Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn cây vả không sinh trái

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn cây vả không sinh trái
Vatican Media Screenshot

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn cây vả không sinh trái

‘Cách ví von về người trồng nho tỏ lộ lòng thương xót của Chúa, Đấng cho chúng ta thời gian để hoán cải’

24 tháng Ba, 2019 15:16

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay ngày 24 tháng Ba, 2019, trước và sau giờ Kinh Truyền Tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.


* * *


Trước Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Tin mừng Chúa nhật thứ Ba Mùa Chay này (x. Lc 13:1-9) nói cho chúng ta biết về lòng thương xót của Chúa và sự hoán cải của chúng ta. Chúa Giê-su kể dụ ngôn cây vả không sinh trái. Một người cho trồng cây vả trong vườn nho của ông, mỗi mùa hè ông đều ra thăm với lòng đầy hy vọng tìm được trái trên cây nhưng chẳng tìm được, vì cây đó không sinh quả. Sự thất vọng cứ lặp đi lặp lại suốt ba năm, vì thế, ông nghĩ phải chặt cây vả đó đi để trồng một cây khác. Thế là ông gọi người làm vườn nho đang ở trong vườn và cho người kia thấy sự thất vọng của mình, thúc giục anh ta chặt cây đi, để nó không chiếm chật đất. Tuy nhiên, người làm vườn nho xin ông chủ có lòng kiên nhẫn và cho anh ta thêm một năm nữa, trong thời gian đó anh ta sẽ chăm sóc cho cây vả cẩn thận và chăm chút hơn, để kích thích sự ra hoa kết trái của nó. Đây là một dụ ngôn. Dụ ngôn này thể hiện điều gì? Những tính cách trong dụ ngôn ngày đại diện cho ai?

Ông chủ đại diện cho Thiên Chúa Cha và người làm vườn nho là hình ảnh của Chúa Giê-su, trong khi đó cây vả là biểu tượng của nhân loại thờ ơ và cằn cỗi. Chúa Giê-su lên tiếng xin với Chúa Cha thay cho nhân loại — và Ngài luôn luôn làm như vậy — và xin Người chờ đợi và cho Ngài thêm thời gian để từ đó những hoa trái của yêu thương và công bằng có thể trổ sinh. Cây vả, là cây mà ông chủ trong dụ ngôn muốn chặt bỏ, đại diện cho một đời sống cằn cỗi không có khả năng cho đi, hoặc làm điều tốt. Nó là biểu tượng của một người chỉ biết sống cho riêng mình, được no nê thỏa mãn và yên ấm, nằm dài trong sự nhàn hạ của mình, không thể hướng ánh mắt và con tim về những người chung quanh anh ta đang trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo đói và khó khăn. Đối nghịch lại với thái độ ích kỷ và cằn cỗi về tinh thần này, là tình yêu vĩ đại của người làm vườn nho dành cho cây vả: anh ta xin ông chủ chờ đợi, anh ta có lòng kiên nhẫn; anh ta biết cách chờ đợi và anh dành thời gian và sự chăm sóc cho nó. Anh hứa với ông chủ dành sự chăm sóc đặc biệt cho cây bất hạnh đó.

Và cách ví von về người làm vườn nho này tỏ lộ lòng thương xót của Chúa, Đấng cho chúng ta thời gian để hoán cải. Tất cả chúng ta cần phải hoán cải, để tiến bước, và sự kiên nhẫn và lòng thương xót của Chúa đồng hành với chúng ta trong việc này. Cho dù sự cằn cỗi có đôi lúc đánh dấu cuộc sống của chúng ta, nhưng Thiên Chúa vẫn có lòng kiên nhẫn và Người cho chúng ta cơ hội để thay đổi và tiến triển trên con đường tốt lành. Tuy nhiên, sự trì hoãn được khẩn xin và ban cho trong niềm mong đợi rằng cây vả cuối cùng sẽ sinh hoa kết trái cũng cho thấy tính cấp bách của sự hoán cải. Người làm vườn nho nói với ông chủ: “Xin cứ để nó lại năm nay nữa” (c. 8). Cơ hội hoán cải không phải là vô tận, vì vậy, cần phải nắm bắt lấy nó ngay lập tức; bằng không, nó sẽ bị đánh mất mãi mãi. Trong Mùa Chay này, chúng ta hãy suy nghĩ: tôi phải làm gì để đến gần với Chúa hơn, để hoán cải, để “cắt bỏ” những điều không đúng? “Không, không, mình sẽ đợi đến Mùa Chay năm tới.” Tuy nhiên, liệu bạn sẽ còn sống đến Mùa Chay năm sau? Hôm nay, mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ: tôi phải làm gì đây trước lòng thương xót của Chúa, Người chờ đợi tôi và luôn luôn tha thứ? Tôi phải làm gì? Chúng ta có thể có lòng tin tưởng thật nhiều vào lòng thương xót của Chúa, nhưng đừng lạm dụng nó. Chúng ta không được bào chữa cho sự lười biếng thiêng liêng nhưng phải gia tăng cam kết để nhanh chóng đáp lại lòng thương xót này bằng sự chân thành của tâm hồn.

Trong thời gian của Mùa Chay, Chúa mời gọi chúng ta hãy hoán cải. Mỗi người chúng ta phải cảm nhận thấy mình bị chất vấn bởi tiếng gọi này, hãy sửa lại điều gì đó trong cuộc sống, trong cách suy nghĩ, cách hành động và cách sống những mối quan hệ của chúng ta với anh em. Đồng thời, chúng ta phải bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa, Đấng tin tưởng vào khả năng “trỗi dậy” để tiếp tục đi trên con đường của mọi người. Thiên Chúa là Cha, và Người không dập tắt ngọn lửa le lói và Người đồng hành và chăm sóc cho con người yếu đuối để người đó được tăng thêm sức mạnh và đem sự đóng góp về tình yêu thương đến cho cộng đoàn. Nguyện xin Mẹ Maria Đồng trinh giúp chúng ta sống những ngày chuẩn bị cho Lễ Phục sinh này, như là thời gian để canh tân tinh thần và vững lòng mở ra đón nhận ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican


Sau Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Đang diễn ra tại Nicaragua từ ngày 27 tháng Hai là một cuộc đối thoại quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị xã hội nặng nề đang xảy ra trong đất nước. Tôi ủng hộ sáng kiến với lời cầu nguyện và tôi khuyến khích các bên tìm được giải pháp hòa bình trong thời gian sớm nhất vì ích chung cho mọi người.

Hôm qua tại Tarragona, Tây Ban nha, diễn ra lễ phong chân phước cho Mariano Mullerat i Soldevila, một người cha trẻ tuổi của một gia đình và là một bác sĩ, qua đời năm 39 tuổi, và là người chăm sóc sự đau khổ về thể lý và đạo đức của những người anh em, làm chứng bằng cuộc sống của anh và phúc tử đạo đặt lên hàng đầu là bác ái và tha thứ. Ngài là một mẫu gương cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, là những người thấy quá khó khăn để tha thứ. Xin ngài cầu bầu cho chúng ta và giúp chúng ta noi theo con đường yêu thương và huynh đệ, bất chấp những khó khăn và gian khổ — chúng ta cùng vỗ tay chúc mừng vị Tân Chân phước!

Hôm nay là ngày kỷ niệm Ngày Tưởng nhớ các vị Thừa sai Tử đạo. Trong suốt năm 2018, một số các giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân trên khắp thế giới, đã gánh chịu bạo lực, trong đó 40 vị thừa sai đã bị sát hại, gần gấp đôi so với năm trước. Để tưởng nhớ đồi Can-vê hiện đại của những anh chị em của chúng ta, bị bách hại hoặc giết chết vì niềm tin của họ vào Chúa Giê-su, là một trách nhiệm nhớ ơn của toàn Giáo hội, nhưng cũng là một động lực để làm chứng đức tin và niềm hy vọng với lòng can đảm của chúng ta nơi Người, Đấng trên thập giá, đã mãi mãi chiến thắng sự hận thù và bạo lực bằng tình yêu của Người.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho rất nhiều nạn nhân của những vụ tấn công tàn bạo gần đây, xảy ra ở Nigeria và Mali. Nguyện xin Chúa đón nhận những nạn nhân này, chữa lành những vết thương của họ, an ủi gia đình họ và hoán cải những tâm hồn ác độc. Chúc ta cùng cầu nguyện: “Kính mừng Maria …”

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em đến từ Roma, từ nước Ý, và từ nhiều quốc gia khác, đặc biệt là anh chị em hành hương đến từ Pola (Croatia), Coslada (Tây Ban nha), và cộng đoàn Chủng viện Pháp. Cha xin chào các tín hữu của Dogana, Carpi, Faenza, Castellammare di Stabia; các hướng đạo sinh của Campobasso, các ứng viên Thêm sức của Cervarese Santa Croce, nhóm thiếu niên Tuyên xưng Đức tin của Renate, Veduggio và Rastignano, các học sinh của các Viện thuộc các Trường học Anh em Ki-tô của Turin và Vercelli, và các học sinh của Trường Thánh Dorothy của Montecchio Emilia.

Ngày mai là Lễ Truyền Tin, cha sẽ đến Loreto, tới Nhà của Đức Nữ Đồng Trinh. Cha chọn nơi này để ký Tông huấn dành riêng cho giới trẻ. Cha xin lời cầu nguyện của anh chị em để tiếng “xin vâng” của Mẹ Maria trở thành tiếng “xin vâng” của nhiều người chúng ta.

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha.

Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2019]


Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?


23 tháng Ba, 2019

Vùng này vẫn duy trì sự màu mỡ, nhờ lượng mưa nhiều và nhiệt độ khá mát mẻ.

Khí hậu trong vùng Ga-li-lê cổ xưa, nơi Chúa Giê-su lớn lên và trải qua phần lớn cuộc đời, đã là một vùng ốc đảo xum xuê và xanh tươi nằm sát biên giới với vùng Giu-đê-a khí hậu giống sa mạc nóng và khô hơn.

Cũng như xưa kia, Ga-li-lê thuộc miền bắc nhiều đồi núi ngày nay là quê hương của những cánh đồng xanh ngắt trải dài được điểm xuyết bằng những bông hoa dại, nhờ nhiệt độ khá thấp và lượng mưa nhiều.

Trong vùng Ga-li-lê Hạ, là vùng có làng Na-da-rét quê hương của Chúa Giê-su, nhà sử học người Do Thái Flavius Josephus thuộc thế kỷ thứ nhất mô tả khí hậu tốt tươi:

“Thiên nhiên của nó thật tuyệt vời và xinh đẹp; đất trồng của nó quá màu mỡ đến mức mọi loại cây đều có thể mọc ở đó, và do vậy người dân trồng đủ loại cây ở đây; vì đặc điểm của không khí pha trộn rất hài hòa, tới mức nó phù hợp với rất nhiều loại cây, đặc biệt là cây óc chó, là loại cây đòi hỏi không khí lạnh, sinh sôi rất nhiều ở đó; ở đó cũng có các loại cây cọ, chúng phát triển tốt nhất ở khí hậu nóng; cây vả và cây ô-liu cũng mọc bên cạnh chúng, những loại này cần một không khí ôn hòa hơn. Người ta có thể gọi nơi này là sự tham vọng của thiên nhiên, vì nó buộc những loại cây thường là đối nghịch với nhau phải sống chung với nhau; nó là một sự ganh đua hạnh phúc giữa các mùa, dường như mọi người đều cho rằng mình thuộc về quốc gia này; vì nó không những nuôi dưỡng nhiều loại cây trái của mùa thu ngoài sự mong chờ của con người, mà còn duy trì chúng trong một thời gian dài; nó cung cấp cho con người những loại hoa quả chính yếu, cung cấp nho và vả gần như suốt năm, suốt mười tháng trong năm và những loại hoa trái còn lại vì chúng cùng chín quanh năm” (The Jewish War (Chiến tranh Do Thái), Quyển 3, Chương 10:8).

Hầu hết cư dân ngày xưa của Ga-li-lê, nằm trong các thung lũng Beit Netofa và Nahal Sippori phì nhiêu, đều là nông dân, theo Josephus, ông ghi lại sự hiện hữu của 204 thị trấn và làng trong khu vực. Ngày nay, là một đất nước trong đó chỉ có 20 phần trăm đất đai là canh tác được, Israel đã tìm cách sản xuất được khoảng 75 phần trăm nhu cầu lương thực cho riêng mình. Các vụ mùa bao gồm lúa mì, bắp, bông vải, trái cây và rau củ. Quốc gia này cũng là một nhà xuất khẩu chính chà là, dầu ô-liu, bơ, lựu và hạnh nhân.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?


Biển hồ Ga-li-lê, hồ nước ngọt lớn nhất là trung tâm sứ vụ của Chúa Giê-su, được bao quanh bởi vùng đất phì nhiêu và cung cấp nước ngọt và cá cho toàn vùng, ngày nay cũng vậy. Tháng Hai năm 2019, sau đợt hạn hán kéo dài 5 năm, mực nước hồ đã lên cao được 6 bộ rưỡi (khoảng gần 2 mét), nhờ những lượng mưa lớn đã mang đến sự hứa hẹn những ngày xanh tươi hơn sắp tới.

Mời độc giả bấm vào đường link (hoặc xem ở dưới) để xem những tấm ảnh sự xum xuê của Ga-li-lê ngày nay.


Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Biển Hồ Ga-li-lê ngày nay

Hồ nước ngọt là địa điểm của rất nhiều chương trong sứ vụ của Chúa Giê-su cung cấp hầu hết lượng nước cho vùng Ga-li-lê. Năm 2019, những trận mưa lớn đã chấm dứt đợt hạn hán kéo dài 5 năm làm cho hồ tiến ra xa hơn.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Sự xanh tươi của Ga-li-lê

Quang cảnh nhìn từ trên không của thung lũng Ga-li-lê, chụp năm 2010, cho thấy một vùng đất màu mỡ xanh tươi. Khí hậu trong vùng Ga-li-lê cổ xưa, nơi Chúa Giê-su lớn lên và trải qua phần lớn cuộc đời, đã là một vùng ốc đảo xum xuê và xanh tươi nằm sát biên giới với vùng Giu-đê-a khí hậu giống sa mạc nóng và khô hơn, và ngày nay vẫn như vậy.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Một dòng suối ở Ga-li-lê

Ga-li-lê Thượng là quê hương của nhiều con suối và thác nước, những cánh đồng hoa dại trải dài và đầy màu sắc.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Du khách đến thăm thung lũng Núi Gilboa để xem hoa dại của Ga-li-lê

Cây diên vĩ Oncocyclus rất hiếm và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng mọc trong vùng này, và có thể tìm thấy trong các khu bảo tồn thiên nhiên của Nahal Misgav, Nahal Qedesh, Nahal Dishon, và Nahal Bet Ha’emek trong vùng Ga-li-lê Thượng, Nazareth, Har Yona và Giv’at Ha-more trong vùng Ga-li-lê Hạ và trong Thung lũng Hula, trong vùng Ein Avazim.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Lâu đài Monfort ở Galilee Thượng

Lâu đài Monfort được xây dựng trong thế kỷ 12 tại Ga-li-lê Thượng như là Lâu đài Thập Tự chinh trong Đất Thánh. Các di tích của nó hiện nay nằm trong vùng Nahal Kziz, một khu bảo tồn thiên nhiên. Vùng đất phì nhiêu có dòng suối dài 34 dặm (hơn 54,7 km) chảy ngang và là xứ sở của nhiều loại quần thể thực vật và quần thể động vật.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Phong cảnh xanh ngắt của Núi Tám Mối Phúc thật

Núi Tám Mối Phúc thật, nằm trên bờ phía tây bắc của Biển Hồ Ga-li-lê, được cho là địa điểm của Bài giảng trên Núi của Chúa Giê-su.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Các ngọn núi ở Ga-li-lê Thượng

Những cây tuyết tùng nổi tiếng của Li-băng mọc trên các độ cao của Núi Meron trong vùng Ga-li-lê Thượng.

Bạn có biết quê hương của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê đã (và hiện tại) là một ốc đảo xum xuê và xanh tươi?

Những cánh đồng xanh tươi của Ga-li-lê Thượng

Đây là cảnh thường thấy của những loài hoa dại mọc ở Bê-lem thuộc Ga-li-lê ở miền bắc Israel.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/3/2019]