Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 05 tháng 05, 2021

Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 05.05.2021

Tiếp Kiến Chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 05.05.2021


Buổi tiếp kiến chung sáng nay diễn ra lúc 9 giờ 15 trong thư viện của Điện Tông Tòa Vatican. Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tiếp tục các bài giáo lý về cầu nguyện, tập trung vào chủ đề “Cầu nguyện chiêm niệm” (Bài đọc sách Thánh: Thánh vịnh 8: 2, 4-6, 10).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu. Sau đó, ngài đã đưa ra lời kêu gọi việc tham gia đọc kinh Mân Côi do các thánh địa trên khắp thế giới dẫn để cầu xin sự chấm dứt đại dịch.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với phần đọc Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

*****

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về cầu nguyện và trong bài giáo lý này, cha muốn suy gẫm về việc cầu nguyện chiêm niệm.

Chiều kích chiêm niệm của con người – chưa phải là cầu nguyện chiêm niệm – phần nào đó giống như “muối” của cuộc sống: nó mang lại hương vị, mang lại sắc thái cho ngày của chúng ta. Chúng ta có thể chiêm niệm bằng cách ngắm nhìn mặt trời mọc vào buổi sáng, hoặc nhìn những hàng cây vươn mình trong sắc xanh mùa xuân; chúng ta có thể chiêm niệm bằng cách nghe nhạc hoặc lắng nghe tiếng chim, đọc sách, chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật hoặc ngắm nhìn kiệt tác đó chính là khuôn mặt con người… Đức Cha Carlo Maria Martini, khi ngài được chuyển đến làm giám mục Milan, đã đặt tên cho Thư Mục vụ đầu tiên của ngài là Chiều kích chiêm niệm của cuộc sống: sự thật là những người sống trong một thành phố rộng lớn, nơi mọi thứ là nhân tạo – chúng ta có thể nói vậy – và nơi mọi thứ đều hoạt động theo chức năng, có nguy cơ đánh mất khả năng chiêm niệm. Trước hết, chiêm niệm không phải là một cách làm, mà là một cách tồn hữu. Chiêm niệm.

Và trở thành người chiêm niệm không phụ thuộc vào đôi mắt, mà phụ thuộc vào tâm hồn. Và ở đây, cầu nguyện phát huy tác dụng như một hành động của đức tin và tình yêu, như là “hơi thở” cho mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Cầu nguyện thanh tẩy tâm hồn, và nó cũng làm cho cái nhìn của chúng ta sâu sắc, cho phép cái nhìn đó nắm bắt thực tế từ một quan điểm khác. Sách Giáo lý miêu tả sự biến đổi này của tâm hồn mà việc cầu nguyện tác động đến, trích dẫn chứng ngôn nổi tiếng của vị Thánh Linh mục của làng Ars, ngài đã nói điều này: “Chiêm niệm là một cái nhìn của đức tin, ngắm nhìn Chúa Giêsu. ‘Tôi nhìn Ngài và Ngài nhìn tôi’: đây là điều mà người nông dân xứ Ars thường nói với vị linh mục thánh thiện trong khi cầu nguyện trước nhà tạm. […] Ánh sáng của tôn nhan Chúa Giêsu soi sáng con mắt của tâm hồn chúng ta và dạy chúng ta biết nhìn tất cả trong ánh sáng chân lý và lòng thương xót Người dành cho mọi người” (Giáo lý Công giáo, 2715). Mọi sự bắt nguồn từ điều này: từ một tâm hồn cảm nhận được rằng nó được nhìn đến bằng tình yêu. Khi đó thực tế được chiêm niệm bằng con mắt khác.

“Tôi nhìn Ngài và Ngài nhìn tôi!” Nó là như vậy: chiêm niệm yêu thương, tiêu biểu cho lời cầu nguyện mật thiết nhất, không cần nhiều lời. Một cái nhìn chăm chú là đủ. Điều đó đủ để tin chắc rằng đời sống của chúng ta được bao bọc bởi một tình yêu bao la và trung tín mà không điều gì có thể ngăn cách được chúng ta.

Chúa Giêsu là một bậc thầy về cách nhìn này. Đời sống của Ngài không bao giờ thiếu thời gian, không gian, sự tĩnh lặng, sự mật thiết yêu thương cho phép cuộc sống của con người không bị tàn phá bởi những thử thách không thể tránh khỏi, nhưng để duy trì vẻ đẹp nguyên tuyền. Bí mật của Ngài là mối tương quan của Ngài với Chúa Cha trên trời của Ngài.

Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ về Sự biến hình. Các sách Tin Mừng đặt chương này vào thời điểm quan trọng trong sứ mệnh của Chúa Giêsu khi sự chống đối và từ chối đang gia tăng xung quanh Ngài. Ngay cả trong số các môn đệ của Ngài, nhiều người đã không hiểu Ngài và rời bỏ Ngài; một trong Nhóm Mười Hai nuôi dưỡng ý nghĩ phản bội. Chúa Giêsu bắt đầu công khai nói về sự đau khổ và cái chết của Ngài đang chờ đợi Ngài ở Giêrusalem. Chính trong bối cảnh đó, Chúa Giê-su đã ​​lên một ngọn núi cao cùng với Phêrô, Giacôbê và Gioan. Tin Mừng Máccô cho biết: “Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (9: 2-3). Ngay tại thời điểm khi người ta không hiểu Chúa Giêsu – họ đang rời bỏ Ngài, họ để Ngài một mình vì họ không hiểu – trong thời điểm khi Ngài bị hiểu lầm, ngay khi mọi thứ dường như trở nên mờ mịt trong vòng xoáy của sự hiểu lầm, thì đó chính là nơi ánh sáng nước trời chiếu rọi. Đó chính là ánh sáng tình yêu của Chúa Cha đổ đầy trái tim Chúa Con và biến đổi toàn thể Con người của Ngài.

Một số bậc thầy về tu đức ngày xưa hiểu việc chiêm niệm là trái ngược với hành động, và đề cao những ơn gọi thoát khỏi thế gian và các vấn đề của nó để dâng mình hoàn toàn cho việc cầu nguyện. Trong thực tế, Chúa Giêsu Kitô, trong con người của Ngài và Tin Mừng, không có sự đối lập giữa chiêm niệm và hành động. Không. Trong Tin Mừng và trong Chúa Giêsu không có gì mâu thuẫn. Điều này có lẽ đến từ sự ảnh hưởng của triết học Neoplatonism tạo ra sự đối lập này, nhưng nó chắc chắn có chứa một nhị nguyên luận không thuộc về phần thông điệp của Kitô giáo.

Chỉ có một tiếng gọi cao cả, một tiếng gọi cao cả trong Tin Mừng, và đó là tiếng gọi hãy bước theo Chúa Giêsu trên con đường tình yêu. Đây là đỉnh điểm và nó là trung tâm của mọi sự. Theo nghĩa này, bác ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau, cả hai nói lên cùng một điều. Thánh Gioan Thánh Giá tin rằng một hành động nhỏ của tình yêu thương tinh tuyền sẽ hữu ích cho Giáo hội hơn tất cả những việc làm khác cộng lại. Điều được sinh ra từ sự cầu nguyện chứ không từ sự vọng tưởng của bản ngã chúng ta, điều được thanh luyện bởi sự khiêm nhường, dù đó là một hành động yêu thương được giấu kín và thầm lặng, trở thành phép lạ lớn nhất mà một người Kitô hữu có thể thực hiện. Và đây là con đường của sự cầu nguyện chiêm niệm: Tôi nhìn Ngài và Ngài nhìn tôi. Chính hành động yêu thương ấy trong cuộc đối thoại thầm lặng với Chúa Giêsu đã đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo hội. Cảm ơn anh chị em.

______________________________________________

Lời chào bằng tiếng Anh

Cha thân ái chào các tín hữu nói tiếng Anh. Cùng hiệp nhất trong tháng Năm này với Đức Mẹ, xin cho chúng ta được lớn lên trong việc chiêm ngưỡng vinh quang của Đấng Cứu Thế Phục Sinh. Cha khấn xin lòng thương xót và sự bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta đổ xuống trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa ban phúc lành cho anh chị em!

______________________________________________

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Trong tháng Năm này chúng ta cùng đọc kinh Mân Côi để cầu xin sự chấm dứt đại dịch và để tiếp tục những hoạt động xã hội và việc làm, theo sự hướng dẫn của các đền thờ trải rộng trên khắp thế giới. Hôm nay, Đền thờ Đức Mẹ Mân Côi ở Namyang, Hàn Quốc sẽ dẫn buổi cầu nguyện này. Chúng ta cùng hiệp nhất với tất cả những người tập trung trong đền thờ đó, cầu nguyện đặc biệt cho thiếu nhi.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/5/2021]


Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

29/03/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 40: Tại đây chúng ta cầu nguyện với cây cột mà Chúa Kitô bị trói vào để chịu đánh đòn.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 40

Thứ Hai Tuần Thánh đưa chúng ta đến Vương cung thánh đường Santa Prassede. Ở đây Cuộc Khổ nạn — được tường thuật trong các bức bích họa, và được khơi dậy những cảm xúc bởi Cây Cột của cuộc Khổ hình và nhiều thánh tích khác của các vị tử đạo được chôn cất tại đây — được chiếu sáng bởi ánh sáng của Lễ Phục Sinh chiếu rọi trong các bức tranh khảm.

“Titulus Praxedis” có từ thế kỷ thứ 5, nhưng phải đến thế kỷ thứ 9, Đức Giáo hoàng Paschal I mới cho xây dựng vương cung thánh đường đầu tiên. Người ta nói rằng 2.300 vị tử đạo trong các cuộc bách hại của thế kỷ thứ II được chôn cất tại đây. Ở gian giữa có một đĩa bằng đá pocfia màu đỏ: Theo truyền thống, tại vị trí này có một cái giếng, trong đó Thánh Praxedes và em gái là Pudentiana đã thu lấy máu của các vị tử đạo. Vương cung thánh đường cũng lưu giữ “Cột Thánh”: người ta nói rằng Chúa Giêsu đã bị trói vào đó khi Ngài chịu khổ hình.

Ánh mắt của con người trỗi dậy từ những ký ức của Cuộc khổ nạn đến vinh thắng cuối cùng. Các bức tranh khảm trên gian cung thánh (thế kỷ thứ 9) thể hiện Chúa Kitô trong cuộc tái lâm của Ngài. Trong các cổng vòm cung thánh và khải hoàn, các hình tượng mô tả theo thị kiến của Thánh Gioan được mô tả trong Sách Khải Huyền: Chiên Con ngồi trên ngai vàng, Sách Bảy Ấn, và Thành Giêrusalem trên Trời.

Một công trình nghệ thuật khác của Paradise là nhà nguyện Thánh Zenon. Một ơn đại xá đặc biệt có liên quan đến bàn thờ này: Có thể giải thoát một linh hồn khỏi Luyện ngục sau năm Thánh lễ. Đức Paschal I đã thiết lập điều này sau một thị kiến: Trong khi cử hành thánh lễ tại đây để cầu nguyện cho một người cháu trai, ngài nhìn thấy linh hồn của người cháu được Đức Mẹ đưa lên thiên đàng.

Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa? (Tv 27:1)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede (bên ngoài). Lối vào chính (ảnh) đi qua giếng trời và sân trong, mặc dù ngày nay mọi người hầu như luôn đi vào bằng cửa phụ. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede (bên trong). “Titulus Praxedis” có từ thế kỷ thứ 5, nhưng vương cung thánh đường đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 bởi Đức Giáo hoàng Pasqual I. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Một đĩa bằng đá pocfia màu đỏ trên nền nhà thờ ở đầu gian giữa đánh dấu nơi, theo truyền thống, có một cái giếng mà Thánh Praxedes và em gái là Pudentiana đã lấy máu của các vị tử vì đạo. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Một tấm bia khắc chữ trên bức tường phía trong của mặt tiền ghi lại chi tiết rằng hài cốt của 2.300 vị tử đạo trong các cuộc bách hại của thế kỷ thứ 2 được chôn cất tại đây; Đức Giáo hoàng Pasqual I đã đưa họ đến vương cung thánh đường này. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Các bức bích họa ở hai bên gian giữa tường thuật cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede (cung thánh). Các bức tranh ghép trên gian cung thánh (thế kỷ thứ 9) mô tả sự tái lâm của Chúa Kitô. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Trong các cổng vòm cung thánh và khải hoàn, các hình tượng theo thị kiến của Thánh Gioan được mô tả trong Sách Khải Huyền: Chiên Con ngồi trên ngai vàng, Sách Bảy Ấn, và Thành Giêrusalem trên Trời. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Trên vòm khải hoàn là bức tranh mô tả Giêrusalem trên Trời (chi tiết). Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Bức tranh khảm cung thánh (chi tiết). Đức Kitô ở trung tâm của cuộc Tái lâm. Hai bên là Thánh Phêrô cùng với Thánh Pudentiana và Thánh Phaolô với Thánh Praxedes. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Trong hầm mộ — được cải tạo vào thế kỷ 18 — lưu giữ các thánh tích của Thánh Praxedes và Thánh Pudentiana trong hai quan tài bằng đá quý. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Nhà nguyện Thánh Zeno còn được gọi là “Vườn địa đàng” với những bức tranh khảm lộng lẫy phủ toàn bộ nhà nguyện. Một ơn đại xá đặc biệt gắn liền với bàn thờ này: có thể giải thoát một linh hồn khỏi Luyện ngục sau năm Thánh lễ. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede, nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Tại đây lưu giữ “Cột Thánh”, theo truyền thống là cột mà Chúa Giêsu đã bị trói khi ngài chịu khổ hình. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/5/2021]