Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Mặt trăng Vatican

Mặt trăng Vatican

18 tháng Tám, 2017
Mặt trăng Vatican
Alberto Pizzoli | AFP

Ảnh đẹp trong ngày: 18 tháng Tám, 2017

Mặt trăng nằm sau thánh giá trên đỉnh Vương cung Thánh Đường Thánh Phê-rô khi Đức Thánh Cha Phanxico đang giảng huấn từ cửa sổ điện tông truyền trước đám đông người, nhìn thẳng qua Quảng trường Thánh Phê-rô tại Vatican ngày 15 tháng Tám, 2017, trong giờ đọc Kinh Truyền tin.
Ảnh của Alberto Pizzoli cho AFP
[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/08/2017]


Hàng ngàn người Venezuela đi bộ sang Colombia mỗi ngày để dùng bữa ăn miễn phí

Hàng ngàn người Venezuela đi bộ sang Colombia mỗi ngày để dùng bữa ăn miễn phí

15 tháng Tám, 2017
Hàng ngàn người Venezuela đi bộ sang Colombia mỗi ngày để dùng bữa ăn miễn phí
Luis Acosta | AFP

Khi nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ, những người Venezuela bị đói vượt biên giới

Theo tường thuật của Associated Press, khi nền kinh tế của Venezuela đang trên bờ vực sụp đổ, vào khoảng 25.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vượt biên giới đi vào Colombia mỗi ngày để tìm thức ăn.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi phải nói ra điều này,” Erick Oropeza nói, 29 tuổi, là một cựu nhân viên của Bộ Giáo dục của Venezuela, anh phải đi bộ qua một cây cầu để được cung cấp một đĩa thức ăn miễn phí mỗi sáng. “Rằng tôi tri ân những gì nước Colombia làm cho tôi trong khoảng thời gian ngắn này hơn là những gì tôi đã đón nhận từ Venezuela trong suốt đời tôi.”
Mỗi ngày các nhà thờ và tổ chức phi lợi nhuận ở Colombia chuẩn bị cung cấp bữa ăn trưa cho người Venezuela bị đói vượt biên giới chỉ để tìm được bữa ăn duy nhất trong ngày cho họ.
Khi chính phủ chuyên quyền của Tổng thống Nicolás Maduro thẳng tay đàn áp những người phản đối, nền kinh tế của Venezuela tiếp tục lao xuống dốc. Trong tuần vừa qua cuộc khủng hoảng nổi lên mạnh hơn, giá trị đồng tiền trồi sụt chóng mặt, và giá lương thực tăng gấp đôi, theo tường thuật của Washington Post. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 75 phần trăm người dân Venezuela trong năm quan bị sụt 19 pounds (khoảng 8,6 kg).
Cha Jose David Canas, một linh mục thuộc nhóm “Casa de Paso,” tổ chức cung cấp chỗ ở do nhà thờ điều hành trong thị trấn Cucuta biên giới Colombia, nói với AP cha sẽ tiếp tục phục vụ bữa ăn “cho đến khi nào Chúa vẫn còn cho phép.”
“Cho đến khi họ đóng cửa biên giới,” cha nói. “Cho đến khi chẳng còn gì để ăn hoặc cho đến khi tỉnh nói với chúng tôi rằng họ không còn đủ khả năng để cung cấp bữa ăn trưa nữa. Và đó là dấu chấm hết.”

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/08/2017]


Một số người Bắc Hàn chọn Đức Ki-tô chứ không chọn Kim, cho dù bị bắt bớ

Một số người Bắc Hàn chọn Đức Ki-tô chứ không chọn Kim, cho dù bị bắt bớ

17 tháng Tám, 2017
Một số người Bắc Hàn chọn Đức Ki-tô chứ không chọn Kim, cho dù bị bắt bớ

Ki-tô giáo âm thầm vượt qua những vết nứt, một người đào ngũ nói

Ki-tô giáo đang phát triển ở Bắc Hàn, cho dù sự phát triển đó trong âm thầm, trong một xã hội nơi bất kỳ sự thờ phụng thánh thần nào ngoài gia đình lãnh đạo Kim đều có thể dẫn đến bản án tử.
Đó là ý kiến của một người đào ngũ từ Bắc Hàn hiện đang ở với một tổ chức đặt trụ sở tại Seoul có tên gọi là Liên Minh Thế Giới Ngăn Chặn Diệt Chủng ở Bắc Hàn.
“Việc hành quyết người vì lý do tôn giáo được chính thức chấp thuận vẫn còn tồn tại, và tôi có thể nói rằng nó thậm chí còn mạnh hơn trước đây,” người đào ngũ nói với The Telegraph.
Nhưng những thay đổi rất nhỏ đang dần trở nên rõ nét, người đào ngũ nói, người này từ chối tiết lộ tên vì ông đang tích cực hỗ trợ các nhà thờ dưới lòng đất đang hoạt động ở Miền Bắc.
“Trước đây, người dân bị bắt phải tôn thờ gia đình Kim như là vị thần của họ, nhưng nhiều người Bắc Hàn không còn tôn trọng Kim Jong-un nữa,” ông ta nói. “Điều đó có nghĩa là họ đang tìm kiếm một điều khác để giữ niềm tin của họ.”
Ông nói, “Ở một số nơi, việc đó làm nổi lên các pháp sư, nhưng Giáo hội Ki-tô giáo cũng đang phát triển và cắm rễ sâu ở đó.”
“Dù người ta biết họ có thể bị bỏ tù, hay xấu hơn nữa, nhưng họ chọn cách tiếp tục tôn thờ, và như vậy có nghĩa là đang có thêm những vết rạn nứt xuất hiện trong chính thể và hệ thống,” ông nói thêm.
Buổi phỏng vấn được thực hiện trước thời điểm Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế 2016 của Bộ ngoại giao Hoa kỳ, cho hay chế độ cai trị của Bình nhưỡng tiếp tục bách hại bất kỳ ai thực hành tôn giáo trong phạm vi các đường biên giới của họ.
Bộ Ngoại giao phát hành báo cáo thường niên hôm thứ Ba. Cho dù hiến pháp của Bắc Hàn bảo đảm tự do tôn giáo, “báo cáo năm 2014 của Ủy ban LHQ về Điều tra Tình hình Nhân quyền của Bắc Triều Tiên kết luận rằng gần như chính quyền có thái độ từ chối hoàn toàn đối với quyền tự do suy nghĩ, tự do lương tâm, và tự do tôn giáo, và trong nhiều trường hợp, có những vi phạm về nhân quyền từ phía chính quyền tiếp tay cho những tội ác chống lại nhân loại,” bản báo cáo trình bày.
“Chính quyền tiếp tục có thái độ hà khắc với những người tham gia vào việc thực hành bất kỳ tôn giáo nào bằng những cuộc bắt bớ, tra tấn, đánh đập và bắt giữ,” Bộ Ngoại giao nói. Những người bị cầm tù vì lý do tôn giáo với con số ước tính 80.000 so với 120.000 tù nhân chính trị, những người được tin rằng đang bị nhốt trong hệ thống trại tù chính trị “trong các vùng xa xôi dưới những điều kiện kinh hoàng,” bản báo cáo cho biết.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/08/2017]


5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó

5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó

18 tháng Tám, 2017
5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó

Không phải tất cả các thánh giá đều giống nhau, và mỗi thánh giá có ý nghĩa biểu trưng riêng.

Trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo hội, người Ki-tô hữu có cách trình bày thánh giá theo nhiều hình thức khác nhau. Trong mỗi trường hợp thánh giá có hình thức hơi khác và được dùng để biểu trưng cho những chân lý tâm linh.
Dưới đây là năm kiểu thánh giá đã được người Ki-tô hữu trên toàn thế giới sử dụng trong nhiều thế kỷ qua.
Thánh giá giáo hoàng
5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó
Thánh giá này chính thức được dùng làm huy hiệu khi trình bày triều đại của giáo hoàng. Thánh giá ba tầng gợi nhớ đến vương miện giáo hoàng mà các đức thánh cha trước đây đội để chỉ về ba tước hiệu của Đức Ki-tô là tư tế, ngôn sứ và vương đế.
Thánh giá Celtic
5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó
Rất phổ biến ở Ireland, Thánh giá Celtic mô tả một thập giá tiêu biểu của Ki-tô giáo nằm trước một vòng tròn. Nguồn gốc chính xác của thánh giá vẫn còn là bí ẩn, nhiều người liên kết thánh giá này với Thánh Patrick và khẳng định rằng ngài đã giới thiệu thánh giá đó như là một cách để hoán cải người ngoại giáo. Thánh giá đặt trước mặt trời, mà người ngoại giáo tôn thờ, cho thấy quyền tối thượng của Đức Ki-tô vượt trên thế giới tự nhiên. Và còn nữa, nó miêu tả Đức Ki-tô là nguồn của ánh sáng và sự sống. Có khi thánh giá này được gọi là Thánh giá Mặt trời.
Thánh giá của Thánh An-rê
5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó
Một thánh giá thường được dùng trên quốc kỳ của các nước, về nguồn gốc thánh giá được dùng làm biểu tượng cho loại thập giá mà Thánh An-rê Tông đồ đã bị đóng đinh trên đó. Một câu chuyện kể rằng Thánh An-rê đòi được đóng đinh trên kiểu thập giá như vầy (còn được gọi là “thập giá quý tộc”), vì ngài cảm thấy không xứng đáng được đóng đinh giống như cách của Đức Ki-tô.
Thánh giá của Thánh Phê-rô
5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó
Về nguồn gốc cũng tương tự như Thánh giá của Thánh An-rê, Thánh giá của Thánh Phê-rô dựa trên nền tảng câu chuyện bị đóng đinh của Thánh Phê-rô. Phê-rô cảm thấy không xứng đáng được đóng đinh theo cách của Đấng Cứu Thế và yêu cầu được đóng đinh ngược. Do vậy thánh giá này thường được dùng để tượng trưng cho lòng khiêm nhường. Thánh giá cũng đôi khi được dùng để nói về giáo hoàng, người kế vị Thánh Phê-rô.
Thánh giá Byzantine/Chính thống giáo
5 kiểu thánh giá khác nhau và ý nghĩa của những thánh giá đó
Một cách miêu tả đầu tiên về việc bị đóng đinh, Thánh giá Byzantine được chấp nhận bởi Ki-tô hữu Byzantine/Chính thống giáo và tiếp tục được sử dụng trong nhà thờ của họ cho đến ngày nay. Tầng trên cùng của thánh giá tượng trưng cho tấm bảng được Phi-la-tô đóng trên đầu thập giá (bảng viết Giê-su Na-za-rét, Vua dân Do thái). Tầng thứ hai tượng trưng cho thanh ngang mà tay Chúa Giê-su bị đóng vào. Tầng thứ ba tượng trưng cho thanh đỡ chân có thể đã được dùng để đỡ chân của Chúa Giê-su. Nó nằm theo góc nghiêng về một phía cho biết kẻ trộm lành bị đóng đinh về bên phải của Chúa Giê-su được đón về thiên đàng. Phụng vụ của Chính thống giáo nói đến tính biểu tượng này vào các ngày thứ Sáu.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/08/2017]