Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Buôn bán trẻ em: Cô Rani Hong, bị bắt cóc lúc bảy tuổi

Buôn bán trẻ em: Cô Rani Hong, bị bắt cóc lúc bảy tuổi

Lên tiếng thức tỉnh công luận
6 tháng 11, 2017
Buôn bán trẻ em: Cô Rani Hong, bị bắt cóc lúc bảy tuổi
Mme Rani Hong @ Tronie Foundation
Chị Rani Hong, bị lừa bắt cóc lúc 7 tuổi, và ngày nay là Chủ tịch của một cơ sở, đọc diễn văn tại Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội về thử thách của cô.
“Giúp các nạn nhân của Nạn Buôn Người – Những cách Tốt nhất để Tái hội nhập, Trợ giúp Pháp lý và Đền Bù” là chủ đề của Hội nghị, được tổ chức trong  lâu đài Pius IV Casina tại Vatican, từ 4-6 tháng 11, 2017.
Hội nghị kết thúc với một cuộc họp báo ngày 6 tháng Mười Một, với Đức ông Marcelo Sanchez Sorondo, Chưởng ấn của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội; Bà Margaret S. Archer, Chủ tịch; Bà Jami Solli, luật sư, đồng tổ chức và là Nhà sáng lập tổ chức “the Global Alliance for Legal Aid,” (Liên minh Toàn cầu Hỗ trợ Luật pháp) và chị Rani Hong, Chủ tịch của Cơ sở Tronie hoạt động chống lại buôn người và nô lệ. Chính bản thân chị Hong đã bị bắt cóc khỏi tay cha mẹ ở Ấn độ khi chị bảy tuổi, và bị bán làm nô lệ và bị hành hạ ở một tiểu bang khác của Ấn độ. Sau đó, chị bị bệnh và bị bán lại một lần nữa và được đưa vào chương trình nhận con nuôi quốc tế vào Mỹ và Canada. Chị kể câu chuyện của bà bằng tiếng Anh.
Sau đó, điều bà gọi là “phép lạ của Chúa” đã xảy ra khi chị tìm lại được mẹ của chị.
Hôm nay chị chia sẻ điều chị gọi là “niềm hy vọng” của chị: cùng với chồng chị thành lập Cơ sở Tronie, “để thay đổi thế giới.”
Chị cảm ơn Đức ông Sanchez Sorondo và đặc biệt là bà Archer đã tạo cơ hội cho những người không có tiếng nói: “Tôi nói thay cho những người không có tiếng nói, tôi kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn (. . .). Tôi có một tên gọi, một khuôn mặt, một người cha và một người mẹ, và tôi hy vọng khơi gợi được nguồn cảm hứng cho các quốc gia xây dựng luật pháp và thi hành những luật đó.”
Chị kể chuyện: tôi đã không được giao tiếp với ai; tôi đã phải học lại cách giao tiếp, quyền căn bản của tôi đã bị tước mất.”
“Cảm ơn,” chị nói với một giọng mạnh mẽ, “vì tiếng nói của những người sống sót đã được nghe thấy. Tôi đến đây với hy vọng rằng người ta có thể đưa ra được một sự thay đổi.”
Bà phân tích rõ rằng nạn bán trẻ em cho việc nhận con nuôi tấn công trực tiếp vào “trẻ em đường phố.” Và chị Hong nói một đứa trẻ bị bán đi bán lại nhiều lần. Việc bán trẻ em “chuyển từ người chủ này sang người chủ khác” và điều này “là để phục vụ cả thế giới hoặc lấy nội tạng bán.” Và việc buôn bán trẻ em như vậy “đang phát triển,” còn lâu mới giảm bớt.
Bà kêu gọi công luận phải nhạy cảm với vấn đề, đặc biệt các gia đình mong muốn nhận con nuôi quốc tế.
Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester
JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 07/11/2017]


Tiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh Cha

Tiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh Cha

Tiếp tục chủ giáo lý mới về Thánh Lễ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha phân tích chủ đề: “Thánh Lễ là cầu nguyện.”
15 tháng 11, 2017
Tiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh Cha
Tiếp Kiến Chung 11.15.17 © L'Osservatore Romano
Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:15 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhóm tín hữu và khách hành hương từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.
Tiếp tục loạt bài giáo lý mới nói về Thánh Lễ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha phân tích chủ đề: “Thánh Lễ là cầu nguyện.”
Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện.
Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc bằng bài hát Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.
* * *
Giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Chúng ta lại tiếp tục chủ đề giáo lý nói về Thánh Lễ. Để hiểu được vẻ đẹp của việc Cử Hành Thánh Thể, tôi bắt đầu với một khía cạnh rất đơn giản: Thánh Lễ là cầu nguyện, còn hơn thế, đó là sự cầu nguyện tuyệt đỉnh, cao nhất, uy linh nhất, đồng thời là “cụ thể” nhất. Quả thật, đó là sự gặp gỡ với tình yêu của Thiên Chúa qua Lời Người và Mình và Máu Chúa Giê-su. Đó là sự gặp gỡ với Thiên Chúa.
Tuy nhiên, trước hết chúng ta phải trả lời câu hỏi. Cầu nguyện thực sự là gì? Trên tất cả, đó là một sự đối thoại, một mối quan hệ riêng tư với Thiên Chúa. Và con người được tạo dựng như một hữu thể trong mối quan hệ riêng tư với Thiên Chúa, con người chỉ tìm được sự hoàn thiện của mình trong sự gặp gỡ với Đấng Tạo Hóa.
Sách Sáng Thế khẳng định rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh giống Thiên Chúa, Đấng là Cha là Con và Thánh Thần, một mối quan hệ hoàn hảo của tình yêu, đó là sự hiệp nhất. Từ đây chúng ta có thể hiểu được rằng tất cả chúng ta được tạo dựng để đi vào mối quan hệ hoàn hảo này của tình yêu, trong sự cho đi và đón nhận của chính bản thân chúng ta để từ đó có thể tìm thấy sự hoàn thiện của hữu thể của chúng ta.
Khi Môi-sê nhận được tiếng gọi của Chúa trước bụi gai đang bốc cháy, ông hỏi tên của Người. Và Chúa đã trả lời thế nào? “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3:14). Theo ý nghĩa nguyên thủy, cụm từ này diễn tả sự hiện hữu và thiện hảo, và quả thật, ngay sau đó Chúa nói: “ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp” (c. 15). Đức Ki-tô cũng vậy, khi Người gọi các môn đệ, Người kêu gọi các ông để họ cùng ở với Người. Vì thế, đây là ơn trọng đại nhất; có thể trải nghiệm được rằng Thánh Lễ, Thánh Thể là giây phút đặc ân được ở cùng với Chúa Giê-su, và qua Người, được ở với Thiên Chúa và với anh em.
Cầu nguyện, cũng giống như mọi cuộc đối thoại thực sự, cũng phải có sự thinh lặng, — trong các cuộc đối thoại có những giây phút thinh lặng –, thinh lặng cùng với Chúa Giê-su. Và khi chúng ta đi Lễ, có thể chúng ta tới sớm hơn năm phút và rồi bắt đầu tán gẫu với người ngồi bên cạnh chúng ta. Tuy nhiên, đây không phải là giờ để ngồi tán gẫu: đó là giây phút thinh lặng để chuẩn bị bản thân chúng ta cho cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su. Thinh lặng là vô cùng quan trọng! Hãy nhớ lại điều tôi đã nói tuần trước: không phải chúng ta đi xem buổi diễn văn nghệ; chúng ta chuẩn bị một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, và thinh lặng giúp chúng ta chuẩn bị và hỗ trợ chúng ta. Chúng ta giữ thinh lặng với Chúa Giê-su. Và từ sự thinh lặng huyền nhiệm của Thiên Chúa tuôn trào ra Lời Người, nó vang lên trong tâm hồn chúng ta. Chính Chúa Giê-su dạy chúng ta cách để thực sự có thể “được ở” cùng với Chúa Cha và Người chứng minh điều đó bằng sự cầu nguyện của Người. Các Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giê-su lui vào những nơi thanh vắng để cầu nguyện. Các môn đệ chứng kiến việc này, mối quan hệ thân tình của Người với Chúa Cha. Cảm nhận niềm khát khao có thể được dự phần vào trong đó, các ông xin Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Chúng ta đã nghe thấy câu này trong Bài Đọc Một lúc đầu Buổi Tiếp Kiến. Chúa Giê-su trả lời rằng điều quan trọng đầu tiên khi cầu nguyện là có thể cất lên tiếng gọi “Lạy Cha.” Chúng ta hãy cẩn thận: nếu tôi không thể nói được từ “Lạy Cha”, thì tôi không có khả năng cầu nguyện. Chúng ta phải học cách nói “Lạy Cha”, cụ thể đó là, hãy đến trước dung nhan Ngài với sự tự tin của một người con. Tuy nhiên, điều cần thiết là chúng ta phải biết khiêm nhường nhận biết mình, chúng ta cần phải biết rằng chúng ta đang cần được hướng dẫn, và hãy nói thật đơn sơ: Lạy Chúa, xin dạy con cầu nguyện.
Đây là điểm thứ nhất: biết khiêm nhường, nhận biết chúng ta là con cái, cậy dựa vào Cha, tín thác nơi Ngài. Để đi và được Nước Trời, điều cần thiết là phải trở nên như con trẻ, với ý thức rằng trẻ em biết cách tin tưởng, chúng biết rằng có người chăm sóc chúng, chăm lo cho miếng ăn của chúng, cho cái mặc của chúng và nhiều thứ khác (x. Mt 6:25-32). Đây là thái độ thứ nhất: tin tưởng và tín thác, như một đứa con đối với cha mẹ của mình. Chúng ta biết rằng Chúa nhớ đến chúng ta, Chúa chăm sóc ông bà, chăm sóc anh, chăm sóc tôi, chăm sóc tất cả chúng ta.
Thái độ thứ hai là khuynh hướng lệ thuộc, và đây cũng là thái độ của trẻ em, đó là hãy để cho bản thân mình biết ngạc nhiên. Một đứa trẻ luôn hỏi cả hàng ngàn câu hỏi vì nó muốn khám phá thế giới, và nó tròn mắt kinh ngạc trước cả những điều nhỏ nhặt, vì mọi thứ đều là mới mẻ với nó. Để đi vào Nước Thiên Đàng điều cần thiết là chúng ta phải biết để bản thân biết ngạc nhiên. Cho tôi hỏi câu này, trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện, chúng ta có biết để cho bản thân mình biết ngạc nhiên hay chúng ta cho rằng cầu nguyện là nói chuyện với Chúa như một con vẹt? Không phải vậy, đó phải là sự tin tưởng và mở rộng tâm hồn và để cho chúng ta biết ngạc nhiên. Chúng ta có để cho bản thân mình biết ngạc nhiên trước Thiên Chúa là Đấng luôn luôn tạo ra những điều mới lạ? Vì sự gặp gỡ với Thiên Chúa luôn luôn là sự gặp gỡ sống động, không phải là sự gặp gỡ trong viện bảo tàng. Đó là một sự gặp gỡ sống động và chúng ta đi tham dự Thánh Lễ chứ không phải đi đến một bảo tàng viện. Chúng ta đến để có cuộc gặp gỡ sống động với Thiên Chúa.
Trong Tin mừng có kể cuộc nói chuyện của ông Ni-cô-đê-mô (Ga 3:1-21), một người cao tuổi, một chức sắc ở Israel, ông đến gặp Chúa Giê-su để hiểu biết về Người, và Chúa nói với ông về nhu cầu cần phải được “tái sinh” (x. c. 3). Vậy điều này có nghĩa gì? Liệu một người có thể “được tái sinh” một lần nữa không? Liệu có thể có lại được hương vị, niềm vui, sự kỳ diệu của cuộc sống trước quá nhiều những thảm kịch hay không? Đây là một câu hỏi căn bản cho đức tin của chúng ta và đây là khát khao của tất cả mọi người tín hữu thành tâm: khát khao được tái sinh trong một sự sống mới, niềm vui được bắt đầu trở lại. Chúng ta có sự khát khao này không? Mỗi người chúng ta có được sự khát khao được tái sinh trong sự sống mới để gặp gỡ Thiên Chúa không? Anh chị em có sự khát khao này không? Quả thật, chúng ta có thể rất dễ dàng đánh mất điều đó, vì với quá nhiều hoạt động, quá nhiều những dự án phải thực hiện, cuối cùng chúng ta còn rất ít thời gian và chúng ta bị mất phương hướng không còn thấy đâu là điều trọng yếu: đời sống tinh thần của chúng ta, đời sống tâm linh của chúng ta, cuộc sống của chúng ta là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.
Quả thật, Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên bằng cách cho chúng ta thấy rằng Người yêu thương chúng ta ngay cả trong những yếu đuối của chúng ta. “Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi” (1 Ga 2:2). Món quà này, nguồn an ủi thật sự này – nhưng Thiên Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta – điều này an ủi chúng ta, đó là một nguồn an ủi thật sự, đó là món quà ban cho chúng ta qua Thánh Thể, bữa tiệc cưới mà trong đó Chàng Rể gặp gỡ sự mỏng giòn của chúng ta. Tôi có thể nói như vậy khi tôi đến dự Tiệc Thánh không, Thiên Chúa gặp gỡ tính mỏng giòn của tôi? Được! Chúng ta có thể nói như vậy vì đây là sự thật! Thiên Chúa gặp gỡ tính mỏng giòn của chúng ta để đem chúng ta trở lại với tiếng gọi ban đầu của chúng ta: là hữu thể trong hình ảnh giống Thiên Chúa. Đây là môi trường của Thánh thể; đây là cầu nguyện.
© Libreria Editrice Vatican
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]
Bằng tiếng Ý
Xin gửi lời chào mừng đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý! Tôi rất vui được chào đón các Tu huynh Dòng các Thầy Tiểu đệ Capuchins, đến Roma để tham dự Công đồng Quốc tế về việc Huấn luyện của Dòng. Xin chào mừng!
Tôi xin chào các nhóm giáo xứ, đặc biệt tín hữu xứ Sant’Elpidio a Mare; các ứng viên Thêm sức của giáo xứ Thánh Michele Salentino và Fumicino; sự Hợp tác giữa Hiệp hội Giới trẻ Ý với Hội người Tiểu đường và Ban nhạc Reggio Calabria.
Xin chào các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và các đôi uyên ương mới. Hôm nay chúng ta mừng kính Thánh Albert the Great, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội. Các bạn trẻ thân mến, hãy củng cố sự đối thoại của chúng con với Thiên Chúa, cam kết tìm kiếm Ngài trong mọi hành động của chúng con; anh chị em bệnh nhân thân yêu, hãy tìm sự an ủi khi suy tư về mầu nhiệm của Thập giá Chúa Giê-su, mầu nhiệm tiếp tục soi sáng đời sống của mỗi con người; và chúng con, những đôi uyên ương mới, hãy nỗ lực duy trì một mối quan hệ lâu bền với Đức Ki-tô, để tình yêu của chúng con hơn bao giờ hết phản ánh lại tình yêu của Thiên Chúa.
© Libreria Editrice Vatican
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

JF

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/11/2017]

Tiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh ChaTiếp kiến chung và Giáo lý của Đức Thánh Cha