Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Phục sinh 2017: Có một chút của Hà lan trong Quảng trường Thánh Phê-rô

Phục sinh 2017: Có một chút của Hà lan trong Quảng trường Thánh Phê-rô

Quảng trường sẽ được biến thành một vườn hoa trong ngày Lễ trọng Phục sinh
14 tháng Tư, 2017
Phục sinh 2017: Có một chút của Hà lan trong Quảng trường Thánh Phê-rô
L'OSSERVATORE ROMANO
Lễ Trọng Chúa nhật Phục Sinh, 16 tháng Tư sẽ được dâng trong Quảng trường Thánh Phê-rô, nơi đây được biến thành một vườn hoa, tượng trưng cho sự hân hoan trong Sự Sống Lại của Đức Ki-tô. Hơn 35.000 cây kiểng và hoa đã được chuyển từ Hà lan trong dịp này. Để tạo điểm nhấn cho sự thánh thiêng của phụng vụ, việc trang trí bằng hoa rất phong phú theo những ý biểu trưng trong Sứ điệp Phục sinh của Đức Thánh Cha Phanxico, theo một bản tin báo chí của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết “việc dâng cúng hoa lên Đức Giáo hoàng theo truyền thống của người Hà lan nhân dịp Phục Sinh, đã là năm thứ 31. Việc cắm hoa là công trình của một nhóm những người cắm hoa của Hà lan, được điều khiển bởi Paul Deckers, chị tham gia năm thứ 30.
“Mỗi năm nó là một thời khắc kỳ diệu! — Deckers giải thích. Xe tải từ Hà lan đến hôm thứ Năm trước Phục sinh. Những cây cảnh, hoa và những cụm hoa đã được chuẩn bị sẵn ở Hà lan ngay lập tức được chuyển xuống, và công việc bắt đầu biến quảng trường khổng lồ thành một vườn hoa.” Vị trí đặt cây và những cụm hoa được nghiên cứu để không làm ảnh hưởng đến khung cảnh Thánh lễ của Đức Thánh Cha và tạo thuận lợi cho cảnh quay truyền hình Thánh Lễ, được hàng nhiều triệu người theo dõi qua truyền hình trên khắp thế giới.
Những chuẩn bị đầu tiên đã được bắt đầu mùa thu năm ngoái với việc chọn những loại hoa và cây kiểng đẹp nhất. Vị trí của những cụm hoa trước Vương Cung Thánh Đường và tại chân của các bậc thang tạo ra một hình ảnh giống như những cánh đồng hoa nổi tiếng ở Hà lan: những luống dài hoa tulip, hoa huệ và hoa thủy tiên đủ màu sắc khác nhau. Năm nay những độ cao kiến trúc khác nhau của Quảng trường sẽ được sẽ làm nổi bật nghi thức tôn giáo. Sự phối màu được lấy chủ yếu bởi hàng ngàn cụm hoa — tulip vàng, trắng, đỏ và cam, huệ xanh và trắng và rất nhiều những chấm phá của tủy tiên vàng. Những bông hoa Phục sinh mừng Chúa Sống lại đại diện cho một biến cố duy nhất làm nổi bật giáo trị của cây cối và hoa trong những thời điểm khác nhau của cuộc sống. Năm nay là một Phục Sinh rất đặc biệt vì Lễ được mừng cùng một ngày đối với cả Công giáo và Chính Thống giáo.
Tiêu chuẩn quan trọng trong việc lựa chọn hoa là giá trị tượng trưng của nó. Như thường lệ, màu vàng và trắng chiếm chủ đạo, màu của Thành Vatican. Có rất nhiều hoa huệ tây, tượng trưng cho sự thanh khiết, trong ý nghĩa tượng trưng của Ki-tô giáo nó đại diện cho Mẹ Maria Đồng Trinh. Một tính rất mới lạ của năm nay là hoa Roseliy, loài huệ tây đầu tiên không có nhụy hoa. Sự thiếu vắng nhụy hoa có nghĩa nó không tạo ra phấn hoa và không làm hư các kết cấu, như vậy loại hoa này có thể dùng được trong mọi kiểu cắm hoa. Hoa hồng Avalanche được sử dụng rất nhiều, biểu tượng của tháng Mẹ Maria dâng hiến cho Đức Bà. Hàng ngàn mẫu hoa trắng khác nhau, hoa hồng nhạt màu và hồng màu hồng tươi có thể được nhìn thấy trong những khối lớn, tượng trưng cho sự hiệp nhất của nhiều dân tộc qua màu hoa. Cuối cùng, ngôn ngữ của hoa là ngôn ngữ chung.
Trước các hàng cột có một vùng ốc đảo xanh nhỏ của các cây bạch dương, cao 6 mét, và những cụm dây hoa quấn trên cột. Dây hoa được xem là biểu tượng của tình yêu hôn nhân, cây bạch dương là cây của sự sống và sự tái sinh.
Nổi bật cạnh đường vào Vương Cung Thánh Đường là bốn cụm hoa lớn với loại hoa Chi Thúy Tước, theo ngôn ngữ của loài hoa, nó diễn tả tình yêu chân thành hướng đến tâm hồn cao thượng, sáng láng và vĩ đại. Hoa Chi Thúy Tước ở cạnh hoa hồng Avalanche trắng, biểu tượng cho tính nhu mì và khiêm cung. Loài hoa hồng này cũng được dùng để trang trí cho bàn thờ và ban công, nơi Đức Thánh Cha ban Phép lành Urbi et Orbi.
Để trang trí cho Lễ Phục sinh của Quảng trường Thánh Phê-rô hàng ngàn hoa hồng Avalanche, hoa Chi Thúy Tước xanh, hoa huệ tây, hoa đầu xuân và cây mận được sử dụng, và được nhấn mạnh bằng những cành cây cornelian cherry vàng. Những bậc thang hướng tầm nhìn của tín hữu lên bàn thờ được trang trí bằng những đường biên hình bán nguyệt lớn của hoa thủy tiên vàng. Khi Đức Thánh Cha đi lên bàn thờ trông ngài dường như đang bước qua một cánh đồng hoa tiêu chuẩn của Hà lan. Trong các khu vườn, những tác phẩm hoa lớn của Roselily, những loài hoa huệ tây bông kép đủ màu sắc, từ trắng đến màu hồng nhạt, đến màu hồng mãnh liệt thu hút sự chú ý.
[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/04/2017]


Chặng đàng Thánh giá tại Colosseum với Đức Thánh Cha: ‘Hổ thẹn vì tội của chúng ta, nhưng hy vọng trong lòng thương xót của Thiên Chúa’

Chặng đàng Thánh giá tại Colosseum với Đức Thánh Cha: ‘Hổ thẹn vì tội của chúng ta, nhưng hy vọng trong lòng thương xót của Thiên Chúa’

Trong suốt Chặng Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha chủ tế, ngài nói: ‘Chúng con xin Người bẻ gẫy những xiềng xích trói chặt chúng con trở thành những tù nhân của sự ích kỷ, trong sự mù quáng tự nguyện của chúng con và trong sự phù hoa của những toan tính trần gian’
14 tháng Tư, 2017
Chặng đàng Thánh giá tại Colosseum với Đức Thánh Cha: ‘Hổ thẹn vì tội của chúng ta, nhưng hy vọng trong lòng thương xót của Thiên Chúa’
Copyright: L'Osservatore Romano
Khoảng 20.000 tín hữu có mặt tối nay, 14 tháng Tư, 2017, tại Via Crucis (Chặng Đàng Thánh Giá) truyền thống do Đức Thánh Cha chủ tế gần hý trường Colosseum ở Roma. Với sự an ninh cao giữa một không khí tĩnh tâm và cầu nguyện, hàng ngàn ngọn lửa nhỏ của những cây nến thắp sáng trong bóng đêm. Lời suy niệm Chặng Đàng năm nay được chuẩn bị bởi một học giả kinh thánh người Pháp, người thắng giải Ratzinger cao quý, bà Anne-Marie Pelletier.
Ngay trước khi rời Vatican, Đức Thánh Cha đăng một lời cầu nguyện ngập tràn hy vọng: “Ôi Thập giá của Đức Ki-tô, xin dạy chúng con hiểu rằng ánh bình minh của mặt trời mạnh mẽ hơn bóng đen của màn đêm, và tình yêu bất diệt của Người luôn luôn chiến thắng.”
Khi đến Hý trường Flavian, Đức Thánh Cha được Thị trưởng Roma, bà Virginia Raggi, và Đức Hồng y Agostino Vallini giám quản của Roma chào đón.
Các giáo sĩ, giáo dân, tu sĩ, các gia đình, không hoàn toàn là người Ý, vác thập giá trong suốt mười bốn chặng đàng. Ở chặng thứ nhất và thứ mười bốn, trách nhiệm thuộc Đức Hồng y Vallini. Những người khác vác Thánh giá gồm một gia đình người Roma, những người khuyết tật, hai sinh viên (một người Ba lan và một người Ý), và hai giáo dân từ thành phố Rimini của Ý. Và có ba nữ tu Ấn độ, các nữ tu và giáo dân từ Châu Phi (Burkina Faso và Cộng hòa Dân chủ Congo), và sau đó là những người thuộc các quốc gia mà Đức Thánh Cha sẽ đến thăm: Ai-cập, Bồ đào nha và Columbia. Rồi, một đôi vợ chồng người Pháp, hai giáo dân từ Trung quốc và hai tu huynh Phan sinh, một người Argentina và một người Israel, từ Vùng Đất Thánh.
***
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) lời nguyện của Đức Thánh Cha Phanxico vào cuối Chặng Đàng Thánh Giá:
Ôi lạy Chúa Ki-tô, Người bị bỏ rơi, bị phản bội và bị bán bởi chính những người thân yêu Người.
Ôi lạy Chúa Ki-tô, Người bị xét xử bởi những kẻ tội lỗi, bị chuyển qua lại bởi những kẻ nắm quyền.
Ôi lạy Chúa Ki-tô, trên da thịt đau đớn, Người bị đội triều thiên là vòng gai và mặc áo màu tím. Ôi lạy Chúa Ki-tô, Người bị đánh đòn và bị đóng đinh kinh khiếp.
Ôi lạy Chúa Ki-tô, Người bị đâm thâu bởi ngọn giáo đã đâm thấu vào trái tim Người.
Ôi lạy Chúa Ki-tô, Người đã chết và được an táng, Người là Thiên Chúa của sự sống và sự trường sinh.
Ôi lạy Chúa Ki-tô, Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng con, năm nay chúng con lại chạy đến với Người với đôi mắt cúi gằm xuống và với một trái tim đầy niềm hy vọng:
Chúng con hổ thẹn vì tất cả những hình ảnh tàn phá, phá hủy và tan hoang đã trở thành bình thường trong cuộc sống của chúng con;
Chúng con hổ thẹn vì máu vô tội đã đổ ra của những phụ nữ, trẻ em, người di cư và những người bị bách hại vì màu da hoặc vì sắc tộc và tầng lớp xã hội và vì niềm tin của họ vào Người;
Chúng con hổ thẹn cho những lần, cả chúng con nữa, giống như Giu-đa và Phê-rô, đã bán, phản bội và để Người cô đơn chết vì tội của chúng con, hèn nhát chạy trốn khỏi những trách nhiệm của chúng con;
Chúng con hổ thẹn vì sự im lặng của chúng con trước những bất công; vì bàn tay lười biếng và tham lam của chúng con; vì những tiếng la hét của chúng con bảo vệ cho những lợi lộc của mình và những tiếng nói rụt rè khi lên tiếng thay cho người khác; vì đôi chân thoăn thoắt của chúng con trên con đường tội lỗi và sự tê liệt của chúng con;
Chúng con hổ thẹn vì những lúc chúng con những Giám mục, linh mục, những người được thánh hiến đã gây ra những xúc phạm làm đau đớn Thân Thể của Người, Giáo hội; và chúng con đã lãng quên tình yêu đầu tiên của chúng con, nguồn nhiệt huyết đầu tiên của chúng con và nguồn trợ giúp suốt đời của chúng con, để cho tâm hồn và sự thánh hiến của chúng con bị rỉ sét.
Chúng con quá hổ thẹn, Lạy Chúa, nhưng con tim của chúng con vẫn nhớ đến niềm hy vọng chắc chắn rằng Người không đối xử với chúng con theo công trạng của chúng con, nhưng chỉ theo lòng thương xót vô biên của Người; rằng những bội bạc của chúng con không làm mất tình yêu bao la của Người; Trái tim của người là trái tim của mẹ và của cha, không bao giờ quên chúng con vì sự cứng lòng của chúng con;
Niềm hy vọng chắc chắn rằng tên của chúng con được khắc ghi trong trái tim của Người và chúng con được làm đứa con yêu của Người;
Niềm hy vọng rằng Thập giá của Người biến đổi con tim chai đá của chúng con thành con tim bằng thịt để có thể ước mơ, có thể tha thứ và có thể yêu; và biến đổi đêm đen của Thập giá thành ánh dương bừng sáng của sự Sống lại của Người;
Niềm hy vọng rằng chúng con không đặt chân lý của Người theo ý riêng chúng con;
Niềm hy vọng rằng những nhóm tín hữu trung thành với Thập giá của Người tiếp tục và sẽ tiếp tục, giữ lòng trung thành như hương vị của muối men và ánh sáng mở ra những chân trời mới trong thân thể của nhân loại đang bị thương tổn của chúng con;
Niềm hy vọng rằng Hội thánh của Người sẽ là tiếng kêu trong sa mạc của nhân loại để chuẩn bị cho con đường lại đến vinh quang của Người, khi Người đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết;
Niềm hy vọng rằng sự tốt lành sẽ thắng thế cho dù sự thua trận trước mắt của nó!
Ôi lạy Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, nạn nhân vô tội vì ơn cứu độ của chúng con, trước uy quyền cao cả của người, mầu nhiệm của cái chết và vinh quang của Người, trước bản án tử của Người, chúng con quỳ gối, hổ thẹn và hy vọng, và kêu xin Người rửa sạch máu bằng dòng nước chảy từ trái tim bị đâm thâu của Người; để tha thứ cho tội lỗi và những sai quấy của chúng con;
Chúng con xin Người hãy nhớ đến những người anh em của chúng con bị đã bị chết vì bạo lực, vì sự lãnh cảm và chiến tranh;
Chúng con xin Người bẻ gẫy những xiềng xích trói chặt chúng con trở thành những tù nhân của sự ích kỷ, trong sự mù quáng tự nguyện của chúng con và trong sự phù hoa của những toan tính trần gian; không lợi dụng Thập giá, nhưng là tôn vinh và tôn thờ, vì với Thập giá, Người đã cho chúng con thấy sự quái gở của tội của chúng con, sự vĩ đại của Tình yêu của Người, sự bất công của những xét đoán của chúng con và sức mạnh của Tình yêu của Người. Amen
[Bản dịch (tiếng Anh) của Deborah Castellano Lubov]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/04/2017]



Bài giảng thứ Năm Tuần Thánh của Đức Thánh Cha Phanxico tại nhà tù Paliano

Bài giảng thứ Năm Tuần Thánh của Đức Thánh Cha Phanxico tại nhà tù Paliano

‘Hôm nay, khi cha đến đây, có những người trên đường chào: “Đức Thánh Cha đang đến, người đứng đầu, người đứng đầu của Giáo hội ... “ Chúa Giê-su là người đứng đầu của Giáo hội; chúng ta không đùa đâu!’
14 tháng Tư, 2017
Bài giảng thứ Năm Tuần Thánh của Đức Thánh Cha Phanxico tại nhà tù Paliano
Copyright: L'Osservatore Romano
Lúc 3 giờ chiều hôm qua, Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxico rời khu ngài ở Casa Santa Marta và đến nhà tù Paliano, thuộc tỉnh Frosinone, Giáo phận Palestrina.
Ngài đến lúc 4.15 chiều, Đức Thánh Cha gặp gỡ các tù nhân. Sau đó ngài dâng Lễ Tiệc Ly, bắt đầu Tam Nhật Vượt qua.
Trong nghi thức rửa chân, Đức Thánh Cha rửa chân cho 12 tù nhân, trong số đó có 3 phụ nữ và một người Hồi giáo, người này sẽ rửa tội vào tháng Sáu, 1 người Argentina, 1 người Albania và những người còn lại là người Ý. Trong số những người này, 2 người bị tù chung thân và những người khác sẽ mãn hạn tù giữa khoảng năm 2019 đến 2073.

Dưới đây bàn bản dịch văn bản bài giảng không soạn trước của Đức Thánh Cha Phanxico sau bài đọc Tin Mừng.
* * *
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Tin Mừng kể rằng Chúa Giê-su dùng bữa tối với các ông trong Bữa Tiệc Ly và Người biết rằng giờ của Người đã đến từ trần gian này về với Chúa Cha. Người biết Người bị phản bội và Người sẽ bị giao nộp ngay tối hôm đó bởi Giu-đa. “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.” Tình yêu của Thiên Chúa là vậy: yêu đến cùng. Và Người ban tặng sự sống của Người cho mỗi chúng ta, và Người tự hào về điều này và Người muốn điều này vì Người là tình yêu: “Yêu đến cùng.” Thật không dễ vì tất cả chúng ta đều là tội nhân; tất cả chúng ta đều có những giới hạn, những thiết sót, rất nhiều điều. Tất cả chúng ta đều có thể yêu, nhưng chúng ta không giống Thiên Chúa, Người yêu mà không cần nhìn đến những hậu quả, yêu đến cùng. Và Người đưa ra mẫu gương: để mọi người hiểu, Người là “Đấng trên hết,” Đấng là Thiên Chúa, lại rửa chân cho các tông đồ của Người. Việc rửa chân là một phong tục lúc đó, trước bữa trưa và trước bữa tối, vì lúc đó không có lề đường và người ta phải đi trong bụi đất. Vì thế, một trong những hành động chào đón một người đến nhà, và cũng là để ăn bữa, là rửa chân cho khách. Những người nô lệ làm công việc này, những người đầy tớ làm công việc này, nhưng Chúa Giê-su đã quay ngược mọi việc và tự Ngài làm việc đó. Ông Si-mon không muốn Chúa làm, nhưng Chúa Giê-su giải thích với ông rằng việc đó phải được thực hiện, vì Người đến thế gian để phục vụ, để phục vụ chúng ta, biến Người thành một người phục vụ cho chúng ta, tặng ban sự sống của Người cho chúng ta, yêu đến cùng.
Hôm nay, khi cha đến đây, có những người trên đường chào: “Đức Thánh Cha đang đến, người đứng đầu, người đứng đầu của Giáo hội ... “ Chúa Giê-su là người đứng đầu của Giáo hội; chúng ta không đùa đâu! Giáo hoàng là hình ảnh của Chúa Giê-su và cha muốn làm điều mà Chúa Giê-su đã làm. Trong lễ hôm nay, các linh mục xứ rửa chân cho các tín hữu. Có một sự đảo ngược: người lớn nhất phải làm công việc của người phục vụ, nhưng để gieo yêu thương — để gieo yêu thương giữa chúng ta. Hôm nay cha không bảo anh chị em phải đi rửa chân cho người khác: làm vậy là đùa cợt. Nhưng nó là sự tượng trưng, là hình ảnh. Đúng, cha nói với anh chị em rằng anh chị em có thể giúp đỡ, làm việc phục vụ ở đây, trong nhà tù, với một người bạn, hãy làm đi.
Vì đây là tình yêu, đây là việc rửa chân. Đó là việc trở thành người phục vụ cho những người khác. Có lần các tông đồ tranh luận với nhau ai là người cao trọng nhất giữa các ông. Và Chúa Giê-su nói: “Ai muốn trở thành người quan trọng, hãy hạ mình xuống và làm người phục vụ tất cả.” Và đây là điều Người đã làm; Thiên Chúa làm điều này với chúng ta. Người phục vụ chúng ta. Người là người phục vụ – tất cả chúng ta, là những người nghèo nàn, tất cả mọi người! Nhưng Người là vĩ đại; Người tốt lành. Và Người yêu chúng ta . Vì vậy trong nghi thức này chúng ta hãy nghĩ về Thiên Chúa, về Chúa Giê-su. Nó không phải là một nghi thức bình thường: nó là một hành động để nhớ lại những gì Chúa Giê-su đã trao ban cho chúng ta. Sau việc này, Người đã cầm lấy bánh và trao ban cho chúng ta Thân Thể của Người; Người cầm lấy rượu, và người trao ban cho chúng ta Máu của Người. Tình yêu của Thiên Chúa là như vậy. Hôm nay chúng ta chỉ suy tư về tình yêu của Thiên Chúa.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/04/2017]