Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Pakistan: Đời sống Ki-tô hữu trong khu ổ chuột

Pakistan: Đời sống Ki-tô hữu trong khu ổ chuột

Một chuyến thăm đến “Khu dân cư thánh Giu-se” của Lahore, một khu ổ chuột tồi tàn, nơi những người Ki-tô hữu bị buộc phải sống giữa sự thờ ơ và kỳ thị đối xử.

pakistan
'
Cuộc sống ở "Khu dân cư Thánh Giu-se", Lahore.

04/07/2016
PAOLO AFFATATO
LAHORE
Nó là một địa ngục không ai muốn vào sống trong đó. Tuy nhiên, có tới 3.000 người đang sống ở “Khu dân cư Thánh Giu-se”, nhồi nhét vào trong những căn chòi vách đất thường chỉ có một không gian sống duy nhất cho một số gia đình. Không nước, không điện, không hệ thống thoát nước. Một khu ổ chuột thực sự và đúng nghĩa nằm trong một khu công nghiệp và vây quanh là các nhà máy.
Lahore là thủ phủ của tỉnh Punjab của Pakistan và theo lịch sử là một thành phố quan trọng nhất của đất nước. Một môi trường văn hóa thuận lợi, cái nôi của giới trí thức và sự thịnh vượng về kinh tế và chính trị. Nó là một trường hợp giống như tất cả những siêu thành phố (ngày nay là nơi ở của 11 triệu cư dân), Lahore không tránh khỏi những khu định cư trái phép và những thị trấn tồi tàn. Nhưng có một điều gì đó về “Khu dân cư Thánh Giu-se” làm nó tách biệt với tất cả những khu ổ chuột khác: nó là nơi ở dành riêng cho người Ki-tô giáo. “Họ đã sống trong những điều kiện không phải của con người, bao quanh bởi những tình trạng vô cùng tồi tàn, trong 38 năm qua, nghĩa là từ khi khu ở được mở ra,” linh mục xứ của khu này là cha Philip John nói.
Một vị linh mục trẻ khác, 28 tuổi là cha Asif Sardar, dâng thánh lễ mỗi Chúa nhật trong nhà nguyện dựng tạm của khu dân cư cho 100 gia đình Công giáo đang sống ở đó. Cũng có một nơi cho người Tin lành thờ phụng và mọt trường vỡ lòng do một tổ chức phi chính phủ (NGO) điều hành. “Những con người này rất nghèo. Phụ nữ làm người giúp việc gia đình, đàn ông làm công nhân lao động ban ngày, làm người lau chùi quét dọn, bốc xếp và khiêng vác. Họ phải ở đây vì họ chẳng còn một chỗ nào khác thay thế. Nó là một trong những khu nghèo nhất ở Lahore,” cha Asif nói.
Chất lượng không khí và đất rất nghèo nàn cùng với khói và nước thải. Nước được đưa vào khu ổ chuột này 1 ngày 1 lần nhờ một hệ thống bể chứa. Khi nước đến, khu vực này trở nên nhộn nhịp: phụ nữ lau nhà, giặt giũ và rửa ráy, bọn trẻ con tắm trên đường, trong những con hẻm. “Không ai phải sống trong những điều kiện như vậy,”cha Asif cay đắng nói, mơ về một loại hình dự án nhà xã hội nào đó.
Những “khu nhà ở” này là những khu ổ chuột tôn giáo riêng biệt tụ tập hầu hết người Ki-tô hữu của Pakistan, chiếm 3% dân số đông đúc 200 triệu. Những nhà truyền giáo dòng Phanxico cải cách Bỉ đã có những kế hoạch hoàn toàn khác cho những khu vực này khi chúng được thành lập. Những nhà truyền giáo này đã đem Tin mừng đến cho vùng này thuộc tiểu lục địa của Ấn độ cuối thế kỷ 19. Quay ngược thời gian, những Ki-tô hữu đầu tiên cần phát triển một tình đoàn kết hỗ tương và củng cố giá trị Ki-tô giáo của họ trong một môi trường Hồi giáo, phải giữ sự thống nhất. Cùng với điều này – hơn một thế kỷ qua – là sự cần thiết bảo vệ an ninh và an toàn cho những gia đình Ki-tô giáo. Họ thích có những gia đình cùng tôn giáo với họ ở xung quanh, đặc biệt những gia đình có những phụ nữ ưa nhìn dễ là miếng mồi cho những đàn ông Hồi giáo: bắt cóc để bắt buộc kết hôn và cải đạo là một thực tại tràn lan. Bất kỳ ai không phải là thành viên của cộng đồng Ummah là đích ngắm của sự lạm dụng. Trong trạng thái tâm lý ngày nay, sự tin tưởng rằng, đặc biệt giữa những người ít được giáo dục, những nhóm tôn giáo thiểu số là “Những phần tử thấp kém.” Suy nghĩ này xuất phát từ một khái niệm cổ xưa về một sự phân bậc có vẫn có mối liên hệ còn tồn tại đến thực tế ngày nay của cộng đồng người Ki-tô hữu và Hindu ở Pakistan – sau lần chia cắt Ấn độ năm 1947 – thuộc về những tầng lớp xã hội thấp kém. Sự bất công này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, những người không phải Hồi giáo được xem như là công dân hạng 2, một phần vì những sửa đổi được dưa ra trong Hiến pháp, thể chế hóa sự phân biệt đối xử.
“Khu cư dân của Thánh Giu-se” là một mụ tiêu dễ dàng. Tháng 3 năm 2013, một nhóm đông người Hồi giáo đốt cháy khu này, tạo thành một “sự trừng phạt tập thể” đối với người Ki-tô hữu. Tất cả nó bị bùng nổ do một vụ “báng bổ”, mà Parvez Paul, một giáo dân Công giáo sống trong khu dân cư này nói, “nó chỉ là một cái cớ, sau một vụ cãi nhau xảy ra giữa 2 người say,” Sawan Masih, một người Ki-tô hữu và Shadid Imran là một người Hồi giáo. Imran đi đến đền thờ gần đó để báo cáo lại vụ lăng mạ chống lại Hồi giáo. Sau một sự khuyến khích của giáo sĩ Hồi giáo, nó chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi thực hiện vụ tấn công. Mặc dù sự thật là cảnh sát có sơ tán khu dân cư để tránh một cuộc thảm sát nhưng người ta chẳng làm gì để ngăn không để khu vực bị cướp phá và đốt cháy. Để thêm sự sỉ nhục hơn cho vết thương, trong thời gian khoảng 1 năm, Sawan Masih bị kết án tử hình vì đã chống lại Đấng Tiên tri. Trong khi đó những người chịu trách nhiệm về vụ đốt phá vẫn được thả. Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Công giáo, Emmanuel Yousaf, cho thấy rằng “những nhà chính trị đưa ra một cái tai điếc trước những thỉnh cầu của xã hội dân sự. Rất rất ít người có đủ can đảm để chống lại sự nhạo báng công lý này.” Sự nghèo khổ, nạn phân biệt đối xử, bất công hiện nay đang tiếp năng lượng cho một hiện tượng mới: một cuộc di tản. NGOs ước tính trong năm vừa qua, 14.000 Ki-tô hữu người Pakistan đã tìm nơi trú ẩn ở những quốc gia trong vùng Đông Á và Đông Nam Á.
[Nguồn: vaticaninsider]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/07/2016]



Đức Thánh Cha Phanico với báo Argentinia: Giáo hoàng chỉ có một phát ngôn viên

Đức Thánh Cha Phanico với báo Argentinia: Giáo hoàng chỉ có một phát ngôn viên

Trong một phỏng vấn với La Nacion, nói về Đức Nguyên Giáo hoàng Benedict XVI, mối quan hệ của ngài với tổng thống mới của Argentina, những chống đối lại cải tổ
4 tháng 7, 2016
pope francis
CTV - Pope Giving Address
Đức Thánh Cha Phanxico đã cho một buổi phỏng vấn với tờ báo Argentinia, và nhấn mạnh rằng không có cơ quan nào khác ngoài Văn phòng Báo chí Vatican phục vụ như là phát ngôn viên của giáo hoàng.
Theo Vatican Radio, Đức Thánh Cha Phanxico nói về Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI và mối quan hệ của ngài với tân tổng thống của Argentina, Mauricio Macri, trong một buổi phỏng vấn với tờ La Nación của Argentina phát hành hôm Chủ nhật.
‘Cuộc cách mạng của Benedict
Khi được hỏi về vị tiền nhiệm, đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI, ngài Phanxico diễn tả rằng cho dù tuổi tác có ảnh hưởng đến việc đi lại của người “trí óc và trí nhớ của người vẫn không suy giảm, rất hoàn hảo.” Vị giáo hoàng người Argentina gọi ngài Benedict XVI là “nhà cách mạng,” và nói rằng “sự rộng lượng của người là vô song.”
“Việc từ chức của người bộc lộ ra tất cả các vấn đề của Giáo hội, không có gì liên quan đến vấn đề riêng tư của người,” ngài nói thêm. “Đó là một hành động của sự cai quản, hành động cai quản cuối cùng của người.”
Những phản ứng về cải tổ
Trả lời về những phản đối lại các cải tổ của ngài ở Vatican, Đức Thánh Cha nói rằng họ “làm công việc của họ và tôi làm việc của tôi.”
“Tôi muốn Giáo hội phải mở ra, thấu hiểu, phải đồng hành cùng những gia đình bị thương,” Đức Thánh Cha nói.
“Họ nói không với tất cả mọi thứ. Tôi cứ tiếp tục thẳng tiến trên con đường của tôi, không cần phải ngoái nhìn qua vai,” ngài tiếp tục, “Tôi không cắt đứt cái gì. Tôi không bao giờ thích làm thế. Tôi lặp lại: tôi phản đối xung khắc.”
Argentina
Hầu hết cuộc phỏng vấn dành nói về các vấn đề của Argentina, và Đức Thánh Cha phủ nhận có các vấn đề với tân tổng thống.
“Tôi chẳng có vấn đề gì với Tổng thống Macri,” Đức Thánh Cha giải thích. “Đối với tôi ông là một mẫu người tốt cho gia đình, một con người cao thượng.”
Ngài cũng thừa nhận đã có một tranh cãi với ông tổng thống khi ông ta còn là thị trưởng Buenos Aires, ngài mô tả nó là “có một lần trong một thời gian rất dài thì chẳng là gì cả.”
Phát ngôn viên duy nhất
Đức Thánh Cha Phanxico cũng nói rằng không ai có tiếng nói thay cho ngài ở Argentina, ngài nhấn mạnh “Văn phòng Báo chí Vatican là phát ngôn viên duy nhất cho Giáo hoàng.”
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/07/2016]



Các thầy dòng Xi-tô trở về khu phế tích của tu viện đã bị Henry VIII phá hủy

Các thầy dòng Xi-tô trở về khu phế tích của tu viện đã bị Henry VIII phá hủy


Khu phế tích của Tu viện Rievaulx, đã từng là một trong những trung tâm tinh thần có ảnh hưởng lớn nhất của nước Anh, bây giờ trở thành một bảo tàng

THIRSK, ENGLAND - MAY 26:    Cistercian Monks, Father Joseph and Brother Bernard John (R) read from a 500-year-old prayer book as they visit the ruins of Rievaulx Abbey in North Yorkshire on May 26, 2016 in Thirsk, England. The monks were visiting the Abbey to view the new exhibition centre and museum at the English Heritage site, which tells the story of Rievaulx from its foundation in 1132 to its suppression by Henry VIII. Rievaulx Abbey was the first monastery of the reforming Cistercian order in the North of England.  At its peak in the 1160's it was home to a community of over 600 men, who passed their lives in an ordered daily sequence of religious services, reading and manual work.  (Photo by Christopher Furlong/Getty Images)




Đó là Thomas Cromwell, qua hai nghị quyết của quốc hội, đã chuyển lại quyền sở hữu của các tu viện, nhà thờ, nhà dòng và những tài sản khác của Giáo hội Công giáo ở nước Anh sang tay của vương triều Anh. Trong số này, vô vàn những bản viết tay, thư viện và tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các nông trang và những tòa nhà sản xuất khác đã bị chính phủ chiếm giữ. Dĩ nhiên, đặc biệt nhất là các nhà dòng và tu viện. Những tòa nhà chưa bị tàn phá, bị sung công hay đơn giản bị đóng cửa đều được chuyển sang tay của những đồng minh chính trị của Henry VIII.
But why was Henry VIII so eager to get his hands on northern English monasteries? According to historian Stephanie Mann, basically for two classic, too well known simple reasons: money and power.
Nhưng tại sao Henry VIII lại quá háo hức muốn nhúng tay vào các nhà dòng ở miền Bắc Anh? Theo nhà sử học Stephanie Mann, căn bản vì 2 lý do đơn giản rất cổ điển và rất nổi tiếng: tiền và quyền lực.
Nhưng tại sao Henry VIII lại quá háo hức muốn nhúng tay vào những nhà dòng ở miền Bắc nước Anh? Theo nhà sử học Stephanie Mann, trong một phỏng vấn của website ChurchMilitant, căn bản vì 2 lý do đơn giản rất cổ điển và rất nổi tiếng: tiền và quyền lực. Những của tịch thu này cho Hnery VIII một nguồn lợi đặc biệt ngoài mong chờ mà không phải dùng đến những biện pháp quá bất thường (chẳng hạn đánh thuế cao hơn), trong khi vẫn loại bỏ được ảnh hưởng của giáo hoàng Roma trên vương triều Anh.
Now, about 500 years later, we can see Cistercian monks, Father Joseph and Brother Bernard, visiting the ruins of one of these great abbeys: the Abbey of Rievaulx.
Bây giờ, khoảng 500 năm sau, chúng ta lại có thể nhìn thấy các tu huynh dòng Xi-tô, Cha Giu-se và tu huynh Bernard, đến thăm khu phế tích của một trong những tu viện vĩ đại này: Tu viện Rievaulx.
Bây giờ, khoảng 500 năm sau, trong một loạt ảnh được Daily Mail xuất bản, chúng ta có thể nhìn thất các tu huynh dòng Xi-tô, cha Giu-se và tu huynh Bernard, đến thăm khu phế tích của một trong những tu viện vĩ đại này: Tu viện Rievaulx.
Rievaulx được thành lập năm 1132 bởi 12 tu sĩ từ Tu viện Clairvaux ở Pháp (nền tảng của Thánh Bernard), và chẳng bao lâu sau được xem như là một trong những tu viện lớn nhất của Anh. Ở thời kỳ đỉnh điểm, 650 người sống và làm việc ở Rievaulx, gồm các tu sĩ, những người làm công trực tiếp và gián tiếp và những nhân viên khác liên quan đến việc duy trì những hoạt động của nhà dòng. Ngày 3 tháng 12 năm 1538,Henry VIII ra lệnh bắt tất cả phải rời bỏ tu viện, tịch thu mọi đồ vật giá trị trong đó (đặc biệt là chì dùng trong các cửa kính màu).
Today, a museum is housed in the abbey, led by English Heritage, a company/charity that is responsible for the preservation of more than 400 historic sites across England
Ngày nay, một bảo tàng được đặt trong tu viện, điều hành bởi Hội Di sản Anh,  một tổ chức/hội thiện nguyện chịu trách nhiệm bảo tồn hơn 400 địa điểm lịch sử trên khắp nước Anh.
Ngày nay, một bảo tàng được đặt trong tu viện, điều hành bởi Hội Di sản Anh (English Heritage), một tổ chức/thiện nguyện chịu trách nhiệm bảo tồn hơn 400 địa điểm lịch sử trên khắp nước Anh. Bảo tàng trưng bày một số đồ tạo tác mà các tu sĩ đã từng sử dụng trong tu viện, và tập biên niên sử của dòng Xi-tô ở Anh.

[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 05/07/2016]