Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Quý vị có nhớ vị linh mục đã làm Đức Thánh Cha Phanxico khóc ở Albania? Ngài là người duy nhất không phải giám mục trong danh sách các tân hồng y

Quý vị có nhớ vị linh mục đã làm Đức Thánh Cha Phanxico khóc ở Albania? Ngài là người duy nhất không phải giám mục trong danh sách các tân hồng y

“Tôi là một linh mục nghèo và sự giàu có duy nhất của tôi là Đức Ki-tô”
10 tháng 10, 2016
Simoni. Albania.
Mimmo Muolo
“Tôi là một linh mục nghèo và sự giàu có duy nhất của tôi là Đức Ki-tô,” là những lời nhà viết tiểu sử người Ý, Mimmo Muolo, nhớ lại về Đức hồng y được sắc phong Ernest Simoni, anh hùng của Tin mừng dưới thể chế cộng sản của Albania, người đã bị kết án tử rồi bị làm lao động nô lệ trong gần 30 năm.
Cha Ernest Simoni là vị duy nhất không phải giám mục trong danh sách 17 vị sẽ được nhận mũ đỏ vào tháng 11. (list of  17 who will receive the red hat).
Bị tra tấn và bị cầm tù trong thời gian bách hại của chế độ cộng sản, chứng tá của cha đã làm Đức Thánh Cha Phanxico xúc động rơi lệ trong chuyến tông du đến Tirana năm 2014.
Ngoài 80 tuổi, Đức Hồng y Simoni sẽ không nằm trong danh sách được ứng cử trong trường hợp có mật tuyển giáo hoàng.
Khi thông báo danh sách ngày hôm qua, Chủ nhật 9 tháng 10, Đức Thánh Cha nói rằng ngài chọn “một linh mục người đã làm chứng tá rõ ràng cho Ki-tô giáo.”
Trong suốt buổi Kinh chiều trong Thánh đường Thánh Phaolo ở Tirana ngày 21 tháng 11, 2014, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxico, Cha Simoni — ngài sẽ mừng sinh nhật thứ 88 ngày 18 tháng 10 — kể lại chi tiết vụ bắt bớ ngài năm 1963, sau 8 năm làm linh mục. Bị đánh và bị tra tấn vì ngài tuyên xưng Ki-tô, ngài bị cầm tù nhiều năm và bị lao động cưỡng bức đến khi chế độ bị sụp đổ năm 1990. Trở thành Cha Linh hướng của rất nhiều tù nhân, ngài dâng Lễ thuộc lòng bằng tiếng La-tinh, trao mình Thánh và giải tội bí mật. Ngài viết trên tường của phòng giam của ngài: “Giê-su là sự sống của tôi.”
“Hôm nay chúng ta đã chạm được đến những vị tử đạo,” Đức Thánh Cha Phanxico nói sau chứng tá của cha và của một nữ tu: “Bằng sự đơn sơ này, họ đã chịu đau đớn rất nhiều về thể xác, tinh thần, với sự đau khổ không biết tương lai như thế nào, không biết được liệu họ có bị bắn hay không, và họ sống trong nỗi đau khổ này. Thiên Chúa an ủi họ. (…) Người an ủi trong tận sâu thẳm tâm hồn và bằng sức mạnh của Người.”
Đức Thánh Cha Phanxico gặp lại vị linh mục già này trong buổi Triều yết chung tháng Tư vừa rồi: Đức thánh Cha đã hôn tay linh mục với dấu chỉ kính trọng.

Dưới đây là những điều nhà viết tiểu sử của cha chia sẻ với Zenit.
ZENIT: Mimmo Muolo, năm ngoái ông đã xuất bản — bằng tiếng Ý — một tiểu sử của linh mục dòng Phanxico người Albania mà Đức Thánh Cha vừa chọn lên hàng Hồng y (“Cha Ernest Simoni. Từ Lao động cưỡng bức đến gặp gỡ Đức Giáo hoàng,”  Nhà xuất bản Pauline 2016): Ý tưởng trong quyển sách này như thế nào về cha Ernest Simoni?
Muolo: Nhà xuất bản Paoline Libri hỏi tôi xin viết quyển sách, sau mục viết của tôi về chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến Albania, trong đó có chứng tá về những chịu đựng của cha Ernest đã làm Đức Thánh Cha rơi lệ.
ZENIT: Ông làm việc đó như thế nào?
Muolo: Tôi gặp cha Ernest ở Florence, nơi cha thường đến thăm các tín hữu người Albania thuộc nhóm đồng hương, và tôi ở lại hai ngày với cha. Cha kể lại chi tiết cuộc đời của cha cho tôi tôi viết. Đó là một ân huệ lớn cho tôi!
ZENIT: Những giai đoạn chính trong cuộc đời lạ lùng của ngài là gì?
Muolo: Trước hết ngài có ơn thiên triệu, khi còn bé, khi ngài “chơi” trò chơi dâng Lễ, rồi đến việc Tiến chức Linh mục trong giữa hàng ngàn mối nguy hiểm và thừa tác vụ linh mục đầu tiên của ngài. Rồi đến việc bắt bớ, và án tử của ngài sau đó chuyển thành 25 năm lao động cưỡng bức. Cuối cùng, ngài phục vụ được 28 năm, đầu tiên trong mỏ đá sau đó đến mỏ than, và cuối cùng là thợ may của Scutari – một “vị tử đạo” theo cách nói của Đức Thánh Cha Phanxico.
ZENIT: Ngài có phải là một mẫu gương của Năm thánh Lòng thương xót?
Muolo: Chắc chắn rồi. Ngài là một mẫu gương của lòng thương xót vì ngài luôn tha thứ cho những kẻ đã hành hạ ngài.
ZENIT: Vai trò làm Hồng y của cha Simoni sẽ như thế nào?
Muolo: Cha Simoni là một chứng nhân sống của lòng trung tín với Đức Ki-tô trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, gồm cả những hoàn cảnh cùng cực nhất. Và với vị trí là Hồng y, ngài cũng sẽ nhắc chúng ta nhớ rằng không có điều gì quan trọng hơn Chúa Giê-su.
ZENIT: Những ước mong của ông cho vị anh dùng đức tin này vừa được sắc phong hồng y là gì?
Muolo: Tôi hy vọng ngài sẽ tiếp tục loan báo Tin mừng không ngừng nghỉ cho đến phút cuối cùng của cuộc sống ngài trên dương thế. Đó là điều ngài đang làm hiện giờ, ở tuổi 88, với một số lo lắng về sức khỏe.
ZENIT: Ông muốn đặt cho cha câu hỏi gì không?
Muolo: Tôi muốn hỏi ngài là ngài có bao giờ tưởng tượng mình sẽ trở thành Hồng y không. Nhưng tôi biết câu trả lời của ngài là: “Tôi là một linh mục nghèo và sự giàu có duy nhất của tôi là Đức Ki-tô.” Đó là điều ngài luôn nói với tôi. Và ngài sẽ lặp lại như vậy lần nữa.

[Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]
Mimmo Muolo w Fr. Simoni

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/10/2016]



TRIỀU YẾT CHUNG: Hành động của Lòng thương xót

TRIỀU YẾT CHUNG: Hành động của Lòng thương xót

‘Nhận ra được dung nhan của Ngài trong một người thiếu thốn là một thách thức thực sự chống lại bệnh thờ ơ. Nó làm cho chúng ta lúc nào cũng e dè thận trọng, tránh Đức Ki-tô đang đi ngang qua chúng ta và rồi không nhận ra Ngài.’
12 tháng 10, 2016
pope francis
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi triều yết sáng nay tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
HUẤN GIÁO CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Trước khi vào phần huấn giáo chúng ta đã bước một chút vào mầu nhiệm vĩ đại của lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta đã suy niệm về hành động của Chúa Cha trong Cựu Ước và rồi, qua các câu truyện của Phúc âm, chúng ta đã nhìn thấy cách Chúa Giê-su là hiện thân của Lòng thương xót trong Lời của Người và trong Hành động của Người. Đến phần mình, Ngài dạy các tông đồ: “Anh em hãy có lòng thương xót, như Cha của anh em là Đấng hay thương xót” (Lc 6:36). Đây là một cam kết thách thức lương tâm và hành động của mỗi người Ki-tô hữu. Thật vậy, thật không đủ nếu chỉ trải nghiệm lòng thương xót của Chúa cho cuộc sống của một người; điều cần thiết là bất cứ ai nhận lãnh được lòng thương xót cũng phải trở thành một dấu chỉ và một khí cụ của lòng thương xót cho tha nhân. Hơn nữa, lòng thương xót không chỉ giữ để làm trong những thời gian đặc biệt nào đó, nhưng nó phải ôm ấp lấy toàn bộ mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta.
Nhưng, làm sao để chúng ta có thể trở thành những chứng nhân của lòng thương xót? Chúng ta đừng nghĩ rằng phải làm những nỗ lực thật vĩ đại hay những hành động của của siêu nhân. Không, hoàn toàn không phải như vậy. Thiên Chúa chỉ ra cho chúng ta một con đường đơn giản hơn nhiều, được hợp thành bởi những hành động nhỏ, tuy nhiên, trước mặt Ngài nó lại có giá trị rất lớn tới mức mà chính Ngài đã nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ bị phát xét dựa trên những điều này. Quả thật, một trong những trang đẹp nhất của Tin mừng Mác-cô kể cho chúng ta một bài học để chúng ta có thể xem như là “chúc thư của Chúa Giê-su” đứng về phần của người rao giảng phúc âm, những người trực tiếp trải nghiệm hành động của Lòng thương xót nơi Ngài. Chúa Giê-su nói rằng mỗi khi chúng ta cho người đói ăn và cho người khát uống, khi chúng ta cho người trần truồng mặc và đón tiếp người lạ, khi chúng ta thăm người đau yếu hay bị tù đày, là chúng ta làm cho chính Ngài (Mt 25:31-46). Giáo hội đã gọi những hành động này là “các mối phúc thương xác,” vì chúng giúp tha nhân về những nhu cầu vật chất.
Tuy nhiên, có 7 mối phúc thương xót khác được gọi là “thương hồn”, cũng có giá trị tương đương với những nhu cầu kia, đặc biệt ngày nay, vì chúng chạm đến chiều sâu thẳm của con người và  thường làm người ta đau khổ hơn. Tất cả chúng ta chắc chắn nhớ một mối phúc đã đi vào ngôn ngữ chung của chúng ta: “Nhịn kẻ mất lòng ta.” Nó nghe có vẻ ít quan trọng, nó có thể làm chúng ta phải mỉm cười, nhưng nó lại chứa đựng một ý nghĩa bác ái sâu thẳm; và cũng như sáu mối khác còn lại, mà chúng ta cần phải nhắc lại: khuyên bảo người nghi nan, dạy người mê muội, răn bảo kẻ có tội, an ủi người âu lo, tha thứ người khinh dể ta, cầu cho người sống và người chết.
Trong phần giáo huấn tiếp theo đây chúng ta sẽ dừng lại một chút trên những mối phúc này, đây là những điều Giáo hội trình bày cho chúng ta như là con đường cụ thể để sống lòng thương xót. Có rất rất nhiều người theo dòng thế kỷ đã đưa những điều này vào thực hành, từ đó tạo nên chứng tá xác thực của đức tin. Ngoài ra, Giáo hội, trung thành với Thiên Chúa, nuôi dưỡng một tình yêu ưu ái hơn cho những người bé mọn nhất. Thường thường họ là những người rất gần với chúng ta và đang rất cần sự giúp đỡ của chúng ta. Chúng ta chẳng cần phải cất công nỗ lực đi tìm để thực hiện. Tốt hơn là cứ bắt đầu bằng những việc đơn giản nhất, điều mà Thiên Chúa cho biết là khẩn thiết nhất. Thật không may, trong một thể giới chịu ảnh hưởng của vi-rút thờ ơ, những mối phúc thương xót là một liều thuốc giải tốt nhất. Quả thật, chúng dạy cho chúng ta cách chú ý đến những nhu cầu căn bản nhất của “những người anh em bé mọn nhất” của chúng ta (Mt 25:40), vì Chúa Giê-su hiện diện trong họ. Nhận ra được dung nhan của Ngài trong một người thiếu thốn là một thách thức thực sự chống lại bệnh thờ ơ. Nó làm cho chúng ta lúc nào cũng e dè thận trọng, tránh Đức Ki-tô đang đi ngang qua chúng ta và rồi không nhận ra Ngài. Câu nói của Thánh Augustin lại hiện lên trong đầu cha: “Timeo Iesum transeuntem” (Con sợ Chúa Giê-su bước qua) (Bài giảng 88, 14, 13). Cha thắc mắc tại sao Thánh Augustine lại sợ Chúa Giê-su đi ngang qua. Thật không may, câu trả lời nằm trong thái độ của chúng ta, vì chúng ta thường lơ đãng, thờ ơ, và khi Thiên Chúa đi ngang rất gần với chúng ta, chúng ta bỏ mất cơ hội được gặp gỡ với Ngài.
Những mối phúc của lòng thương xót đánh thức trong chúng ta nhu cầu cấp bách và khả năng để đưa đức tin trở nên sống động và tích cực trong việc bác ái. Cha tin rằng qua những hành động đơn giản thường nhật này chúng ta có thể làm một cuộc cách mạng văn hóa thực sự, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Không biết có bao nhiêu vị Thánh vẫn được nhớ đến hôm nay không phải vì những công việc vĩ đại các ngài là nhưng vì công việc bác ái họ có thể chuyển tải! Chúng ta nghĩ đến Mẹ Teresa Calcutta, vừa được tuyên phong: chúng ta không nhớ đến mẹ vì mẹ đã mở được bao nhiêu nhà trên thế giới, nhưng vì mẹ cúi xuống trước mỗi con người mẹ gặp ở giữa đường phố để đem họ trở về với phẩm giá của họ. Đã có bao nhiêu trẻ em bị bỏ rơi mẹ đã ẵm bồng trên tay; không biết bao nhiêu con người đang hấp hối, đang bước vào ngưỡng cửa cuộc sống vĩnh hằng, mẹ đã giúp họ và cầm lấy tay họ! Những hành động này của lòng thương xót thể hiện Dung nhan của Đức Giê-su Ki-tô, Người chăm sóc những người anh em bé mọn nhất của Ngài và mang đến cho mỗi người họ lòng nhân hậu và sự gần gũi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần nhen nhóm lên trong chúng ta lòng khát khao được sống theo cách sống này; nguyện xin cho chúng ta biết giữ làm lòng những mối phúc thương hồn và thương xác và cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta biết đem ra thực hành trong đời sống hàng ngày.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]
pope francis
pope francis

Tiếng Ý
Anh chị em hành hương nói tiếng Ý thân mến, xin chào mừng! Cha rất hạnh phúc được chào đón các tín hữu của các Giáo phận Cremona, Pescia, Anagni-Alatri và Conversano-Monopoli, đi cùng đoàn có các linh mục đáng kính, cha cầu xin cho tất cả anh chị em gặt hái được những hoa trái từ Năm thánh chúng ta đang mừng kính, để trở thành những sứ giả của Tin mừng bằng chứng tá kiên trì của đời sống. Cha xin chào đón các Chị em Nữ tu dòng Thánh Elizabeth, tập trung nơi đây nhân dịp Tổng công hội của dòng, và cha mong vọng rằng hồng ân căn bản được tái khám phá nơi nhãn giới của Lòng thương xót Chúa. Cha chào mừng các bạn trẻ của Đại hội Folklore thuộc vùng Cori; các tham dự viên trong Hội nghị các đài phát thanh Ki-tô giáo Châu Âu và Quỹ Saint Rita Work của Prato cùng với Đức Giám mục Đức ông Franco Agostinelli. Nguyện xin việc đi qua Cửa Thánh trở nên một hành động của đức tin riêng cho mỗi người và chung cho tất cả, và khuyến khích tất cả thực hành các mối phúc thương xót trong những môi trường riêng của mỗi người.
Một lời chào đặc biệt xin gửi đến những nhà tổ chức và người tham dự trong “Trận bóng vì Hòa bình và Đoàn kết,” sẽ được tổ chức tối nay trong Sân vận động Olympic, được khởi động bởi Scholas Occurrentes, Cộng đoàn Yêu thương và Giải phóng, Trung tâm Spots của Ý và UNITALSI.
Cuối cùng, cha gửi lời chào đến các bạn trẻ, những anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới. Hôm qua chúng ta mừng kính Thánh Gioan XXIII. Các bạn trẻ thân yêu, hãy khẩn cầu sự can thiệp trên thiên đàng của ngài để biết noi gương tính hòa nhã của tình yêu phụ tử của ngài; Các anh chị em bệnh nhân thân mến, hãy cầu xin ngài trong những lúc vác thánh giá và đau khổ để đối mặt với những khó khăn cùng với sự hiền lành của ngài; những đôi uyên ương thân yêu, hãy học nơi ngài nghệ thuật giáo dục con cái bằng lòng nhân hậu và gương sáng.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch của ZENIT]
pope francis
Những lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha
Ngày mai, 13 tháng 10, là Ngày Quốc tế Giảm thiểu Thiên tai,” và năm nay với chủ đề: Hạn chế tử vong.” Thực ra, thiên tai có thể tránh được hay ít nhất giới hạn được, vì hậu quả của chúng thường do sự thiếu chăm sóc môi trường về phía con người. Vì thế, tôi xin khuyến khích sự liên kết giữa các lực lượng trong một viễn cảnh tương lai để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, thúc đẩy một văn hóa phòng ngừa, cùng với sự giúp sức của kiến thức mới, giảm bớt được những nguy cơ cho những dân tộc dễ chịu ảnh hưởng nhất.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

Tôi muốn nhấn mạnh và khẳng định sự gần gũi của tôi với tất cả những nạn nhân của cuộc xung đột tàn bạo ở Syria. Với tinh thần rất khẩn thiết tôi lặp lại lời thỉnh cầu của tôi, khẩn nài bằng toàn bộ sức lực của tôi đến tất cả những người chịu trách nhiệm, ngay lập tức đưa ra thỏa thuận ngừng bắn, điều này là bắt buộc và là sự tôn trọng ít nhất trong thời gian cần thiết để có thể di tản những người dân, đặc biệt trẻ em, là những người một lần nữa bị kẹt giữa những vụ ném bom đẫm máu
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/10/2016]