Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico: Thay đổi xã hội đòi hỏi phải loại bỏ tất cả mọi bất công

Đức Thánh Cha Phanxico: Thay đổi xã hội đòi hỏi phải loại bỏ tất cả mọi bất công

Đức Thánh Cha Phanxico: Thay đổi xã hội đòi hỏi phải loại bỏ tất cả mọi bất công

Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi các tham dự viên trong Kỳ họp thứ Tám của Diễn đàn Xã hội về Di cư 2018

05 tháng Mười Một, 2018 15:49

Kỳ họp thứ Tám của Diễn đàn Xã hội về Di cư diễn ra ở Mexico City từ 2-4 tháng Mười Một, 2018. Khai sinh năm 2001, Diễn đàn là một sáng kiến hướng tới việc nghiên cứu và xây dựng một xã hội công bằng và biết quan tâm chăm sóc cho một thế giới đoàn kết hơn. Tham dự buổi khai mạc có Đức Tổng Giám mục Mexico, Carlos Aguiar Retes, và Đức Tổng Giám mục Franco Coppola, Khâm sứ tại Mexico. Cũng tham dự trong cuộc họp có Cha Michael Czerny, S.J., Phó Phòng người Di cư và Tị nạn thuộc Bộ Phát triển Con người Toàn diện.

Dưới đây là bản dịch của ZENIT Thông điệp Đức Thánh Cha gửi đến các tham dự viên trong Diễn đàn Xã hội về Di cư 2018.


* * *

Sứ điệp của Đức Thánh Cha
Gửi Diễn đàn xã hội Thế giới về Di cư
Mexico City – 2 tháng Mười Một, 2018

Anh chị em thân mến:

Tôi chân thành cảm ơn lời mời của các nhà tổ chức Diễn đàn Xã hội Thế giới về Di cư để tôi gửi đến đôi lời động viên anh chị em trong buổi khai mạc các phiên họp. Chương trình hành động của Kỳ thứ Tám của Diễn đàn Xã hội Thế giới về Di cư nhắc lại chỉ thị của ngôn sứ Giê-rê-mi-a từ Thiên Chúa gửi đến “để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” (Gr 1:10). Cũng như trong thời đại của ngôn sứ, ngày nay cũng có những điều ác phải bị nhổ đi, những bất công phải bị lật đổ, những sự phân biệt đối xử phải bị phá bỏ, những đặc quyền đặc lợi phải bị gạt bỏ, những phẩm giá phải được xây dựng và những giá trị phải được gieo trồng.

Sự thay đổi xã hội phải bắt đầu bằng việc chối bỏ mọi điều bất công, ngày nay chúng tìm cách biện minh qua “văn hóa loại bỏ” — một căn bệnh “lây lan như đại dịch” của thế giới đương đại. Sự chống đối này được đưa ra như là một sự ứng dụng đầu tiên của công bằng, đặc biệt khi nó đưa ra được tiếng nói cho “những người không có tiếng nói.” Và trong đó có những người di cư, người tị nạn và người phải di tản, là những người bị làm ngơ, bị bóc lột, bị xâm phạm và lạm dụng trong sự im lặng đáng trách của nhiều người.

Tuy nhiên, hành động thay đổi không chỉ giới hạn vào việc lên án những bất công. Cần phải đưa ra được những hướng dẫn cụ thể cho các giải pháp khả thi và hữu hiệu, chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của tất cả mọi người. Trong phạm vi di trú (sự di cư), sự thay đổi (biến đổi) được nuôi dưỡng bằng sức kiên cường của những người di cư, người tị nạn và người di tản, và tận dụng những khả năng và khát vọng của họ để xây dựng “các xã hội bao gồm, công bằng và đoàn kết, đủ khả năng lấy lại phẩm giá cho những người đang phải sống trong tình trạng bấp bênh và không thể có được ước mơ về một thế giới tốt đẹp hơn! (Sứ điệp gửi Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 23-26 tháng Một, 2018).

Diễn đàn này nhằm giải quyết bảy chủ điểm chính liên quan trực tiếp đến tình trạng di cư hiện nay: nhân quyền, biên giới, tác động chính trị, tư bản chủ nghĩa, giới tính, biến đổi khí hậu, và những động lực trong nước. Đó là những chủ điểm rất quan trọng đáng được phản ánh thật kỹ lưỡng và chia sẻ giữa các bên; một phản ánh tìm đến sự phối hợp giữa những cách nhìn khác nhau, nhận ra tính phức tạp của hiện tượng di trú. Và chính vì sự phức tạp mà trong suốt hai năm Cộng đồng Quốc tế đã cam kết trong việc phát triển hai tiến trình tham khảo và đàm phán, mục tiêu của những tiến trình này là hướng đến sự thông qua hai công ước toàn cầu, một là về chương trình di trú an toàn, có trật tự và theo định kỳ, và chương trình kia dành cho người tị nạn. Như một sự đóng góp cho những tiến trình này, Phân ban Người Di cư và Tị nạn, dưới sự hướng dẫn của tôi, đã chuẩn bị một tài liệu với chủ đề “20 điểm hành động cho Công ước Toàn cầu, bảo vệ những biện pháp chung và hữu hiệu để góp phần đưa ra câu trả lời mạch lạc cho những thách đố của hiện tại. 20 điểm này xoay quanh bốn hành động: đón nhận, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập, chúng tóm lại thành câu trả lời cho “những thách đố đang đặt ra cho cộng đồng chính trị, xã hội dân sự và Giáo hội, về hiện tượng di cư ngày nay” (Diễn từ trước các Tham dự viên trong Diễn đàn Quốc tế về “Di cư và Hòa bình,” ngày 21 tháng Hai, 2017.)

Nhiều điểm được trình bày và biện pháp được đề nghị trong 20 Điểm Hành động trùng hợp với những trình bày mà các tổ chức xã hội dân sự đã tán thành, với mong muốn đóng góp cho tiến trình được Liên Hợp Quốc khởi xướng liên quan đến Công ước Thế giới. Đáng lưu ý là những điểm trùng hợp về nguyên tắc và biện pháp trong 20 Điểm và văn bản kết luận của chính Công ước.

Vượt xa hơn những giới hạn của những điểm đó, mà Tòa Thánh đã chỉ ra, và với bản chất không bị ràng buộc, Công ước Thế giới đóng góp “một khung tham chiếu để phát triển những đề xuất chính trị và đưa ra những biện pháp thực hiện cụ thể” (Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình 2018, 13 tháng Mười Một, 2017). Với bất kỳ một hành động nào trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện những đề xuất và đề nghị trong Công ước Thế giới đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác của tất cả các bên, và trong đó, quý vị có thể tin chắc rằng, Giáo hội sẽ luôn luôn góp phần” (Diễn từ trước các tham dự viên trong Diễn đàn Quốc tế về “Di cư và Hòa bình,” 21 tháng Hai, 2017). Vì thế, hy vọng rằng tôi có thể tin tưởng vào sự hợp tác của tất cả quý vị và của các tổ chức mà quý vị là đại diện trong Diễn đàn này.

Cần phải có sự hợp tác tương tự như vậy để cải thiện những thỏa thuận song phương và đa phương trong phạm vi di trú để chúng luôn tạo ích lợi lớn hơn cho tất cả: người di cư, người tị nạn, người di tản, gia đình của họ, những cộng đồng địa phương và các xã hội đón nhận họ. Điều này chỉ có thể đạt được bằng sự đối thoại minh bạch, chân thành và xây dựng giữa tất cả các bên, trong sự tôn trọng vai trò và trách nhiệm của mỗi bên.

Tôi muốn nhân cơ hội này để động viên các tổ chức xã hội dân sự và những phong trào chung cùng hợp tác trong công tác truyền bá rộng rãi các điểm trong Công ước Toàn cầu nhằm thăng tiến con người toàn diện cho người di cư và tị nạn — cũng như những cộng đồng đón nhận họ — nhìn thấy được những sáng kiến tốt đẹp được đề ra. Cũng như những tổ chức và các phong trào đó được mời gọi cam kết cùng chia sẻ những trách nhiệm một cách công bằng trong việc hỗ trợ những người đang đi tìm nơi định cư và người tị nạn. Cũng vậy, trách vụ của họ cũng có trong việc nhanh chóng xác định được những nạn nhân của nạn buôn người, thể hiện những nỗ lực cần thiết để giải phóng và tái phục hồi họ.

Cuối cùng, tôi khẩn xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria Đồng Trinh, với tước hiệu Mẹ Guadalupe, chăm sóc cho quý vị và hỗ trợ quý vị với tình hiền mẫu trong các hoạt động liên quan đến người di cư, người tị nạn và người di tản.

Xin Chúa chúc lành cho công việc của quý vị trong những ngày sắp tới.

Vatican, 26 tháng Mười, 2018

FRANCIS

© Libreria Editrice Vatican


[Văn bản chính: tiếng Tây Ban nha] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/11/2018]


Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem

Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem

14 tháng Mười Một, 2018
Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem
Catherine Leblanc | Godong


Tấm ảnh đã bị mờ vì bụi bẩn sau nhiều thế kỷ.

Nhà sử học nghệ thuật Emma Maayan-Fanar đang điều hành một cuộc nghiên cứu khảo cổ học tại di tích cổ Shivta, trong hoang mạc Negev của Israel, thì chị để ý thấy một cặp mắt liếc nhìn chị từ một bức tường đóng lớp bụi dày bên ngoài. Cẩn thận lau từng chút để lộ ra một bức vẽ miêu tả phép rửa của Đức Ki-tô. Sự phát hiện này được xem là “cực kỳ hiếm” vì những bức ảnh Đức Ki-tô của các Ki-tô hữu tiên khởi về thực tế không còn tồn tại ở Israel.

“Khuôn mặt của Ngài ở ngay đó, đang nhìn chúng tôi,” Maayan-Fanar nói về sự khám phá với Haaretz. “Tôi có mặt ở đó đúng lúc, đúng địa điểm và đúng góc độ ánh sáng, và đột nhiên tôi nhìn thấy đôi mắt. Đó là khuôn mặt của Chúa Giê-su khi chịu phép rửa, đang nhìn vào chúng tôi.”

Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem


Chị tiếp tục nói về những khác biệt giữa tấm ảnh cổ xưa này và quan điểm của Tây phương về dáng vẻ bên ngoài của Chúa Ki-tô. Ở Phương Tây, Chúa Giê-su thường được miêu tả là một người đàn ông cao lớn với mái tóc dài và nước da vàng, nhưng Christian Post cho thấy trong tấm ảnh cổ xưa ngài là một người đàn ông “với mái tóc xoăn, khuôn mặt dài và sống mũi dài.”

Đầu năm nay, Joan E. Taylor, giáo sư về nguồn gốc Ki-tô giáo và Do Thái giáo Đền thờ Thứ Hai (Second Temple Judaism) tại Đại học King’s College của Luân Đôn, xuất bản một quyển sách cố gắng trả lời cho câu hỏi của tiêu đề quyển sách, What Did Jesus Look Like? (Hình dáng Chúa Giê-su trông thế nào?). Ông viết về chủ đề này cho tờ Irish Times:

“Những bản vẽ của thời kỳ tiên khởi mô tả Chúa Giê-su đã đặt ra khuôn mẫu để ngày nay tiếp tục những bản vẽ mô tả chân dung của Người dựa trên hình ảnh của một hoàng đế được tôn vương và bị ảnh hưởng bởi những cách trình bày thần ngoại giáo. Đặc biệt mái tóc dài và bộ râu được lấy theo hình ảnh mô tả của văn hóa Hy-La. Một vài tấm ảnh cổ nhất còn lại mô tả chân dung Chúa Giê-su đặc biệt rất giống với phiên bản thần Jupiter, Neptune hay Serapis.

“Về cách phối màu, mái tóc màu nâu đen chuyển sang đen, đôi mắt nâu sâu thẳm, nước da màu olive. Chúa Giê-su có vẻ ngoài là một người Trung Đông. Về chiều cao, một người đàn ông trung bình trong thời gian đó có chiều cao khoảng 166 cm (5’ 5’’).”

Dù niên đại chính xác của tác phẩm nghệ thuật này vẫn chưa được xác định chắc chắn, nhưng Shivta tin rằng tấm ảnh thuộc thời kỳ khoảng thế kỷ thứ 2. Tấm hình Đức Ki-tô gần như chắc chắn có tuổi từ 1.500 đến 1.800 năm.

Di tích khu thành cổ được khám phá năm 1871, nhưng trong suốt thời gian từ đó đến nay các nhà khảo cổ đều nghiên cứu về địa điểm xây dựng, chưa ai chú ý đến tấm ảnh. Tuy nhiên, còn có một tấm ảnh khác được tìm thấy mô tả sự biến hình, nhưng không thể hiện khuôn mặt của Đức Ki-tô.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/11/2018]