Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Đức Thánh Cha giảng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: ‘Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào’

Đức Thánh Cha giảng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: ‘Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào’
© Vatican Media

Đức Thánh Cha giảng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: ‘Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào’

Số tín hữu giới hạn tham dự Thánh Lễ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô

31 tháng Năm, 2020 16:48

Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, nhắc nhở tín hữu rằng “Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào; và Giáo hội được sinh ra theo cách như vậy: tất cả chúng ta đều khác biệt, nhưng được hợp nhất bởi cùng một Chúa Thánh Thần.”

Một số lượng tín hữu giới hạn tham dự Thánh Lễ, đeo khẩu trang và ngồi “giãn cách xã hội”. Roma đang nới lỏng những giới hạn đại dịch tới một mức độ nào đó nhưng các biện pháp bảo vệ sức khỏe đối với đại dịch Covid-19 vẫn còn áp dụng tại Ý và trong Vatican.

Đức Thánh Cha kêu gọi trong bài giảng của Thánh Lễ, “Chúng ta hãy nhìn lại thời kỳ ban đầu của Giáo hội, vào ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúng ta hãy nhìn đến các Tông đồ: một số trong các ngài là ngư dân, những con người đơn sơ quen với cách sống bằng công việc chân tay, nhưng cũng có những người khác, chẳng hạn Mátthêu là một người thu thuế có học thức.

“Các ngài đều xuất thân từ những nền tảng và bối cảnh xã hội khác nhau, và các ngài mang các tên Hêbrơ và Hy lạp. Nói về tính cách thì một số trong các ngài có tính điềm đạm nhưng số khác thì sôi nổi; tất cả các ngài đều có suy nghĩ và sự nhạy cảm khác nhau. Tất cả các ngài đều khác nhau. Chúa Giêsu không thay đổi các ngài; Người đã không biến các ông trở thành một bộ những mẫu rập khuôn. Không. Người vẫn để lại những khác biệt của các ngài và bây giờ Người hợp nhất họ bằng cách xức dầu cho các ông với Chúa Thánh Thần.

“Bằng việc xức dầu sinh ra sự hiệp nhất của các ngài – hiệp nhất trong sự đa dạng. Trong ngày Lễ Ngũ tuần, các Tông đồ hiểu được sức mạnh hợp nhất của Thần Khí. Các ngài nhìn thấy điều đó với chính cặp mắt của mình khi mọi người, mặc dù nói các thứ tiếng khác nhau, đều đến với nhau như một dân tộc: dân tộc của Chúa, được định hình bởi Thần Khí là Đấng đan dệt hiệp nhất từ sự đa dạng và tặng ban sự hòa hợp vì trong Thần Khí là có sự hòa hợp. Chính Người sự hòa hợp.”


Dưới đây là toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha, văn bản của Vatican:

Thánh Tông đồ Phaolô viết cho các tín hữu Côrintô, “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí” (1 Cr 12:4). Ngài tiếp tục: “Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người” (cc. 5-6). Sự đa dạng và hiệp nhất: Thánh Phaolô kết hợp hai từ ngữ dường như đối chọi nhau. Ngài muốn nói với chúng ta rằng Chúa Thánh Thần là Đấng mang đến sự dồi dào; và Giáo hội được sinh ra theo cách như vậy: tất cả chúng ta đều khác biệt, nhưng được hợp nhất bởi cùng một Chúa Thánh Thần.

Chúng ta hãy nhìn lại thời kỳ ban đầu của Giáo hội, vào ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúng ta hãy nhìn đến các Tông đồ: một số trong các ngài là ngư dân, những con người đơn sơ quen với cách sống bằng công việc chân tay, nhưng cũng có những người khác, chẳng hạn Mátthêu là một người thu thuế có học thức. Các ngài đều xuất thân từ những nền tảng và bối cảnh xã hội khác nhau, và các ngài mang các tên Hêbrơ và Hy lạp. Nói về tính cách thì một số trong các ngài có tính điềm đạm nhưng số khác thì sôi nổi; tất cả các ngài đều có suy nghĩ và sự nhạy cảm khác nhau. Tất cả các ngài đều khác nhau. Chúa Giêsu không thay đổi các ngài; Người đã không biến các ông trở thành một bộ những mẫu rập khuôn. Không. Người vẫn để lại những khác biệt của các ngài và bây giờ Người hợp nhất họ bằng cách xức dầu cho các ông với Chúa Thánh Thần. Bằng việc xức dầu sinh ra sự hiệp nhất của các ngài – hiệp nhất trong sự đa dạng. Trong ngày Lễ Ngũ tuần, các Tông đồ hiểu được sức mạnh hợp nhất của Thần Khí. Các ngài nhìn thấy điều đó với chính cặp mắt của mình khi mọi người, mặc dù nói các thứ tiếng khác nhau, đều đến với nhau như một dân tộc: dân tộc của Chúa, được định hình bởi Thần Khí là Đấng đan dệt hiệp nhất từ sự đa dạng và tặng ban sự hòa hợp vì trong Thần Khí là có sự hòa hợp. Chính Người sự hòa hợp.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào bản thân mình, Giáo hội hôm nay. Chúng ta có thể tự hỏi: “Điều gì làm hiệp nhất chúng ta, nền tảng sự hiệp nhất của chúng ta là gì?” Chúng ta cũng có những khác biệt của mình, chẳng hạn: khác biệt về ý kiến, về lựa chọn, về sự nhạy cảm. Nhưng cám dỗ đó là luôn luôn muốn bảo vệ ý kiến riêng của mình bằng mọi giá, tin rằng đó là những ý tốt đẹp cho mọi người, và chỉ đồng ý với những ai suy nghĩ như chúng ta. Đây là một cám dỗ rất xấu mang đến sự chia rẽ. Đó là một sự tin tưởng được tạo ra trong hình ảnh riêng của chúng ta; nó không phải là điều Thần Khí muốn. Chúng ta có thể cho rằng điều hiệp nhất chúng ta chính là niềm tin và đạo đức của chúng ta. Nhưng còn nhiều hơn thế: nguyên tắc hiệp nhất của chúng ta là Chúa Thánh Thần. Người nhắc nhở chúng ta rằng trên hết chúng ta là những đứa con được yêu thương của Thiên Chúa; tất cả đều bình đẳng, về khía cạnh này, và tất cả đều khác biệt. Thần Khí đến với chúng ta trong những khác biệt và khó khăn của chúng ta, để nói với chúng ta rằng chúng ta có một Chúa – Chúa Giêsu – và có một Cha và vì lý do này chúng ta là anh chị em của nhau! Chúng ta hãy bắt đầu trở lại từ đây; chúng ta hãy nhìn đến Giáo hội bằng đôi mắt của Thần Khí và không theo cách của thế gian; Thần Khí nhìn chúng ta như là những người con trai và con gái của Chúa Cha và là anh chị em của Chúa Giêsu. Thế gian nhìn thấy những người bảo thủ và cấp tiến; Thần Khí nhìn thấy con cái của Chúa. Con mắt thế gian trông thấy những cơ cấu phải được làm hiệu quả hơn; con mắt tâm linh trông thấy những người anh chị em đang kêu xin lòng thương xót. Thần Khí yêu thương chúng ta và biết rõ vị trí của mọi người trong chương trình vĩ đại của mọi việc: với Người, chúng ta không phải là những mẩu hoa giấy bị gió thổi cuốn đi, nhưng chúng ta là những mảnh ghép không thể thiếu được trong bức tranh ghép toàn cảnh của Người.

Nếu chúng ta quay trở lại ngày Lễ Ngũ tuần, chúng ta khám phá ra rằng nhiệm vụ đầu tiên của Hội thánh là rao giảng phúc âm. Nhưng chúng ta cũng nhìn thấy rằng các Tông đồ chẳng vạch ra một chiến lược nào; khi các ngài khóa kín cửa ở đó, trong Phòng Tiệc Ly, các ngài chẳng hoạch định chiến lược, không, họ chẳng viết dự thảo kế hoạch mục vụ nào cả. Có thể các ngài đã phải chia người ra thành các nhóm theo gốc gác, trước hết trao đổi với những người ở gần rồi sau đó mới tới những người ở xa, theo kiểu đúng trật tự … Đáng lẽ các ngài cũng đã phải đợi thêm một thời gian trước khi bắt đầu việc rao giảng để hiểu được những lời giáo huấn của Chúa Giêsu sâu sắc hơn, cũng là để tránh những nguy hiểm … Không. Thần Khí không muốn sự ghi nhớ về Thầy chỉ được gieo trồng trong các nhóm nhỏ khóa kín cửa trong phòng Tiệc Ly là nơi dễ dàng trở thành “nơi riêng tư”. Đây là một căn bệnh kinh khủng cũng có thể lây nhiễm vào Giáo hội: biến Giáo hội thành một nơi riêng tư thay vì là một cộng đồng, một gia đình hoặc là một người Mẹ. Chính Thần Khí mở ra những cánh cửa và thúc đẩy chúng ta vượt xa hơn những gì đã được nói và làm, vượt xa hơn những ranh giới của một niềm tin rụt rè và cảnh giác đề phòng. Trong thế giới, nếu không có tổ chức chặt chẽ và một chiến lược rõ ràng, mọi sự sẽ tan rã. Tuy nhiên trong Giáo hội, Thần Khí bảo đảm sự hiệp nhất cho những người loan truyền thông điệp. Các Tông đồ lên đường: không được chuẩn bị, nhưng đưa mình vào tuyến đầu. Một điều khiến các ngài tiến bước: khát khao trao tặng những gì họ đã được đón nhận. Phần mở đầu của Thư thứ nhất của Thánh Gioan vô cùng đẹp: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa” (cf. 1:3).

Đến đây chúng ta hiểu được mầu nhiệm của sự hiệp nhất là gì, mầu nhiệm của Thần Khí. Mầu nhiệm hiệp nhất trong Giáo hội, mầu nhiệm Thần Khí là một ân sủng. Vì chính Thần Khí ân sủng: Người sống bằng cách trao ban bản thân và bằng cách này Người giữ chúng ta hiệp nhất với nhau, làm cho chúng ta trở thành những người chia sẻ trong cùng ân sủng. Điều quan trọng là phải tin rằng Thiên Chúa là ân sủng, rằng Người hoạt động không bằng cách lấy đi, nhưng bằng cách cho đi. Tại sao điều này lại quan trọng? Vì con đường trở thành người tín hữu của chúng ta tùy thuộc vào cách chúng ta hiểu về Thiên Chúa. Nếu chúng ta mang dấu ấn trong tâm trí về một Thiên Chúa lấy đi và áp đặt, thì chúng ta cũng sẽ có ý muốn lấy đi và áp đặt: chiếm giữ những không gian, đòi hỏi được công nhận, tìm kiếm quyền lực. Nhưng nếu chúng ta ghi nhớ trong lòng một Thiên Chúa là nguồn ân sủng, thì mọi sự thay đổi. Nếu chúng ta nhận biết rằng tất cả những gì của chúng ta đều là ân sủng của Người, tự do và bất xứng, thì rồi chúng ta cũng sẽ muốn biến cuộc sống mình thành một món quà. Bằng cách yêu thương khiêm nhường, phục vụ một cách tự do và vui vẻ, chúng ta sẽ trao cho thế giới hình ảnh thật của Thiên Chúa. Thần Khí, sự ghi nhớ sống động của Giáo hội, nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được sinh ra từ ân sủng và chúng ta phát triển bằng sự cho đi: không bằng cách kìm giữ lại nhưng bằng cách cho đi bản thân.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy nhìn vào lòng mình và tự hỏi điều gì cản trở chúng ta không cho đi bản thân. Theo một cách nói, có ba kẻ thù chính của ân sủng luôn rình rập ở cửa ngõ tâm hồn chúng ta: tính tự kỷ ái mộ, cho mình là nạn nhân và thái độ bi quan. Tính tự kỷ ái mộ khiến chúng ta thần tượng hóa bản thân, chỉ quan tâm đến những gì tốt đẹp cho chúng ta. Người tự kỷ ái mộ suy nghĩ: “Đời sống là tốt đẹp nếu tôi kiếm được lợi ích từ nó.” Vì thế họ dẫn đến kết luận: “Tại sao tôi lại phải trao tặng bản thân cho người khác?” Trong thời gian đại dịch này, tính tự kỷ ái mộ đã cho thấy quá sai: khuynh hướng chỉ nghĩ đến nhu cầu của bản thân, thơ ơ trước nhu cầu của người khác, và không chấp nhận những yếu đuối và sai lầm của chúng ta. Nhưng với kẻ thù thứ hai, tự cho mình là nạn nhân, cũng nguy hiểm không kém. Những nạn nhân luôn kêu ca về người anh em của họ mọi ngày: “Chẳng ai hiểu tôi, chẳng ai giúp tôi, chẳng ai yêu tôi, mọi người chẳng ai để ý đến tôi!” Chúng ta đã nghe không biết bao nhiêu lần những lời phàn nàn như vậy! Tâm hồn của người nạn nhân khép chặt, vì người đó hỏi rằng, “Tại sao chẳng ai quan tâm đến tôi?” Trong cuộc khủng hoảng, chúng ta đang hiểu được tính cách xem mình là nạn nhân xấu biết bao! Cho rằng không có người nào hiểu chúng ta và trải qua những gì chúng ta đã từng trải. Đây là tính xem mình là nạn nhân. Cuối cùng là sự bi quan. Ở đây lại là lời than phiền bất tận: “Chẳng có gì tốt đẹp cả, xã hội, chính trị, Giáo hội …”. Người bi quan tức giận với cả thế giới, nhưng lại ngồi im mà chẳng làm gì, suy nghĩ rằng: “Cho đi nào có tốt đẹp gì? Chỉ là vô ích”. Ngay thời điểm này, với nỗ lực thật lớn để khởi đầu trở lại, thì sự bi quan lại tàn phá lớn như thế nào, khuynh hướng nhìn mọi sự dưới ánh sáng xấu nhất, và cứ lặp đi lặp lại rằng chẳng có gì sẽ quay trở lại như trước đây! Khi một người suy nghĩ theo hướng này thì một điều chắc chắn sẽ không quay lại đó là niềm hy vọng. Trong ba thần này – thần tượng tự kỷ ái mộ chiếc gương soi, thần gương; thần phàn nàn: “Tôi chỉ cảm thấy là người khi tôi phàn nàn”; và thần yếm thế: “mọi sự đều đen tối, tương lai thì ảm đạm” – chúng ta có kinh nghiệm về một sự đói khát hy vọng và chúng ta cần biết trân quý món quà của sự sống, món quà là chính mỗi người chúng ta. Chúng ta cần Chúa Thánh Thần, ân sủng của Chúa là Đấng chữa lành chúng ta khỏi tính tự kỷ ái mộ, khỏi tính xem mình là nạn nhân, và chủ nghĩa bi quan. Người chữa lành chúng ta khỏi cái gương soi, khỏi những than phiền, và bóng tối.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần, sự ghi nhớ của Thiên Chúa, làm hồi sinh trong chúng ta sự ghi nhớ về ân sủng đã được đón nhận. Giải thoát chúng ta khỏi bệnh tê liệt của tính ích kỷ, và đánh thức trong chúng ta khao khát phục vụ, khao khát làm điều lành. Thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng này đó là thảm kịch của sự khép chặt lòng mình. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến: Người là sự hòa hợp; hãy làm cho chúng con trở thành người xây dựng tình hiệp nhất. Người luôn trao ban chính Người; xin ban cho chúng con lòng can đảm thoát ra khỏi bản ngã, để yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, để trở nên một gia đình. Amen.

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/6/2020]


Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

29 tháng Năm, 2020

Thánh Fabiola chịu trách nhiệm thành lập nhà thương đầu tiên trong Đế Quốc Tây La Mã, được xây dựng ở Roma khoảng năm 400.


E sợ khoa học là một sự cáo buộc thiếu công bằng ở nhiều cấp độ đối với Giáo hội Công giáo. Mặt khác, bạn lại không nghe thấy sự e sợ đối với y học, vì nó là trung tâm của niềm tin khi Đức Kitô khuyến khích các môn đệ của Người “chữa lành người bệnh.” Khi Hoàng đế Constantine hợp pháp hóa tôn giáo đã bị bách hại trước đó, thì việc xây dựng được bắt đầu.

Các nhà thương Kitô giáo đến Tây Châu Âu muộn hơn một chút so với phương Đông. Roma là địa điểm đầu tiên. Một nữ Thánh chịu trách nhiệm thành lập nhà thương đầu tiên ở Đế quốc Tây La Mã, vào khoảng năm 400. Nhà thương ban đầu của Thánh Fabiola hiện không còn tồn tại, nhưng có rất nhiều nhà thương cổ xưa vẫn còn tồn tại cho đến kỷ nguyên hiện đại. Trong đó bao gồm tòa nhà bệnh viện lâu đời nhất Châu Âu, Santa Maria della Scala ở Siena nước Ý. Hiện giờ nó là một bảo tàng viện, đã từng là một nơi quan trọng cho việc chăm sóc sức khỏe suốt thời gian 500 năm.

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay


Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Thánh Fabiola là một nữ quý tộc Kitô hữu La Mã thuộc thế kỷ thứ 5 với ước mơ mở một nhà thương ở Giêrusalem. Nhưng thánh nữ lại phải định cư ở Roma, xây nhà thương đầu tiên của Châu Âu ở đó.

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Một bức bích họa trên tường tại tòa nhà bệnh viện lâu đời nhất Châu Âu.

Santa Maria della Scala được thành lập ở Siena, có lẽ khoảng một ngàn năm trước. Nó phần lớn phục vụ cho nhu cầu sức khỏe của những người hành hương, nhưng cũng là một nơi chăm sóc chính cho các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Một trong những cơ sở bệnh viện lâu đời nhất vẫn còn hoạt động trên thế giới là Hotel-Dieu ở Paris. Được thành lập cách đây hơn một ngàn năm, hiện nay nó là cơ sở do chính phủ điều hành, mặc dù trước đây ban nhân viên là các nữ tu dòng Augustine cho đến thế kỷ 20.

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Một nhà thương Hotel-Dieu khác

Đây là nhà thương lâu đời nhất của Canada, được thành lập năm 1645 khi Montreal lần đầu tiên bị Pháp chiếm làm thuộc địa. Ngày nay nó vẫn còn hoạt động, mặc dù không còn là cơ sở của tôn giáo.

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Nhà thương của Thánh Bartholomew ở London

Vua Henry VIII đã phá hủy rất nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe của Công giáo ở nước Anh. Nhà thương thánh Bartholomew ở London được miễn thứ và trở thành một trong những nhà thương hàng đầu của Anh, mặc dù bệnh viện “Thánh Bart” ngày nay hoàn toàn thuộc thế tục.

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Nhà thương lâu đời nhất hoạt động liên tục ở Bắc Mỹ có thể là Jesús Nazareno của Mexico City. Nó được mở bởi những người Tây Ban nha xâm lược để điều trị cho các chiến binh Aztec bị thương.

Giáo hội Công giáo thành lập những nhà thương lâu đời nhất của thế giới như thế nào, một truyền thống còn tiếp tục đến ngày nay

Phòng khám chữa bệnh ban đầu ở Rochester được thành lập trong sự cộng tác giữa một người Anh, William Mayo, và dòng Nữ tử Thánh Phanxico Rochester Công giáo địa phương, Minnesota. Nó khởi đầu là Nhà thương Thánh Mary, như nhìn thấy trong tấm ảnh trên từ năm 1910, trước khi trở thành Phòng khám Mayo nổi tiếng thế giới.

Paris có hoàn cảnh ngược lại. Có lẽ nhà thương lâu đời nhất liên tục hoạt động – theo tất cả mọi ý nghĩa – trên thế giới, bản thân tòa nhà chỉ được 150 tuổi. Hotel-Dieu được cho là thành lập 1600 năm trước. Lúc đó nó là một cơ sở tôn giáo, như tên gọi cho biết, nhưng hiện nay thuộc thế tục và là cơ sở cấp cứu chính cho trung tâm Paris. Ban nhân viên của nhà thương là các nữ tu Augustine cho đến thế kỷ 20.

Dòng Augustine đứng sau nhiều bệnh viện, bao gồm cả bệnh viện lâu đời nhất ở London. Được thành lập năm 1123, Nhà thương Thánh Bartholomew vẫn còn là một trong những nhà thương quan trọng nhất của Anh. Hiện nay nó được điều hành bởi Y tế Quốc gia và những quy định về an ninh được thay đổi từ năm 1381: người lãnh đạo nổi dậy lớn nhất của nông dân nước Anh được nhận điều trị ở đó khi lính của nhà vua hành quân vào trong nhà thương và xử tử ông.

Nhà thương Thánh Bart’s, như được mọi người biết đến một cách yêu mến, trở nên khác thường khi vẫn giữ lại ban nhân viên là các tu sĩ sau khi vua Henry VIII đuổi tất cả họ ở các cơ sở Công giáo khác mà ông có thể tìm thấy. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Anh chịu tổn thất lớn, nhưng nhà thương này là một ngoại lệ. Với ban nhân viên đa phần là giáo dân, cộng thêm các nữ tu Augustine, đây là nơi William Harvey đã thực hiện một trong những khám phá quan trọng nhất của y khoa trong thế kỷ 17 — sự tuần hoàn của máu.

Sau cuộc Cải cách ở Châu Âu, chủ yếu chỉ còn các quốc gia Công giáo vẫn duy trì hệ thống chăm sóc y tế nghiêm túc. Chẳng hạn, Martin Luther đã cố gắng đưa các nữ tu và y tá ra khỏi bệnh viện để họ có thể trở thành những người vợ đoan trang cho những người đàn ông xứng đáng.

Chính các tu sĩ Benedictine đã từng có sự liên kết gần gũi nhất với các bệnh viện, cùng với các dòng Carmelites, Đaminh và hầu hết các dòng Công giáo khác. Ngay cả Thập tự quân cũng tham gia vào việc này. Trong thế kỷ 12, họ đã học được nhiều điều từ phía đối thủ Hồi giáo và tiếp tục tiến xa hơn nhiều so với hầu hết các chiến binh kết hợp các trách vụ tôn giáo và y tế. Tổ chức Hiệp sĩ Malta hiện tại, có trụ sở tại Roma, là hậu duệ của các Hiệp sĩ Dòng Bệnh viện Thánh Gioan của Giêrusalem, được thành lập năm 1113.

Ở những nơi mà các cường quốc châu Âu chinh phục thuộc địa tiến tới, họ đều xây dựng các bệnh viện. Ở Châu Á có nhiều di tích về công việc này (chủ yếu) của các nữ tu. Hầu như ở mọi miền của châu lục, cùng với khu vực Thái Bình Dương và Châu Phi, đều có các nhà thương mang tên của các vị thánh Công giáo và các dòng tu.

Châu Mỹ là một thuộc địa khác khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gửi các dòng tu đến để khởi động các nhà thương. Ngay khi người Pháp đặt ra yêu sách về điều mà họ gọi là “Tân Pháp quốc”, đã dẫn đến nhà thương Hotel-Dieu của Montreal. Bệnh viện đầu tiên ở Canada được thành lập năm 1645 và hoạt động chủ yếu với sự hỗ trợ của các nữ tu. Hiện nó vẫn là một trong những cơ sở hàng đầu của Canada, mặc dù hiện tại nó thuộc quyền thế tục.

Bệnh viện lâu đời nhất còn tồn tại ở Bắc Mỹ được thành lập năm 1524 tại Mexico City. Được thành lập bởi Hernan Cortes, Bệnh viện Jesús Nazareno vẫn rất giống với tòa nhà ban đầu. Lịch sử của các bệnh viện ở Hoa Kỳ có phần khác nhau. Nó ít mang những nền tảng Công giáo, là điều bị ngăn cấm ở một mức độ lớn. Mãi đến thế kỷ 19, các nữ tu từ Pháp và Ireland nói riêng đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một số cái tên vẫn còn rất quen thuộc vào năm 2020. Đầu tiên là Phòng khám và điều trị Mayo ở Rochester, bang Minnesota, được thành lập bởi các nữ tu dòng Thánh Phanxico ở Rochester.

Ngày nay những cơ sở Công giáo là các nhà cung cấp sự chăm sóc sức khỏe lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nếu ai đó nghi ngờ về di sản của các nữ tu, họ phải xét đến sự phát triển của các kiểu đồng phục điều dưỡng. Bà Florence Nightingale vô cùng cảm kích với công việc của các nữ tu Công giáo. Dĩ nhiên, tại thời điểm này sẽ rất khó để nhìn thấy bộ đồng phục vì tất cả trang thiết bị bảo vệ cá nhân họ phải mang trên người.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/5/2020]