Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Diễu hành vì Sự sống của nước Anh: ‘Chúng tôi là một lễ hội hân hoan của sự sống’

Diễu hành vì Sự sống của nước Anh: ‘Chúng tôi là một lễ hội hân hoan của sự sống’

Cuộc Diễu hành vì sự sống lần thứ 3 liên tục được tổ chức tại Birmingham, Anh, tuần vừa rồi.

CNA/EWTN NEWS
16/05/2016
March4LifeUK Instagram
– March4LifeUK Instagram
BIRMINGHAM England — Hàng ngàn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã đổ ra những con đường ở Birmingham hôm thứ Bảy để bày tỏ quan điểm dành cho những em bé chưa ra đời và là chứng nhân cho cộng đồng của họ.
“Trung tâm điểm của cuộc diễu hành này là sự sống của những em bé chưa ra đời và bảo vệ sự sống đó,” Đức Tổng Giám mục Bernard Longley thành phố Birmingham nói với CNA trước khi diễn ra Cuộc Diễu hành vì Sự sống của nước Anh năm nay.
“Cùng với sự quan tâm của Giáo Hội dành cho các bà mẹ, dành cho những người đang tư vấn, cho những người đang ở bậc gia đình, và sự quan tâm để hỗ trợ và thể hiện lòng thương xót của Chúa trong những tình huống này.”
Đây là năm thứ ba liên tục Diễu hành vì Sự sống được tổ chức ở trung tâm Birmingham. Đức Tổng giám mục nói rằng sự kiện này nhằm mục đích làm chứng nhân cho đức tin Ki-tô giáo theo con đường hòa bình, chứng nhân “giá trị tự nhiên, giá trị sự sống được Thiên Chúa ban tặng.”
“Nó đang chiến thắng sự phản ứng theo kiểu khuôn mẫu của những người thực sự không hiểu trọn vẹn những giáo huấn của Giáo hội Công giáo về giá trị sự sống,” Đức Tổng Giám mục Longley nói. Ngài cho biết suy nghĩ của ngài rằng người ta “sẽ cởi mở hơn với thông điệp đó nếu họ thực sự hiểu trọn vẹn những lời dạy của Giáo Hội.”
Buổi diễu hành được bắt đầu với Thánh lễ trong thánh đường Thánh Chad, trước khi di chuyển ra trung tâm thành phố trong phần đầu tiên của lịch trình sự kiện. Những người tham dự sẽ nghe những chứng ngôn của các diễn giả chẳng hạn diễn giả Ryan Bomberger người Mỹ, người đã thụ thai sau một vụ cưỡng bức tình dục và sau đó trở thành người sáng lập của Quỹ Radiance. Nhà hoạt động phản đối việc phá thai Stephanie Gray người Canada cũng phát biểu.
Những ki-ốt nhỏ trưng bày của nhiều nhóm khác nhau phản đối việc phá thai ở Anh. Cũng có một chiếc “xe buýt lòng thương xót,” một xe buýt 2 tầng trong đó có các linh mục chờ sẵn những người đến xưng tội, hay tiếp chuyện với bất kỳ ai có chuyện muốn nói.
“Nó giống như một đại hội gia đình chống phá thai diễn ra ở trung tâm thành phố Birmingham,” Isabel Vaughan-Spruce, đồng đạo diễn cho sự kiện Diễu hành vì Sự sống của nước Anh, nói với CNA.
Cô giải thích rằng những năm trước cuộc diễu hành bắt đầu từ nhà thờ. Năm nay nó được bắt đầu và kết thúc ngay tại trung tâm thành phố. Như vậy nó sẽ “có sức ảnh hưởng cao hơn” những năm trước.
Mặc dù cuộc diễu hành diễn ra ngay khu trung tâm sầm uất của thành phố, Vaughan-Spruce nói rằng tinh thần chung của buổi diễu hành đã tạo được sự đón nhận tích cực.
“Nó không giống như một cuộc biểu tình phản đối lớn. Chúng tôi là một lễ hội hân hoan của sự sống, cũng như là một sự nhắc nhở nghiêm túc về những nỗi đau và sự phá hủy do phá thai gây ra. Vì vậy nó gồm cả 2 hình thức. Có thời gian để mừng vui, cũng như có thời gian để suy tư thầm lặng,” cô nói.
Niềm vui này có một sức ảnh hưởng, cô giải thích. Ví dụ, trong suốt buổi diễu hành năm 2015, một phụ nữ trẻ đang mang thai dự định phá đã thay đổi ý định sau khi nhìn thấy được kết quả khác nhau giữa một nhóm nhỏ “hung hăng” của các nhà hoạt động ủng hộ phá thai và niềm hân hoan của những người diễu hành chống phá thai.
“Cô ta ngay lập tức hiểu được cô phải đứng về bên nào qua chứng kiến 2 nhóm,” Vaughan-Spruce nói, và thêm rằng cô đã gặp em bé mà người mẹ đã quyết định giữ lại ngày hôm đó.
Cô nói, “Điều đó cho thấy công chúng đã nhận ra được niềm vui và có thái độ tích cực khi họ chứng kiến chúng tôi.”
Phá thai đã được bỏ phiếu thông qua đưa vào luật ở Anh ngày 27 tháng 10, 1967, với luật phá thai thực sự có hiệu lực từ ngày 27 tháng 4 năm sau đó. Từ đó, hàng triệu ca phá thai hợp pháp xảy ra ở Anh. Theo thống kê chính thức, đã có 184.571 ca phá thai được thực hiện ở Anh và Wales chỉ riêng trong năm 2014.
“Kết quả của sự kiện này rất thực tế,” Paschal Uche nói, một chủng sinh của Đại học Thánh Mary ở Oscott. Thầy là một trong những MC cho cuộc Diễu hành vì Sự sống.
“Nó thực sự là trọng tâm của ý nghĩa làm người Ki-tô hữu,” Uche nói với CNA. “Đức Giê-su đã đến để chúng ta được sống, và sống dồi dào. Và đó là một nền tảng cơ bản nhất, đó là quyền có sự sống cho mỗi con người.”
Thầy nói, việc chống phá thai như Diễu hành vì Sự sống này đã tân hóa cho ý nghĩa ơn Thiên Triệu của thầy.
Thầy nói, “Chúng tôi ủng hộ sự sống.”
“Cá nhân tôi biết 2 cô gái đã đi phá thai, tôi có biết một ít về nỗi đau về những gì (phía) đối nghịch nói, và chúng ta vẫn không bao giờ biết được nỗi đau của đứa bé chưa chào đời phải chịu.”
Toby Duckworth, một tân chủng sinh của Tổng giáo phận Birmingham, cũng là 1 MC cho chương trình.
“Diễu hành vì Sự sống là một cách để làm chứng nhân cho đức tin của tôi trong cuộc sống và trong sự thiêng liêng của nó,” Duckworth nói. Thầy nói trong hy vọng rằng mọi người sẽ đến và chia sẻ niềm tin đó và dùng tham gia.
Đức Tổng Giám mục Longley không thể tham dự buổi Diễu hành vì Sự sống của năm nay được vì có công việc mục vụ khác, nhưng ngài nói ngài hy vọng chứng ngôn của những người diễu hành sẽ “chạm vào mỗi con người để họ phải suy nghĩ” và rồi sẻ cảm thấy “sự chân chính khi lên tiếng nói bảo vệ sự sống” trong thành phố Birmingham và còn xa hơn nữa.
[Nguồn: ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/05/2016]



Linh mục bị những kẻ khủng bố Hồi giáo tra tấn kể lại câu chuyện Diệt chủng Ki-tô hữu

Linh mục bị những kẻ khủng bố Hồi giáo tra tấn kể lại câu chuyện Diệt chủng Ki-tô hữu

Cha Douglas Al-Bazi, một linh mục Công giáo người Syria đã bị bắt cóc và tra tấn trong suốt 9 ngày bởi những kẻ khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tháng 11 năm 2006, lên tiếng kêu gọi sự giải thoát cho dân của ngài.


ANGELO STAGNARO
16/05/2016
Alejandro Bermudez/CNA
Cha Douglas Al-Bazi, một linh mục Công giáo ở Iraq trong vùng Erbil, nói trong Hội nghị #WeAreN2016 hôm 28 tháng 4 ở New York.
– Alejandro Bermudez/CNA
Hầu hết mọi Ki-tô hữu đều quen với từ “cha giải tội” khi nó hàm chỉ về vị linh mục đang ngồi giải tội. Tuy nhiên, gốc ban đầu của từ này, lấy từ gốc Latin là confiteri (thú nhận hay tự xưng) là một thuật ngữ được những Ki-tô hữu thế kỷ thứ I sử dụng với một nghĩa hoàn toàn khác. Họ dùng từ này để chỉ về những người vô địch trong Giáo hội đã tuyên xưng Đức Ki-tô công khai trước mọi người trong những thời điểm bị bách hại và bị lưu đày, bị tù đày, bị tra tấn hay bị bắt làm nô lệ, nhưng không bị giết, chứ nhất quyết không chịu từ bỏ đức tin vào Chúa Ki-tô.
Cha Douglas Joseph Shimshon Al-Bazi, một linh mục Công giáo người Syria, là một người như vậy. Ngài bị bắt cóc và bị tra tấn suốt 9 ngày bởi những kẻ khủng bố thuộc Nhà nước Hồi giáo tháng 11 năm 2006. Hậu quả của những lần tra tấn, ngài bị gãy 2 đốt sống. Những kẻ tra tấn đã đánh một cách dã man vào mặt của ngài bằng một cái búa làm gãy những răng cửa và gãy sống mũi của ngài. Ngài cũng bị đánh nhiều lần bằng búa lên đầu gối chân.
Giáo hội Công giáo Chaldea đã quyên góp $170.000 như là tiền chuộc để ngài được thả và cả một linh mục khác, Cha Samy Al Raiys.
Từ khi được thả, cùng với sự hỗ trợ của cộng đoàn Công giáo bị ngược đãi thậm tệ ở Erbil, cha Al-Bazi đã cung cấp chỗ ở cho hàng trăm Ki-tô hữu tị nạn trên những khu đất của giáo xứ Mar Elia trong vùng Ankawa đa phần là Ki-tô hữu.
Hầu hết những người Ki-tô hữu tị nạn thoát khỏi Qaraqosh khi ISIS càn quét qua Syria và Iraq bắt đầu từ tháng 8 năm 2014. Một nguồn tiền quỹ lớn đổ vào, chủ yếu từ nước ngoài, đã được dùng để mua và đưa vào hoạt động các nhà tiền chế, các trường học, phòng khám bệnh, nhà bếp cộng đồng và một thư viện. Trại tị nạn Mar Elia và các trại khác trong vùng Erbil và cung cấp thực phẩm cho hơn 4.000 gia đình Ki-tô hữu.
Từ khi được phóng thích khỏi tay những kẻ tra tấn, cha Al-Bazi giữ im lặng không nói về những đối xử tệ hại khi nằm trong tay của những kẻ khủng bố Hồi giáo. Nhưng bây giờ, khi đến được nước Mỹ, ngài đã nói ra tiếng nói chống lại những sự kinh hoàng nhằm vào cộng đoàn Ki-tô hữu ở Iraq và Syria. Đặc biệt, ngài đã công khai kêu gọi quốc tế hiệp sức đánh bại nạn diệt chủng này.
Cha Al-Bazi đã cùng với Các Hiệp sĩ Columbus tạo sức ép với các nước Tây phương, đặc biệt Hoa Kỳ công nhận những hành động của ISIS chống lại người Ki-tô hữu là nạn diệt chủng. Ngài đã nói về đề tài này tại Hội nghị ngày 28 tháng 4 bàn về Ki-tô hữu bị bách hại (April 28 congress on persecuted Christians), và lúc đó ngài có nói sơ qua với Register. Vào tháng 3, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật H. Con. Res. 75, một dự luật không ràng buộc, với số phiếu 393-0, mô tả những hành động của ISIS chống lại người Ki-tô hữu là “diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người,” và tiếp theo là bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao (State Department declaration).
“Bây giờ tôi không nói điều này ra để phàn nàn hay tìm sự thương hại, nhưng để cảnh báo với thế giới, trong đó mọi người đang nhắm mắt trước những bạo lực cố ý quét sạch chúng tôi,” cha Al-Bazi giải thích qua điện thoại ngày 2 tháng 5.
“Hãy nhìn xem những gì ISIS đang đổ lên đầu dân tôi. Chúng ta phải nói về việc này. Chúng ta không thể làm ngơ. Chúng ta phải kết thúc nó trước khi nó tàn phá hết chúng tôi,” vị linh mục nói về những sự hung tàn.
“Điều đã quá rõ đối với bất kỳ nhũng ai nhìn đến những hành động mà ISIS và những kẻ khủng bố Hồi giáo khác đang đặc biệt nhắm vào và giết chết những người Ki-tô hữu. Đúng là họ có tấn công những nhóm khác, nhưng 80% nỗ lực của họ nhằm chống lại chúng tôi. Họ muốn quét chúng tôi ra khỏi đất nước hoặc là chết.”
Theo Hội Cứu trợ Giáo hội Cấp bách (Aid to the Church in Need), dân số Ki-tô hữu của Iraq đã giảm từ 1,5 triệu người năm 2002 xuống còn dưới 300.000 ngày nay. Nếu với tốc độ này, trong 5 năm tới cộng đoàn Ki-tô sẽ không còn tồn tại ở đó.
“Tôi đã bị bắn nhiều lần, nhưng tôi may sống sót. Nhà thờ của tôi bị tấn công và cướp phá,” cha Al-Bazi nói về bạo lực ở đó. “Chúng tôi đã bị cướp, ngay sau Thánh lễ ở nhà thờ. Chúng tôi là mục tiêu nhắm tới của những kẻ tội phạm này.”
“Tôi đã muốn chết như một người tử đạo trong tay của những kẻ này. Nhưng điều làm tôi đau nhói khi nghĩ rằng mọi người rồi cũng quên tôi và những nỗi đau khổ của dân tôi,” ngài nói. “Tôi nghĩ thế giới đang quên chúng tôi.”
“Điều thật quan trọng là thế giới phải nhận diện được những gì chúng tôi đã phải trải qua là một tình trạng diệt chủng. Điều quan trọng cho mọi người phải nhận ra được sự thật của tất cả những gì ISIS đã làm cho chúng tôi,” vị linh mục nói. “Quá sợ hãi khi phải sử dụng từ này là đầu hàng trước tính đúng đắn thuộc chính trị và sẽ khuyến khích những kẻ khủng bố này giết nhiều Ki-tô hữu hơn.”
“Chúng tôi muốn sống trong hòa bình với mọi lân bang. Chúng tôi muốn tôn thờ Thiên Chúa trong hòa bình. ISIS và các nhóm khác phải kết thúc sự tra tấn và giết chóc của họ, và phải bị đưa ra công lý. Chỉ có thể như vậy thì chúng tôi mới có thể hòa giải, tha thứ và một lần nữa sống trong sự hòa thuận.”
Cha Al-Bazi thừa nhận rằng sự công nhận của Mỹ là một bước tiến tích cực trong việc kết thúc sự kinh hoàng này cho những người Ki-tô hữu ở Syria và Iraq và những nơi khác; tuy nhiên, ngài chào mừng sự thừa nhận rộng lớn hơn về tên gọi diệt chủng.
“Cách tốt nhất để giúp những Ki-tô hữu không bị đối xử tệ và bị giết ở những quốc gia Hồi giáo chiếm đại đa số là bắt buộc thay đổi hiến pháp của những quốc gia Hồi giáo này, nơi Ki-tô hữu chiếm thiểu số,” ngài nói thêm. “Đó là hy vọng duy nhất của chúng tôi.”
ChaAl-Bazi nói với Register rằng người Ki-tô hữu bị đối xử như “những công dân bậc 3” ở những quốc gia đa phần Hồi giáo.
“Họ luôn nhìn đến chúng tôi như thể chúng tôi không phải là công dân Iraq thực sự. Điều này thậm chí có trước ISIS ― dưới thời của Saddam [Hussein]. Họ đi vào nhà của chúng tôi, vào nhà thờ và trường học. Họ hỏi chúng tôi, “Các ngươi đang làm gì ở đây? Một ngày nào đó các ngươi phải bỏ đi. Các ngươi phải ra đi!’ Rồi họ bảo chúng tôi phải bỏ nhà cửa, tiền bạc lại — mọi thứ. Chúng tôi phải đưa mọi thứ cho họ. Họ phạt chúng tôi vì không tin và Islam, cho dù chúng tôi đã sống ở đây, ở quốc gia của chúng tôi, từ thời các thánh tông đồ. Đó là những gì họ có cảm giác đối với chúng tôi.”
“Tôi không chống lại Hồi giáo,” cha Father Al-Bazi nói. “Nhưng họ không đối xử công bằng với người Ki-tô ở những quốc gia đa phần Hồi giáo. Chúng tôi không ở cùng giai cấp với họ. Chúng tôi là người ngoại đạo đối với họ.”
“Sự tự do tôn giáo cho những người không theo Hồi giáo là không thể có ở những quốc gia đa phần Hồi giáo. Những vòng tròn bạo lực, tái đi tái lại — tình trạng này đã tồn tại 1.400 năm nay. Tất cả các nhóm tôn giáo thiểu số đều chịu đực luật sharia [luật Hồi giáo],” cha Al-Bazi giải thích.
“Sự thật là: Chúng tôi đang phải đau khổ.”
“Xin hãy lắng nghe những nạn nhân. Đừng bắt họ im. Đây là tình trạng diệt chủng,” ngài nhấn mạnh.
Về phần mình, cha Al-Bazi bàn luận biện pháp tốt nhất để giúp Ki-tô hữu là: Chúng ta phải đưa vụ việc này lên thành diệt chủng ― để thuyết phục thế giới những gì đang thực sự xảy ra cho chúng tôi.”
Ngài cầu xin, “Xin đừng quên những nạn nhân.”
Angelo Stagnaro viết từ New York.
[Nguồn: ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/05/2016]