Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha với Tu hội Little Work of Divine Providence

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha với Tu hội Little Work of Divine Providence (Công việc nhỏ của Chúa Quan phòng)

“Cha biết được rằng, khi Vị Sáng lập còn sống, ở một số nơi các cha được gọi là ‘các linh mục chạy đua’ vì họ luôn luôn nhìn thấy các cha di chuyển với những bước chân thoăn thoắt giữa những người đang cần được chăm sóc”
27 tháng 5, 2016
the little work of divine providence
Hôm nay trong buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha Phanxico đã tiếp đoàn tham dự của Tổng Công Hội của Tu hội Little Work of Divine Providence, được Thánh Luigi Orione thành lập.
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn dụ của Đức Thánh Cha với những vị có mặt trong buổi tiếp kiến.
* * *
Thân chào anh em,
Cha rất vui mừng được gặp gỡ anh em nhân dịp Tổng Công Hội của Tu hội. Cha xin gửi lời chào thân ái đến tất cả anh em, bắt đầu là Bề trên Tổng quyền, cha xin cảm ơn những lời chúc mừng của ngài và Cha xin gửi tới ngài những lời chúc tốt đẹp nhất cho công việc tốt lành, cùng với các vị Cố vấn.
Chúng ta đang trên đường theo chân Chúa Giê-su. Toàn Giáo hội được kêu gọi để bước theo Chúa Giê-su trên những con đường trần gian, để gặp gỡ nhân loại ngày hôm nay đang rất cần sự trợ giúp – như thánh Orione đã viết – như là “miếng bánh cho thân xác và hương thơm thượng giới của đức tin” (thư II, 463). Để thực hiện được những lời dạy này của Đấng Sáng lập và thể hiện bản chất tự nhiên quan trọng của giáo huấn của ngài, anh em đã đặt bản thể của mình vào trung tâm cho những suy tư của Tổng Công hội, đã được thánh Orione tóm tắt trong giá trị của “những tôi tớ của Đức Ki-tô và của người nghèo.” Cách thế chính là hãy luôn kết hợp hai chiều kích này của bản thân anh em và đời sống tông đồ. Anh em đã được Thiên Chúa kêu gọi và hiến dâng để luôn hiệp nhất với Chúa Giê-su (Mc 3:14) và để phục vụ Người trong những người nghèo và người bị xã hội loại bỏ. Qua họ, anh em đã chạm tới và phục vụ thân xác Đức Ki-tô và cùng lớn lên trong sự hiệp nhất với Người, luôn quan sát để đức tin không trở thành một ý thức hệ và đức bái ái không chỉ giới hạn vào sự bố thí, và để Giáo hội không trở thành một “Tổ chức Phi chính phủ.”
Là những tôi tớ của Đức Ki-tô đã làm rõ nghĩa anh em là ai cũng như những việc anh em làm, nó cũng bảo đảm chắc chắn cho hiệu quả của công tác tông đồ của anh em, làm cho việc phục vụ của anh em có kết quả. Thánh Orione hướng dẫn anh em rằng “hãy đi tìm và chữa trị những vết thương của con người, hãy chăm sóc cho thân xác yếu đuối của họ, hãy cất bước ra đi tìm gặp những ai đang cần giúp đỡ vật chất và tinh thần: bằng cách này hành động của anh em không chỉ mang lại hiệu quả mà còn mang đậm chất Ki-tô và ơn cứu độ” (Bài viết 61, 114). Cha khuyến khích anh em hãy tuân theo những chỉ dẫn này; tất cả đều thuộc chân lý! Quả thật, thực hiện điều này không những anh em bắt chước Chúa Giê-su trong vai người Samari nhân lành, mà anh em còn tạo cho mọi người niềm vui được gặp gỡ Chúa Giê-su và ơn cứu đội Người đem đến cho nhân loại. Quả thật, “những ai để cho mình được cứu rỗi bởi Người thì sẽ thoát khỏi tội lỗi, thoát khỏi nỗi buồn, thoát khỏi tình trạng trống rỗng cõi lòng và cô đơn. Cùng với Chúa Giê-su Ki-tô niềm vui luôn luôn được sinh ra và tái sinh” (Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui Tin Mừng, 1).
Việc rao giảng Tin mừng, đặc biệt trong thời đại ngày nay của chúng ta, đòi hỏi nhiều tình yêu của Thiên Chúa, kết hợp với một sáng kiến đặc biệt nào đó. Cha biết được rằng, khi vị Sáng lập còn sống, ở một số nơi các cha được gọi là ‘các linh mục chạy đua’ vì họ luôn luôn nhìn thấy các cha di chuyển với những bước chân thoăn thoắt giữa những người đang cần được chăm sóc. “Amor est in via,” Thánh Bernard đã nhắc nhở, tình yêu luôn luôn sẵn sàng, tình yêu luôn luôn dấn bước. Với thánh Orione, Cha muốn động viên anh em không chỉ bó khuôn trong môi trường của mình, nhưng hãy dấn bước “ra đi.” Nhu cầu về các linh mục và tu sĩ còn quá lớn nên không thể chỉ bó khuôn vào trong các hội đoàn bác ái, tuy rằng điều này là cần thiết, nhưng còn phải là những người dám vượt ra khỏi những phạm vi “hội đoàn” để đi đến mọi môi trường, kể cả những nơi xa xôi nhất, là lan tỏa hương thơm của đức ái của Chúa Ki-tô. Đừng bao giờ mất phương hướng của Giáo hội hay của Cộng đoàn Tu hội, hơn thế nữa, con tim anh em luôn phải ở trong “tập thể,” nhưng đồng thời việc cất bước ra đi để đem lòng Thương xót của Chúa đến cho mọi người lại cũng vô cùng quan trọng.
Sự phục vụ của anh em cho Giáo hội tất cả sẽ ngày càng trở nên hiệu quả hơn khi anh em dành hết mọi nỗ lực để bám chặt vào Chúa Giê-su và giữ  vững tinh thần. Bằng cách làm chứng nhân cho vẻ đẹp tận hiến, đời sống thánh thiện của Tu hội, “những tôi tớ của Chúa Ki-tô và của người nghèo,” anh em sẽ là một tấm gương cho các bạn trẻ. Sự sống lại trổ sinh sự sống; những Tu sĩ thánh thiện và hạnh phúc sẽ làm thức tỉnh những tấm lòng tận hiến mới
Cha xin dâng Tu hội vào bàn tay bảo vệ của Mẹ Maria, mà anh em tôn kính như là “Mẹ Chúa Quan phòng.” Cha xin anh em, hãy cầu nguyện cho cha và cho sự phục vụ Giáo hội của cha, để cả cha nữa cũng sẵn sàng lên đường am on the way. Cha ban Phép lành Tòa thánh cho anh em, cho mọi anh em trong cộng đoàn, đặc biệt những người già và đau yếu, và cho tất cả những ai đang chia sẻ hồng ân của Tu hội.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Dịch sang tiếng Anh bởi ZENIT]
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/05/2016]



Đức Thánh Cha than phiền rằng con người sống quá vội vã

Đức Thánh Cha than phiền rằng con người sống quá vội vã

Trong thông điệp bằng video nhân dịp mừng Giáo hội Công giáo Đức, ngài kêu gọi mọi người hãy sống chậm lại một chút, tìm kiếm Thiên Chúa trong lời cầu nguyện
27 tháng 5, 2016
Katholikentag Leipzig Germany
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Hôm chiều thứ Tư Đức Thánh Cha đã gửi một video sứ điệp đến Katholikentag, ngày thứ 100 cho Giáo Hội Công giáo Đức, năm nay được tổ chức ở Leipzig, với chủ đề “Hãy lặng nhìn xem con người”.
Trong video sứ điệp này, được chiếu lúc khai mạc sự kiện, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những tham dự viên tại Katholikentag hãy thể hiện cách sống niềm vui Tin mừng, hãy thể hiện mối liên hệ tốt đẹp với những Ki-tô hữu của giáo hội khác, và hãy thể hiện làm chứng nhân thực sự của Chúa Ki-tô bằng những trách vụ cụ thể giúp đỡ những người yếu đuối và thiếu thốn.
“‘Hãy lặng nhìn xem con người!’ Anh chị em đã nhóm họp lại với nhau theo khẩu hiệu này. Khẩu hiệu cho thấy điều gì mới là quan trọng. Vấn đề đáng quan tâm không phải là hành động, hay những thành công bên ngoài, nhưng là khả năng biết dừng lại, lặng ngắm, quan tâm đến những người khác và cung cấp cho họ những gì thực sự đang bị mất đi. Mỗi con người đều khát khao sự cảm thông và bình an. Mọi người đều cần sự chung sống an bình. Nhưng viện này chỉ có thể có được khi chính chúng ta xây dựng được sự bình an nội tâm trong trái tim chúng ta. Quá nhiều người đang sống rất vội vã. Với lối sống này thì tất cả những gì họ có trong tâm hồn dường như bị vùi lấp hết. Nó cũng ảnh hưởng đến thái độ chúng ta đối xử với môi trường. Mỗi người chúng ta hãy tự cho phép mình có thêm thời gian để hòa nhịp với thế giới, với muôn tạo vật, và với Đấng Tạo hóa. Chúng ta hãy cố gắng, trong suy tư và cầu nguyện, để đạt được mối thân tình lớn hơn nữa với Thiên Chúa. Và dần dần chúng ta sẽ khám  phá ra rằng Cha chúng ta trên trời muốn những gì tốt đẹp cho chúng ta. Người muốn nhìn thấy chúng ta hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và thanh thản. Trong sự thân tình này với Thiên Chúa cũng sẽ khơi dậy lòng thương xót của chúng ta. Cũng như Cha thương xót thì những đứa con của Người cũng vậy. Vì Người giàu lòng xót thương, thì chúng ta cũng được kêu mời để tỏ lòng xót thương cho nhau. Chúng ta hãy để cho tâm hồn mình được chạm đến bởi lòng thương xót của Chúa, cũng bằng cách thực lòng hòa giải, để ngày càng trở nên thương xót như Cha trên trời.”
“‘Hãy lặng nhìn con người!’ Chúng ta thường thấy con người bị ngược đãi trong xã hội. Chúng ta chứng kiến những người này người kia xét đoán giá trị cuộc sống của nhau và những gì nó gây ra cho người khác, với những người già cả và đau bệnh, làm cho họ qua đời sớm hơn. Chúng ta cũng chứng kiến những cách con người bị thỏa hiệp, bị hạ gục ở đây đó, và bị tước đi nhân phẩm của họ, chỉ vì họ không có việc làm hay là những người tị nạn. Ở đây chúng ta đang nhìn thấy Giê-su đau khổ và tử đạo. Cái nhìn chăm chăm đau khổ của Người trên tội lỗi và tính hung tàn, trong mọi chiều kích của chúng, mà con người đang chịu đựng hay buộc nhau phải chịu dựng trong thế giới này.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng diễn tả sự mong muốn của ngài rằng tất cả những người tham dự trong Katholikentag ở Leipzig, và tất cả mọi tín hữu ở Đức, có thể dành thêm không gian lớn hơn trong cuộc sống trước tiếng gọi của người nghèo và người bị áp bức. “Hỗ trợ nhau qua việc chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng về cách thức đem Tin Mừng của Chúa Ki-tô đến với nhân loại. Chúng ta hãy khẩn xin Thiên Chúa Ủi an, Chúa Thánh thần ban cho chúng ta lòng can đảm và sức mạnh để làm chứng nhân cho niềm hy vọng, đó là Thiên Chúa, đến với toàn nhân loại.”
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/05/2016]