi. Và đó là trường hợp của con, và con, và của con …, tất cả các con là những đứa con của thời đại internet. Chúa Giêsu luôn luôn là khởi đầu và kết thúc, là Alpha và Omega. Nhưng [luôn] rộng mở, luôn trên hành trình, luôn luôn. Không khóa chặt.

Trại của các con có tên gọi là “Alpha”, giống như phương pháp truyền giáo đã truyền cảm hứng cho nó. Alpha là một từ khác để chỉ sự ra đời, một sự khởi đầu mới, bình minh của sự sống mới… Đức Kitô là “Alpha”, là sự khởi đầu, nhưng Ngài cũng là “Omega”, là sự kết thúc, sự hoàn tất và viên mãn. Khi kết hợp với Chúa Kitô, mỗi người chúng ta, như là một thế giới thu nhỏ, có thể được cứu thoát khỏi vực thẳm của sự chết và tính tiêu cực, và có thể tiến vào sức cuốn hút tích cực của Thiên Chúa là sự sống và tình yêu. Khi kết hợp với Chúa Giêsu, mỗi người trong các con trở thành một hạt giống được định sẵn để nở hoa, để lớn lên và kết trái. Nhưng chúng ta cần phải đi theo Ngài! Điều đó có nghĩa là nói không với tính ích kỷ, tính quy ngã, khỏi ước muốn xuất hiện khác với con người chúng ta. Không! Nói không với việc khép kín dưới mọi hình thức. Nó có nghĩa là trở nên con người thật của chúng ta, không kiêu ngạo cũng không thất vọng, mà là nhìn thấy chúng ta là ai. Đó là sự khiêm tốn thực sự. Và, khi đối mặt với cái ác ở trong chúng ta và xung quanh chúng ta, thì không phải lẩn tránh, không trốn tránh thực tại, không thu mình vào, nhưng mỗi người chúng ta phải gánh vác phần trách nhiệm của chính mình – Chúa Giêsu gọi là “thập giá riêng của chúng ta” – và vác thập giá bằng lòng yêu mến và niềm vui. Không phải bằng tất cả sức lực của chúng ta, vì điều đó là không thể, nhưng luôn luôn với Chúa Giêsu, với Người dẫn đường và chúng ta noi theo.

Điều này mang lại cho chúng ta sự bình an và an toàn thực sự. Chúng ta ở trong sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng biết rõ chúng ta và yêu thương chúng ta hơn cả chính chúng ta, và là Đấng muốn mỗi người chúng ta tìm thấy sự viên mãn riêng tư, độc đáo của chính mình. Chúa không muốn những bản sao chép, Người chỉ muốn bản gốc. Các con biết ai đã nói điều đó không? Đó là Chân phước Carlo Acutis, một thanh niên người Ý sinh ra ở Anh và lớn lên ở Milan. Chân phước là một người như các con, một đứa con của thời nay, đam mê máy tính và trên hết là yêu mến Chúa Giêsu và Bí tích Thánh Thể, điều mà Chân phước gọi là “đường cao tốc dẫn lên thiên đàng”. Đời sống của Chân phước Carlo trên dương thế rất ngắn, rất ngắn, nhưng đó là một cuộc sống trọn vẹn. Nó giống như một cuộc chạy đua, một cuộc chạy đua tới thiên đàng. Chân phước bắt đầu cuộc đua đó từ ngày Rước Lễ lần đầu, khi Ngài gặp gỡ Chúa Giêsu trong bí tích Mình và Máu Người. Đúng vậy, bởi vì Chúa Giêsu không phải là một ý tưởng, hay một giới luật đạo đức. Chúa Giêsu là một người, một người bạn, một người bạn đồng hành trên đường đi.

Các con giới trẻ thân yêu, cha để lại cho các con nhiệt huyết và lời cầu nguyện này: xin Chúa Giêsu trở thành Người Bạn tuyệt vời, Người Bạn đồng hành trên suốt chặng đường của các con. Xin Chúa Giêsu Hằng sống trở thành sự sống của các con! Mỗi ngày và mãi mãi. Cha lặp lại những gì Chân phước Carlo Acutis đã nói: xin đừng trở thành bản sao, mà là bản gốc, mỗi người trong các con! Cảm ơn các con đã đến! Hãy tận hưởng những ngày trại và tiếp tục tiến về phía trước!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/8/2022]